Bài viết này đã cứu bao mảnh đời bất hạnh trên TTCK VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 27/11/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3587 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 15:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 70058 lượt đọc và 1176 bài trả lời
  1. onggiadautim

    onggiadautim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    bai viet noi cung co cai ly...nhung that ra danh sach do toan nhung co phieu lom...lam gia qua nhieu nen teo la dung...gio lai danh len.nhung mua vao la bi kep ngay...
  2. Satio

    Satio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    240
    Đọc các bài của chủ top rất có tâm.
    Tuy nhiên ra bài hôm nay có phải chủ tóp bảo tuần sau các con hàng này sẽ tèo phải không?
  3. hungtrancong

    hungtrancong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2008
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến đây không nén cười được, rất hài!
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Thì em đã nói rồi...CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUỖI NGÀY DÀI CHƠI TRÒ CÚT BẮT...SÓNG NÀY VẪN KHỐI CỤ BẮT ĐÚNG ĐÁY VE9 - SHN - AAA - SRA ....và chén 30-đến 50% rồi đó thôi....
  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    tiếp tục cái gì ạ? ~X~X~X
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Trong đám loằng ngoằng làm giá cũng có con tốt con xấu cụ à, chưa kể đám BC cũng giảm ác..thế mà đầu năm các chuyên gia, các CTCK cứ khuyên NĐT mua và nắm giữ BC như: SAM - REE - ITC - LCG - DIG - ITA - SSI - CII - TDH - BCI...xem lại giá đầu năm mấy em này với bây giờ thấy mà NHỘT ! nhiều con giảm 50% hồi nào không hay, tội nghiệp tụi nó quá.....~X~X~X
  7. happyday

    happyday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    84

    Ai không đọc bài này thì thật là đáng tiếc................thanks cụ...........[r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    em copy lý thuyết sóng elliot cụ tham khảo nhé:

    Chương XI : Lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave)
    Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn.
    Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.
    The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu sóng 5-3)
    Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui (corrective waves).
    Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :
    [​IMG]
    Có vẻ như có gì đó lộn xộn. Hãy thêm màu cho hình vẽ :
    [​IMG]
    Bây giờ mỗi bước đếm của sóng đã được tô màu khác nhau.
    Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.
    Wave 1 (Sóng – 1)
    Chứng khoán tăng lần đầu tiên. Điều này thường là do một lượng khá nhỏ người bất ngờ nghĩ rằng giá trước đó của chứng khoán là một món hời và đáng để mua, khi họ thực hiện mua và đã tạo nên giá tăng.
    Wave 2 (Sóng – 2)
    Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ.
    Wave 3 (Sóng – 3)
    Đây là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng của pha sóng thứ nhất.
    Wave 4 (Sóng – 4)
    Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao. Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện.
    Wave 5 (Sóng – 5)
    Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.
    ABC Correction (Điều chỉnh ABC)
    Xu hướng sóng tới (5-wave) sau đó giảm và đảo chiều sang xu hướng sóng lui (3-wave). Các ký tự được sử dụng thay thế cho số để đánh dấu. Xem ví dụ về sóng lui (3-wave) bên dưới :
    [​IMG]
    Chúng ta sử dụng thị trường tăng giá (Bull market) là ví dụ, điều này không có nghĩa là thuyết sóng Elliot không đúng đối với thị trường giảm giá (Bear market). Đối với thị trường giảm giá, mẫu sóng 5-3 có dạng như sau :
    [​IMG]
    Các pha sóng phụ trong một sóng :
    Một điều quan trọng khác mà bạn phải biết về thuyết sóng Elliot là một sóng được tạo bởi các sóng phụ (sub-wave). Hãy để tôi chỉ cho bạn một hình khác.
    [​IMG]
    Bạn có thấy cách sóng-1 được tạo bởi một mẫu sóng tới (5-wave) nhỏ hơn và sóng 2 được tạo bởi một mẫu sóng lui (3-wave) nhỏ hơn? Mỗi sóng gồm các mẫu sóng nhỏ hơn
    Hãy xem một ví dụ thật tế :
    [​IMG]
    Như bạn thấy, các pha sóng trong thực thế không hoàn toàn giống như trong lý thuyết và đôi khi rất khó để đặt tên cho các pha sóng.
    Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Thuyết Sóng Elliot. Hãy nhớ rằng thì trường biến động theo các pha sóng. Bây giờ khi bạn nghe một ai nói rằng “sóng 2 kết thúc” thì bạn sẽ biết anh ta đang nói về cái gì
    Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia về Thuyết sóng Elliot thì bạn có thể học nhiều hơn tại www.elliotwave.com.


    PS: nếu theo LT sóng elliott thì :


    Sóng 1 và sóng 3 gần bằng nhau thì sóng 5
    thường sẽ mở rộng. Giá mục tiêu có thể đạt được
    bằng cách đo lường khoảng cách từ đáy của sóng
    1 đến đỉnh của sóng 3, nhân với 1,618, và cộng
    kết quả đó với đáy của sóng 4.


    nếu thế thì VNI sẽ về 260, trong tình hình này là không thể, nên em vẽ FIBO chảt tuần và cho kết quả VNI kết thúc sóng 5 của sóng C (trong sóng 3 của sóng III) VNI = 394...dĩ nhiên là đừng quá cứng nhắc con số này !


