Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

3221 người đang online, trong đó có 491 thành viên. 12:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 80236 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Hãy xem cách Q còi lừa nđt như thế nào ?
    bán giấy lấy tiền thật là dễ dàng

    Ông Trịnh Văn Quyết lừa 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư như thế nào?
    29/10/2023 17:00:00 GMT+7


    Kết luận điều tra chỉ ra rằng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã lừa đảo chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của hàng ngàn nhà đầu tư với chiêu thức vô cùng tinh vi.

    Theo kết luận điều tra, từ năm 2012- 4/2014, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư hạ tầng Vĩnh Hà (sau đổi tên thành Công ty CP Xây dựng Faros) gần như không hoạt động, chỉ quản lý một sân tập golf ở Mỹ Đình, Hà Nội, với số vốn điều lệ của công ty là 1,5 tỷ đồng.


    Từ tháng 4/2014, Công ty CP Xây dựng Faros (Công ty Faros) bắt đầu nhận thầu thi công các dự án bất động sản do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, nguồn vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh là từ nguồn tiền ứng trước của Công ty CP Tập đoàn FLC.

    Mặc dù các cổ đông chỉ thực góp hơn 1.197 tỷ đồng, nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, từ tháng 4/2014- 9/2016, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái là bà Trịnh Thị Minh Huế cùng những người khác 5 lần lập hồ sơ góp vốn khống hơn 3.102 tỷ đồng, làm tăng vốn điều kệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng (thực góp chỉ là hơn 1.197 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Hoàng Hà
    Kết quả điều tra làm rõ, để hợp thức dòng tiền góp vốn, trong ngày 28/4/2014, bà Huế chỉ đạo ông Trịnh Văn Đại (anh họ ông Quyết, Phó TGĐ Công ty Faros), bà Hoàng Thị Thu Hà (em họ ông Quyết) và ông Nguyễn Văn Mạnh (chồng bà Trịnh Thị Thúy Nga, Phó TGD Công ty chứng khooán BOS) đứng tên ký khống sẵn 14 ủy nhiệm chi với nội dung chuyển tiền góp vốn vào tài khoản của Công ty Faros.

    Bà Huế còn chỉ đạo ông Nguyễn Tiến Dũng (TGĐ Công ty Faros), bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang (kế toán Công ty CP Liên doanh đầu tư Quốc tế KLF) và Nguyễn Minh Tú (kế toán Công ty CP Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) ký khống sẵn các chứng từ là các giấy rút tiền mặt ra khỏi Công ty Faros.


    Sau 8 vòng luân chuyển tiền qua các tài khoản, đến khi kết thúc, tài khoản của Công ty Faros phát sinh tăng hơn 223,5 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 225 tỷ đồng.

    Toàn bộ 223,5 tỷ đồng được hạch toán rút từ tài khoản, nhập quỹ tiền mặt của Công ty Faros, nhưng thực tế không hề nhập quỹ mà được dùng quay vòng góp vốn, sau đó được hạch toán khống bằng việc chi tiền mặt theo các hợp đồng ủy thác đầu tư, cho vay khống.

    Với chiêu thức tương tự, các bị can đã tiếp tục làm tăng vốn điều lệ từ 225 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng (tương đương 430 triệu cổ phần).


    Sau khi nâng khống vốn điều lệ, biết Công ty Faros không đủ điều kiện được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, nhưng ông Trịnh Văn Quyết vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị đăng ký lưu ký, niêm yết cổ phiếu ROS (của Công ty Faros) tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.

    Thậm chí khi phải giải trình về nhiều nội dung, trong đó có nội dung giải trình về các khoản ủy thác đầu tư, cho vay đối với bà Nguyễn Thị Hồng Dung và Lê Thị Thơm, dù bà Dung và Thơm là thợ may, lao động tự do, không hoạt động kinh doanh gì, nhưng phía Công ty Faros vẫn giải trình đây là “hai nhà đầu tư uy tín”.

    Đến ngày 24/8/2016, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu ROS, với số lượng 430 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng, tổng giá trị cổ phiếu theo mệnh giá 4.300 tỷ đồng, giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu.

    Từ tháng 9/2016- 3/2022, ông Trịnh Văn Quyết giao cho bà Huế sử dụng các tài khoản dưới tên Trịnh Văn Quyết và 40 tài khoản chứng khoán nhờ người đứng tên để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu ROS.

    Ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bà Huế bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS ban đầu hình thành từ vốn góp khống (cổ phiếu không đảm bảo giá trị) thu được 4.818 tỷ đồng.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Cách anh ấy rút tiền
    Quan trọng là không xác định được người thiệt hại thế mới hài
    Chủ sòng, ủy ban không biết việc này nhé !
    Lỗi tại thằng brocker

    -----
    Chiêu 'cấp khống' tiền mua chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết
    Bộ ******* cáo buộc ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Công ty Chứng khoán BOS cấp hạn mức ảo 170.500 tỷ đồng khớp lệnh mua bán 2,8 tỷ cổ phiếu "họ nhà" FLC.

    Trước hành vi thao túng này, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cùng bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) và 15 người khác bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ ******* (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

    Ông Quyết cùng bà Thúy Nga, Minh Huế, Kiều Dung và Nguyễn Thiện Phú (cựu phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros) bị đề nghị về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Trong hơn bốn năm, từ tháng 5/2017 đến 1/2022, ông Quyết chỉ đạo em gái Minh Huế mượn giấy tờ của người thân để mở 500 tài khoản chứng khoán sau nhằm thao túng giá cổ phiếu. Để có tiền giao dịch, ông Quyết chỉ đạo cấp dưới ở Công ty CP Chứng khoán BOS cấp hạn mức sức mua chứng khoán khống cho số tài khoản trên mở tại công ty này.

    Phòng giao dịch chứng khoán "cấp hạn mức khách hàng" theo yêu cầu của em gái ông Quyết. Khi được cấp, các tài khoản chứng khoán của nhóm ông Quyết sẽ hiện lên số dư cho dù thực tế không có tiền. Đây là số tiền tự điền vào nên chỉ có thể dùng để mua cổ phiếu chứ không rút được khỏi tài khoản.

    C01 cáo buộc BOS đã cấp hạn mức (sức mua đầu ngày) trái quy định với tổng giá trị 170.500 tỷ đồng để đặt 15.000 lệnh mua 2,8 tỷ cổ phiếu "họ nhà" FLC.

    Do cấp vốn khống, BOS bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phạt hai lần, tổng cộng 250 triệu đồng. Đổi lại, BOS thu về 46 tỷ đồng phí giao dịch từ sức mua các mã chứng khoán do nhóm ông Quyết thao túng. Sau khi trừ đi 3 tỷ đồng nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, BOS vẫn hưởng lợi 43 tỷ đồng.

    Tài khoản và tiền đã có, nhóm ông Quyết liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp lệnh nhóm, mua bán khối lượng lớn. Nhóm này còn áp đảo thị trường khi đặt lệnh mua/bán khối lượng lớn sau đó hủy lệnh, theo cơ quan điều tra.

