Bài học chứng trường!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anf9, 18/03/2016.

4489 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 15:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7489 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Đẩy giá và xả hàngv:mad:
    Việc đẩy giá sẽ được thực hiện ngay khi thị trường tăng mạnh hoặc khi cổ phiếu có các thông tin tốt hỗ trợ. Nhà đầu tư “sập bẫy” mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.
    Biểu hiện của việc đẩy giá có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO hoặc OTC tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường.

    “Đẩy” thế nào?

    Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp.

    Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần.

    Trường hợp này, nhà đầu tư chỉ nên tranh mua khi giá vừa chớm tăng trong giai đoạn đầu.

    Nếu không thể mua được thì không nên theo đuổi mua liên tục nhiều ngày mà có thể nghiên cứu cổ phiếu khác cùng ngành, có các chỉ số tốt để đầu tư, vì thông thường các cổ phiếu cùng ngành có xu hướng gần giống nhau.

    Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn) theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt, thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn.

    Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính, khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này.

    Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn.

    Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại.

    Với biến động 7% ở sàn HoSE và 10% ở sàn HNX thì biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả vì vừa có lợi nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao.

    Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo.

    Ở hình thức này các nhà đầu nhỏ có thể tham gia nếu nhận định tốt xu hướng của thị truờng vì có thể mua được cổ phiếu trong quá trình giá tăng nhưng không nên mạo hiểm tham gia khi mức giá đã tăng quá cao.

    Thời gian qua, có một cổ phiếu đã tăng hơn 200% từ 26.000đ/CP lên đến đỉnh cao gần 80.000đ/CP trong trường hợp này.

    Hai đẳng cấp “xả hàng”

    Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác.

    Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua.

    Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO với khối lượng lớn, các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể.

    Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác,

    Việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra rất nhanh trong tích tắc nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên.

    Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều (nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn), các nhà đầu tư khác “yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.

    Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường, nhà đầu tư lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua lại vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên đỉnh cao.

    Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi xuống, các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.

    Nguồn Sưu tầm
    Binh Yen thích bài này.
  2. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Khi nào nên bán ra cổ phiếu?
    Có lẽ là không tồn tại một loại cổ phiếu nào thực sự an toàn. Điều cốt yếu là các nhà đầu tư cần nhận biết được thời điểm thích hợp để bán ra cổ phiếu
    rong “trò chơi” chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã “mất cả chì lẫn chài” chỉ vì bỏ qua thời điểm nên bán ra cổ phiếu, để rồi khi giá cổ phiếu sụt giảm thì muốn bán cũng không thể nào bán được.

    Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay Soros hoặc John Neff .

    Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, hoặc ít nhất cũng phải ổn định.

    Tuy nhiên, sự thật không bao giờ như vậy, giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động, các chỉ số quan trọng cũng lên xuống thất thường, lúc quá cao, lúc lại quá thấp khiến các nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái bất an.

    Những thành công trong đầu tư chứng khoán luôn đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức về chứng khoán, cũng như có kinh nghiệm trong đầu tư để tìm hiểu rõ cổ phiếu mình đang giữ có ổn định không và liệu khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì nó bị ảnh hưởng xấu không.

    Đặc biệt, các nhà đầu tư cần biết rõ lúc nào không nên nắm giữ cổ phiếu nữa. Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm nào nên bán ra cổ phiếu.

    1. Cơ cấu tổ chức điều hành công ty có sự xáo trộn:

    Nếu những nhà quản lý cấp cao, những người chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp, bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty.

    Khi đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính, thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực nhưng mạnh hơn và có ban điều hành ổn định hơn.

    2. Lợi nhuận và cổ tức giảm sút:


    Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên điều tra cẩn thận trước khi quyết định có nên bán cổ phiếu hay không. Nếu là do ban quản trị công ty quyết định không chia cổ tức để tập trung vốn cho việc phát triển và mở rộng quy mô công ty, thì đó lại là điều tốt và cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai.

    Nhưng thông thường thì sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi.

    Các công ty niêm yết có xu hướng chi trả cổ tức khá cao (trên 10%/năm) nên nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu tốt để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, nhưng không nên coi đây là căn cứ duy nhất để quyết định mua hay bán chứng khoán.

    Cổ tức chỉ thể hiện những kết quả trong quá khứ, không có gì bảo đảm việc đó sẽ tiếp diễn trong tương lai.

    Aiko Musaki, một nhà đầu tư cá nhân đang công tác tại bộ phận cổ phiếu và thị trường chứng khoán của hãng điện tử Matsushita, cho biết: “Theo tôi, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ nên nắm giữ cổ phiếu của những công ty có cổ tức cao và ổn định, với điều kiện công ty đó có kế hoạch sử dụng vốn phát triển đúng hướng”.

    3. Thị giá cổ phiếu lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực:

    Thomas Calvin, một nhà đầu tư chiến lược của công ty chứng khoán Lufkin & Jenrette, cho rằng: “Những tranh cãi về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều chỉ mang tính một chiều, điều quan trọng là bản thân nhà đầu tư phải tự mình xác định được giá trị thực của chúng.

    Hãy cẩn trọng với những cổ phiếu có thị giá cao vọt. Bong bóng cổ phiếu có thể vỡ bất cứ lúc nào”. Đúng là có một số nhà đầu tư dù biết rằng cổ phiếu của mình đã vượt quá giá trị thực hàng chục lần nhưng họ vẫn chưa bán đi vì muốn trì hoãn việc chịu thuế thu nhập cũng như hy vọng giá sẽ còn tăng nữa.

