Bản ballad sắp đến ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VietAQ, 15/03/2012.

2427 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 02:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1497 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ 4, 11/04/2012, 11:17
    Thống đốc: Cởi trói gần như toàn bộ với lĩnh vực bất động sản
    Với TTCK Thống đốc cho rằng vẫn sẽ tăng trưởng bền vững mà không cần mở tín dụng từ vốn ngân hàng.
    Đại diện ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi phân tích tình hình hiện tại cũng như dự báo biến động của nền kinh tế, NHNN đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

    Với tín dụng tiêu dùng thì đã mở hết các loại dư nợ, chỉ trừ dư nợ tiêu dùng ở nước ngoài bao gồm du lịch, chữa bệnh, du học.

    Dư nợ tín dụng bất động sản cũng được mở với mọi loại hình vay bao gồm vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở; mở cho vay xây dựng BĐS để bán, để ở.

    Với dư nợ cho vay chứng khoán không khuyến khích do đây là thị trường vốn dài hạn nên không thể sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư.

    Tuy nhiên Thống đốc tin rằng không cần vốn từ ngân hàng thì TTCK vẫn sẽ tăng trưởng được do thừa hưởng những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm. Việc tăng của TTCK sẽ không nhanh nhưng sẽ bền vứng

    Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại mở tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thống đốc cho biết lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cân.

    Mở tín dụng thì sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho BĐS, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu lĩnh vực BĐS được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng.

    Đối với vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%. Đối với nợ xấu tại một số TCTD cụ thể còn cao hơn nhiều. Các ngân hàng chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp do gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do. Nếu không tháo gỡ thì các DN sẽ rất khó khăn, dẫn tới NH sẽ khó khăn. Do vậy NHNN chỉ đạo các NHTM tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để DN vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.

    Thanh Hải - Khánh Linh

    Theo TTVN
  2. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    Thứ Tư, 11/04/2012 | 13:09

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    ‘Việt Nam có gần 17 tỷ USD dự trữ ngoại hối’
    Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại trong thời gian qua và đạt xấp xỉ mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008.

    Phát biểu tại họp báo công bố Báo cáo triển vọng kinh tế 2012 diễn ra sáng 11/04 ở Hà Nội, chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á – Dominic Mellor cho biết ADB nhận thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2011 sau những động thái mua vào ngoại tệ tích cực của Ngân hàng Nhà nước.

    Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tương đương mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong quý I/2012, theo ước tính của ADB, con số này đã đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với con số được Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố vào giữa năm 2011.

    Tuy vậy, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á, mặc dù được cải thiện mạnh nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện mới chỉ tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu. Đây là một mức dự trữ tương đối “mỏng manh” và có thể khiến Việt Nam gặp khó khăn khi thì trường quốc tế biến động bất lợi.

    Một rủi ro khác cũng được ADB nhắc tới trong báo cáo lần này đối với Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế khi mức tăng GDP trong năm 2012 chỉ là 5,5 – 5,7%, thấp hơn so với mức kỳ vọng của Chính phủ (khoảng 6%). Như vậy, chỉ trong vòng một năm qua, ADB đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng 2012 của Việt Nam với mức điều chỉnh tổng cộng lên tới 1 – 1,2%. Mức dự báo được đưa ra cho 2013 trong báo cáo lần này là 6,2%.

    Lý giải về nguyên nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng Việt Nam có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng thụt lùi trong tiêu dùng (cả nội địa lẫn trên thị trường quốc tế) do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn và đồng lương người lao động không tăng kịp so với mức trượt giá. Riêng đối với vấn đề lạm phát, chuyên gia của ADB tỏ ra phấn khởi trước những thành tích mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua và dự báo CPI năm nay có thể ở mức một con số. Tuy vậy, bước sang 2013, với dự báo nguồn cung lương thực, nhiên liệu toàn cầu bấp bênh, cơ quan này cho rằng lạm phát tại Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

    ADB cũng đặc biệt quan ngại đối với những khó khăn của doanh nghiệp , đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay do đang phải chịu ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh. Tổ chức này cũng chưa nhận thấy sự trở lại rõ rệt của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực sản xuất. ADB cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên nới trần tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 18% để tạo nguồn lực dồi dào hơn cho nền kinh tế, tuy nhiên, vấn đề hạ lãi suất cũng nên được sử lý một cách thận trọng.