    Kết luận điều tra chỉ ra cách ông Quyết sử dụng để chi phối là khớp lệnh thông thường và khớp lệnh thỏa thuận. Trong các phiên giao dịch, nhóm ông Quyết đặt mua 25-70% tổng khối lượng đặt mua của thị trường sau đó hủy lệnh nhằm tạo ra cung cầu giả, thu hút nhà đầu tư. Tiếp đến, "đội lái" sẽ khớp lệnh nội bộ nhóm để không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu.

    Trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC), nhóm ông Quyết sẽ liên tục đặt lệnh mua và bán để chiếm ưu thế toàn thị trường. Mục đích để chi phối thị trường vào thời điểm đóng cửa. Giá ngày hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên sau.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết, tháng 8/2019. Ảnh: Ngọc Thành

    Khi giá các cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART được "lái" lên cao, ông Quyết chỉ đạo em gái bán toàn bộ để kiếm lời. Trong đó, hưởng lợi từ AMD 39 tỷ đồng, HAI 239 tỷ, GAB 3 tỷ, ART 44 tỷ và FLC 397 tỷ.

    Trước việc cổ phiếu FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022, ông Quyết chỉ đạo em gái bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu, tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng. Đây cũng là sự vụ khởi nguồn khiến ông Quyết vướng lao lý.

    Do việc bán "chui", Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu này. Nhà chức trách xác định là đã hoàn thành hành vi phạm tội nhưng hậu quả chưa đạt do bị ngăn chặn, nhà đầu tư mua số cổ phiếu này đã được trả lại tiền.

    Không xác định được nhà đầu tư chứng khoán bị thiệt hại

    C01 đã trưng cầu giám định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính về việc xác định số tiền gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mua 5 cổ phiếu AMD, HAI, GAB, ART, FLC trong giai đoạn ông Quyết thao túng. C01 đề nghị giám định trả lời: Nếu gây thiệt hại cho các nhà đầu tư chứng khoán thì phương pháp tính thiệt hại như thế nào? Căn cứ ra sao?

    Kết luận điều tra nêu, theo trả lời của Bộ Tài chính, pháp luật hình sự hiện hành chưa có quy định hướng dẫn về xác định thiệt hại cho nhà đầu tư phát sinh từ hành vi thao túng chứng khoán. Hơn nữa, giá cổ phiếu được xác lập trên cơ sở khớp lệnh của hàng triệu tài khoản trên thị trường, trong đó có tài khoản của nhà đầu tư thông thường và cả tài khoản của nhóm thao túng như ông Quyết. Giao dịch của nhà đầu tư diễn ra thường xuyên, mua bán liên tục một mã trong thời gian dài. "Việc nhà đầu tư phát sinh nhiều giao dịch mua bán với cùng một mã cổ phiếu nên không thể xác định họ mua của ai, thời điểm nào".

    [​IMG]
    Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tháng 3/2022. Ảnh: CAND

    "Do đó không thể đánh giá chính xác nhà đầu tư bị lỗ vì bán cổ phiếu đã mua của nhóm thao túng", Bộ Tài chính nêu và cho rằng ông Quyết thao túng thị trường chứng khoán, có nhà đầu tư giao dịch có lãi nhưng cũng có người bị thua lỗ. Nguyên nhân thua lỗ của nhà đầu xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau nên không thể khẳng định "thua lỗ do bị ông Quyết thao túng".

    Từ vụ án này, C01 nhận thấy nhiều lỗ hổng trong thị trường chứng khoán như mở tài khoản dễ dàng và không kiểm soát nên nhóm tội phạm lợi dụng để tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao. Đặc biệt, hiện nay chưa có quy định để xác định thiệt hại cho nhà đầu tư tham gia mua bán các mã chứng khoán trong giai đoạn bị thao túng để có căn cứ xác định thiệt hại.

    Ông Quyết, 48 tuổi, khởi nghiệp với nghề luật sư khi cùng các cộng sự mở văn phòng luật SMiC năm 2001, và sau đó chuyển sang mở hàng loạt doanh nghiệp. Ông từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản hơn 1 tỷ USD (hơn 24.000 tỷ đồng). Quá trình kinh doanh, chủ tịch FLC hai lần bị phạt vì giao dịch "chui" chứng khoán.
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Cách đây khoảng 8 năm trước tới thăm 1 đ/c lãnh đạo thấy anh ấy hồ hởi khoe mới tìm ra 1 lĩnh vực đầu tư mới
    Mình thì cũng dạ vâng nhờ anh chỉ bảo
    Anh ý nói giờ đầu tư vào Condotel ngon lắm: ai cũng muốn căn nhà thứ 2 ngoài biển, khách du lịch nhiều thuê kín..bla.bla và quan trọng nhất chủ đầu tư cam kết trả lãi xuất 8-12% năm cao hơn lãi ngân hàng + 1 năm thêm chục ngày nghỉ miễn phí
    Mình cũng dạ vâng cản anh vài lời nhưng ảnh không nghe, bảo chú không theo sau này đừng hối tiếc
    Mình chỉ tính thế này:
    1. Nếu là 1 dự án chủ đầu tư tự làm:
    - Đất phải bỏ tiền mua
    - làm dự án phải có đối ứng 30%
    - 70% vay ngân hàng - sổ cầm ngân hàng, phải trả nợ vay hàng tháng
    - làm xong trầy mặt đi bán, phải giảm giá, khuyến mại 10 -30% mới bán được
    - Nếu tồn hàng nợ vốn thì còng lưng trả lãi
    - Kinh doanh lãi 20% năm là cao
    - Nguy cơ phá sản cao
    2. Nếu dự án đó chủ đầu tư làm Condotel
    - Đất phải bỏ tiền mua
    - làm dự án phải có đối ứng 30%
    - 70% chuyển nợ vay ngân hàng cho người mua - khách hàng phải trả nợ vay hàng tháng chu chủ đầu tư
    - Sổ đỏ chủ dầu tư cầm ngân hàng vay tiếp làm dự án khác
    - Giá tăng 50-100% so với tự bán - chiết khấu, cam kết lãi xuất 8-12% thì trả đủ 10 năm vẫn lãi chán
    - làm xong không trầy mặt đi bán, bọn sàn nó bán hộ
    - Toàn bộ nợ vay đẩy sang khách hàng - tài sản chủ đầu tư vẫn cầm
    - Kinh doanh lỗ lãi thế nào chủ đầu tư không chịu trách nhiệm
    - Nguy cơ phá sản = 0 do nợ đã chuyển qua hết người mua

    Do đó mình không mua
    Và kết quả mọi người tự biết
    Hiện nay việc cấp sổ đỏ cho Condotel gần như = 0, nếu làm được phải 3-5 năm năm nữa.
    Khi đó hàng triệu căn Condotel sẽ đóng băng không chuyển thành tài sản được
    Sự sụp đổ là tất yếu !
    sheila9x thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Nhiều khách hàng đệ đơn ra tòa kiện tập thể Công ty FLC Hạ Long


    (Dân trí) - TAND TP Hạ Long (Quảng Ninh) đang thụ lý đơn khởi kiện của nhiều người là khách hàng mua căn hộ condotel FLC Grand Hotel Hạ Long (ở TP Hạ Long, Quảng Ninh).
    Xác minh thông tin FLC Hạ Long thế chấp dự án đi vay tiền ngân hàng

    Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Bình Vân, Chánh án TAND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đang thụ lý nhiều đơn kiện Công ty Đầu tư và phát triển FLC Hạ Long (FLC Hạ Long, trụ sở ở Hạ Long, Quảng Ninh).