    Tuy nhiên, nếu cảm thấy thị giá đã vượt qua giá trị thực chất của cổ phiếu nhiều lần thì nên bán cổ phiếu đi, bởi vì nếu giữ lại những cổ phiếu này bạn sẽ phải chịu rủi ro rất cao và chỉ có thể trì hoãn việc chịu thuế chứ không thể không nộp thuế.

    Ngoài ra, khi bán ra cổ phiếu này thì sẽ có cơ hội đầu tư vào cổ phiếu khác để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro đầu tư của mình.

    4. Không còn lý do để lựa chọn cổ phiếu đó:


    Có thể lý do để các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của Merck là bởi công ty này đã công bố một loạt các phát minh ra những loại thuốc mới có hiệu quả cao. Đột nhiên, một thời gian sau người ta phát hiện ra một trong số các loại thuốc đó của Merck có những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.

    Thế là thị phần của công ty bị sụt giảm và lợi nhuận của công ty trong tương lai cũng sẽ sụt giảm. Khi đó, các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của Merck đi vì cổ phiếu này không còn tính hấp dẫn, cũng như không còn những lý do ban đầu để lựa chọn cổ phiếu nữa.

    Mỗi nhà đầu tư trước những quyết định đều có các phân tích, tính toán kỹ lưỡng để tìm ra các lý do mua cổ phiếu.

    Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nếu những lý do đó không còn phù hợp nữa, mặc dù giá cổ phiếu vẫn ổn định thì các nhà đầu tư cũng nên bán cổ phiếu đó đi, bởi sự ổn định này chỉ là nhất thời và tiềm ẩn một đà tụt dốc trong tương lai.

    5. Sự hài lòng đối với danh mục đầu tư hiện tại không còn nữa:


    Có thể trong danh mục đầu tư sẽ có các cổ phiếu không phù hợp với các mục tiêu tài chính đặt ra trước đó (mua sắm tài sản, chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu…), khi đó tốt nhất nên bán các cổ phiếu đang có đi và tổ chức lại danh mục đầu tư mới phù hợp hơn với mong muốn của mình.

    Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá – nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau – làm giảm rủi ro, bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi xuống thì số khác lại đi lên.

    Hãy làm tính toán một cách đơn giản: nếu bạn muốn nắm giữ số lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD, bạn nên nắm giữ năm loại cổ phiếu, mỗi loại trị giá 20.000 USD. Bạn không nên cố gắng nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định nào đó, bạn hãy đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu.

    Cách đây không lâu, Warren Buffet, một cây đại thụ trong giới đầu tư phố Wall, đã từng nói: “Đầu tư chứng khoán là hình thức kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy và óc phán đoán cao”.

    Quả thật, khi tham gia vào thị trường này, ngoài việc phải nắm bắt đầy đủ những thông tin từ thị trường, nhà đầu tư còn cần có khả năng phân tích và dự báo triển vọng phát triển của công ty, cũng như phải thực sự tỉnh táo nắm bắt được sự thay đổi nhanh nhạy của bất cứ thông tin nào có liên quan đến giao dịch trên thị trường, để từ đó kịp thời biết được lúc nào nên bán ra cổ phiếu.

    Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên tinh thông hơn nhưng không vì thế mà các rủi ro trong đầu tư chứng khoán sẽ giảm bớt. Trong một bài phát biểu của mình,

    John Markese, chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân của Mỹ nói: “Chất lượng, tính thời điểm và độ sâu rộng của thông tin trên thị trường chứng khoán đạt tới mức độ chưa từng có, nhưng nó vẫn không cho phép bạn dự đoán chính xác được tương lai. Hãy tỉnh táo, phân tích kỹ thị trường để từ đó đề ra được những quyết định cần thiết và hợp lý”.
    Binh Yen thích bài này.
  3. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Khi nào nên bán cổ phiếu?
    Một trong những lý do xác đáng để đem bán cổ phiếu là khi xuất hiện những thông tin xấu về các chỉ số tài chính của công ty phát hành.
    Đó có thể không phải là những tin tức xấu cuối cùng, David Covach, Trưởng điều hành của Turner Investment Partners, cho biết. “Tốt nhất là bán những cổ phiếu này đi hơn là giữ và ngồi nhìn thấy giá cổ phiếu ngày càng tụt xuống thấp hơn”, ông nói.

    “Khi nhận được những thông tin xấu đầu tiên, bạn đừng thụ động ngồi nhìn”, Daniel Morgan, người điều hành Quỹ Synovus Investment Advisors, nói. Đặc biệt, nếu đây là những công ty nhỏ và đang phát triển nhanh, giá cổ phiếu của các hãng này đã không hiếm lần tăng quá mức mong đợi.

    Morgan cảnh báo rằng cần phải bán loại cổ phiếu này ngay khi nhận được những tin tức cho thấy có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng xấu đi trong công việc kinh doanh.

    Xác định giá bán

    Các chuyên gia khuyên khi mua cổ phiếu của một hãng nào đó, bạn nên định ngay giá có thể bán được. Bạn có thể xác định mức giá này dựa vào những bảng phân tích của các nhà băng hoặc các công ty môi giới chứng khoán.

    Những thông tin này có thể được đăng tải trên những tờ báo và các tạp chí chuyên ngành. Người chơi chứng khoán phải tự xác định cho mình mức giá mà anh ta sẵn sàng bán những cổ phiếu đã mua.

    Khi mua cổ phiếu, những người điều hành Quỹ Needham Growth Fund xác định giá có thể bán ra dựa trên dự báo về mức lợi nhuận và khả năng phát triển kinh doanh của hãng phát hành cổ phiếu.

