Bạch thủ KS $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 01/06/2012.

7789 người đang online, trong đó có 1027 thành viên. 09:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6934 lượt đọc và 125 bài trả lời
  1. phuonghangtuong

    phuonghangtuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Sóng khoáng sản dài suốt tháng 6. Chúc mừng các bác đã múc khoáng sản mấy hôm qua
  2. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    BKC còn gom thêm trong phiên pac ạ cuối phiên mới phi [r24)][r24)][r24)]
    Pha này mềnh thấy các cao thủ nói BKC sẽ ăn nhiều nhất . Nhạc kịch liên hoan to nhất :-bd:-bd:-bd:-bd
  3. thichduthu86

    thichduthu86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ múc mỗi em KSS thôi bác ạ ,thấy chim nhợn bìm bìm khóc mạnh quá nên hôm thứ tư em múc luôn[r2)][r2)][r2)]
  4. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Đang sóng KS pác tùy cá nhân cứ KS là ngon rồi chúc mừng pác [r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    KSA ra bao nhiêu múc hết bấy nhiêu Xiềng đang rất nhiều :-w:-w:-w:-w:-w
  6. thichduthu86

    thichduthu86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Cứ KS bây giờ là múc hết bác ạ con nào cũng tít hết[r2)][r2)][r2)]
  7. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    5 cách “bơm” vốn vào nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước


    Tăng trưởng tín dụng tính đến 31/05 vẫn âm 0,2% vì vậy NHNN phải đưa ra một số giải pháp quyết liệt để giải quyết tình thế hiện tại: Vốn ứ đọng khó giải ngân.
    Hạ lãi suất tiền gửi xuống 9%/năm, thành lập công ty mua bán nợ nhà nước mua số nợ 100 nghìn tỷ đồng...

    Đó là những giải pháp được đưa ra tại cuộc họp nhóm 14 ngân hàng lớn nhất hệ thống, nhằm tìm cách đưa vốn vào nền kinh tế do Ngân hàng Nhà nước chủ trì vào sáng 31/5.

    Ngân hàng đẹp như… tranh!

    Tính đến 29/5, theo cập nhật từ bản tin “Thị trường tiền tệ ngoại hối” của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất, hệ thống hệ thống ngân hàng vẫn đang nhuốm một màu hồng đẹp đẽ.

    Cụ thể, nguồn cung tiền đồng trên thị trường tiếp tục dồi dào, kéo theo sự mất cân đối khi cung lớn hơn cầu. Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chỉ còn các kỳ hạn ngắn qua đêm và 2 tuần trong khi các kỳ hạn dài từ 1 tháng trở lên gần như biến mất khỏi hệ thống.

    Lãi suất thị trường 2 vô cùng thấp, kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần phổ biến ở mức 1,5%/năm, từ 2 - 3 tuần chỉ còn 2% - 3%/năm trong khi 1 tháng là 4%/năm.

    Trong ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy vào thị trường qua nghiệp vụ OMO 821 tỷ đồng nhưng hút về 402 tỷ đồng, bơm ròng 419 tỷ đồng.

    Sự chênh lệch lãi suất giữa “đô” và “đồng” và một số yếu tố trợ lực khác tiếp tục kích thích những ai còn nắm giữ ngoại tệ bán ra, bồi đắp thêm nguồn cung trên thị trường, kéo theo lãi suất USD ổn định kể từ 19/3 đến nay. Lãi suất USD kỳ hạn qua đêm đến 1 tuần ở mức 0,5% - 1,2%/năm; 2 tuần - 1 tháng là 1,2% - 2,2%/năm, kỳ hạn 3 tháng chỉ 2,2% - 2,7%/năm.

    Cũng trong ngày 29/5, thị trường chứng kiến phiên giao dịch ngoại tệ khá sôi động với khối lượng 300 triệu USD mua vào và 350 triệu USD bán ra; tỷ giá chỉ duy trì sự ổn định như nhiều tháng trước đó.

    Đối với thị trường trái phiếu, không khí giao dịch tiếp tục trầm lắng vì các nhà đầu tư đang chờ đợi và nghe ngóng. Bởi thế, các kỳ hạn 2 năm - 3 năm - 5 năm, lãi suất lần lượt là 8,99% - 9,08% - 9,43%/năm.

    Thị trường ghi nhận kết quả phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm - 3 năm - 5 năm - 10 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành đối với kỳ hạn ngắn 2 năm và 5 năm đã giảm 5 điểm cơ bản so với phiên đấu thầu ngày 11/5 trong khi khối lượng trúng thầu thấp.