    Những người gửi đơn kiện trên là khách hàng từng mua căn hộ condotel tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long (TP Hạ Long, Quảng Ninh) với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC Group, trụ sở ở Hà Nội).

    Các khách hàng kiện FLC Hạ Long vì vi phạm hợp đồng thuê và quản lý tài sản tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long.

    "Theo kế hoạch chúng tôi đưa vụ án này ra xét xử trong tháng 9, nhưng quá trình giải quyết vụ án phát sinh tình tiết mới là Công ty FLC Hạ Long đã đem dự án FLC Grand Hotel Hạ Long đi thế chấp quyền khai thác tại ngân hàng Sacombank.

    Do đó, chúng tôi phải đưa đại diện Sacombank vào tham gia tố tụng, nên vụ án phải tạm dừng xét xử", ông Vân nói và cho biết, vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 10.

    [​IMG]
    Dự án FLC Grand Hotel Hạ Long (Ảnh: Nguyễn Dương).

    Quảng cáo của DTads

    Nằm trong số hàng trăm khách hàng đang đệ đơn kiện Công ty FLC Hạ Long, chị Nguyễn Thị Tiên Duyên (ở Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Năm 2018, chị ký hợp đồng mua căn hộ condotel tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long, có diện tích hơn 47m2, với giá gần 1,5 tỷ đồng với FLC Group.

    Sau đó, FLC Group đã ủy thác cho bên thứ 3 ký hợp đồng thuê và quản lý tài sản với chị Duyên. Nghĩa là, căn hộ chị Duyên mua sẽ cho FLC Hạ Long thuê lại để khai thác cho khách du lịch hoặc khách hàng khác thuê.

    Theo hợp đồng, chị Duyên có quyền được hưởng giá thuê bằng 85% lợi nhuận/năm và trong mọi trường hợp sẽ không thấp hơn 12% giá tính tiền thuê/năm trong vòng 8 năm đầu.

    Theo đó, căn hộ chị Duyên mua 1,5 tỷ đồng sẽ được trả giá thuê là 180 triệu đồng/năm (chưa trừ các khoản thuế, phí khác).

    Chị Duyên cho biết, vì được FLC Group và FLC Hạ Long cam kết trả 12%/ năm trong 8 năm đầu nên các chủ sở hữu mới trả giá mua căn hộ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung thời bấy giờ.

    Theo chị Duyên, ngay khi dự án đi vào hoạt động năm 2019, FLC Hạ Long đã không thanh toán tiền thuê đúng hạn, để mặc cho "khổ chủ" đi đòi nhiều lần tại trụ sở FLC Group (số 265 Cầu Giấy, Hà Nội) và tại dự án ở Hạ Long, Quảng Ninh.

    "Chúng tôi ký với FLC Hạ Long thanh toán tiền thuê là 6 tháng/lần. Nhưng ngay kỳ đầu năm 2019 chúng tôi đã phải đấu tranh thì mới được trả tiền. Đến kỳ 2 của năm 2019, chúng tôi phải đấu tranh gay gắt ở trụ sở chính của FLC Group mới được thanh toán", chị Duyên cho biết.

    Người phụ nữ trên chia sẻ thêm, FLC Hạ Long thanh toán cho khách hàng tiền thuê căn hộ đến hết kỳ 1 của năm 2020, còn từ kỳ 2 của năm 2020 cho đến hiện nay, FLC Hạ Long chưa thanh toán tiền thuê cho khách hàng.

    "Không phải khách hàng nào cũng được thanh toán tiền thuê, chỉ những người đi đấu tranh mới được trả tiền. Có nhiều khách hàng ở tỉnh, thành phố xa, ở nước ngoài không có điều kiện đến trụ sở FLC Group đòi, nên từ khi ký hợp đồng đến nay họ chưa lấy được đồng tiền thuê nào từ FLC Hạ Long", chị Duyên bức xúc.

    Theo chị Duyên, hàng trăm khách hàng đã đệ đơn ra tòa kiện FLC Hạ Long, buộc công ty này phải thanh toán toàn bộ tiền thuê chưa trả cho chủ sở hữu căn hộ theo hợp đồng thuê và quản lý tài sản ký kết giữa 2 bên.

    Các khách hàng muốn chấm dứt hợp đồng thuê và quản lý tài sản với FLC Hạ Long, nếu có ký tiếp thì phải đàm phán lại. Trường hợp không đàm phán được, các chủ sở hữu dùng căn hộ của mình để lưu trú như trong Hợp đồng mua bán với FLC Group đã thỏa thuận.

    Cùng nội dung kiện FLC Hạ Long, chị Phạm Thị Thao (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), chia sẻ, năm 2018 chị cũng mua căn hộ condotel tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long, có diện tích 41,7m2, với giá hơn 1,8 tỷ đồng.

    Nhưng ròng rã từ năm 2020 đến nay, chị Thao cũng không được FLC Hạ Long thanh toán tiền thuê căn hộ theo hợp đồng thuê và quản lý tài sản đã ký kết giữa 2 bên.

    Làm ăn có lãi nhưng không trả tiền?

    Tương tự, cuối năm 2018, gia đình ông Lương Thanh Nhã (ở quận Long Biên, Hà Nội) có mua một căn hộ tại dự án trên và cũng rơi vào tình cảnh như 2 "khổ chủ" trên.

    Ông Nhã cho biết thêm, do nghi vấn FLC Hạ Long thế chấp tài sản tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long, trong đó có các căn hộ của khách hàng nên đã đề nghị tòa án thu thập báo cáo tài chính của FLC Hạ Long.

    Theo ông Nhã, "trong báo cáo tài chính thể hiện FLC Hạ Long có nguồn thu đều đặn, giai đoạn Covid-19, riêng doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng đạt từ 90-210 tỷ đồng".

    [​IMG]
    Trước đó, chủ sở hữu condotel FLC Grand Hotel Hạ Long nhiều lần đứng tập trung ở trụ sở Tập đoàn FLC ở Cầu Giấy, Hà Nội để đòi tiền (Ảnh: Hà Phong).

    "Hợp đồng mua bán của chúng tôi đã hoàn tất và đã có biên bản bàn giao tài sản từ phía FLC Group. Chúng tôi đã thanh toán đủ 95% số tiền mua căn hộ, sau đó họ ký Hợp đồng thuê và quản lý tài sản (HĐTTS) với Công ty FLC Hạ Long để đơn vị này thuê lại", ông Nhã chia sẻ thêm.