    Vào năm 2002, Seagate Technology, một công ty nghiên cứu công nghệ lưu trữ thông tin, lần đầu tiên lên sàn chứng khoán và Needham Growth Fund mua cổ phiếu của hãng này với giá 12 đôla.

    Những nhà điều hành quỹ xác định 25 đôla là giá có thể bán được, theo họ ở mức giá này tương quan giữa vốn đầu tư và hệ số P/E quá cao. Vì vậy, vào cuối năm 2003, khi giá đạt mức 25 đôla, quỹ đã quyết định bán một phần cổ phiếu Seagate của mình.

    Nhìn lại sự việc, một nhà điều hành của quỹ nói: “Đáng lẽ ra chúng tôi phải bán hết số cổ phiếu này mới phải, vì chỉ một thời gian ngắn sau là giá bắt đầu giảm. Chúng tôi rút ra bài học khi mua cổ phiếu phải xác định giá cần bán và khi cổ phiếu đạt đến mức giá này thì phải bán hết”.

    Ông còn nói thêm : tuy nhiên mức giá này trong một số tình huống có thể được xem xét lại, ví dụ trong trường hợp lợi nhuận hoặc mức tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của hãng phát hành cổ phiếu tăng đột ngột.

    Ngoài ra, còn có những cách khác để định mức giá bán cổ phiếu, nhưng đều phải xác định ngay từ khi mới mua chúng và sau đó tuân thủ tuyệt đối quyết định đã đưa ra. Anderton, nhân viên Tactical Trader, cho biết. “Không được có bất kỳ sự luyến tiếc nào. Nếu bạn mua cổ phiếu vì nghĩ rằng giá sẽ lên, thì phải bán lập tức khi giá hạ”, ông nói.

    Có những biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng tổn thất cho những người chơi chứng khoán, xác định mức stop loss.

    Tức là người chơi cổ phiếu “treo” lệnh bán ở mức thấp hơn một số phần trăm nào đó so với giá hiện tại. Khi giá thị trường thay đổi, mức stop loss cũng có thể thay đổi theo nhưng khoảng phần trăm chênh lệnh giữa chúng không đổi. Bằng cách này, người chơi chứng khoán luôn biết số lợi nhuận thấp nhất mà anh ta có thể nhận được.

    Kiểm tra bản thân

    Người chơi chứng khoán cần phải hiểu rõ tại sao anh ta mua cổ phiếu và định kỳ kiểm tra lại những nguyên nhân dẫn đến quyết định mua xem chúng còn tồn tại không, Crag Hodges, người lãnh đạo Quỹ Hodges Fund ở Dallas , cho biết.

    Hay nói một cách đơn giản hơn, “nếu tình hình biến đổi theo hướng tồi tệ, thì hãy bán số cổ phiếu đã mua”.Khoảng 4 năm trước, Hodges Fund đã mua cổ phiếu của hãng radio vệ tinh XM - Satellite Radio được thành lập vào năm 2001 với giá 3 đôla/một cổ phiếu.

    Đầu tiên, Crag Hodges cho rằng giá loại cổ phiếu này có thể tăng lên đến 15-16 đôla, nhưng ông đã tăng định giá mức bán sau khi nhận thấy Satellite Radio không những mắc mạng lưới sử dụng cho những cá nhân mà còn ký hợp đồng với những hãng sản xuất ôtô để lắp radio của mình.

    Theo đánh giá của Hodges, việc tăng mạng lưới khách hàng tất sẽ kéo theo sự tăng lợi nhuận cho hãng.

    Hodges bán cổ phiếu Satellite Radio của mình vào đầu năm 2005 với giá mỗi cổ phiếu là 35 đôla. Ông đưa ra quyết định này sau buổi gặp gỡ hằng năm với những nhà đầu tư, ban lãnh đạo Satellite Radio nói về việc “mở rộng mạng lưới người sử dụng nhưng không có một lời nào nói về những lợi nhuận thu được”.

    Hodges hiểu rằng quan điểm của ông cho rằng việc tăng số lượng người sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của Satellite Radio đã không đúng với sự thực.

    Quyết định bán số cổ phiếu này của ông là hoàn toàn đúng đắn, một thời gian ngắn sau cổ phiếu của Satellite Radio bắt đầu giảm. Giá cổ phiếu thậm chí giảm xuống tới 10 đôla (Hodges lại một lần nữa mua cổ phiếu của hãng ở mức giá này), và hiện nay giá lại tăng lên 14 đôla.

    Quan sát thị trường

    Nếu tình hình thị trường chứng khoán xấu đi, theo Morgan, những người chơi cổ phiếu nên bán bớt. “Có thể bạn không muốn hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi, vì vậy hãy rút một phần vốn đầu tư của mình để bảo toàn lực lượng. Và sau đó một thời gian hãy phân tích lại tình hình thị trường để đưa ra những quyết định mới”, ông nói.

    Trong trường hợp này, việc đầu tiên là bán đi phần đầu tư mạo hiểm nhất, sau đó bán một phần cổ phiếu của những công ty nhỏ vì nó có thể giảm giá nhiều hơn cổ phiếu của những “cây đại thụ”, Skott Billodo, Giám đốc đầu tư vào những công ty vừa và nhỏ Fifth Third Asset Management, chia sẻ kinh nghiệm.

    Tuy nhiên, một số nhà chơi chứng khoán chuyên nghiệp lại cho rằng không nên chộp lấy các pha lên hay xuống của thị trường nói chung mà tập trung sự chú ý vào cổ phiếu của những công ty nhất định nào đó. “Chúng tôi không dự đoán chiều hướng của thị trường mà tập trung vào việc tìm kiếm những cổ phiếu có triển vọng”, Hodges nói.

