Bài 1: Những nguyên nhân cơ bản gây ra BÙM nền kinh tế.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuty2011, 13/07/2011.

3185 người đang online, trong đó có 157 thành viên. 06:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4037 lượt đọc và 82 bài trả lời
  1. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd chuẩn đới
  2. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    TS. Lê Xuân nghĩa: Nợ xấu của ngành NH theo chuẩn quốc tế có thể là 6%



    [​IMG]
    Nợ xấu của ngành ngân hàng VN tính đến cuối tháng 6/2011 là 3%, nhưng nếu chiếu theo chuẩn quốc tế thì có thể là 6% và cần thận trọng với rủi ro tín dụng BĐS.
    Lãi suất huy động của hầu hết ngân hàng hiện vẫn cao hơn trần quy định, gây sức ép lên thanh khoản. Đồng thời, mục tiêu bằng mọi giá phải hạ dư nợ tín dụng phi sản xuất sẽ gây sức ép lên lợi nhuận, rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng tăng, nhất là đối với tín dụng bất động sản.
    Phát biểu tại Hội nghị đầu tư sáng 28/7 tại TP. HCM, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng,tổng nợ xấu của ngành ngân hàng tính đến tháng 6/2011 vào khoảng 75.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

    Tỷ lệ nợ xấu từ 2,16% cuối năm qua tăng lên 3,1% vào cuối tháng 6/2011, trong đó nợ nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm tới 47%.
    Đáng chú ý là với lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ vốn các nhà băng cho vay vào khu vực này tính đến tháng 3/2011 chiếm khoảng 10,8% trong tổng dư nợ, so với Thái Lan chỉ có 6% và Malaysia là 7%. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng bất động sản ở Việt Nam đã chiếm 4% trong tổng dư nợ bất động sản.

