Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

3062 người đang online, trong đó có 462 thành viên. 12:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 80236 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Bài viết hay cho những ai còn mơ ước đầu tư giá trị ở xứ sở thiên đường
    Sau 3 thập kỷ 1 nhà đầu tư đã thốt lên: Chứng khoán đã chơi tôi
    Và quan trọng nhất là anh ấy đã mất đi 30 năm thanh xuân vô giá - mà không có gì có thể đánh đổi được với 1 đời con người

    -----
    Chứng khoán đã 'chơi' tôi như thế nào: Kiếm bao nhiêu trả lại bấy nhiêu, cổ phiếu mua giá 130 nghìn giờ còn hơn 20 nghìn
    08-11-2023 - 17:12 PM | Lifestyle

    Nhiều năm cống hiến cho thị trường nhưng chưa bao giờ giấc mơ làm giàu trở thành hiện thực.
    • [​IMG]
    Li Jixin nhớ lại những năm đầu tiên trên sàn giao dịch Trung Quốc. Cựu nhân viên văn phòng, hiện đã 73 tuổi, vẫn nhớ như in sức nóng của thời kỳ hưng thịnh đầu những năm 1990, khi đám đông ướt nhẹp mồ hôi tập trung tại các công ty chứng khoán xem bảng điện xanh đỏ.

    Ba thập kỷ sau, niềm đam mê của ông Li dần phai nhạt. Nhà đầu tư kỳ cựu này đang chờ cơ hội để rút toàn bộ 80.000 nhân dân tệ (10.932 USD) khỏi thị trường chứng khoán - nơi mà đối với ông, giống ‘sòng bạc’ hơn là chốn đầu tư.

    “Bảo vệ số tiền mà mình kiếm được quan trọng hơn là chăm chăm đầu tư, nhất là khi nền kinh tế chậm lại. Tôi muốn sống những năm còn lại một cách thoải mái”, ông Li Jixin nói.


    Theo SCMP, ông Li chỉ là một trong số rất nhiều các nhà đầu tư đang rời xa thị trường chứng khoán vốn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019 vào cuối tháng 10. Chỉ số CSI300 của 300 cổ phiếu hàng đầu niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến mất 6% giá trị từ đầu năm đến nay và chạm mốc thấp kỷ lục kể từ năm 2019.

    Nỗi sợ rủi ro khiến cả người già và người trẻ mất niềm tin. Vào cuối tháng 8, thị trường có hơn 220 triệu nhà đầu tư cá nhân, theo dữ liệu từ CSDC - Tổng công ty Lưu ký Trung Quốc.

    “Nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũ của tôi đã từ bỏ chứng khoán sau khi mất tiền. Số khác giống tôi, tức chờ thời điểm thuận lợi để rút lui”, Li nói song buồn bã cho biết có lẽ ngày đó sẽ không xảy ra.

    “Khi tôi mua cổ phiếu của PetroChina, chúng có giá hơn 40 nhân dân tệ (hơn 130 nghìn đồng) và bây giờ chỉ còn 5 hay 6 nhân dân tệ (khoảng 20 nghìn đồng) gì đó”, ông nói.

    Niềm tin nhà đầu tư đang khá yếu bất chấp động lực trong nền kinh tế Trung Quốc. Theo dữ liệu chính thức, GDP quý III tăng 1,3% so với quý trước đó song thách thức vẫn tồn đọng nhiều trên thị trường bất động sản.

    Theo một cuộc khảo sát của gã khổng lồ Internet Tencent, các nhà đầu tư “tóc bạc” từ 60 tuổi trở lên chiếm 4,73% tổng số nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi năm 2018. Cuối năm ngoái, khảo sát tương tự cho thấy tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,65%.

    Theo nghiên cứu của Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải (SAIF), người trẻ cũng đang quay lưng lại với thị trường chứng khoán vì ngày càng trở nên bảo thủ và không muốn chấp nhận thua lỗ.

    Trong cuộc thăm dò hàng năm đối với những người có thu nhập từ 125.000 đến 1 triệu nhân dân tệ, chỉ 17,3% trong độ tuổi 18-24 cho biết họ đang đầu tư cổ phiếu. Hồi năm 2021, tỷ lệ là 26,6%. Tỷ lệ này cũng giảm ở nhóm tuổi 25-34, từ 32,8% năm 2021 xuống còn 17,9% trong năm nay.