    Do vậy, ông Nhã cho rằng bản chất ở đây là Công ty FLC Hạ Long vi phạm nghĩa vụ của HĐTTS, chứ đây không phải là Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo kiểu lời ăn lỗ chịu. Chính vì vậy, Công ty FLC Hạ Long phải trả tiền theo cam kết. Nếu vi phạm thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện chấm dứt HĐTTS.

    Ông Lương Thanh Nhã cho biết, vì bị hoãn xét xử nhiều lần nên ngày 19/10 vừa qua, gần 80 chủ sở hữu đã ký đơn tập thể gửi TAND Tối cao kiến nghị chỉ đạo TAND tỉnh Quảng Ninh sớm đưa vụ án ra xét xử.

    "Chúng tôi cũng gửi đơn tập thể đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, kiến nghị giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng của các đơn vị liên quan xem có dấu hiệu bao che cho FLC và FLC Hạ Long hay không", ông Nhã nói.

    Liên quan đến nội dung trên, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công ty FLC Hạ Long cho biết, công ty đang nợ tiền thanh toán cho các chủ sở hữu căn hộ đã ký hợp đồng thuê và quản lý tài sản tại dự án FLC Grand Hotel Hạ Long.

    Nhưng không phải tất cả các chủ sở hữu căn hộ đều bị FLC Hạ Long nợ đọng tiền, đã có nhiều chủ sở hữu được giải quyết bằng các quyền lợi khác và đang đàm phán, thỏa thuận tìm phương án giải quyết hợp lý với công ty.

    Về thông tin FLC Hạ Long thế chấp dự án, trong đó có các căn hộ của chủ sở hữu cho ngân hàng Sacombank vay tiền, vị đại diện trên không trả lời có hoặc không có việc này.

    "Nếu có việc này thì phía ngân hàng sẽ phải thẩm định kỹ lưỡng tài sản thế chấp, họ phải rất chắc việc này. Dự án có nhiều hạng mục, ngoài các căn hộ của chủ sở hữu, các hạng mục khác là tài sản của công ty, của tập đoàn", vị đại diện FLC Hạ Long nói.

    Còn về thông tin báo cáo tài chính thể hiện dự án FLC Grand Hotel Hạ Long kinh doanh có lãi, kể cả giai đoạn Covid-19, đại diện FLC Hạ Long cho biết, từ khi đưa dự án vào khai thác chưa năm nào có lãi.

    "Con số chủ sở hữu đưa ra nếu đúng thì chỉ là doanh thu của dự án, chứ không phải là con số thực lãi. Theo tôi nắm được, quan điểm của công ty, của tập đoàn là không thoái thác nghĩa vụ trả tiền cho các chủ sở hữu, nhưng giai đoạn này tập đoàn kinh doanh gặp khó khăn, biến động nhân sự nên mong các chủ sở hữu cảm thông, chia sẻ", vị đại diện FLC Hạ Long cho biết và nói thêm, còn nếu các chủ sở hữu không thông cảm, chia sẻ thì đành phải nhờ tòa án giải quyết.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Vận xui cho các đại gia VN
    Sau CS là SK rút vốn
    Tiền đâu mà trả đây - bác nào bảo tiền in được hãy cho các đại gia ấy 1 lời khuyên
    Kẻo họ đang chết trong đống tài sản vì... thiếu tiền trả nợ !

    ------
    SK Group bác tin đồn rút vốn sớm khỏi Việt Nam
    Báo Hàn Quốc cho biết, SK Group - Chaebol lớn thứ ba, đối tác hàng đầu của Masan - sẽ không rút vốn sớm khỏi Việt Nam mà muốn kinh doanh lâu dài.

    Theo Money Today của Hàn Quốc, đại diện SK Group xác nhận đang thảo luận về hợp tác kinh doanh lâu dài với chính phủ Việt Nam và các công ty lớn trong nước. Trái ngược với tin đồn rút vốn khỏi Việt Nam gần đây, tập đoàn này nói vẫn đang lên kế hoạch đưa Việt Nam thành "căn cứ kinh doanh ở Đông Nam Á".

    Kể từ năm 2018, SK Group đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu Việt Nam như Vingroup (VIC) và Masan (MSN), đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD vào nhiều lĩnh vực như phân phối, hàng tiêu dùng, phát triển bất động sản và chăm sóc sức khỏe với các doanh nghiệp như Pharmacity, Imexpharm, PV Oil, Cửu Long JOC, Maroon Bells.. Trong đó, tập đoàn Hàn Quốc đã đầu tư 1,2 tỷ USD vào các mảng kinh doanh lớn của Masan, là khoản đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

    Một quan chức cấp cao của SK Group cho biết, có thể điều chỉnh một số ở danh mục đầu tư khi ngành công nghiệp Việt Nam phát triển, nhưng tập đoàn sẽ củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

    Về Masan, SK Group cho biết "là đối tác chiến lược quan trọng và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách hợp tác từ một tầm nhìn dài hạn".

    Năm nay, thị trường Việt Nam cũng gặp khó khăn lớn do suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời giá cổ phiếu của các công ty chủ chốt có biến động. Giới đầu tư bắt đầu đồn đoán SK Group có thể sẽ rút khỏi Việt Nam, bắt đầu từ việc thoái sạch cổ phần tại Masan.

    Thông tin này góp phần đẩy giá cổ phiếu MSN giảm mạnh trong thời gian gần đây. Kéo theo đó, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang cũng rời danh sách tỷ phú. Trong hai phiên giao dịch gần nhất, mã chứng khoán của Masan tăng nhẹ thêm 200 đồng mỗi phiên, lên 58.200 đồng một cổ phiếu. Tuy nhiên, mức này vẫn nằm trong vùng giá thấp nhất hai năm qua.

    Trong cuộc gặp nhà đầu tư chiều 30/10, ban lãnh đạo Masan cũng khẳng định SK Group là đối tác dài hạn. Tương lai gần, MSN sẽ công bố thêm các hợp tác với nhà đầu tư Hàn Quốc này để tối đa hóa giá trị cho cổ đông đôi bên. Công ty chưa công bố thông tin cụ thể mà chỉ cho biết nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ hỗ trợ phát triển tình hình kinh doanh, cải thiện sức khỏe tài chính và đồng tình với định hướng "tiền mặt là trên hết".

    Gần đây, ông Choi Tae Won - Chủ tịch SK Group, đã gặp gỡ các cấp lãnh đạo Việt Nam để thảo luận về những dự án hợp tác lâu dài như kỹ thuật số và ESG (quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp) bên cạnh các giải pháp xanh. Ông Choi nhấn mạnh nhiều lần tại cuộc gặp rằng Việt Nam tiếp tục là đối tác chiến lược như đã từng từ rất lâu trước đây. Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng dành khoản đầu tư 30 triệu USD cho Trung tâm Đổi mới Quốc gia (NIC) để thúc đẩy các công ty khởi nghiệp Việt Nam.

