Bài học chứng trường!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anf9, 18/03/2016.

4489 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 15:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7489 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Sao hôm-Evening star
    [​IMG]
    Tín hiệu đảo chiều giảm giá:

    Evening Star thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá. Mẫu ES gồm có 3 nến:
    Nến lớn: là nến tăng (ngày thứ 1)

    Nến nhỏ: là nến tăng hay nến giảm (ngày thứ 2)

    Nến lớn: là nến giảm (ngày thứ 3)

    - Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều ES là 1 nến tăng (màu xanh). Ở ngày thứ 1, sự tăng giá chiếm ưu thế tuyệt đối.

    - Ngày thứ 2 bắt đầu với 1 khoảng trống tăng; dấu hiệu tăng giá vẫn được duy trì nhưng xu hướng tăng giá này vẫn không đẩy giá đi xa được. Kết thúc ngày thứ 2 bằng 1 giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa. Do đó, hình nến của ngày thứ 2 sẽ là 1 thân nến nhỏ và có thể là nến tăng hay nến giảm hoặc cũng có thể là 1 Doji.
    - Nói chung, nếu ngày thứ 2 là một nến giảm và có thân nến nhỏ thì đây là 1 tín hiệu mạnh dự báo sẽ xảy ra đảo chiều. Nhưng ngày thứ 3 mới là ngày quan trọng trong mẫu ES này.
    - Ngày thứ 3 bắt đầu là 1 khoảng trống giảm (đây là dấu hiệu giảm giá) và xu hướng giảm giá này đã đẩy đường giá xuống sâu hơn nữa, thông thường ngày thứ 3 sẽ giảm sâu hơn sự tăng giá của ngày thứ 1 nghĩa là đã lấy đi khoảng lợi nhuận của ngày thứ 1 và thứ 2 tạo ra.

    Ví dụ minh họa Evening Star
    Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ một sao mô hình Evening đảo chiều giảm giá xảy ra vào cuối của xu hướng tăng:

    [​IMG]

    Ngày thứ 1 của mẫu đồ thị ES trong ví dụ trên là một nến tăng rất mạnh. Thật sự là 1 xu hướng tăng giá mạnh vì giá đóng cửa tương đương với giá cao nhất trong ngày giao dịch (dấu hiệu tăng giá rất mạnh). Ngày thứ 2 tiếp tục tăng điểm bằng 1 khoảng trống tăng. Tuy nhiên, ngày thứ 2 là một mẫu nến Doji biểu thị tình trạng do dự của nhà đầu tư. Xu hướng tăng giá của ngày hôm trước đã không được duy trì, chúng chỉ có giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa.
    Ngày thứ 3 bắt đầu là 1 khoảng trống giảm rất mạnh. Thực tế, sự giảm giá đã đẩy giá xuống rất sâu và sức cầu xuất hiện đã đẩy giá lên nhưng không thể thắng nổi lực cung mạnh mẽ đành phải đóng cửa mở mức thấp hơn rất nhiều so với giá đóng cửa của ngày thứ 2. Hơn nữa, ngày thứ 3 đã bẻ gãy đường xu hướng tăng giá trước đó và mẫu nến ES xuất hiện đã khiến cho nhà đầu tư bán tháo ở các phiên giao dịch sau đó.
    Mẫu nến ES là 1 mẫu 3 nến đảo chiều giảm giá rất mạnh và cho tín hiệu khá chắc chắn.
    Binh Yen thích bài này.
  2. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Người treo cổ-Hanging Man
    [​IMG]

    Tín hiệu đảo chiều giảm giá

    Cấu tạo của mẫu Hanging Man (HM) thì chúng ta cũng có thể đoán trước được thị trường theo ý nghĩa từ cái tên của mẫu là: “Người treo cổ”; đây là 1 tín hiệu đảo chiều. Mẫu HM xảy ra chủ yếu ở đỉnh của một xu hướng tăng giá và là 1

    cảnh báo sẽ xảy ra đảo chiều giảm giá. Điều quan trọng nổi bật của mẫu nến HM là cảnh báo tình trạng thay đổi hướng đi của đường giá, HM không được xem như là một tín hiệu mạnh vì bản thân nó cũng hàm ý sự ngắn hạn nhất thời.