    Còn Fuller thì có hai chiến lược: đầu tư vào đầu cơ. Sau khi xác định những cổ phiếu có tính dài hạn, ông lập danh mục đầu tư lâu dài bao gồm những cổ phiếu mà ông sẽ giữ trong dài hạn có thể từ vài năm đến một chục năm.

    Đối với những cổ phiếu này, sự dao động ngắn và trung bình về giá không làm ông bận tâm. Thậm chí, ông còn mua thêm mỗi khi giá xuống. Theo Fuller thì thông thường đây là những cổ phiếu của thị trường nguyên liệu, kim loại quý.

    Còn trong chiến lược đầu cơ thì bản danh mục đầu tư của ông lại phụ thuộc vào sự dao động trên thị trường và số lượng cổ phiếu thuộc loại hình đầu tư này của ông cũng nhiều hơn.

    Nguồn bwportal
    Binh Yen thích bài này.
  4. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Kiểm soát cảm xúc trong đầu tư chứng khoán
    “Không có gì mới ở Phố Wall hoặc đầu cơ cổ phiếu. Điều đã xảy ra trong quá khứ sẽ lập lại mãi. Đó là bởi vì bản chất của con người không thay đổi, và cảm xúc con người tuỳ thuộc vào khả năng hiểu biết của họ. Điều mà tôi chắn chắn” Jesse Livermore
    - Kiểm soát cảm xúc là nhân tố căn bản nhất khi giao dịch trong thị trường. Đừng bao giờ mất kiểm soát cảm xúc khi vận động của thị trường chống lại bạn. Và đừng bao giờ cảm thấy phấn khởi với thành công của bạn tới mức bạn nghĩ thị trường dễ kiếm tiền.

    Đừng bao giờ chống lại thị trường, nó là sự thật … thuận theo thị trường.

    - Đừng dự đoán! Chờ cho đến khi thị trường cho bạn manh mối, tín hiệu, gợi ý, trước khi bạn tham gia. Tham gia chỉ sau khi bạn thấy được sự xác nhận. Dự đoán là việc rất khó. Nó là bạn của sự tham lam và hy vọng.

    Đừng quyết định dựa trên dự đoán. Thị trường luôn cho bạn thời gian. Nếu bạn chờ manh mối, có nhiều thời gian để thực hiện giao dịch.

    - Tất cả cổ phiếu giống con người, với những tính cách khác khác nhau:hung hăng, nhút nhát, bốc đồng, nóng nảy, bộc trực, chậm hiểu, cổ điển, hiện đại, hợp lý, vô lý.

    Nghiên cứu cổ phiếu như bạn nghiên cứu con người, một lúc sau, phản ứng của chúng với hoàn cảnh cụ thể có thể đoán được. Vài người giao dịch giới hạn giao dịch của họ với những cổ phiếu trong vùng giá cụ thể.

    - Đừng mất thời gian tìm hiểu vận động giá của những cổ phiếu riêng lẻ. Đúng hơn, xem xét thực tế về chính những cổ phiếu đó. Câu trả lời nằm ở trong điều mà thị trường đang diễn ra, không cố tìm hiểu tại sao, điều quan trọng nhất – đừng bao giờ tranh cãi với thị trường.

    - Những người giao dịch cổ phiếu có thể bị thuyết phục xa rời nhận định của anh ta khi nghe lời khuyên của người khác, bị thuyết phục đánh giá của anh ta bị sai. Nghe theo người khác có thể gây ra sự do dự và đánh giá sai. Sự do dự này có thể làm mất sự tự tin, điều này có thể đồng nghĩa với mất tiền.

    - Lời khuyên đến từ nhiều nguồn – họ hàng, người yêu quí , bạn thân là những người đầu tư nghiêm túc và muốn gia tăng tài sản của anh ta. Họ cũng có thể là những người hám lợi, tội phạm. Nhớ rằng: tất cả lời khuyên đều nguy hiểm – không nghe lời khuyên!

    - Loại bỏ sự hi vọng khỏi từ điển giao dịch của bạn. Hy vọng một cổ phiếu tương tự như một hình thức đánh bạc thật sự. Nếu bạn không có lý do vững chắc để nắm giữ cổ phiếu, vậy thì chuyển sang giao dịch khác hợp lý hơn.

    Hy vọng cổ phiếu lên, hoặc xuống gây ra suy sụp của nhiều nhà đầu cơ cổ phiếu. Hy vọng luôn đồng hành với sự tham lam.

    - Luôn nhận ra cảm xúc của bạn – đừng quá tự tin vào thành công và đừng chán nản với thất bại của bạn. Bạn phải luôn bình tĩnh và cân bằng trong hành động.

    - Không có điều gì thay đổi trong thị trường. Chỉ có một thứ, sự thay đổi là người tham gia và người tham gia mới không có ký ức về tài chính xảy ra trong chu kì lớn trước, giống sự sụp đổ 1907 hoặc 1929 bởi vì họ chưa trải qua khoảng thời gian ấy. Điều đó mới mẻ với nhà đầu cơ – nhưng không mới với thị trường.

    - Luôn có phương pháp đầu cơ, một kế hoạch tấn công.Và luôn theo sát kế hoạch của bạn.Đừng thay đổi kế hoạch của bạn liên tục. Hãy tìm cho mình một phương pháp hiệu quả về mặt cảm xúc và trí tuệ, và tuân thủ phương pháp đó – làm theo qui tắc bạn xây dựng nên.

