Bản ballad sắp đến ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VietAQ, 15/03/2012.

2387 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 02:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1497 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Hai, 19/03/2012 | 10:34

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Vốn ngoại đang hứng khởi
    Xu hướng mua ròng của khối ngoại suốt từ đầu năm đến nay cho thấy cái nhìn lạc quan hơn của NĐT nước ngoài về thị trường so với cùng kỳ năm ngoái.

    Những đánh giá cho thấy, TTCK Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường mới nổi kể từ đầu năm đến nay, đã gia tăng sự quan tâm của khối ngoại đối với TTCK. Niềm tin của họ được thể hiện cụ thể qua giá trị giải ngân khá đều đặn kể từ đầu năm đến nay. Điều này đang tạo ra hiệu ứng tích cực đối với thị trường. Sự ổn định hơn của vĩ mô, hay nói chuẩn xác hơn là nền kinh tế đang đi vào quỹ đạo ổn định, đã giúp NĐT nhận diện rõ hơn cơ hội kiếm lời từ TTCK.

    Ngoài số vốn đã giải ngân, còn một lượng tiền không nhỏ từ các quỹ lớn đang chực chờ cơ hội để tham gia thị trường. Điều này cho thấy xu hướng gia tăng giải ngân của khối ngoại sẽ vẫn được duy trì cả trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, TTCK sẽ diễn biến không quá hứng khởi, mà sẽ liên tục biến động trong biên độ vừa phải, nhưng xu hướng tăng nhiều khả năng được duy trì cho cả năm nay.

    TS Alan T.Pham, Kinh tế trưởng VinaCapita
  2. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    “Sẽ có làn sóng vốn ngoại nếu gỡ trần 49%”
    Đang có một xu hướng đáng chú ý là nhiều NĐT nước ngoài đang chuẩn bị lập quỹ đầu tư tại các thị trường mới nổi và các thị trường biên, trong đó có TTCK Việt Nam.

    Điều này hứa hẹn dòng vốn mới vào TTCK Việt Nam sắp tới chủ yếu sẽ từ NĐT nước ngoài. Trong số 500 triệu USD (thậm chí có thống kê ghi nhận gần 1 tỷ USD) mà NĐT nước ngoài giải ngân từ đầu năm đến nay, chủ yếu là để mua cổ phiếu niêm yết, phần còn lại vào trái phiếu và các DN tiềm năng chưa niêm yết.

    Với mức tăng trưởng khá ấn tượng kể từ đầu năm đến nay, trong cái nhìn của NĐT nước ngoài, TTCK Việt Nam đang có sức hấp dẫn hơn so với nhiều thị trường mới nổi và thị trường biên như Indonesia, Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh, Thái Lan… Trong bối cảnh như vậy, TTCK Việt Nam sẽ chứng kiến sự nhập cuộc tích cực hơn của làn sóng vốn ngoại nếu việc nới room sở hữu cổ phần cho NĐT nước ngoài được thực thi sớm, thay vì khóa cứng ở tỷ lệ 49% tại các DN niêm yết và 30% tại các ngân hàng như hiện tại. Nếu cản trở này không được tháo gỡ sớm, Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội thu hút dòng vốn ngoại.

    Việc hóa giải trần 49% không quá phức tạp và nếu muốn, Việt Nam có thể làm sớm bằng cách tăng room sở hữu cổ phần cho NĐT nước ngoài, chẳng hạn lên 70 - 80%, nhưng họ chỉ có quyền biểu quyết với tỷ lệ tối đa 49%, số cổ phần sở hữu còn lại chỉ được hưởng cổ tức và tự do chuyển nhượng.

    Theo ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc Khối phát triển khách hàng tổ chức, CTCK SSI
    ĐTCK
  3. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Kinh tế vĩ mô 19/03/2012 13:59 | A A A
    Quý 1/2012, Tp.HCM xuất siêu gần 60 triệu USD

    (NDHMoney) Trạng thái ngoại thương trong quý 1/2012 tại Tp.HCM đã lập lại cân bằng, sau khi thâm hụt nhẹ trong 2 tháng trước.



    >> 3 tháng, Hà Nội ước nhập siêu gần 3 tỷ USD

    Dữ liệu từ cơ quan thống kê cho thấy, trong tháng này, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ước đạt trên 2,35 tỷ USD, tăng 16% so với tháng trước. Trong khi đó, nhập khẩu đạt gần 2,2 tỷ USD, chỉ tăng 1%.