    Do đó, nguồn tin của Money Today cho rằng SK Group có thể điều chỉnh danh mục đầu tư hiện tại để hướng vào các lĩnh vực mới như kinh doanh xanh, chứ không vội vàng thu hồi khoản đầu tư.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Khi con bò đã bị vắt hết sữa
    Khi chị Dậu, anh nổ phải bán khách sạn, bán đội bóng
    Dự chỉ tầm 1 năm nữa là đi

    --------
    Bỏ 2.000 tỷ đồng làm bóng đá, bầu Đức cũng phải ngậm ngùi 'bán tên' CLB HAGL
    BÓNG ĐÁ VIỆT NAMThứ Sáu, 03/11/2023 14:18:17 +07:00
    (VTC News) -
    Việc CLB Hoàng Anh Gia Lai đổi tên sau hơn 20 năm khẳng định thương hiệu phản ánh hiện thực của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
    "Tôi tốn kém trên dưới 2.000 tỷ đồng sau 22 năm qua cho bóng đá", bầu Đức nói khi công bố điều chưa từng xảy ra với CLB Hoàng Anh Gia Lai kể từ khi đội bóng này hiện diện ở V-League. Đội bóng phố núi đổi tên.

    Không nhiều ông bầu "máu" bóng đá như vậy, kể cả khi vị doanh nhân này trục trặc trong các lĩnh vực kinh doanh khác và không thể đổ tiền nhiều như trước. Tuy nhiên, bầu Đức cũng đến lúc không còn đủ lực để duy trì thương hiệu bóng đá đã gây dựng và duy trì vẹn nguyên suốt 2 thập kỉ.

    Trước khi nghĩ đến chuyện học hỏi các mô hình đỉnh cao thế giới, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phải giải quyết câu chuyện về sự tồn tại. Việc CLB Hoàng Anh Gia Lai đổi tên chính là lời nhắc nhở cả nền bóng đá về hiện thực này, giữa rất nhiều những lời hô hào về triết lí cao siêu.

    Hơn 20 năm từ khi bóng đá Việt Nam lên chuyên, chỉ có 2 câu lạc bộ chưa từng đổi tên - tính đến trước ngày 2/11/2023. Đó là Bình Dương và Hoàng Anh Gia Lai. Cái tên của đội bóng phố núi thực sự trở thành một thương hiệu bóng đá đích thực, được biết đến là tên của một đội bóng chứ không phải gắn tên nhà tài trợ.

    [​IMG]
    Bầu Đức thông báo HAGL đổi tên. (Ảnh: HAGL)

    Ở V-League 2023/2024, vẫn có 8 đội bóng thuần túy là tên địa phương - thứ duy nhất không thay đổi trong tên các CLB. Tuy nhiên, tất cả các đội bóng này đều từng trải qua một khoảng thời gian dài gắn tên với doanh nghiệp.

    Từ các đại diện của những thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, TP.HCM đến những CLB giàu bản sắc địa phương như Hải Phòng, Nam Định, Khánh Hòa, hay thậm chí cả cá tính độc đáo như Sông Lam Nghệ An lừng lẫy cũng phải gắn tên doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó.

    Điều này nghĩa là không đội bóng nào thực sự giữ cho mình được cái tên riêng, đủ mạnh, đủ độc lập để không cần đứng chung với bất kỳ yếu tố nào khác.

    Bản sắc của đội bóng bắt đầu từ cái tên. Bởi thế, việc các CLB chuyên nghiệp Việt Nam liên tục đổi tên tạo ra cảm giác về sự bất ổn, thiếu bền vững. Nhưng, đấy chỉ là phần nổi, được nhìn nhận từ con mắt của người hâm mộ bóng đá.

    [​IMG]
    Cái tên Hoàng Anh Gia Lai là thương hiệu biểu tượng của bóng đá bền vững.

    Đối với những người làm bóng đá, cái tên cũng chỉ là giá trị để đánh đổi. Thứ mà đội bóng có được khi chấp nhận đổi tên để gắn với thương hiệu tài trợ là tiền - yếu tố quyết định đến sự tồn tại của CLB trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp.

    Chẳng thể trách được các đội bóng và nhà tài trợ. Hiện thực của bóng đá Việt Nam là các CLB chưa kiếm ra tiền, hoặc nhiều tiền từ hoạt động bóng đá. Tình cảm của người hâm mộ cũng chưa thể quy trực tiếp thành nguồn lợi tài chính - khi mà những chiếc áo hàng nhái vẫn tràn lan trong khi sản phẩm chính hãng CLB bán chẳng được mấy người mua.

    Các CLB phụ thuộc vào những nhà tài trợ lớn, những ông bầu "nuôi" đội bóng. Họ muốn gì cũng được, kể cả là đổi tên CLB. Miễn là số tiền doanh nghiệp bỏ ra đủ giúp đội bóng tồn tại. Nếu đội bóng không sống được thì cái tên cũng chẳng có ý nghĩa gì.

    Trong một môi trường như vậy, cái tên Hoàng Anh Gia Lai đứng một mình, tồn tại suốt 2 thập kỉ ở V-League chính là biểu tượng đáng tự hào của ông bầu Đoàn Nguyên Đức về bóng đá bền vững. Nhưng, thực tế là bầu Đức những năm qua cũng trầy trật trên thương trường và việc đổ tiền vào bóng đá cũng chẳng còn đơn giản như trước.

    Giờ đây, đến cả HAGL cũng phải chấp nhận đổi tên để đổi lấy nhà tài trợ, như những CLB khác phải lo "cơm áo gạo tiền" từng mùa giải.

    PHƯƠNG MAI
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Trong một thập kỷ, Hoàng Anh Gia Lai đã phải bán những bất động sản nào để cầm cự?
    Ngô Hương • 03/10/2023 - 11:38
    Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã phải bán đi nhiều dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa để trả nợ.

    CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) vừa công bố nghị quyết về việc bán Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngay số 1 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai để có tiền trả nợ lô trái phiếu.

    Theo đó, HAGL cho biết tiền thu về (chưa công bố) sẽ ưu tiên thanh toán cho lô trái phiếu tại BIDV phát hành năm 2016.

    [​IMG]
    Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngay số 1 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai. Nguồn ảnh: My Tour
    Tính đến thời điểm 30/6/2023, dư nợ trái phiếu tại BIDV chiếm tỷ trọng lớn nhất với 5.271 tỷ đồng. Trong đó, số tiền lãi chậm thanh toán luỹ kế đến ngày 30/9/2023 gần 2.871 tỷ, số tiền gốc chậm thanh toán là 1.157 tỷ đồng.

    Được biết, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai hoạt động từ năm 2005, là khách sạn 4 sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên với 117 phòng ngủ gồm 3 loại phòng Suite, Deluxe và Superior. Nằm ngay trung tâm, nhiều phòng tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai có view là quang cảnh ngọn núi hoặc thung lũng.