    - Nhà đầu cơ không phải là nhà đầu tư. Mục đích của anh ta là bảo đảm lợi nhuận đều qua một khoảng thời gian dài. Nhà đầu cơ kiếm lợi từ sự tăng hoặc giảm của giá của bất cứ gì anh ta quyết định đầu cơ.

    - Giao dịch độc lập. Bạn tự quyết định kiếm tiền cho mình. Giữ bí mật và im lặng về giao dịch của mình. Đừng để lộ cổ phiếu tăng hoặc giảm của bạn.

    - Nhà đầu tư thành công không lúc nào cũng tham gia thị trường – nhiều lúc bạn phải nắm giữ toàn tiền mặt. Nếu bạn thiếu tự tin về xu hướng thị trường, chờ.

    - Có 4 đặc điểm mạnh về tinh thần để trở thành người giao dịch giỏi hơn:

    · Quan sát: khả năng quan sát thực tế không thiên kiến.

    · Trí nhớ: khả năng nhớ những sự kiện quan trọng chính xác, khách quan.

    · Toán học: dễ dàng học những con số tại nhà.

    · Nhớ được và học từ kinh nghiệm của bạn.

    - Những cảm xúc phải được hiểu và kiểm soát trước khi đầu cơ thành công có thể là:

    · Tham lam là cảm xúc của con người được định nghĩa bởi từ điển Webster là mong muốn quá mức để đạt được hoặc sở hữu, mong muốn nhiều hơn nhu cầu xứng đáng. Chúng ta không biết nguồn gốc của tham lam, tất cả những gì chúng ta biết là nó tồn tại trong mỗi con người.·

    Sợ hãi nằm sẵn sàng xuất hiện trong mỗi nhịp tim, khi nó xảy ra nó bóp méo lý do. Người sáng suốt sẽ hành động thiếu hợp lý khi họ sợ. Và họ sợ mỗi khi họ bắt đầu mất tiền. Sự phán đoán trở nên yếu đi.· Hi vọng theo sát với tham lam khi tồn tại trong thị trường chứng khoán.

    Sau khi tham gia vào một giao dịch, hi vọng xuất hiện. Nó là bản chất của con người là triển vọng, là tích cực, hi vọng về điều tốt đẹp nhất. Hy vọng quan trọng để tồn tại của loài người. Nhưng hy vọng giống với anh em họ của nó trong thị trường chứng khoán, sự ngu dốt, tham lam, sợ hãi, bóp méo lý do.

    Hy vọng che mờ thực tế. Thị trường chứng khoáng chỉ đối mặt với thực tế. Giống sự quay tròn của bánh xe quay, banh đen nhỏ cho kết quả – không tham lam, sợ hãi, hoặc hi vọng. Kết quả là khách quan và cuối cùng không có hấp dẫn … giống như tự nhiên.

    · Ngu dốt. Phải nghiên cứu và hiểu thị trường, không phải theo cách thông thường, theo cách hiểu rõ. Không giống như những thực thể khác, thị trường chứng khoán, với sức quyến rũ kiếm tiền dễ dàng và nhanh chóng, làm con người thành tên xuẩn ngốc không quản lý được tiền của họ. Ngược lại sự ngu dốt là sự hiểu biết, sự hiểu biết là sức mạnh.

    · Thị trường chứng khoán không bao giờ là rõ ràng. Nó được thiết kế để đánh lừa mọi người vào nhiều lúc. Quy tắc là thường dựa trên suy nghĩ chống lại bản chất con người.

    · Bạn không phải lúc nào cũng tham gia thị trường. Nhiều lúc bạn nên đứng ngoài thị trường, về mặt cảm xúc cũng như lý do kinh tế.

    · Khi thị trường không phù hợp với quyết định mua hay bán của bạn, hãy chờ tới khi nó xảy ra. Đừng bao giờ đưa ra giải thích hợp lý vị thế của bạn với những gì đang diễn ra trên thị trường.

    · Đừng đưa hay nhận lời khuyên, chỉ nhớ nó. Trong thị trường tăng cổ phiếu thường tăng, trong thị trường giảm chúng thường giảm.Đó là tất cả những gì mà một người cần biết, hoặc đối với bạn nói cho họ điều đó.

    · Không phá qui tắc của bạn. Nhà đầu cơ cổ phiếu thường phạm sai lầm, và biết điều mà anh ta vi phạm nhưng vẫn tiếp tục dù gì đi nữa, chỉ tự trách sau đó vì phá vỡ qui tắc của anh ta.

    · Không bao giờ trở thành nhà đầu tư vô tình nắm giữ cổ phiếu giảm.

    · Không bao giờ mua cổ phiếu đang giảm và không bao giờ bán cổ phiếu đang tăng.

    · Đừng dùng những từ tăng hoặc giảm.

    Nguồn Sưu tầm
    Binh Yen thích bài này.
  5. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Nhà đầu tư vẫn thích “đi trên dây”
    Khi mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư ngày càng tăng, thị trường càng nguy hiểm.
    “Đi trên dây” là một thuật ngữ hàm ý mức độ chịu rủi ro cao của một số nhà đầu tư và xu hướng này đang tăng dần trong giai đoạn này khi hầu hết các bluechips đã tăng mạnh trong thời gian trước. Dòng tiền đầu cơ tìm kiếm các cổ phiếu nhỏ, chưa có lịch sử tăng giá trong 6 tháng qua.

    Các câu chuyện, các tin đồn được tung lên các diễn đàn nhằm chiêu dụ “gà”, dòng tiền đổ dồn vào “đánh” trong 3,4 phiên rồi đột ngột rút.