    Tổng hợp trong quý 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu tại Tp.HCM ước đạt gần 6,25 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng 497,4 triệu USD. Nếu loại trừ giá trị dầu thô, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu còn đạt hơn 4,56 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ.

    Với nhập khẩu, tổng kim ngạch ước đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy xuất siêu tại Tp.HCM trong quý 1/2012 ước khoảng 58 triệu USD.

    Đánh giá tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ đạo trong quý đầu năm nay, cơ quan thống kê cho biết, xuất khẩu gạo ước đạt khoảng 381,5 ngàn tấn, thu về 196,7 triệu USD, giảm 65,9% về lượng và 62,4% về giá trị so với cùng kỳ. Dù giảm mạnh về lượng xuất khẩu nhưng giá gạo bình quân 3 tháng qua vẫn tăng 10,3% so với năm ngoái.

    Theo cơ quan thống kê, xuất khẩu gạo giảm một phần là do lượng gạo nhập khẩu của thế giới năm nay được dự báo giảm nhưng nguồn cung lại tăng, nhất là Ấn Độ, Myanmar đang đẩy mạnh xuất khẩu.

    Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản đang có tín hiệu khả quan về đơn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn lo ngại thiếu nguồn cung nguyên liệu đúng với chất lượng đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Ước kim ngạch xuất khẩu quý 1 đạt 98,5 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

    Nhưng xuất khẩu dệt may đang có dấu hiệu chững lại tại thị trường châu Âu, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế khiến doanh số bán hàng may mặc sụt giảm.

    Theo cơ quan thống kê, hiện nay các nhà nhập khẩu yêu cầu cao hơn nhưng đơn hàng nhỏ, công nhân chưa kịp thông thạo sản phẩm cũ lại phải đổi mẫu mã mới làm ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận theo đó cũng giảm theo. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng may mặc quý đầu năm nay ước đạt 545,8 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

    Mặt hàng giày dép ước xuất khẩu đạt 142,6 triệu USD, tăng tương ứng 8,6%.

    Riêng xuất khẩu dầu thô có thuận lợi về giá, ước xuất khẩu 3 tháng đạt 1.762 ngàn tấn, giảm 7,8% về lương, nhưng về giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.686,3 triệu USD, tăng 9%. Nguyên nhân là do giá bình quân tăng 18,2% so với cùng kỳ.


    Bình Minh - NDHMoney
  4. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Khối ngoại sẽ gia tăng thị phần tại Việt Nam trong 3 tháng tới
    Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu của Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital cho rằng giai đoạn phục hồi của Việt Nam (quý 3, quý 4) thì cổ phiếu sẽ là tài sản nên đầu tư nhất, khối ngoại sẽ gia tăng thị phần tại Việt Nam trong ba tháng tới.

    * 5 hạn chế và 3 rủi ro khi VFMVF1 chuyển đổi sang quỹ mở >>>

    * VFMVF1: Tạm ứng cổ tức 2012 tối thiểu 50% lợi nhuận >>>

    * VFMVF1: Nhà đầu tư gợi mở chấm dứt hoạt động Quỹ trước hạn >>>

    Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhưng lạm phát cao chuyển qua giai đoạn phục hồi vào quý 3 và 4 năm nay. Trong giai đoạn tăng trưởng thấp thì trái phiếu là kênh đầu tư tốt nhất được chứng minh vào giai đoạn 2011 và đầu 2012; và vào giai đoạn phục hồi thì cổ phiếu sẽ là tài sản nên đầu tư nhất.

    Trong năm 2011 các tài sản xuống giá nhiều, bất động sản giảm đến 53%, giá trị doanh nghiệp về khá thấp.