    • Mẫu HM nhìn rất giống mẫu Hammer (Mẫu cây búa), nó được tạo ra khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa có giá trị gần giống nhau. Ngoài ra, nó còn có 1 bóng nến dưới dài và độ dài tối thiểu là gấp 2 lần thân nến.
    • Khi giá cao nhất và giá mở cửa xấp xỉ nhau thì được gọi là mẫu HM giảm giá và đây là 1 tín hiệu giảm giá rất mạnh. Khi giá cao nhất và giá đóng cửa xấp xỉ nhau thì được gọi là mẫu HM tăng giá (mẫu nến HM tăng giá vẫn là mẫu đảo chiều làm giảm giá xu hướng nhưng tín hiệu sẽ yếu hơn bởi vì đã có một khoảng lợi nhuận xuất hiện ngay trong ngày).
    • Sau khoảng thời gian tăng giá dài, sự hình thành mẫu HM là 1 tín hiệu giảm giá bởi vì đường giá đang có sự lưỡng lự sau khi đã có sự sụt giảm đáng kể xảy ra ngay trong phiên giao dịch. Giả dụ, người mua đã quay lại với thị trường và đẩy giá lên gần với giá mở cửa nhưng trước đó đường giá đã rơi tự do; điều này ám chỉ lực cung đã thử thách sự quan tâm của lực cầu. Những gì xảy ra sau khi mẫu HM đã được hình thành hoàn chỉnh sẽ giúp cho nhà đầu tư ra quyết định được chắc chắn hơn, dù có hay không đường giá cũng sẽ cao hơn hoặc thấp hơn.

    Ví dụ minh họa mẫu Hanging man

    [​IMG]


    Theo ví dụ trên, thị trường đã bắt đầu bởi một ngày thử thách sức cầu và cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy sự hỗ trợ tại mức giá thấp nhất trong ngày. Sự giảm giá này đã làm đường giá trệch khỏi trục tăng giá nhưng cũng đã chững lại và kết thúc ngày bằng giá đóng cửa tăng yếu ớt.
    Để xác nhận sự tăng giá đang gặp vấn đề khi đường giá tạo ra 1 nến giảm giá lớn màu đỏ; đây là nến xác nhận. Cộng với việc đường hỗ trợ xu hướng tăng giá bị bẻ gãy thì tín hiệu này báo hiệu cho nhà đầu tư thoát ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.
    Điều quan trọng là để lặp lại, rằng sự hình thành Man treo không phải là dấu hiệu đi ngắn, các chỉ số khác như phá vỡ đường xu hướng hoặc nến xác nhận nên được sử dụng để tạo ra các tín hiệu bán.
    Bản thân mẫu Hanging Man không phải là dấu hiệu thoát ra khỏi thị trường trong ngắn hạn mà cần có thêm sự xác nhận dấu hiệu của các chỉ báo thị trường khác cũng như đường xu hướng giá bị bẻ gãy, chúng ta cũng nên chờ đợi nến xác nhận để nhận diện tín hiệu bán chắc chắn hơn.
    Binh Yen thích bài này.
  3. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Sao đổi ngôi-Shooting Star
    [​IMG]
    Tín hiệu giảm giá

    Tín hiệu được hình thành với một hình nến duy nhất có màu trắng hoặc đen, với phần thân nhỏ, bóng trên rất dài; hầu như không có hoặc có bóng dưới rất nhỏ. Sau một khoảng tăng giá, mức giá cao nhất trong ngày của

    Shooting Star báo hiệu một áp lực mua vào. Tuy nhiên, mức giá đóng cửa thấp cho biết những người bán bắt đầu hoạt động trở lại.



    Nên theo dõi thêm một vài phiên để khẳng định xu thế giảm giá.
    Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.

    • Mẫu SS được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.

    • Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến SS được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
    • Mẫu nến SS được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
    • Bóng trên dài của mẫu SS ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.

    Ví dụ minh họa mẫu Shooting Star
    [​IMG]

    Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư năng động thì mẫu nến SS được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu SS phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu SS (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.
    Mẫu Shooting Star là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng kháng cự hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến SS xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến SS để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.
    Đối với Nhà phân tích tích cực, mẫu hình nến minh họa ở trên có thể được sử dụng như tín hiệu bán. Phần màu đỏ của ngọn nến (sự khác biệt giữa mở và đóng) là quá lớn , nó có thể được coi là tương tự như một ngọn nến giảm giá xảy ra vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, cảnh cáo sẽ có được sử dụng bởi vì sự gần gũi của Shooting Star nghỉ ngơi ngay tại đường kháng cự xu hướng tăng
    Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.
  4. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Tín hiệu giảm: Doji Bia đá-Gravetsone Doji
    [​IMG]
    Tín hiệu đảo chiều giảm giá

    Tín hiệu được hình thành với một hình nến duy nhất có giá mở cửa = giá thấp nhất = giá đóng cửa và cùng với giá cao nhất tạo ra một bóng trên rất dài. Hình nến trông giống như một chữ T đảo ngược với bóng trên dài và không có bóng dưới.

    Doji hình bia cho biết những người mua đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch và đưa giá lên cao hơn trong suốt phiên. Tuy nhiên vào cuối của phiên, những người bán cũng có tác động và kéo mức giá trở về với mức giá mở cửa. Sau một xu hướng tăng, tín hiệu sẽ cho thấy tiềm năng đảo chiều giảm giá.

    Nên có hình nến xác nhận để củng cố cho mẫu hình này và nên sử dụng kết hợp với các công cụ phân tích khác khi đưa ra quyết định.

    • Gravestone Doji (GD) là 1 mẫu nến đảo chiều quan trọng, nó chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.
    • GD được tạo ta khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa đều xấp xỉ hay chênh lệnh không đáng kể. Phần quan trọng trong mẫu GD là phải có bóng trên dài.
    • Bóng trên dài được hiểu theo chuyên môn là thị trường đang thử thách để tìm những vùng giá có khả năng xuất hiện lực cung hay vùng kháng cự.
    • Giải thích: mẫu GD xảy ra khi sự tăng giá vẫn có thể được đẩy lên cao theo đà tăng giá của những ngày hôm trước. Tuy nhiên, vùng kháng cự được tìm thấy tại giá cao nhất trong ngày giao dịch, tại đây sự bán tháo đã đẩy giá giảm trở lại mức giá mở cửa. Vì thế, sự tăng giá lúc ban đầu đã bị loại bỏ hoàn toàn bởi sự giảm giá ở cuối phiên giao dịch.
    Ví dụ minh họa mẫu Gravestone Doji

    [​IMG]

    Trong đồ thị ví dụ phía trên, sức cầu thị trường đã bắt đầu thử thách, nhà đâu tư tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ để gia nhập thị trường và đẩy giá lên cao. Cuối cùng cũng tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày và sau đó đường giá rơi xuống mức giá mở cửa.
    Mẫu GD là 1 mẫu nến đảo chiều vô cùng hữu ích cho nhà đầu tư, nó giúp cho chúng ta thấy được lực cung của thị trường hay ngưỡng kháng cự. Sau 1 xu hướng tăng giá, GD có thể báo hiệu cho nhà đầu tư biết sự tăng giá này đã quá đà và tồn tại đã lâu, nhà đầu tư nên thoát ra ngoài để tránh rủi ro. Nhưng chúng ta cũng nên sử dụng kết hợp GD với các chỉ báo thị trường khác để đo lường sự chắc chắn của những tín hiệu bán.
    Tuy nhiên mẫu Gravestone Doji có thể được xem là một tình trạng đảo chiều nhất thời, làm thay đổi hướng tăng giá và có thể đẩy đường giá trở lại đường hỗ trợ của xu hướng tăng giá trước đó.
  5. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Hỗ trợ và Kháng cự