    Mong anh em góp ý !
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    anh em nào muốn tìm hiểu thêm về sóng elliot em copy tài liệu anh em tham khảo...

    Dùng “Sóng Elliott và số Fibonacci” để dự đoán xu hướng giá chứng khoán
    Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Kiến thức chứng khoán
    ( Bình chọn: 8 [​IMG] -- Thảo luận: 1 -- Số lần đọc: 24112)
    Lý Thuyết sóng Elliott:

    Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế tóan và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước.

    Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng, như hình vẽ. Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C.

    Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng.

    Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau

    • Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế kỹ
    • Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỹ
    • Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
    • Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
    • Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
    • Minor: kéo dài trong vài tuần
    • Minute: Kéo dài trong vài ngày
    • Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
    • Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
    [​IMG]


    Dãy số Fibonacci

    Dãy số do nhà tóan học người Ý Leonardo Fibonacci (1175-1250) phát minh ra. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những số kế tiếp được tạo ra bằng cách công 2 số đứng trước. Ví dụ 1 = 1+0, 5 = 3+2, 34=21+13. Điều kỳ diệu hơn là cứ lấy số lớn chia cho số nhỏ hơn một bậc , ví dụ 89/55 ta sẽ được 1.618; lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 1 bậc, ví dụ 21/34 ta sẻ được 0.6180, lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 2 bậc, ví dụ 13/34 ta sẽ được 0.382.

    Tất cả các con số thuộc dãy số Fibonacci 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8 …và các con số 0.618 và 0.382, trong đó đặc biệt nhất là con số được mệnh danh là “tỷ lệ vàng” 1.618 - xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong cơ thề con người, trong vũ trụ, trong kiến trúc, xây dựng.

    Quan trọng hơn đối với chúng ta những nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, những con số “đầy ma lực trên” bên trên xuất hiên ngay trong thị truờng tài chánh, nhất là những biến động về giá cả.

    Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng ông nghiên cứu và phát mình ra lý thuyết sóng truớc khi biết Fibonacci nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lại: 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89 sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở chung quanh các tỷ lệ vàng 0.618, 1.618, 0.328. Do đó có một giá thuyết khác cho rằng Ông Elliott đã ứng dụng những con số Fibonacci vào lý thuyết của mình.

    Dãy số Fibonacci
    Số lớn/chia cho số nhỏ hơn 1 bậc
    Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 1 bậc
    Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 2 bậc
    0
    1
    1
    2
    3
    5
    8
    13
    1.6250
    0.6154
    0.3810
    21
    1.6154
    0.6190
    0.3824
    34
    1.6190
    0.6176
    0.3818
    55
    1.6176
    0.6182
    0.3820
    89
    1.6182
    0.6180
    0.3819
    144
    1.6180
    0.6181
    0.3820
    233
    1.6181
    0.6180
    0.3820
    377
    1.6180
    0.6180
    0.3820
    610
    1.6180
    0.6180
    0.3820
    987
    1.6180
    0.6180


    Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị truờng tăng trường “bò húc”

    Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đọan tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong Thị trường suy thóai – “gấu ngủ” sẽ được vẽ hòan tòan ngược lại.

    Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.

    Sóng chủ số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.

    Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1

    Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot.

    Sóng chủ số 5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.

    Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.

    Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.

    Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.

    [​IMG]
    Thay cho lời kết:

    Tuy Lý thuyết sóng Elliott kết hợp với dãy số Fibonacci bị một số chỉ trích phê bình, nó vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm tài chánh cổ vũ và sử dụng trong việc phân tích giá. Và ngày nó càng trở nên phổ biến vì sự chính xác đôi khi đến bất ngờ của nó. Trong hội thảo đầu tư tài chánh châu Á, ngày 26/7/2007 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Joe DiNapoli, một chuyên gia về kỹ thuật Fibonacci đã chứng minh rằng trong năm v ừa rồi, có hai con sóng của VNIndex đã theo đúng các con số Fibonacci. Dĩ nhiên chúng ta có thể tìm ra thêm nhiều chứng cớ xác thực của VNIndex cho “lý thuyết sóng Elliott kết hợp với Fibonacci”. Điều đó cũng giống như nhiều dụng cụ phân tích kỹ thuật khác: khá chính xác khi chứng minh quá khứ, nhưng chính xác “vừa phải” khi dự đoán tương lai. Do đó khi xử dụng lý thuyết trên cũng như bất cứ phương pháp/dụng cụ phân tích kỹ thuật nào khác, chúng ta phải hết sức thận trọng, sáng suốt và quan trọng hơn hết là chuẩn bị chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định.

  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Lý Thuyết Dow

    Những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá trên các biểu đồ.