    Hình ảnh Đại hội Nhà đầu tư thường niên VFMVF1 sáng 20/03

    Tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 của VFMVF1, ông Tuấn cho biết, tính toán của Dragon Capital đưa ra ngày 15/2 cho thấy thị trường chứng khoán có tăng trưởng EPS từ 15-16%, tăng trưởng lợi nhuận 22%. Khi 1% lãi suất được giảm thì các doanh nghiệp niêm yết sẽ giảm được từ 150-200 triệu USD chi phí lãi suất. Nếu vốn hoá toàn thị trường là 30 tỷ USD, P/E bằng 8 lần thì tổng lợi nhuận sẽ tầm 2.5-2.6 tỷ USD. Như vậy, lãi suất giảm 300 điểm bình quân thì doanh nghiệp tiết kiệm tầm 600 triệu USD (20% so với lợi nhuận tính toán được của 2012).
    Theo thống kê của ông Tuấn, có 642 doanh nghiệp niêm yết có giá trị thực dưới giá trị sổ sách, bình quân P/E của các doanh nghiệp này là 7.6 lần và cổ tức 9.97% tiền mặt.

    Dragon Capital theo dõi 25 thị trường khác nhau trên thế giới từ năm 1995 đến 2012, có rất ít thị trường giao dịch với giá/giá trị sổ sách dưới 1.2%, chỉ có 4 giai đoạn ngắn chỉ số này xuống dưới 1.3%. Khi chỉ số chứng khoán giao dịch dưới 1.3 lần, nhà đầu tư nắm giữ 1 năm thì phần lớn sẽ có lợi tức từ 40 đến 80% tuỳ thị trường, Việt Nam chỉ số chứng khoán đang giao dịch tầm 1.3 – 1.4 lần.

    Ông Tuấn cho rằng dòng vốn vào Việt Nam đang ổn định và trong 3 tháng tới sẽ khả quan hơn. Khối ngoại sẽ gia tăng thị phần tại Việt Nam.

    Ông Tuấn dự đoán lạm phát 11% vào tháng 4 và xuống 1 con số vào tháng 6/2012, lạm phát không phải vấn đề lớn cần quan tâm trong năm 2012. Từ khi nền kinh tế giảm sử dụng nợ sẽ mất 2-3 năm để GDP chạm đáy, ông dự đoán GDP chạm đáy vào quý 3, quý 4 và sau đó sẽ đi lên.

    Bội Mẫn (*********)

    Finfone
  5. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Toàn tin tốt thía này, CK thăng hoa roài.:)):))
  6. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Tư, 21/03/2012 | 10:22

    Đọc sách | Thảo luận: 3 | A A A
    Lạm phát sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi giá điện điều chỉnh
    Với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hà Nội, TPHCM và Long An vừa công bố có thể khẳng định lạm phát tháng 3 cả nước sẽ tăng ở mức thấp. 2 trong 3 nguyên nhân dẫn đến lạm phát đã gần như bị triệt tiêu, điều này cũng cho thấy lạm phát tháng 4 và cả trong tháng tới khó tăng mạnh ngay cả khi giá điện được điều chỉnh.

    Ngay sau khi giá xăng dầu tăng xuất hiện một loạt các bình luận về ảnh hưởng của giá xăng dầu đối với lạm phát. Một số bình luận dự báo đã được người viết tổng hợp trong bài viết “Bấm độn về ảnh hưởng tăng giá xăng dầu lên lạm phát”. Trong đó, hầu hết các dự báo đều rất bi quan về tình hình lạm phát. Công ty CK TPHCM (HCM), Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng như nhiều chuyên gia khác đề đánh giá rất tiêu cực về lạm phát trong tháng 3. Theo đó các dự báo đều cho rằng CPI tháng 3 tăng hơn 1%. Con số này chênh lệch quá lớn so với thực tế dù cho thời gian dự báo sát với ngày “chốt sổ”.

    Nguyên nhân của sự sai lệch này có thể là do họ không đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu đối với lạm phát. Ngoài ra, họ cũng không lường hết được ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác đối với lạm phát.

    Thực tế, việc tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng khá lớn đến việc tăng giá của các nhóm hàng hóa liên quan trực tiếp đến xăng dầu. Chẳng hạn, tại TPHCM, CPI giao thông tăng đến 0.65% so với tháng trước. Tại Hà Nội CPI giao thông tăng 1.36%, còn CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2.84% so với tháng trước. Còn tại Long An, CPI nhóm giao thông tăng 1.35%, nhóm nhà ở, chất đốt vật liệu xây dựng tăng 0,99%.

    Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định lạm phát tháng 3 vừa qua. Mức tăng giá của hàng hóa nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đối với CPI tháng 3 thì tính chu kỳ thường ảnh hưởng rất mạnh. Tính từ năm 1993 đến này thì có đến 12 năm là CPI tháng 3 tăng trưởng âm, chỉ có 5 năm CPI tăng hơn 0,5%, trong đó thì có tới 3 năm trong 4 năm gần đây nhất.