    Hỗ trợ và kháng cự - Support & Resistance

    Hỗ trợ và kháng cự thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường chứng khoán, giá cả phụ thuộc vào sự chênh lệch giữ cung và cầu. Cung tăng lớn cầu biểu hiện một xu hướng giảm, kì vọng giá giảm dẫn đến hành động bán. Cầu tăng hơn cung có nghĩa là thể hiện xu hướng tăng , kì vọng giá tăng dẫn đến hành động mua. Như vậy, khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định.
    [​IMG]

    Hỗ trợ là mức giá mà tại đó nhà đầu tư cho rằng có một lực cầu đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh hơn nữa. Khi giá giảm đến mức hỗ trợ hoặc thấp hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức hỗ trợ, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ.
    [​IMG]

    Hỗ trợ không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảmbáo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức support bị phá vỡ, 1 mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập.

    Mức hỗ trợ được thiết lập căn cứ vào đâu?

    Mức hỗ trợ thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức hỗ trợ hoặc tại mức hỗ trợ. Kỹ năng phân tích không đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối nên đôi khi rất khó xác định mức hỗ trợ chính xác. Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức hỗ trợ một cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức hỗ trợ bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8-1/6 so với mức hỗ trợ trước đó.

    Kháng cự là gì?
    Kháng cự là mức giá mà tại đó nhà đầu tư cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức kháng cự thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi gía chạm tới mức kháng thì cung sẽ vượt quá cầu ,ngăn giá tăng trên mức kháng cự.[​IMG]

    Mức kháng cự thường không giữ nguyên và mức mức kháng cự bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung. Việc mức kháng cự bị phá vỡ cho thấy nhà đầu tư mua nhiều hơn bán. Mức kháng cựu bị phá vỡ và mức kháng cự mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức kháng cựu hoặc tăng cao hơn mức trước đó. Khi mức kháng cựu bị phá vỡ thì một mức kháng cự mới cao hơn sẽ được thiết lập.
    Mức Kháng cự được thiết lập căn cứ vào đâu?
    Mức kháng cự thường cao hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường giao dịch tại mức kháng cự hoặc gần mức này là khá rủi ro. Thêm vào đó, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức kháng cự một cách đột ngột. Đôi khi thật bất hợp lý khi cho rằng mức kháng cự bị phá vỡ nếu giá tăng gần 1/8-1/6 so với mức kháng cự được thiết lập trước đó

    Hỗ trợ = Kháng cựu và ngược lại

    Mức hỗ trợ có thể chuyển thành mức kháng cựu. Khi giá giảm dưới mức hỗ trợ thì mức hỗ trợ ấy có thể trở thành mức kháng cự. Mức hỗ trợ bị phá vỡ báo hiệu cung vượt qua cầu. Do đó, nếu giá quay trở lại mức này thì cung có thể sẽ tăng.
    Ngược lại mức kháng cự cũng có thể sẽ chuyển thành mức hỗ trợ. Khi giá vượt qua mức kháng cự, có thể sẽ xuất hiện sự thay đổi của cung và cầu. Việc mức kháng cự bị phá vỡ chứng tỏ cầu đã vượt quá cung. Nếu giá quay trở lại mức này, có thể cầu sẽ tăng và mức hỗ trợ có thể được xác định.
    [​IMG]
  6. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Đường xu hướng

    Đường xu hướng

    Đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính hiệu quả cao của nó. Đường xu hướng nếu được vẽ đúng thì độ chính xác sẽ rất cao. Đáng tiếc là có nhiều nhà đầu tư không vẽ đúng hoặc cố vẽ đường xu hướng bám thật chặt các mức giá thay vì chúng ta nên vẽ một cách tương đối xoay quanh những điểm mốc.