    Cụ thể: kỳ hạn 2 năm gọi 2.000 tỷ đồng nhưng chỉ trúng thầu 1.100 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm gọi 3.000 tỷ đồng nhưng trúng thầu 1.350 tỷ đồng; 5 năm: gọi 3.000 tỷ đồng nhưng chỉ trúng thầu 8.00 tỷ đồng…

    Với những yếu tố trên, có thể nói hệ thống ngân hàng, ngoại trừ “mươi” ngân hàng trong diện “ốm yếu” đã bị khoanh vùng và “trị bệnh”, rất khó gây nhiễu thị trường như mong muốn của Ngân hàng Nhà nước thì phần còn lại, đặc biệt là nhóm 14 ngân hàng lớn nhất hệ thống, tạm gọi là “G14” sở hữu nhiều chỉ số đẹp như trong tranh mà đầu tiên là sự dư thừa thanh khoản như nói trên.

    Điều này không chỉ được minh chứng qua lãi suất, qua cung cầu vốn trên thị trường 2 mà còn từ con số do Ngân hàng Nhà nước công bố tại cuộc họp “G14”: tính đến hết tháng 5/2012, số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước đã vượt lên so với mức quy định tới 40 nghìn tỷ đồng!

    Tiếp đó, quan sát diễn biến tỷ giá và xa hơn là sự cân bằng cán cân thanh toán tổng thể, cho thấy xu hướng ổn định vẫn tiếp tục và nhiều nhà phân tích dự báo rằng, triển vọng này vẫn được duy trì thêm một thời gian dài.

    Đối với thị trường vàng dù vẫn chênh lệch cao hơn so với giá vàng thế giới khoảng 2 triệu đồng/lượng nhưng sự “tác oai, tác quái” của chúng đối với thị trường ngoại tệ gần như không còn.

    Nhưng hệ thống ngân hàng đẹp để làm gì khi mà tại cuộc họp “G14” diễn ra sáng 31/5, một con số được nhà điều hành cho biết là tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn âm 0,2% so với 31/12/2011?

    Tăng tín dụng bằng cách nào?

    Tại cuộc họp “G14” nói trên, nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng như mục tiêu Chính phủ đã đặt ra, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số giải pháp tương đối quyết liệt.

    Thứ nhất, sẽ điều chỉnh trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống còn 9%/năm và có thể đây là lần điều chỉnh cuối cùng từ nay đến hết năm trong khi đối với trần lãi suất tiền vay, có thể được ấn định ở mức 12% - 13%/năm. Điểm khác biệt ở đây là lãi suất tiền gửi chỉ áp dụng với kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm), còn trung và dài hạn cho phép ngân hàng thương mại tự thỏa thuận với khách hàng.

    Tuy nhiên, điều này khó tránh khỏi tình trạng lách luật vì thiếu chế tài. Những ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản, có thể biến những khoản tiền gửi ngắn hạn sang trung, dài hạn để hút vốn và đó là tiền đề cho sự lộn xộn trên thị trường mà Ngân hàng Nhà nước đã bỏ nhiều công sức để dẹp bỏ lâu nay. Nhất là khi số ngân hàng này hầu như không thể vay vốn trên thị trường 2 do bị mất niềm tin dù lãi suất ở mức rất thấp như nói trên.

    Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tái cấp vốn cho các lĩnh vực ưu tiên như “tam nông” và một số lĩnh vực khác.

    Thứ ba, yêu cầu tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất cho vay đối với những hợp đồng cũ để giảm tải chi phí cho khách hàng; điều kiện cho vay không nên quá chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo chuẩn tín dụng.

    Thứ tư, để giải bài toán nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước dự kiến thành lập công ty mua bán nợ với số nợ mua có thể lên tới 100 nghìn tỷ đồng. Mục đích của giải pháp này nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại cũng như của doanh nghiệp và nhờ đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng vào nền kinh tế, tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

    Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước có thể trình Chính phủ thành lập quỹ hỗ trợ cho vay đối với những đối tượng thu nhập trung bình để họ mua nhà ở. Khả năng này một mặt nhằm giải tỏa một lượng lớn tài sản là bất động sản đang nằm bất động, mặt khác, góp phần ổn định an sinh xã hội.

    Có thể những giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ dần từng bước khơi thông lại dòng vốn từ ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng chúng có phải là giải pháp căn cơ và điều căn bản là có thiết lập trở lại niềm tin nơi thị trường hay không, thì vẫn còn phải chờ.

    Giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội nói: “Trước đây, chỉ vài cú điện thoại là tiền cứ thế mà đi đến, nhưng bây giờ, các giao dịch giữa ngân hàng với ngân hàng; giữa doanh nghiệp với nhau hầu như không còn niềm tin mà dựa vào “bạc mặt”!”.