    Đi ngược lại với xu hướng này là Hu Xijin - người hồi tháng 6 vừa qua đã mở tài khoản chứng khoán để giao dịch. Ngày thị trường bị ‘chửi bới’ nhất, anh quyết định rót thêm gần 500.000 nhân dân tệ vì tin rằng đáy rất gần đây rồi.
    “Có người đã cảnh báo tôi, rằng nhặt ve chai còn lãi hơn cả mua cổ phiếu”, Hu viết trong một bài đăng gần đây trên weibo.

    Tuy nhiên, theo ông Li, cơ hội kiếm tiền trên thị trường giờ không còn nhiều. Gen Z khó có thể chứng kiến thời kỳ hưng thịnh như trước đây.

    Chứng khoán Trung Quốc được thành lập vào năm 1990 với sự ra đời của 2 sàn giao dịch nội địa ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Li, người có mức lương hàng tháng dưới 300 nhân dân tệ (41 USD), ban đầu đầu tư 10.000 nhân dân tệ. Số tiền này nhanh chóng tăng lên vì chính phủ lúc bấy giờ chưa ra chính sách hạn chế.

    “Thời gian là lợi tức, khi nền kinh tế trỗi dậy nhờ cải cách và mở cửa. Tuy nhiên hiện tại, tôi chắc chắn không phải như vậy”, ông Li nói.

    Nhớ lại quyết định tham gia thị trường chứng khoán vào những năm 2000, He Zhi, một công chức đã nghỉ hưu ở tỉnh Quảng Đông, cho biết: “Tôi có nhiều thời gian rảnh. Thời đó không có nhiều trò tiêu khiển như bây giờ nên tôi đã mở một tài khoản chứng khoán. Hồi ấy nó ‘hot’ lắm”.

    Danny Liu, một kỹ sư phần mềm 28 tuổi ở Thượng Hải, trong khi đó lại tránh xa thị trường chứng khoán vì biết rằng “ngay cả những chuyên gia cũng khó có thể kiếm tiền từ đây”. Thay vào đó, anh chàng chọn đặt niềm tin vào các quỹ nổi tiếng.

    “Lợi nhuận của họ cũng giảm, nhưng ít nhất là tôi sẽ không mất toàn bộ số tiền. Tôi sẽ có thể ngon vào ban đêm. Nếu có thời gian rảnh, tôi thích chơi game hơn”, Danny Liu nói.

    Nhận định về vấn đề này, Qian Qimin, nhà phân tích trưởng tại bộ phận nghiên cứu của Shenwan Hongyuan Securities, cho biết việc có ít nhà đầu tư cá nhân trên thị trường là điều tích cực.

    “Hãy để các chuyên gia làm công việc của mình. Đó là một quá trình đầu tư phi cá nhân hóa - một xu hướng phù hợp với Hong Kong (Trung Quốc) cũng như Mỹ”, Qian Qimin nói. “Thị trường càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thì càng kém hiệu quả”.

    Theo một báo cáo do SAIF và Charles Schwab công bố năm ngoái, các nhà đầu tư lớn tuổi có trình độ hiểu biết tài chính tương đối thấp so với người trẻ. Người trên 65 tuổi chỉ đạt 53,7 điểm trong bài kiểm tra thang 100, trong khi điểm trung bình là 64,4 của tất cả các nhóm tuổi.

    Theo Zhao Xijun, giáo sư tài chính của Đại học Nhân dân, số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân có thể không giảm ngay lập tức song giá trị cổ phiếu tương ứng của họ đang giảm. Điều này khiến ông Li đau đớn hơn bao giờ hết. Ông tâm sự rằng hàng chục năm cống hiến cho thị trường chứng khoán chưa bao giờ giúp giấc mơ làm giàu của mình trở thành hiện thực.

    “Tôi kiếm được bao nhiêu thì sẽ lại trả lại bấy nhiêu”, ông nói.

    Theo: SCMP
    Tuankk15gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    HoREA: Áp lực trả nợ trái phiếu năm 2024 sẽ lên mức cao nhất ba năm
    Năm sau, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có thể lên đến 329.500 tỷ đồng, cao nhất trong ba năm gần đây, theo HoREA.

    Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2024 sẽ lên đến 329.500 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này ở năm ngoái là 144.500 tỷ đồng, năm nay là 271.400 tỷ đồng.