    Cụ thể, đường xu hướng đi lên được kẻ dọc theo các vùng đáy của các mức giá thấp. Còn đường xu hướng xuống được kẻ dọc theo những vùng đỉnh của mức giá cao nhất.[​IMG]
    Vùng xu hướng
    Nếu chúng ta vẽ thêm một đường song song với đường xu hướng lên hoặc xu hướng xuống, chúng ta sẽ tạo ra được một vùng xu hướng.
    Một vùng xu hướng đi lên, bạn chỉ cần kẻ một đường song song với đường xu hướng lên sau đó dịch chuyển chúng sao cho đường này chạm vào những điểm cao nhất trong giai đoạn gần đây. Tốt nhất là bạn nên kẻ đường này ngay lúc kẻ đường xu hướng.
    Tương tự, để tạo ra một vùng xu hướng đi xuống bạn vẽ một đường song song với đường xu hướng xuống và dịch chuyển chúng đến vị trí sao cho chúng chạm vào những điểm đỉnh trong một giao đoạn gần đây . Bạn cũng nên vẽ đường này cùng lúc với việc vẽ đường xu hướng.
    Khi giá chạm vào đường kênh dưới đáy thì có thể đó là khu vực thích hợp để mua. Ngược lại, khi giá chạm vào đường kênh phía trên thì có vẻ đó là khu vực thích hợp để cân nhắc bán.[​IMG]
  7. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Chỉ báo khối lượng giao dịch đang nói lên điều gì?

    Thông thường, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dùng chỉ báo OBV và MFI để phân tích mối tương quan giữa sự dịch chuyển của giá và khối lượng. Vậy các chỉ báo này đang nói lên xu hướng gì của VN-Index?

    Chỉ báo Market Facilitation Index (MFI) dùng để xác định sự hiệu quả của dao động giá thông qua định lượng dao động giá trên một đơn vị khối lượng giao dịch.
    Khi chỉ báo MFI vượt trên ngưỡng 80 thì đây là dấu hiệu của việc quá mua (overbought) và chúng ta nên bán vì thị trường dự báo sẽ giảm điểm sau đó. Còn nếu ngược lại, chỉ báo này nằm dưới 20 là dấu hiệu của việc quá bán (oversold), theo đó chúng ta nên mua vào vì nhiều khả năng sau đó thị trường sẽ bật tăng trở lại.[​IMG]

    Liên hệ với tình hình hiện nay, chỉ báo MFI của VN-Index đã giảm xuống mức 20 và cho tín hiệu mua vào, vì vậy nhiều khả năng thị trường sẽ tăng điểm trở lại.
    [​IMG]
    Chỉ báo On Balance Volume (OBV) là chỉ báo cường độ dao động thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và sự thay đổi của giá. OBV trong xu hướng tăng nếu đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước, OBV trong xu hướng giảm thì ngược lại.
    Khi OBV chuyển sang xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm thì sẽ xuất hiện sự bứt phá. Vì OBV thường bứt phá trước giá nên nhà đầu tư sẽ mua vào khi OBV bứt phá đi lên.
    Trong giai đoạn hiện nay, OBV đã bắt đầu đi lên cùng chiều với giá nên đà tăng được củng cố. Nếu tình trạng này vẫn duy trì trong giai đoạn tới thì khả năng bứt phá trên HOSE sẽ tăng lên.[​IMG]
  8. doisaigon1

    doisaigon1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Đã được thích:
    3.188
    [​IMG]
    Last edited: 26/03/2016
  9. T0MMY

    T0MMY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    250
    Phân tích dài vãi, tóm lại là bác phán sang tuần tăng hay giảm, mã nào tăng mã nào giảm để AE còn tính 8-|
  10. anf9

    anf9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2015
    Đã được thích:
    763
    Chúng ta đang ở đâu:

    Daily:
    Quan sát diễn biến tuần tới để action

    [​IMG]

    Weekly:

    [​IMG]

    Monthly:
    Ôi cái hộp thần thánh ,liệu nó kéo dài thêm 2 năm nữa (2014-2018) để hoàn thành như hộp đầu ( 2010-2014)

    [​IMG]

Chia sẻ trang này