    Như câu chuyện của cổ phiếu HNM của CTCP Sữa Hà Nội, không hiểu từ đâu tin đồn về việc Hanoimilk bị một doanh nghiệp lớn cùng ngành lên kế hoạch thâu tóm khiến cổ phiếu này tăng 8 phiên trong đó có 7 phiên tăng trần, mức tăng trong vòng 2 tuần là 100%, từ mức 4.000 đồng/cp lên cao nhất 8.000 đồng/cp.

    Tuy nhiên ngay sau khi Chủ tịch HĐQT của Hanoimilk là ông Hà Quang Tuấn lên tiếng phủ nhận tin đồn này thì cổ phiếu HNM giảm sàn 3 phiên liên tiếp. Tất nhiên, những ai mua ở vùng đỉnh 8.000 đồng/cp đã lỗ 27,5% chỉ trong 3 phiên.

    Điều đáng chú ý là thanh khoản của HNM trước khi có “sóng” chỉ ở mức vài nghìn đến 11.000 cổ phiếu/phiên, tuy nhiên khối lượng giao dịch của HNM đạt đỉnh gần 700.000 cổ phiếu/phiên trong ngày “cá mập”“xả hàng”.

    Điều này tương tự như trường hợp của các cổ phiếu Sông Đà trong 2 phiên trước đây, mã SDD của CTCP Đầu tư và xây lắp Sông Đà có mức giá chỉ 3.400 đồng/cp, trong 2 phiên ngày 14/6 và 17/6 tăng trần mạnh mẽ, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị/phiên, gấp 10 khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên trước đó,

    Hay như cổ phiếu S96 đang nằm trong diện bị kiểm soát cũng tăng trần một cách “bất thường” trong hai phiên. Tất nhiên dòng tiền vào các cổ phiếu này chủ yếu là dòng tiền nóng nên đà tăng điểm của các cổ phiếu này không bền vững.

    Một trường hợp “cá biệt” của thị trường cho thấy mức độ chịu rủi ro cao không chỉ của nhà đầu tư trong nước mà còn cả nhà đầu tư nước ngoài là cổ phiếu THV của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam.

    THV nằm trong diện kiểm soát đặc biệt và đã chính thức có quyết định bị hủy niêm yết kể từ ngày 4/7/2013 do âm vốn chủ sở hữu 45 tỷ đồng (lỗ lũy kế 622 tỷ đồng). Từ nay đến lúc hủy niêm yết chỉ còn 2 tuần và giá cổ phiếu THV đã rơi về mức 500 đồng/cp.

    Tuy nhiên KLGD khớp lệnh của THV trung bình 10 phiên trở lại đây lên tới 560.800 cổ phiếu, có phiên ngày 12/6 khi THV xuống 400 đồng/cp, mã này khớp lệnh tới 2,4 triệu đơn vị.

    Nhà đầu tư nước ngoài thỉnh thoảng mua vào cổ phiếu THV, khối lượng mỗi lần mua từ 10-20 nghìn cổ phiếu, tuy nhiên trong 3 phiên cuối tuần qua nhà đầu tư đã bán ra hơn 100 nghìn cổ phiếu này.

    Nếu tính về giá trị thì dòng tiền vào THV không lớn, khoảng 280 triệu đồng/phiên, tuy nhiên với trường hợp của THV chuẩn bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể mất trắng khoản đầu tư này,

    Bởi THV đã âm vốn chủ sở hữu do đó nhà đầu tư không thể trông mong được gì từ các khoản “chia chác” nếu THV bị hủy niêm yết.

    Ngoài ra, một số nhà đầu tư mạo hiểm còn thích đầu tư vào các cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch với kỳ vọng sau khi công ty đó giải trình cổ phiếu sẽ tăng trở lại.

    Như trường hợp của cổ phiếu NTB bị tạm ngưng giao dịch từ 7/5/2013 do lỗ 2 năm liên tiếp, giá cổ phiếu NTB chỉ còn 2.500 đồng/cp và mã này đã tăng trần 3 phiên liên tiếp trước khi tạm ngừng giao dịch, với KLGD mỗi phiên lên tới hơn 240.000 đơn vị.

    Với những nhà đầu tư mua trần trong các phiên này, cổ phiếu đã phải “nằm im” trong hơn 1 tháng qua và cho đến tận giờ này, NTB vẫn chưa có giải trình cũng như biện pháp khắc phục để có thể được giao dịch trở lại.

    Và đó là cái giá mà những nhà đầu tư “thích đi trên dây” phải trả khi đầu tư vào các cổ phiếu mạo hiểm như vậy.

    ST
    Binh Yen thích bài này.
  6. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Candlestick Khái niệm cơ bản - Mô Hình Nến

    Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản:
    - Bullish Candle - Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
    - Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen)

    Các thành phần của Nến

    Có ba thành phần chính:

    Upper Shadow - Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)

    Real Body - Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến

    SLower Shadow - Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm)

    [​IMG]


    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Last edited: 26/03/2016
    Binh Yen thích bài này.
  7. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Nhận chìm Suy Giảm-Bearish Engulfing Pattern

    Tín hiệu đảo chiều giảm giá
    [​IMG]
    Mô hình nến giảm Bearish Engulfing được hình thành từ hai hình nến, hình thứ nhất màu xanh và hình thứ hai màu đỏ.Thân nến đỏ che khuất hoàn toàn thân (hoặc cả bóng) của hình nến xanh đầu tiên. Hình nến thứ hai càng lớn thì xu hướng giảm càng lớn. Mẫu hình xuất hiện trong một xu thế đi lên báo hiệu rằng xu thế đi lên đã mất dần sức mạnh và những người bán có thể đang chiếm ưu thế.