    Với động thái quyết liệt bán đi bất động sản “đắc địa” cuối cùng còn lại, bầu Đức quyết tâm sẽ xoá sạch hơn 5.200 tỷ đồng tại BIDV trong cuối năm nay.

    Trong khoảng một thập kỷ qua, HAG rất khó khăn, chìm ngập trong nợ nần sau giai đoạn đầu tư lớn vào cao su nhưng giá giảm. Sau đó, HAG đổi qua mía đường, rồi cũng bán mảng này cho doanh nghiệp khác. Với mảng bất động sản, Doanh nghiệp cũng không ít lần phải bán đi để xoay vòng vốn nhưng cũng không mang lại màu sắc tươi tắn cho hoạt động kinh doanh của mình.

    2010-2012: Bán HAGL Resort Đà Lạt và Quy Nhơn

    Từ năm 2010, khi ngành bất động sản gặp khó khăn, HAGL đã bán chi nhánh khu nghỉ dưỡng HAGL Resort Quy Nhơn cho bên thứ ba với giá bán là 175 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi ròng 99,2 tỷ đồng.

    Đến năm 2012, HAGL hoàn tất bán HAGL Resort Đà Lạt. Thương vụ này không được công bố rộng rãi, nhưng báo cáo tài chính năm này ghi nhận HAGL Resort Đà Lạt dưới dạng khoản đầu tư ngắn hạn trị giá 81,8 tỷ đồng (đã được chấp thuận để thanh lý cho một bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý).

    [​IMG]
    HAGL Resort Đà Lạt. Nguồn ảnh: Dalat24h
    Những năm đầu thành lập chi nhánh công ty con để phát triển lĩnh vực bất động sản, HAGL đã đánh dấu cột mốc cho việc ra mắt thị trường bằng một loạt các dự án cao cấp như: Resort Quy Nhơn, HAGL Resort Đà Lạt, HAGL Hotel Pleiku, Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (HCM).

    Trong suốt 7 năm từ năm 2006-2012, bất động sản trở thành lĩnh vực chủ lực của HAGL và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. Đỉnh cao là việc xây dựng và phân phối các dự án: Khu căn hộ New SaiGon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2), Khu căn hộ Phú Hoàng Anh (GĐ 1) (huyện Nhà Bè) và Khu căn hộ Hoàng Anh Gold House (quận 7), mang về mức doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng, chiếm 77% tổng doanh thu của cả năm.

    2019: Bán HAGL Myanmar centre cho Thaco, rút khỏi lĩnh vực bất động sản

    Không dừng chân ở Việt Nam, HAGL đầu tư sang thị trường Myanmar với dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre với cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao đã bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 8/2016.

    Thời điểm khởi công dự án, giá cho thuê bình quân của phân khúc văn phòng cao cấp ở Yangon lên tới 80 USD/m2/tháng, giá cho thuê bình quân của phân khúc khách sạn đến 250 USD/phòng/đêm, căn hộ dịch vụ từ 2.300 USD đến 12.500 USD/căn/tháng.

    [​IMG]
    HAGL Myanmar centre. Nguồn ảnh: Retail New Asia
    Với lợi thế giá vốn thấp, HAGL rất kỳ vọng vào hiệu quả của dự án này. Song, trong công cuộc đại tái cơ cấu với sự hỗ trợ từ Thaco, HAGL đã bước đầu nhường lại cuộc chơi bất động sản tại Myanmar cho ông Trần Bá Dương.

    Đến năm 2019, HAGL chính thức bán toàn bộ lại cho Thaco và rút chân khỏi thị trường bất động sản.

    Cụ thể, tháng 9/2019, HĐQT HAGL đã thông qua Nghị quyết chuyển nhượng hơn 196 triệu cổ phần, tương đương 47,93% vốn tại HAGL Land cho Đại Quang Minh với giá trị hợp đồng chuyển nhượng 2.777,9 tỷ đồng . Trong đó, số tiền lãi được ghi nhận là 306 tỷ đồng.

    HAGL Land là công ty quản lý mảng bất động sản của HAGL với dự án chính là khu phức hợp HAGL Myanmar tại thành phố Yangoon, Myanmar. Đây cũng là dự án bất động sản cuối cùng của HAGL. Với việc hoàn tất bán hết số cổ phần còn lại, Công ty của bầu Đức đã rút khỏi mảng bất động sản.

    2021: Bán HAGL Agrico cho Thaco

    Đỉnh điểm là năm 2021, HAGL đi đến quyết định bán HAGL Agrico cho Thaco. Là công ty sở hữu diện tích đất lớn hơn 60ha, HAGL Agrico đồng thời là cục nợ khổng lồ của HAGL trong cuộc chơi cao su, cọ dầu.

    Đến năm 2023, HAGL tiếp tục lên kế hoạch phát triển mảng chủ lực gồm 2 cây – 1 con (sầu riêng, chuối và heo), song song cơ cấu nợ, xoá lỗ luỹ kế. HĐQT ngay từ đầu đã thống nhất quan điểm bán những tài sản không sinh lợi (nếu cần) để thu hồi vốn. Hiện, HAGL còn hai mảng ngoài nông nghiệp là Bệnh viện HAGL và đội bóng HAGL.

    Hiện, HAGL tập trung vào trồng chuối, nuôi heo, trọng điểm là sầu riêng. Về mảng nuôi heo, sản phẩm heo Bapi từng được kỳ vọng rất cao nhưng cũng gặp nhiều trắc trở trong khâu phân phối và hiện chỉ còn tập trung ở một số cửa hàng, siêu thị lớn như Co.opmart, Lotte Mart. Mảng chuối cũng thu được nhiều thành công với việc bán được nhiều sang Trung Quốc.
    -----
    Năm 2012 để thoát BĐS anh nổ phải giảm giá 50%
    Năm nay TQ đã có DN giảm giá 50% để thoát hàng
    VN chờ xem khi nào BĐS giảm 50% lúc đó mới là đáy
    Tích trữ lương thảo, tiền mặt chờ giây phút này
    Sau chu kỳ thứ 3 khoảng 2028 -2032 tôi sẽ chính thức xả toàn bộ hàng BĐS nghỉ tay gác kiếm

    Đời người chứng kiến được 3 chu kỳ đã là thành công lắm rồi
    Lúc đó lại trăn trở vớ icâu hỏi của anh Vũ trung Nguyên: Tiền nhiều để làm gì ???
    ~o) =)) ~o)
    Khoaxdaphikhonglo thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Nova: sau khi bay mất > 50% cổ phần công ty
    Thì giờ mỗi ngày anh còng lưng trả 12 tỏi tiền lãi
    Tính đến 30/9/2023 tiền lãi vay đã trả là 3.352 tỷ đồng
    Nova sẽ không chết vì tài sản quá nhiều + quá nguy hiểm
    Tuy nhiên với 88k tỏi nợ ngắn hạn phải trả - Nov sẽ đi tìm đáy mới trong 2024
    Tỷ lệ sở hữu sẽ thay đổi rất nhiều - cá mập sẽ nuốt cá voi !