    Việc CPI tháng 3 thường giảm là do giá lương thực, thực phẩm và hàng ăn uống thường giảm mạnh trong tháng này. Vào dịp Tết, do nhu cầu những mặt hàng này tăng đột biến dẫn đến giá tăng và đến tháng 3 giá giảm về mức bình thường. Quy luật này cũng hoàn toàn ứng nghiệm với tháng 3 năm nay. Thực vậy, CPI là lương thực thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tại 3 địa phương mới công bố giảm khá mạnh trong tháng 3. Cụ thể, tại TPHCM nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.74%; còn tại Hà Nội giảm 0.81%. Đặc biệt, tại Long An nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 4.61%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong tháng 3 chỉ tăng nhẹ dù giá xăng dầu, giá ga tăng khá mạnh.

    Một nguyên nhân khác khiến cho lạm phát tháng 3 tăng thấp là sự suy yếu của nền kinh tế. Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong 2 tháng đầu năm sau khi loại trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 4.4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số hàng tồn kho trong tháng 2 cũng tăng đến 17.4%, còn sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1.9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhìn vào con số nhập siêu trong 2 tháng đầu năm chỉ hơn 100 triệu USD cũng đã thấy được sự suy giảm mạnh của sức cầu trong nền kinh tế.

    Xem xét về bản chất ta thấy, yếu tố có tính chất quyết định đối với lạm phát trong tháng 3 và xu hướng sắp tới đó chính là tăng trưởng tín dụng đang ở mức rất thấp. Theo số liệu của NHNN, tín dụng 2 tháng đầu năm 2012 giảm 2.51%, còn cung tiền giảm 0.11% so với đầu năm 2011. Như vậy so với cùng kỳ năm tước tín dụng tháng 2 chỉ tăng khoảng 7%. Đây là một mức rất thấp so với mức lạm phát trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với nền kinh tế đang thiếu tiền “trầm trọng”.

    Phân tích đó cho thấy 2 trong 3 nguyên nhân dẫn đến lạm phát đã gần như bị triệt tiêu. Điều này cũng cho thấy lạm phát tháng 4 và cả trong tháng tới khó tăng mạnh ngay cả khi giá điện được điều chỉnh.

    Từ phân tích đó tôi cho rằng dự báo CPI tháng 4 tăng 1.8%, cả năm 2012 tăng 13.5% của HCM, dự báo tăng 12% của Bản Việt và Vinacapital rất ít khả năng trở thành hiện thực. Lạm phát Việt Nam năm 2012 có thể thấp hơn mức dự báo này rất nhiều.

    Chi tiết về dự báo cho lạm phát trong năm 2012 sẽ được trình bày trong bài viết tới.

    Huỳnh Bá (*********)

    Finfonet
  7. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Tư, 21/03/2012 | 13:08

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Hy Lạp thông qua thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai
    Sáng 21/3, với 213 phiếu ủng hộ, 79 phiếu chống, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (172 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tránh thảm họa kinh tế có thể đẩy nước này đến tình trạng phá sản hoàn toàn.

    Truyền hình nhà nước dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, ông Grigoris Niotis, cho biết thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai đã nhận được sự hậu thuẫn của đảng Xã hội (PASOK) và đảng Dân chủ mới (ND) bảo thủ, hai đảng chiếm đa số trong quốc hội và ủng hộ chính phủ lâm thời của Thủ tướng Lucas Papademos.

    Theo ông Niotis, việc Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận cứu trợ trên là những thủ tục pháp lý cuối cùng nhằm giúp nước này sớm nhận được tiền cứu trợ từ các định chế tài chính quốc tế.

    Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã khai thông bế tắc trong tiến trình đàm phán kéo dài nhiều tháng giữa các đảng tham gia liên minh cầm quyền nhằm đạt được sự nhất trí cho gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro này.

    Thủ tướng Papademos từng cảnh báo nếu Athens không đạt thỏa thuận về cứu trợ vỡ nợ và nếu Hy Lạp vỡ nợ công vào tháng 3 thì "xứ sở thần thoại" sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế và xã hội không thể kiểm soát được, đồng thời sớm muộn sẽ bị trục xuất ra khỏi Khu vực đồng euro.