    Mô hình nến giảm Bearish Engulfing nên có xác nhận về xu hướng giảm giá để khẳng định lại tín hiệu. Nên sử dụng kết hợp với các công cụ phân tích kĩ thuật khác.

    Mô hình đồ thị nến Bearish Engulfing là mẫu đảo chiều giảm giá, thường xảy ra ở đỉnh của một chu kỳ tăng giá. Mẫu đồ thị này gồm có 2 nến:

    Nến Tăng nhỏ hơn (Ngày 1).

    Nến Giảm lớn hơn (Ngày 2)

    Thân nến của nến tăng giá Ngày 1 được chứa trong thân nến của cây nến giảm của ngày thứ 2.Khoảng cách tăng (tín hiệu tăng) trong ngày thứ 2, nhưng, xu hướng tăng không bền vững và xu hướng giảm đẩy giá xuống thấp hơn giá mở của của ngày hôm trước.

    Với Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing), có một sự thay đổi lớn từ khoảng cách tăng lên lúc mở cửa và đóng cửa ở giá thấp trong ngày tạo thành 1 thân nến dài giảm giá.Xu hướng giảm đã hình thành và tiếp diễn trong những ngày tiếp theo.

    Ví dụ hai Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing) xảy ra vào cuối của chu kỳ tăng:
    [​IMG]

    BÁN KHI XẢY RA TÍN HIỆU NHẬN CHÌM SUY GIẢM (Bearish Engulfing)

    Ba phương pháp bán chứng khoán bằng cách sử dụng các Mô Hình Nhận Chìm Suy (Bearish Engulfing) Giảm được liệt kê dưới đây theo thứ tự nhất tích cực bảo trọng nhất:

    1. Bán tại giá đóng cửa của Ngày 2. Một dấu hiệu cho thấy tín hiệu bán mạnh mẽ được đưa ra khi có một sự gia tăng đáng kể về khối lượng đi kèm với di chuyển lớn xuống giá.

    2. Bán vào ngày sau khi Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing) xảy ra, bằng cách chờ cho đến khi ngày hôm sau để bán, để xác định chắc chắn rằng Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing) đã thực sự chính xác cho sự đảo chiều giảm. Trong biểu đồ trên, giao dịch bán có thể được thực hiện vào ngày sau khi xảy ra Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing).

    3. Thông thường, người bán chờ đợi các tín hiệu khác, ví dụ như một đợt Giá rớt xuống đường hỗ trợ Fibonacci hoặc Đường SMA.... Tuy nhiên, trong trường hợp trên, Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing) xảy ra cùng một lúc như là sự phá vỡ đường xu hướng và hỗ trợ.
    [​IMG]

    Ngày 1: Như được nhìn thấy trong biểu đồ trên, Ngày 1 là một ngày lên, đóng cửa gần mức giá cao nhất của ngày.

    Ngày 2: Giá mở cửa đã tạo 1 khoảng cách tăng, 1 dấu hiệu rất lạc quan, tuy nhiên xu hướng giảm giá chiếm phần lớn còn lại của ngày, giá đóng cửa gần mức thấp nhất trong ngày và thấp hơn so với mức thấp nhất ngày 1 trong Mô Hình Nhận Chìm Suy Giảm (Bearish Engulfing).

    ST
    Binh Yen thích bài này.
  8. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Mây đen che phủ-Dark Cloud Cover

    Tín hiệu đảo chiều giảm giá

    Tín hiệu được hình thành với hai hình nến, hình thứ nhất màu trắng và hình thứ hai màu đen. Cả hai hình nến nên có thân lớn và có bóng nhỏ hoặc không tồn tại. Hình nến màu đen phải mở cửa ở trên giá đóng cửa của hình nến trước đó và đóng cửa ở dưới điểm giữa của phần thân hình nến thứ hai.

    Mẫu hình xuất hiện trong một xu thế đi lên báo hiệu một sự đảo chiều giảm giá;
    Nên có xác nhận về xu hướng giảm giá để khẳng định lại tín hiệu. Nên sử dụng kết hợp với các công cụ phân tích kĩ thuật khác.

    Dark Cloud Cover (DCC) là mẫu đảo chiều giảm giá, nó tương tự như mẫu Bearish Engulfing. Có 2 thành phần chính cấu tạo nên mẫu DCC:



    Nến tăng (ngày thứ 1)

    Nến giảm (ngày thứ 2)


    Mô hình nến may đen che phủ-Dark Cloud Cover xảy ra khi nến giảm của ngày thứ 2 có giá đóng cửa thấp hơn điểm chính giữa (50%) của thân nến tăng ngày thứ nhất.

    Khoảng trống tăng tại giá mở cửa của ngày thứ 2 được lấp đầy và giá đóng cửa của ngày thứ 2 đã tạo ra được một thân nến giảm đáng kể so với nến tăng của ngày thứ nhất.

    Sự lấp đầy khoảng trống tăng của ngày thứ 2 là dấu hiệu giảm giá, nhưng sự điều chỉnh này đã biến thành sự bán tháo để thu lợi từ những phiên tăng giá trước đó và thị trường vẫn tiếp tục duy trì xu hướng bán tháo này. Sự tăng giá tại đợt mở cửa đã không kềm giá lại được ở mức cao, chính vì thế sức cầu đã không được khôi phục và hỗ trợ sau đó.