    -------
    Nợ của Novaland giảm gần 6.000 tỷ đồng, mỗi ngày chi trả hơn 12 tỷ đồng tiền lãi
    07-11-2023 - 09:06 AM | Bất động sản

    [​IMG]
    Tại thời điểm 30/9, tổng nợ vay của Novaland là 58.944 tỷ đồng, giảm 5.925 tỷ đồng so với cuối năm ngoái.

    Báo cáo của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; mã chứng khoán: NVL) ghi nhận, tại thời điểm 30/9/2023, nợ phải trả là 205.462 tỷ đồng, giảm gần 7.500 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm ngoái.

    Trong đó, nợ ngắn hạn của Novaland là 88.101 tỷ đồng, tăng 12,7% so với thời điểm 31/12/2022. Còn nợ dài hạn của doanh nghiệp ghi nhận 117.361 tỷ đồng, giảm 13% so với cuối năm ngoái.

    Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng nợ vay của Novaland là 58.944 tỷ đồng, giảm 5.925 tỷ đồng so với thời điểm 31/12. Trong đó, nợ vay ngân hàng là 9.053, giảm 1.966 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phát hành trái phiếu là 40.174 tỷ đồng, giảm 3.996 tỷ đồng so với đầu năm. Vay bên thứ ba là 10.078 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2023, còn lại là chi phí phát hành trái phiếu và vay bên liên quan.
    [​IMG]
    Đi vào chi tiết, chủ các khoản vay nợ của của Novaland hiện nay gồm: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) cho vay hơn 1.760 tỷ đồng; Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho vay 1.523 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) cho vay 1.350 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) có dư nợ vay 255 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) còn dư nợ vay ngắn hạn hơn 51 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 7,6 tỷ đồng;...

    Ngoài ra NVL còn khoản vay Credit Suisse AG chi nhánh Singapore hơn 1.780 tỷ đồng; Vietnam Joint Stock Commercial Bank 489,2 tỷ đồng; Maybank International Labuan Branch hơn 489,2 tỷ đồng, Deutsche investitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH gần 315 tỷ đồng, The Hongkong and Shanghai Banking gần 138,6 tỷ đồng…

    Về vấn đề nợ trái phiếu, trước đó, vào cuối tháng 9/2023, Novaland đã chi 2.346 tỷ đồng để mua lại trước hạn một phần của 2 lô trái phiếu đang lưu hành.

    Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Novaland có thể thấy tại thời điểm 30/9/2023 tiền lãi vay đã trả là 3.352 tỷ đồng, giảm khoảng 32,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm nay, mỗi ngày “mở mắt” Novaland này phải trả hơn 12,3 tỷ đồng tiền lãi vay. Cùng kỳ năm ngoái, mỗi ngày doanh nghiệp này phải chịu 18,3 tỷ đồng tiền lãi.
    SBTC thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    BÍ QUYẾT SỐNG SÓT QUA NHỮNG LẦN KHỦNG HOẢNG
    - Bí quyết đơn giản: chia trứng vào nhiều giỏ

    Qua nhiều bài phía trên ta thấy chung quy các đại gia, cá mập chết trong khủng hoảng chỉ duy nhất 1 nguyên nhân: TẤT TAY - CHO TRỨNG VÀO 1 GIỎ - LIỀU ĂN NHIỀU
    Với Vạn thịnh phát, Nova, hay FLC, Tân hoàng Minh... họ không chết vì nghèo. Họ chết trên đống tài sản vì: THIẾU TIỀN
    Một khi Thái thượng hoàng đã ban lệnh chết cho họ thì không bán được tài sản, không cho vay tiền, không cho đáo hạn trái phiếu đúng kỳ... và thế là họ chết trong đống tài sản mà họ tích cóp cả đời - để cho kẻ khác hốt tay trên của họ

    Với tôi trải qua 2 lần khủng hoảng 2008 - 2013 và 2021 -2024
    Tôi đã may mắn sống sót nhờ: bỏ trứng vào nhiếu giỏ, đa dạng hóa nhiều nguồn thu nhập, lấy miền xuôi nuôi miền ngược
    - Năm 2008 -2013 tôi có 3 nguồn thu nhập. Khi bị khủng hoảng tôi có thời điểm phải trả nợ vay lên tới 23%. May mắn là tôi có nguồn thu nhập khác nên đủ trả nợ, có vài mảnh đất vứt đó đến sau này lãi gấp 3-5 lần mới mang ra bán
    - Năm 2022 tôi có 5 nguồn thu nhập. Năm 2020 -2021 có thời điểm tôi đã định tất tay với 1 dự án lớn về BĐS nhưng sau khi suy nghĩ về những thất bại lền trước tôi đã kịp dừng lại. Đến giờ đi ngang qua khu đất đó thấy đẹp, tiềm năng ra, tuy nhiên tôi thấy mình may mắn vì quyết định dừng lại. Bởi nếu quyết định đầu tư thì với 50 -70% vốn vay và lãi xuất 15 -18% thì tôi cũng sẽ ra đi như các đại gia ở trên
    Tiếp theo là tôi đã hạn chế nợ vay, chỉ để lại 1 khoản nhỏ trong hạn mức thanh toán
    May mắn tiếp theo là tôi đã chuyển kênh dầu tư và tăng gấp 2 thu nhập. Do đó có thể thoải mái trả nợ trong thời gian này và đang tích lũy cho trận đánh lớn vào năm sau
    Trong F này đa số mọi người luôn khát khao chiến thắng tất tay, luôn sợ lỡ cơ hội trong những con sóng. Bạn có thể thành công ở con sóng này - nhưng bạn sẽ luôn thất bại ở những đợt khủng hoảng
    Hãy tồn tại - trước khi muốn thành công !
    Hãy chia trứng vào nhiều giỏ - trước khi muốn trở nên giàu có !

    @};-@};-@};-
    JackJohn1922, Kimtham, habe894 người khác thích bài này.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Lâu lắm nghị trường mới có 1 phiên chất vấn hay như vậy:
    - 2020 thanh tra kết luận sai phạm - đề nghị thu hồi
    - 2021 thành lập Tổ thanh tra - thanh tra ( bổ sung ) lại đoàn thanh tra 2020 - Kết luận ngược lại không thu hồi. Xong giao cho thằng khác thực hiện
    - Nay 2023 dự án đã bị điều tra có sai phạm.
    Có 3 câu hỏi chất vấn:
    1. Tổ Thanh tra ( nói văn vở là bổ sung ) lại thằng ông thanh tra mình có đúng luật không ?
    2. Cháu có quyền kết luận ông đúng hay sai ?
    3. Ai chịu trách nhiệm ???
    Muốn biết thế nào, sau khi họp sẽ...không rõ
    --------
    Vì dự án Sài Gòn Đại Ninh, đại biểu tranh luận gay gắt với Tổng Thanh tra

    [​IMG]
    Cho rằng Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời chưa thỏa đáng về trách nhiệm khi thanh tra dự án Sài Gòn Đại Ninh, đại biểu Lê Thanh Vân hai lần chất vấn và tranh luận.