    "Nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2011 là 3%, nhưng nếu chiếu theo chuẩn quốc tế thì có thể là 6%", ông Nghĩa nói và cho rằng, cần thận trọng với rủi ro tín dụng bất động sản.
    Theo TS. Nghĩa, mặc dù kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất, song diễn biến từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế. Do tổng phương tiện thanh toán (M2) 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 3%, nên tăng trưởng GDP quý III và quý IV dự báo chỉ tăng khoảng 4%, do tác động của tình trạng cung tiền thấp sẽ có độ trễ khoảng 6 tháng.
    Mặt khác, với sự chênh lệch khá lớn giữa lãi suất tiền đồng và ngoại tệ hiện nay sẽ khiến DN không còn mặn mà với tín dụng nội tệ. Điều này dẫn đến tình trạng cung ảo - cầu thực về ngoại tệ. Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng qua lên tới 23% (trong khi nội tệ chỉ tăng 3%) cũng tạo áp lực lớn lên tỷ giá khi nợ ngoại tệ đáo hạn.
    Tổng giám đốc Techcombank, ông Nguyễn Đức Vinh cũng thừa nhận, hoạt động của ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn và thách thức trong những tháng còn lại của năm.
    Trong đó, rủi ro lớn nhất phải kể đến là rủi ro về thanh khoản. Với cơ cấu vốn của thị trường hiện nay, phần lớn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi đó vốn ngân hàng đang đầu tư hầu hết là trung hạn.
    Rủi ro thứ hai trong giai đoạn hậu khủng hoảng, với cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư của DN sẽ làm cho nợ xấu của ngành ngân hàng tăng lên.
    Với bản thân hoạt động của các ngân hàng, theo ông Vinh, cũng không tránh khỏi các khó khăn bởi tín dụng bị hạn chế, trong khi nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng. Trong tổng lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng 6 tháng qua của Techcombank thì nguồn thu từ tín dụng chiếm 50%. Dư nợ tín dụng của Techcombank tính đến thời điểm này là 12%.
    "Hiện nay, hoạt động tín dụng cũng như từ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng rất rủi ro, nên nguồn thu đóng góp từ lãi vào lợi nhuận cũng rất bấp bênh. Còn phát triển mảng dịch vụ để gia tăng nguồn thu là một chiến lược quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi phải có thời gian", ông Vinh nhận định.
    Mặc dù kết quả hoạt động 2 quý đầu năm vừa được nhiều ngân hàng công bố ở mức tương đối khả quan, nhưng nếu xét trên tổng vốn điều lệ và tổng tài sản thì khả năng sinh lãi cũng không quá hấp dẫn. Đồng thời, những đơn vị có mức lãi tuyệt đối cao phần lớn rơi vào những nhà băng lớn đã xây dựng được uy tín trên thị trường. Còn hều hết nhà băng nhỏ vẫn phải chật vật với kế hoạch lợi nhuận xây dựng cho cả năm nay.
    Rủi ro chéo từ chính sách tài khóa sang hệ thống ngân hàng sẽ còn kéo dài trong những tháng cuối năm. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng qua ở mức thấp, chỉ trên 7%, nhưng cũng rất khó để đẩy mạnh vốn cho vay trong những tháng cuối năm.
    Vì thế, kiến nghị được đưa ra từ một số chuyên gia tài chính là cơ quan quản lý cần tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng liều lượng hợp lý và phù hợp với chu kỳ kinh doanh; tăng cung tiền hợp lý hơn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần bác bỏ các quy định hành chính như: trần lãi suất tiền gửi; không áp dụng tăng trưởng tín dụng cào bằng 20%.
    Bên cạnh đó, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tăng hiệu lực điều tiết thị trường mở (OMO), ổn định thị trường liên ngân hàng, đảm bảo thanh khoản của ngân hàng nhỏ và từng bước giảm lãi suất, cũng như tạo đường cong lãi suất chuẩn.
    Theo Thùy Vinh
    ĐTCK
  3. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    Lãi suất khó giảm từ tháng 9
    Vừa qua, một chuyên gia nói rằng tháng 9 tới, lãi suất (LS) sẽ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, nhiều người trong giới NH khẳng định LS sẽ không thể hạ ít nhất là đến cuối quý III/2011.
    * Lãi suất sẽ giảm rõ hơn từ tháng 9/2011
    Chưa hiểu ý kiến chuyên gia nói về lãi suất (LS) nào? huy động hay cho vay? VND hay USD? Có thể tạm hiểu ở đây là LS kinh doanh VND (cả huy động và cho vay). LS rất ít có khả năng giảm trong năm 2011. Viễn cảnh này sẽ tác động nặng nề đến DN và nền kinh tế.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=40975 Lạm phát dự kiến đã cao hơn trần LS
    Dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7.2011đã giảm tốc, nhưng so cuối năm 2010 thì CPI đã tăng 14,6% và so cùng kỳ năm 2010 tăng 22,16%. Bản thân các cơ quan chức năng cũng cho rằng khó giữ được CPI ở mức 17%. Để chống lạm phát, và để huy động được tối đa nguồn vốn thì LS phải thực dương, nghĩa là: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát. Cho nên ngay cả khi LS thực = 0% đi nữa, LS danh nghĩa muốn có ý nghĩa kinh tế cũng phải từ 17%/năm trở lên. Trần LS huy động VND hiện là 14%/năm. Dù ai có giàu trí tưởng tưởng đi nữa cũng không thể mơ LS huy động VND cuối năm 2011 lại giảm thấp hơn mức này.
    Thực tế trên thị trường tiền tệ hiện nay, sau một thời gian LS huy động VND có dấu hiệu giảm (rất nhẹ) thì hơn tuần nay lại có sự cạnh tranh khá gay gắt. Đến ngày 25/7, LS “ngầm” huy động các khoản tiền gửi từ 100 triệu trở lên ở các NHTM cổ phần vẫn là 18%/năm. LS huy động tiền từ 1 tỉ trở lên ở cả một số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần là 18,5% - 20,38%/năm. LS của các NHTM nhà nước thường thấp hơn của khối cổ phần từ 1% - 1,5%/năm. Về cuối năm, theo quy luật cầu vốn tăng khá mạnh do nhu cầu vốn để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và chi lương thưởng, nhu cầu tiền mặt của người dân mua sắm hàng hóa... sẽ khiến cho cạnh tranh huy động vốn bằng LS gay gắt hơn.
    Đầu vào đã cao, đầu ra phải cao hơn
    Với LS đầu vào như vậy, ngân hàng có rất ít nguồn vốn rẻ để cho vay. LS cho vay cuối năm có thể giảm chút ít với một số đối tượng khách hàng chọn lọc, đặc biệt đối với DN XK có nguồn thu ngoại tệ, còn đối với các đối tượng khách hàng khác và vay tiêu dùng cá nhân thì không thể hạ hơn mức hiện nay. Một lý do nữa khiến LS khó giảm trong năm nay là tình hình nợ xấu của NH. Tỉ trọng cho vay phi sản xuất (chủ yếu là BĐS và chứng khoán) quá cao của nhiều NHTM trong bối cảnh thị trường BĐS và TTCK VN từ cuối 2010 đến nay đã khiến nợ khó đòi, nợ xấu của các NH trong thực tế đang tăng mạnh (dù trên cân đối kế toán vẫn ở mức thấp).
    Để có thu nhập, lợi nhuận bù đắp cho khối nợ xấu này, các NH vẫn phải duy trì LS cho vay cao. Một nguyên nhân nữa là nếu NHNN tiếp tục thắt chặt tiền tệ, tiền đồng khan hiếm thì giá vốn trên thị trường liên NH sẽ vẫn cao. Một khi đã có đầu ra là thị trường liên NH thì các NHTM cũng không mặn mà cho vay nền kinh tế (nhiều rủi ro hơn). Một biện pháp kỹ thuật để không phải đẩy mạnh vốn ra là để mức LS cho vay cao khiến người vay e ngại.
    Kẻ lợi, người thiệt hại
    Nếu cho rằng hệ thống NHTM đang chấp hành nghiêm quy định của NHNN về trần LS huy động VND là 14%năm (chưa có NHTM nào bị NHNN kỷ luật vì vượt trần LS huy động), thì người ta thấy NH đang hưởng lợi quá lớn từ chênh lệch LS. Lãi suất cho vay bình quân của NHTM đang dao động từ bình quân từ 20% -22%/năm. Nghĩa là chênh lệch đầu vào đầu ra của NHTM đang ở mức từ 6% - 8%/năm. Đây là một mức chênh lệch quá lớn, vì trước năm 2007, mức chênh lệch này khoảng từ 2% - 3%.
    Năm 2008 khi xảy ra lạm phát cao, nhiều vị lãnh đạo NHTM cũng cho rằng mức chênh lệch đầu vào đầu ra của NHTM từ 3,5%/năm thì NHTM đã có lời. Vậy mức chênh lệch LS khủng (6% - 8%/năm) hiện nay có thật hay không? Có thể không đến mức như vậy, vì LS huy động cao nhất thực tế của các NHTM đã từ 18% trở lên, nhưng chắc chắn vẫn là một con số lớn.
    Diễn biến LS của thị trường tiền tệ VN đang có lợi cho các cá nhân và tổ chức có khoản tiền gửi lớn (được hưởng LS cao), lợi cho NHTM khi LS huy động được áp trần còn LS cho vay thì tự định đoạt. NHTM đang hoạt động rất lời, trong báo cáo tài chính những năm lạm phát (2008 - 2010 và 6 tháng đầu 2011) hầu hết các NHTM đều có con số tăng lợi nhuận rất ấn tượng (như báo chí đưa tin). Thiệt hại ở đây là rất nhiều người có số tiền nhỏ gửi NH (chỉ hưởng LS khoảng 14%/năm trở xuống), đại đa số DN, nhất là DNVVN và các hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn đang phải vay với mức LS cao không chịu nổi.
    Bình luận về vấn đề này, trong bản tin cuối ngày 26.7, CTCP CK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định: “Như vậy, mặc dù các chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt hơn từ đầu quý II, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, nhiều NH vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, thậm chí vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng kinh ngạc so với cùng kỳ” và “Những khó khăn vĩ mô và chính sách dường như chỉ tác động lên các DN đi vay vốn để kinh doanh sản xuất, chứ không tác động đến các ngân hàng cho vay. Tăng trưởng cả nước bị chậm lại đáng kể so với năm ngoái, thể hiện rõ gánh nặng mà các DN sản xuất đang phải chịu”.
    Bắc Nam
    lao động

Chia sẻ trang này