    Tín hiệu bán theo Mô hình nến may đen che phủ-Dark Cloud Cover:

    Thông thường nhà đầu tư không nên bán khi thấy mẫu DCC vừa hoàn chỉnh (đã hình thành ngày 1 và 2). Nhà đầu tư nên sử dụng những tín hiệu khác để xác nhận dấu hiệu bán chắc chắn hơn; ví dụ như: đường xu hướng tăng giá bị đường giá phá vỡ hoặc sử dụng kết hợp các chỉ báo thị trường khác để tìm kiếm những tín hiệu mua bán tương tự.
    Một lý do khác khá quan trọng khiến nhà đầu tư nên chờ đợi những tín hiệu khác để xác nhận thêm khi mẫu DCC xẩy ra hoàn toàn là: tuy mẫu DCC là một mẫu đảo chiều giảm giá nhưng sự giảm giá này là không lớn vì một phần lợi nhuận của những ngày hôm trước vẫn còn đang tồn tại.

    VÍ DỤ MINH HỌA MÔ HÌNH MÂY DARK CLOUD COVER:
    [​IMG]
    Binh Yen thích bài này.
  9. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Bearish Harami
    [​IMG]

    ín hiệu đảo chiều giảm giá

    Tín hiệu được hình thành với hai hình nến: một nến dài theo sau bởi một nến ngắn có màu đối lập; thân nến ngắn hoàn toàn nằm trong khoảng thân của nến dài. Xuất hiện ở cuối xu thế đi xuống, mẫu hình báo hiệu một sự đảo chiều - -> Gợi ý về việc bán cổ phiếu:
    Nên có sự xác nhận mẫu hình vào ngày giao dịch tiếp theo. Nên sử dụng kết hợp với các công cụ phân tích khác.
    Mẫu Harami:Harami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “người có mang”) là một mẫu nến đảo chiều, nó bao gồm 2 nến cơ bản:

    Nến lớn: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 1)
    Nến nhỏ: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 2)
    Harami giảm giá: 1 Harami giảm giá xảy ra khi có một nến lớn tăng giá màu xanh ở ngày thứ 1, tiếp sau đó là 1 nến nhỏ tăng hoặc giảm ở ngày thứ 2. Điều quan trọng là cái hướng của Harami phải là giảm giá, nghĩa là đường giá phải tạo ra 1 khoảng trống giảm ở ngày thứ 2 và đường giá không tăng hơn mức đóng cửa của ngày thứ 1. Đây là dấu hiệu không chắc chắn để tiếp tục tham gia vào thị trường.

    Ví dụ minh họa mô hình HARAMI

    Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ về một mô hình nến tăng giá và giảm giá Harami:


    Tín hiệu giảm: Bearish Harami


    bearish-haramiTín hiệu đảo chiều giảm giá

    Tín hiệu được hình thành với hai hình nến: một nến dài theo sau bởi một nến ngắn có màu đối lập; thân nến ngắn hoàn toàn nằm trong khoảng thân của nến dài. Xuất hiện ở cuối xu thế đi xuống, mẫu hình báo hiệu một sự đảo chiều - -> Gợi ý về việc bán cổ phiếu:
    Nên có sự xác nhận mẫu hình vào ngày giao dịch tiếp theo. Nên sử dụng kết hợp với các công cụ phân tích khác.
    Mẫu Harami:Harami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “người có mang”) là một mẫu nến đảo chiều, nó bao gồm 2 nến cơ bản:

    Nến lớn: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 1)
    Nến nhỏ: là nến tăng hoặc giảm (ngày thứ 2)
    Harami giảm giá: 1 Harami giảm giá xảy ra khi có một nến lớn tăng giá màu xanh ở ngày thứ 1, tiếp sau đó là 1 nến nhỏ tăng hoặc giảm ở ngày thứ 2. Điều quan trọng là cái hướng của Harami phải là giảm giá, nghĩa là đường giá phải tạo ra 1 khoảng trống giảm ở ngày thứ 2 và đường giá không tăng hơn mức đóng cửa của ngày thứ 1. Đây là dấu hiệu không chắc chắn để tiếp tục tham gia vào thị trường.

    Ví dụ minh họa mô hình HARAMI

    Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ về một mô hình nến tăng giá và giảm giá Harami:


    [​IMG]

    TÍN HIỆU BÁN CỦA MẪU NẾN HARAMI
    Tín hiệu bán được xảy ra ngay sau ngày Harami giảm giá xuất hiện, đường giá đã tiếp tục rơi thêm nữa; giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ của xu hướng tăng giá. Khi kết hợp giữa mẫu Harami giảm giá với hiện tượng đường xu hướng giá bị bẻ gãy sẽ là 1 cảnh báo mạnh cho tín hiệu bán.
    Binh Yen thích bài này.
  10. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Đỉnh Nhíp-Sweezer Top
    [​IMG]
    Tín hiệu đảo chiều giảm giá

    Mẫu Tweezer Top là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng.
    Mẫu giảm giá Tweezer Top xẩy ra trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy đường giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày (đây là dấu hiệu tăng giá). Tuy nhiên ở ngày thứ 2, nhà đầu tư đã thay đổi ý kiến hoàn toàn trái ngược. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi những lợi nhuận do tăng giá của ngày hôm trước.

    Mẫu Tweezer Top bao gồm 2 nến:

    Nến tăng (ngày thứ 1)
    Nến giảm (ngày thứ 2)

    Tweezer Tops là vô cùng hữu ích bởi vì nó trực quan cho thấy một sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Tất nhiên các chỉ số kỹ thuật khác nên được chú ý trước khi đưa ra tín hiệu bán dựa trên mô hình Đỉnh nhíp.

    Ví dụ minh họa Mô hình Tweezer Top (Đỉnh nhíp):[​IMG]
    Binh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này