    Trước mắt trong giai đoạn cuối năm, áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng rất lớn. Theo HoREA, quý IV là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm nay với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô trái phiếu đã giãn và hoãn). Gần 80% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

    Còn theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), hai tháng cuối năm ước tính có hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong số đó, có 16 mã chậm trả lãi và gốc với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng và 47 mã trái phiếu được gia hạn hoặc thay đổi lãi suất.

    Thángtỷ đồngTình hình trái phiếu doanh nghiệp từ tháng 6-10/2023Giá trị mua lại trước hạnGiá trị đáo hạn678910010k20k30k40k50kVnExpress8● Giá trị đáo hạn: 27 432
    Áp lực trả nợ trái phiếu lớn trong khi nhiều doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Từ tháng 8, giá trị mua lại trái phiếu trước hạn luôn thấp hơn giá trị đáo hạn trái phiếu.

    Thời gian gần đây, các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, thay vì mua lại trái phiếu đến hạn. Theo VBMA, trong tháng 10, các doanh nghiệp mua lại 13.645 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022.

    Còn hoạt động thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu ghi nhận hơn 60 tổ chức phát hành thực hiện thành công và đã báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 27/10. Theo VNDirect, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn kể trên là khoảng 107.000 tỷ đồng.

    Thời gian qua, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu có trách nhiệm với nghĩa vụ trả nợ, nỗ lực cân đối dòng tiền để thu xếp thanh toán đúng hạn. Các công ty gặp khó khăn có thể căn cứ Nghị định 08 để thực hiện các phương án như đàm phán với nhà đầu tư hoán đổi nợ bằng tài sản hợp pháp hoặc đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Với trường hợp gia hạn trái phiếu, thời gian tối đa không quá hai năm.
    Tuankk15 thích bài này.
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Bầu Đức bán KS, resort
    Bầu Nhơn gán căn hộ kim cương
    .... còn gì gán nữa ???

    ------
    Novaland muốn trả nợ trái phiếu bằng căn hộ hạng sang ở quận 1
    Novaland đề xuất dùng bất động sản tại dự án The Grand Manhattan để trả gốc, lãi cho trái chủ của 3 lô trái phiếu.

    Thông tin này được Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cho biết trong văn bản gửi đến trái chủ của 3 lô trái phiếu NVLH2123009, NVLH2123014, NVLH2224006.

    Trong đó, Novaland đã quá hạn thanh toán gốc, lãi của hai lô trái phiếu NVLH2123009, NVLH2123014 lần lượt đáo hạn vào tháng 2 và tháng 5. Giá trị còn lại của hai lô trái phiếu hơn 1.580 tỷ đồng. Còn lô NVLH2224006 trị giá 1.500 tỷ đồng được gia hạn thêm 2 năm đến tháng 3/2026.

    Novaland cho biết trên tinh thần cầu thị và trách nhiệm, công ty luôn ý thức rõ việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết với trái chủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tái cấu trúc, công ty nói rằng cần thời gian để có thể ổn định các hoạt động phát triển dự án và từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh.

    Vì vậy, để trái chủ nhanh chóng được thanh toán trái phiếu, Novaland đề xuất phương án thanh toán tiền gốc và/hoặc lãi bằng tài sản, bao gồm nhưng không giới hạn bất động sản/quyền tài sản phát sinh liên quan đến bất động sản tại các dự án Novaworld Phan Thiet (Bình Thuận) và The Grand Manhattan.(TP HCM). Theo chủ đầu tư này, trái chủ sẽ được hỗ trợ chọn căn, vị trí trên giỏ hàng còn lại và hưởng các ưu đãi về giá bán, dịch vụ áp dụng tại từng thời điểm.

    Từ đầu năm, Novaland đã một số lần thanh toán gốc, lãi cho trái chủ bằng bất động sản. Tuy nhiên, đây là lần đầu công ty công bố chi tiết phương án trả bằng bất động tại dự án The Grand Manhattan có vị trí đắc địa ở trung tâm quận 1.

    Dự án này được xây dựng trên khu đất rộng 14.000 m2 có hai mặt tiền ở đường Cô Bắc, Công Giang với ba block cao 38 tầng. Căn hộ tại đây được bán với giá hơn 100 triệu đồng một m2. The Grand Manhattan từng phải dừng thi công sau khi đã xây đến tầng 28 do khó khăn của thị trường bất động sản. Đến nay, Novaland đã khởi động lại dự án cao cấp này và xác định là một trọng tâm trong kế hoạch phát triển.