    Theo ông, khái niệm “bạc mặt” chính là “tiền mặt” nhưng cũng ẩn ý rằng, sự đình đốn sản xuất, niềm tin bị mai một đang làm cho cả ngân hàng và doanh nghiệp bạc cả mặt!

    Cũng có chuyên gia cho rằng, các giải pháp Ngân hàng Nhà nước đưa ra là rất cần thiết nhưng mới là giải pháp mang tính tình thế. Điều cốt yếu nhất hiện nay là xác lập niềm tin cho thị trường. Chừng nào niềm tin chưa được xác lập thì các lực lượng kinh tế của thị trường vẫn tiếp tục bất động và tất nhiên: dù dễ trăm lần nhưng không dân, cũng đành chịu!
  8. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Trần lãi suất có thể giảm thêm 1% vào cuối tháng


    Nếu kế hoạch này thành hiện thực, trong quý II, trần lãi suất huy động và cho vay giảm tổng cộng 3%, lần lượt về 10 và 13%/năm. Sẽ có thêm một số lĩnh vực được ưu tiên hưởng trần lãi suất cho vay.
    Nguồn tin từ một ngân hàng tham gia cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với nhóm G14 sáng 31/5 cho hay, trần lãi suất tiếp tục hạ thêm 1%, về 10% một năm với huy động và 13% với cho vay. Theo ông nhiều khả năng, quy định này sẽ phải chờ tới cuối tháng mới áp dụng vì lần giảm về 11% mới diễn ra cách đây chưa được một tuần. Hai lần điều chỉnh lãi suất từ 14% về 13% và từ 13% về 12% trước cũng cách nhau khoảng 1 tháng.

    Tại cuộc họp, một số ngân hàng kiến nghị được mở rộng đối tượng áp dụng trần lãi suất cho vay 14% một năm, song cần có sự bàn bạc mới đưa ra quyết định. Vì hiện nay, không phải tất cả các đơn vị đều sẵn sàng cho vay với lãi suất 13% do khác nhau về quy mô vốn, tài sản… Không nói cụ thể đối tượng nào sẽ được thêm vào “nhóm ưu tiên”, nguồn tin nói trên tiết lộ sẽ có khoảng 3 lĩnh vực và nhiều khả năng “loanh quanh ở chứng khoán, bất động sản”.

    Tháo gỡ vốn ứ đọng, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm cũng là những nội dung chính trong cuộc họp trên. Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, mức lãi cho vay 14-15% một năm vẫn còn quá cao so với chịu đựng của doanh nghiệp. “Tối đa là 12% một năm, hoặc giảm về 10%, doanh nghiệp mới vay được. Còn nếu kinh tế giảm phát, đến cho vay với lãi suất 10% cũng khó”, vị này thẳng thắn. Ông nói thêm, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho vay dưới mức trần, nhưng không có khách hàng vì doanh nghiệp sản xuất còn nhiều hàng tồn kho không giải phóng được, sản xuất ngưng trệ.

    Về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng đã "ngồi lại" với nhau nhưng vẫn chưa tìm ra hướng đi hiệu quả. Một số thông tin cho biết hiện tín dụng mới đang nhích lên khỏi điểm âm so với cuối 2011. Và trong 7 tháng cuối năm, để tăng trưởng là một mục tiêu không dễ. Do đó, hạ lãi suất nhanh hơn được cho là cách để các ngân hàng kéo cho vay đi lên.

    Hạ lãi suất huy động về 10% một năm là tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong một Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 12/2011. Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10%, cuối năm 2012, lãi suất huy động cũng dao động trong khoảng 10% một năm. Đến ngày 6/3, trong họp báo Chính phủ, ông lại tuyên bố mỗi quý có thể hạ 1% lãi suất để thực hiện mục tiêu về 10% vào cuối năm.

    Lần giảm lãi suất trong quý I/2012 diễn ra vào ngày 13/3 với mức giảm từ 14% về 13% một năm. Quý II, lãi suất đã hạ 2 lần, từ 13% về 12% vào ngày 11/4 và từ 12% về 11% vào ngày 28/5. Như vậy, nếu cuối tháng 6, lãi suất tiếp tục giảm từ 11% về 10%, thì trong quý II, lãi suất đã giảm tổng cộng 3%.
  9. phuonghangtuong

    phuonghangtuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng các bác đã múc khoáng sản mấy phiên qua. CP Khoáng sản xuống mạnh nhất trong đợt đc vừa qua. Nay giá đã rẻ nhiều, và như vậy, nay nó sẽ lên mạnh nhất.
  10. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Mấy pac này tài thiệt mênh kẹp KSA từ 15, BKC từ 16,5 b-(b-(b-(b-(b-(

Chia sẻ trang này