    Phát biểu tại họp báo, Giám đốc quốc gia Tomoyuki Kimura cho biết thông điệp chính của ADB tại báo cáo lần này là khuyến nghị Việt Nam không nên “thả quá nhanh” lãi suất để tránh những rủi ro ngắn hạn về kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước cũng nên lấy việc đảm bảo an toàn hệ thống làm mục tiêu hàng đầu và cố gắng phát triển một hệ thống các tổ chức tài chính theo hướng đa dạng hơn. Ngoài ra, ADB cũng cho rằng Việt Nam nên tiếp tục tăng cường tính minh bạch, tích cực mở rộng cung cấp thông tin về quá trình cải cách nhằm tạo niềm tin đối với người dân cũng như nhà đầu tư.

    Nhật Minh

    Vnexpress
  3. VietAQ

    VietAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Đã được thích:
    1
    hứ 3, 17/04/2012, 08:57
    Doanh nghiệp có thể được hỗ trợ thêm về tài chính
    Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ có thể sẽ kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội (tại Kỳ họp thứ 3) thêm một số giải pháp về tài chính nhằm giúp doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn.
    Thưa Bộ trưởng, trước những khó khăn của nền kinh tế, Bộ Tài chính có động thái gì để hỗ trợ DN?

    Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan của Bộ, như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan… theo dõi sát sao tình hình sản xuất - kinh doanh, tập hợp số liệu cụ thể về DN tạm ngừng hoạt động, ngừng hoạt động hoàn toàn, thành lập mới, giải thể, phá sản trong 3 tháng đầu năm. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ có đánh giá chung về sức khỏe của DN, xem DN hoạt động trong lĩnh vực nào gặp khó khăn để có giải pháp hỗ trợ cụ thể.

    Khi nào Bộ Tài chính có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ?

    Bộ Tài chính đang triển khai Nghị định 101/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 08/2011/QH13 ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân; Quyết định 54/2011/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế thu nhập DN năm 2011 của DN sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, trước những khó khăn hiện nay của DN, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để trình Chính phủ, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành thêm một số giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ kịp thời cho DN vượt qua khó khăn hiện nay.

    Hiện tại, Bộ Tài chính mới có số liệu quyết toán thuế 2 tháng đầu năm. Theo quy định, phải sau ngày 20/4 mới có số liệu quyết toán thuế tháng 3 và 3 tháng đầu năm. Từ số liệu quyết toán thuế này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để xác định DN thuộc khu vực nào thực sự gặp khó khăn, khó khăn ở mức độ nào, khó khăn do đâu, lĩnh vực nào cần ưu tiên… để đưa ra các giải pháp hỗ trợ cụ thể.

    Trong khi chờ Chính phủ, Quốc hội ban hành các giải pháp hỗ trợ, thì số lượng DN giải thể, phá sản tiếp tục tăng lên?

    Số lượng DN ngừng hoạt động, giải thể, phá sản năm nay đúng là nhiều hơn những năm trước, nhưng trong số đó, cũng có không ít DN ảo, tức là những DN lập ra không nhằm mục đích sản xuất - kinh doanh.

    DN gặp khó khăn ai cũng biết, nhưng khó khăn đến cỡ nào, khó khăn ở đâu, khó khăn vì lý do gì thì phải có số liệu, có cơ sở khoa học mới đánh giá một cách khách quan được. Chỉ khi nào có đánh giá, nhận định khách quan, khoa học mới có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết.

    Bộ trưởng có nghĩ rằng, các thủ tục hành chính liên quan đến thuế hiện còn phiền hà?

    Tôi không nghĩ như vậy, vì Luật Quản lý thuế đã cho phép người nộp thuế được quyền tự tính, tự khai, tự nộp thuế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.

    Tuy nhiên, để tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, trong Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, chúng tôi đề xuất giảm tần suất kê khai thuế từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, DN nhỏ và vừa; rút ngắn thời gian hoàn thuế từ 15 ngày xuống còn 6 ngày đối với trường hợp hậu kiểm và từ 60 ngày xuống còn 40 ngày đối với trường hợp tiền kiểm; bỏ “chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế…

    Theo Mạnh Bôn

    Baodaut

Chia sẻ trang này