    Mặc dù thỏa thuận cứu trợ cùng với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" khắc nghiệt đã đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính thế giới, song việc cắt giảm lương, sa thải bớt người lao động thuộc khu vực nhà nước và cải cách cơ cấu... vẫn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các tầng lớp nhân dân Hy Lạp.

    Ngay sau khi thỏa thuận trên được quốc hội thông qua, Đảng Cộng sản Hy Lạp đã phát động nhiều cuộc biểu tình mới trên phạm vi cả nước nhằm phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ. Khoảng 10.000 người đã tập trung tại quảng trường Syntagma, nằm ngay phía trước tòa nhà quốc hội, mang theo nhiều khẩu hiệu, băngrôn như: "Chúng tôi nói không với việc cắt giảm lương," "Chúng tôi không chấp nhận quay trở lại thời kỳ Trung cổ"...

    Trong khi đó, các công đoàn lao động vẫn tiếp tục phát động nhiều hoạt động phản đối trên diện rộng. Cuộc đình công của các nhân viên ngành khai thác cá kéo dài 48 giờ kể từ ngày 19/3, cũng như của các nhân viên y tế cộng đồng và tòa án, đã làm tê liệt nhiều hoạt động liên quan.

    Các nhà phân tích chính trị cho rằng Hy Lạp sẽ chưa hết khó khăn khi cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới có thể khiến sự tập trung của Athens vào chương trình cải cách kinh tế bị xao nhãng, và chính phủ kế nhiệm, nhiều khả năng là liên minh mới gồm cả đại diện của ND - PASOK, có thể sẽ chưa thực hiện được ngay những biện pháp giúp Athens thoát khỏi khủng hoảng và trở lại với tăng trưởng kinh tế.

    Trong một động thái liên quan, ngày 20/3, Hy Lạp đã nhận được khoản giải ngân đầu tiên trị giá 7,5 tỷ euro (9,9 tỷ USD) của gói cứu trợ mới, trong đó 5,9 tỷ euro từ các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) và 1,6 tỷ euro từ IMF.

    vietnam+
  8. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Tư, 21/03/2012 | 13:10

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Việt Nam lọt top 50 môi trường kinh doanh tốt nhất của Bloomberg
    Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á lọt vào nhóm 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới do hãng tin Bloomberg thực hiện.

    Trong xếp hạng Best Countries for Business Ranking do Bloomberg thực hiện lần đầu công bố hôm nay (21/3), Việt Nam xếp ở vị trí thứ thứ 46 trong top 50, đồng hạng với đảo Cyprus. Đáng chú ý, Việt Nam có thứ hạng cao hơn 3 quốc gia nằm trong nhóm những nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (BRIC) là Nga, Ấn Độ và Brazil.

    Ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có 3 quốc gia lọt vào top 50 này, bao gồm Singapore ở vị trí thứ 9, Malaysia ở vị trí 32, và Việt Nam. Quốc gia láng giềng Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 19.

    Nhóm 5 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất theo Bloomberg là Hồng Kông, Hà Lan, Mỹ, Anh và Australia.

    Bloomberg cho biết, xếp hạng này bao gồm 160 nền kinh tế trên thế giới. Việc đánh giá môi trường kinh doanh của các nền kinh tế được dựa trên các yếu tố là mức độ hội nhập kinh tế (chiếm 10% tổng điểm), chi phí thành lập doanh nghiệp (20%), chi phí lao động và nguyên vật liệu đầu vào (20%), chi phí vận chuyển hàng hóa (20%), những chi phí ít hữu hình hơn (20%), và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng địa phương (10%).

    Điểm số ở mỗi hạng mục cũng như tổng điểm số dành cho các nền kinh tế dao động từ 0%-100%. Ở vị trí đầu bảng, Hồng Kông được tổng điểm số 49%, Việt Nam được 36,2%.

    Trong số 6 tiêu chí đánh giá, điểm số cao nhất dành cho Việt Nam nằm ở tiêu chí mức độ hội nhập kinh tế (64,5%), trong khi điểm số thấp nhất các chi phí ít hữu hình hơn (19,3%). Theo lý giải của Bloomberg, tiêu chí chi phí ít hữu hình hơn dựa trên các đánh giá về mức độ tham nhũng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thuế và khả năng điều chỉnh về kế toán.