    [​IMG]

    Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn và tranh luận với Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sáng 7-11 - Ảnh: Quochoi.vn

    Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 7-11, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt câu hỏi căn cứ nào mà tháng 7-2021, Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập tổ công tác, thanh tra lại kết luận thanh tra của đoàn thanh tra vào năm 2020. Nội dung thanh tra này liên quan tới dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng có nhiều dấu hiệu vi phạm, cơ quan điều tra đã khởi tố một loạt bị can, trong đó có một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ, vì tội nhận hối lộ.

    Việc thành lập tổ công tác là đúng luật
    “Việc thành lập tổ công tác để thanh tra lại kết quả đoàn thanh tra có đúng luật không? Với vai trò kép vừa là thủ trưởng cơ quan thanh tra vừa là người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổng thanh tra chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?”, ông Vân nêu câu hỏi.

    Trả lời, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định thực hiện việc này là để rà soát, sửa đổi, bổ sung chứ không phải là thanh tra lại.

    Nói thêm, ông Phong cho biết sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra số 929 ngày 12-6-2020 về thanh tra công tác quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty Sài Gòn Đại Ninh và Văn phòng luật sư Phan Trung Hoài (đơn vị ủy quyền tư pháp) đã nhiều lần có đơn đề nghị xem xét lại việc thu hồi dự án Sài Gòn Đại Ninh, đề xuất Công ty Sài Gòn Đại Ninh được tiếp tục thực hiện dự án.

    Thêm nữa, tổng thanh tra cho biết Thanh tra Chính phủ đã nhận được 4 văn bản của Văn phòng Chính phủ, chuyển đơn kiến nghị của công ty này và văn phòng luật sư đại diện; hai văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực phụ trách về việc chuyển đơn và giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra rà soát, giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan để trả lời doanh nghiệp.

    Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã thành lập tổ công tác ngày 1-3-2021 (không phải tháng 7-2021 như đại biểu nói) để kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung kiến nghị và phê duyệt kế hoạch, tiến hành kiểm tra xác minh của tổ công tác.

    “Căn cứ của Thanh tra Chính phủ là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Phó thủ tướng thường trực đã giao nhiệm vụ này”, ông Phong nói.


    Tổng thanh tra nói thêm, vụ việc này liên quan tới dự án của Sài Gòn Đại Ninh và việc chuyển tiền của SCB. Về vụ án, cơ quan điều tra đang xử lý theo quy định, hiện đã có một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ bị tạm giam và khởi tố điều tra, trách nhiệm chủ yếu do nhận hối lộ.

    Về trách nhiệm của tổng Thanh tra Chính phủ, ông Phong nói trước tình hình trên đã lãnh đạo, chỉ đạo và đến nay đã buộc thôi việc các công chức liên quan tới vụ án, xử lý khai trừ Đảng.

    Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chịu trách nhiệm trước quy định của Đảng và Nhà nước về việc này.

    Cho rằng tổng thanh tra chưa trả lời rõ ràng, đại biểu Lê Thanh Vân tiếp tục dùng quyền tranh luận và đặt câu hỏi việc thành lập tổ thanh tra có đúng luật không.

    Cũng bởi, kết luận thanh tra do đoàn thanh tra ban hành theo Luật Thanh tra. Còn tổ thanh tra chỉ được lập theo yêu cầu để quản lý hành chính, không có quyền thay đổi kết luận thanh tra.

    "Trong vụ thanh tra dự án Sài Gòn Đại Ninh, tổ thanh tra đã thay đổi kết luận thanh tra là trái luật", đại biểu Vân nhận định và thẳng thắn đề nghị tổng Thanh tra Chính phủ nhận trách nhiệm.

    Nhận trách nhiệm người đứng đầu
    Tiếp tục trả lời, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết quyết định thành lập tổ công tác do một phó tổng thanh tra ký năm 2021, sau khi tổng thanh tra đã có ý kiến và thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Sau khi vụ án liên quan dự án Sài Gòn Đại Ninh được khởi tố, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với cơ quan điều tra.

    Về việc thành lập tổ rà soát có đúng luật không, tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định lại là đúng luật. Bởi theo quy định, trước khi ban hành kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ báo cáo Chính phủ, Phó thủ tướng trực tiếp phụ trách đồng ý thì mới ban hành.

    Kết quả rà soát, điều chỉnh nội dung kết luận thanh tra cũng được Thanh tra Chính phủ báo cáo Chính phủ, Phó thủ tướng phụ trách đồng ý.

    Tuy vậy, tổng Thanh tra Chính phủ cũng nhận trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra vụ việc liên quan dự án Sài Gòn Đại Ninh. Ông nói hiện nay vụ án vẫn đang được cơ quan chức năng xem xét, chưa kết thúc. Khi vụ án kết thúc, có kết quả, sẽ xử lý trách nhiệm theo quy định.

    Về nội bộ, ngay khi có quyết định khởi tố điều tra, Thanh tra Chính phủ đã có biện pháp xử lý nội bộ như đã nói trên.

    Dự án khu đô thị Nam Đà Lạt của Công ty Sài Gòn Đại Ninh (dự án Sài Gòn Đại Ninh) được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận ngày 30-12-2010, có tổng diện tích đất quy hoạch lên đến hơn 3.595ha, tổng vốn đầu tư 25.243 tỉ đồng, tiến độ thực hiện 2010 - 2018.

    Sau 13 năm triển khai, dự án mới chỉ thực hiện được một số hạng mục. Nhưng theo thông tin từ UBND huyện Đức Trọng, dự án này đã để rừng bị phá lên đến hơn 257ha và trên 111ha đất rừng bị lấn chiếm.

    Liên quan dự án này, kết luận Thanh tra Chính phủ số 929 ngày 12-6-2020 yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất. Sau kết luận này, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có văn bản kiến nghị lên nhiều cơ quan chức năng xem xét lại việc thu hồi dự án.

    Thanh tra Chính phủ sau đó lập tổ công tác để thẩm tra, đến ngày 8-7-2021 có văn bản thông báo sửa đổi một số nội dung trong kết luận số 929, rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án trên.
    --- Gộp bài viết, 08/11/2023, Bài cũ: 08/11/2023 ---
    Đề nghị bình chọn câu trả lời hay nhất năm 2023 cho Tổng TTCP:
    Làm đầy tớ trung thành thế này thì hồng phúc nhân dân được nhờ
    ------
    Vấn đề thứ hai ĐB Lê Thanh Vân tranh luận là việc ĐBQH hỏi Tổng TTCP chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào nhưng Tổng TTCP trả lời là chịu trách nhiệm theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
    =)) =)) =))
    Tuankk15, nmc84gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này

Chia sẻ trang này