    Giả định của Dow:
    Phần lớn các chứng khoán tuân theo xu hướng cơ bản của thị trường.
    Xu thế xu hướng cơ bản của thị trường được hiểu là “chỉ số giá bình quân” - phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường.

    Các tiền đề:
    Chỉ sử dụng giá đóng cửa: Giá phản ánh là giá đóng cửa, có thể dự đoán được, và tác động đến mối quan hệ cung cầu của thị trường
    Sử dụng chỉ số trung bình: Chỉ số trung bình là trung bình hoá tất cả:
    * Các biến động từng ngày
    * Các điều kiện tác động lên cung - cầu các cổ phiếu,
    * Những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được
    Giải thích lý thuyết Dow
    Lý thuyết Dow được xây dựng dựa trên 6 nguyên lý cơ bản:

    Nguyên lý 1:
    * Gồm mọi thông tin: các yếu tố về kinh tế, chính trị, các yếu tố tâm lý, khả năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty
    * Tất cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường (nhà giao dịch, nhà đầu tư, nhà quản trị danh mục…)

    Nguyên lý 2:
    Thị trường có 3 sự chuyển dịch
    1. Sự dịch chuyển chính: (primary movement)
    * Trong thị trường đầu cơ giá lên: (bull market):Là sự dịch chuyển lên trên một cách rộng lớn, ít nhất là 18 tháng.
    * Thị trường đầu cơ giá xuống: (bear market)
    Là một sự giảm giá kéo dài và sẽ ngừng lại khi có những sự phục hồi đáng kể trong giá cổ phiếu.
    2. Những phản ứng thứ cấp:
    * Là sự sụt giảm quan trọng trong thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan trọng trong thị trường đầu cơ giá xuống
    * Khoảng thời gian dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33% - 66% (1/3 đến 2/3)
    * Kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng, thông thường 3 tháng.
    * Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của sự dịch chuyển chính cũng như dịch chuyển thứ cấp.
    3. Những sự dịch chuyển nhỏ: (minor movements)msự dịch chuyển này thể hiện như là một biến động nhẹ trong giá qua các ngày giao dịch, thời gian diễn ra rất ngắn.

    Nguyên lý 3:
    * Mỗi xu hướng thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt
    * Trong thị trường giá lên có 3 giai đoạn.
    * Giai đoạn tích luỹ: thể hiện việc mua có hiểu biết các nhà đầu tư tinh thông
    * Giai đoạn tham gia công chúng: xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện
    * Giai đoạn phân phối: khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn và khi khối lượng có tính chất đầu cơ và sự tham gia công chúng gia tăng
    * Trong thị trường giá xuống có 3 giai đoạn:
    * Giai đoạn phân phối
    * Giai đoạn hoảng loạn
    * Giai đoạn bán bắt buộc

    Nguyên lý 4:
    * Các mối quan hệ giá và khối lượng tạo ra nền tảng cơ bản
    * Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm.
    * Nếu khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, cảnh báo rằng xu hướng chính sớm bị đảo ngược.

    Nguyên lý 5:
    Dấu hiệu tăng giá được đưa ra khi sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh cao hơn và sự giảm giá xen vào tạo thành các đáy cao hơn. Và ngược lại đối với dấu hiệu giảm giá.

    Nguyên lý 6:
    Phải biết kết hợp chỉ số của các ngành tương hổ cho nhau.

    Vd:
    * Chỉ số bình quân ngành công nghiệp: là trung bình giá của 20 cổ phiếu công nghiệp của Mỹ;
    * Chỉ số bình quân ngành giao thông vận tải (Transportation): là trung bình giá của 12 cổ phiếu ngành giao thông vận tải Mỹ;
    * Trong một nền kinh tế phát triển khi ngành công nghiệp phát triển thì ngành giao thông vận tải cũng phát triển theo nên 2 chỉ số bình quân ngành công nghiệp và bình quân ngành giao thông vận tải sẽ củng cố lẫn nhau.



    Lý thuyết Dow- những hạn chế

    Trái lại với việc nhiều người vẫn coi lý thuyết Dow là một dạng kim chỉ nam, một dạng bí kíp tuyệt học cho lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, thì nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại lại cho thấy Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản.

    Lý thuyết Dow quá trễ.
    Đây là ý phê bình đúng. Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.

    Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow.

    Lý thuyết Dow không phải là luôn đúng.
    Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẵu sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.

    Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư phải băn khoăn. project1.jpg
    Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai những chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành. Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”.

    Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu không thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow.

    Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa ra một nhận định cụ thể nào. Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường chứng khoán nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.

    Lý thuyết Dow không giúp gì được cho những nhà đầu tư theo các biến động trung gian. Họ là những người đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một. Một số nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả. Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ - một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 - xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.

    Bài viết hợp tác - Trần Quang Phẩm
    Trưởng phòng Phân tích Kĩ thuật
    Công ty Đầu tư và Truyền thông HBT
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này