    Bloomberg cho biết, sở dĩ Hồng Kông được đánh giá cao về môi trường kinh doanh vì nền kinh tế này nổi tiếng về hiệu lực thực thi pháp luật và mức độ tham nhũng vào hàng thấp nhất thế giới. Ngoài ra, Hồng Kông còn có kết nối chặt chẽ với nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc, đồng thời được xem là trung tâm cho việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

    Thời gian gần đây, Việt Nam luôn góp mặt ở những vị trí “đáng nể” trong các xếp hạng của Bloomberg. Hồi tháng 2, Việt Nam được hãng tin này đánh giá là thị trường sơ khai (frontier market) tiềm năng nhất năm 2012. Trước đó, vào tháng 1, Bloomberg dự báo 40 năm nữa, Việt Nam sẽ có tên trong nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

    An Huy

    tbktvn
  9. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Tư, 21/03/2012 | 09:36

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng đã giảm mạnh
    Lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần bất ngờ giảm mạnh so với mức trung bình trước đó.

    Ngày 13/03, lãi suất bình quân liên ngân hàng ở kỳ hạn 6 tháng bất ngờ tăng vọt lên 21%, so với con số 13.41% vào ngày giao dịch 08/03. Tuy nhiên, doanh số giao dịch ở kỳ hạn này chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng, và cũng là mức thấp kỷ lục ở thị trường này.

    Như vậy, có thể thấy sự “đột biến” ít ỏi này không hề đại diện cho một xu hướng gia tăng lãi suất liên ngân hàng hay bất ổn thanh khoản ở các ngân hàng.

    Điều này đã phần nào được chứng minh khi diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng những ngày sau đó đã trở lại trạng thái bình thường.

    Mức lãi suất phổ biến ở các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng vẫn ở quanh ngưỡng gần 12.5 – 13.5% như thời gian gần đây.

    Lãi suất ở kỳ hạn 3 tháng trong phiên giao dịch ngày 16/03 tăng mạnh lên 14.71%, nhưng doanh số giao dịch cũng chỉ ở mức khiêm tốn 342 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần lại bất ngờ giảm mạnh so với mức trung bình trước đó.

    Hoàng Vũ (*********)

    finfonet
  10. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Sáu, 23/03/2012 | 08:10

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    Tỉ phú Michael Bloomberg lần đầu tiên đến Việt Nam
    Ngày 23.3, Thị trưởng New York (Mỹ) và cũng là nhà tỉ phú Michael Bloomberg nổi tiếng sẽ có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm lần đầu tiên của ông tới Việt Nam.

    Theo tờ New York Times trong chuyến thăm Singapore và Việt Nam kéo dài từ ngày 19 - 24.3, vị tỉ phú, thị trưởng New York này sẽ có bài phát biểu về vấn đề phát triển bền vững đô thị, đồng thời trao học bổng cho các quỹ từ thiện của mình.

    Tại Việt Nam ông Michael Bloomberg sẽ tới chào xã giao Thủ tướng *************** và có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

    Theo lịch trình, sáng mai (23.3), ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, ông Michael Bloomberg sẽ tham dự lễ trao tặng 1.211 mũ bảo hiểm cho trẻ em tại Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội).

    Sự kiện này do Tổ chức Y tế thế giới tổ chức, cùng với sự hợp tác của Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục Đào tạo.

    Ông Michael Bloomberg

    Ông Michael Bloomberg sinh năm 1942, là người sáng lập và hiện sở hữu 88% hãng tin Bloomberg nổi tiếng. Với tổng tài sản ước tính vào khoảng gần 20 tỉ USD, ông hiện là một trong 12 người giàu nhất nước Mỹ.

    Trong chuyến đi của mình, ông Bloomberg sẽ sử dụng chuyên cơ và đi cùng với một đoàn tùy tùng nhỏ, nhóm an ninh, một trợ lý báo chí và vị phó thị trưởng thân tín của mình.

    Theo New York Times thì phần thuế của người dân New York sẽ không được sử dụng trong chuyến đi này: bao gồm các khoản chi dành cho thị trưởng cùng các quỹ từ thiện của ông, phí di chuyển, thực phẩm, nơi ăn ở và các chi phí khác dành cho nhân viên.

    N.Phong

    thanh niê

Chia sẻ trang này