    Trong quý III, Novaland lãi sau thuế hơn 136 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên công ty này có lãi trở lại nửa đầu năm lỗ hơn 1.000 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của Novaland đạt hơn 2.730 tỷ đồng và lỗ hơn 950 tỷ.

    Từ đầu năm đến nay, Novaland ghi nhận doanh thu từ việc bàn giao các dự án như như Novaworld Phan Thiet, Novaworld Ho Tram, Palm City, Saigon Royal... Công ty cũng tập trung vào tái cấu trúc nợ. Đến hết quý III, tổng nợ phải trả giảm nhẹ 3,5% về hơn 205.460 tỷ đồng. Cùng với đó, Novaland cũng tích cực đàm phán gia hạn trái phiếu, riêng tháng 9, doanh nghiệp này và công ty con đã dời kỳ hạn cho ba lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 1.145 tỷ đồng.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Tâm sự của 1 người vợ có chồng chơi chứng khoán + nghiện Golf!
    AE tự nhìn lại bản thân xem mình ntn ???

    -----
    Bế tắc trong cuộc hôn nhân từng rất hạnh phúc
    Tôi và chồng lấy nhau hơn chục năm, có ba con và tôi đang cảm thấy vô định trong cuộc hôn nhân này.

    Chúng tôi có khoảng thời gian quen nhau, biết về nhau và yêu khá lâu trước khi đi tới hôn nhân. Cả hai cùng quê, gia cảnh hai bên cùng nghèo khó. Vì vậy, chúng tôi đồng cảm và yêu quý nhau. Tôi rất ngưỡng mộ ý chí và sự tử tế trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, người thân của chồng. Chúng tôi kết hôn ngay sau khi ra trường, khi đó, hai đứa vừa đi làm và lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.

    Nói về bản thân, tôi là người phụ nữ chăm chỉ, biết vun vén gia đình, hiếu thuận với hai bên nội ngoại. Tôi nhận được sự yêu thương rất lớn từ gia đình chồng. Lớn lên từ cái nghèo khó cùng cực nên tôi luôn khát khao có thể kiếm thật nhiều tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp đỡ được hai bên nội ngoại. Chồng tôi cũng thế.

    Sau tám năm lấy nhau, với sự nỗ lực của cả hai, chúng tôi có được những thành tựu đáng kể: xây được căn biệt thự khang trang ở quê, có xe hơi, các con được học ở những trường tốt, chồng có công ty riêng... Vợ chồng tôi có điều kiện giúp đỡ chút đỉnh cho mẹ tôi (bố tôi đã mất). Cuộc sống của chúng tôi cứ thế êm đềm trôi qua. Vợ chồng tôi trở thành niềm tự hào của bố mẹ, nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều người. Tôi cũng được chồng đối xử rất tốt, yêu thương và chiều chuộng tôi với những gì anh có thể.

    [​IMG]
    Buông tay thôi, chồng nhé
    Anh, nói chuyện với anh khó quá, em không có cơ hội nói hết ý. Điều đó có nghĩa chúng ta không hợp nhau, đúng không? 88

    Nhưng đúng là các cụ có câu "Ở trong chăn mới biết chăn có rận". Nhiều khi tôi thấy mông lung trong chính cuộc hôn nhân tưởng chừng viên mãn đó. Những năm đầu hôn nhân, tôi không có được sự tin tưởng từ chồng, anh thường xuyên ghen tuông, nghi hoặc. Có lẽ bởi quá yêu tôi, cũng có khi tại trong thời gian yêu xa thời đại học, tôi từng chia tay anh, sau đó yêu người khác khá lâu, cũng sâu đậm rồi vì nhiều lý do, tôi và người yêu cũ chia tay, tôi về quê, chúng tôi lại yêu nhau lại và đi đến hôn nhân.

    Tôi luôn tự trách bản thân là tại sao bắt đầu lại một mối quan hệ như thế để nhiều lúc dẫn tới những buồn phiền không đáng có cho cuộc hôn nhân này. Nhưng cũng phải nói rằng, tôi là người có trách nhiệm, đạo đức và những khuôn phép riêng của mình. Tôi yêu chồng, luôn toàn tâm toàn ý vun vén cho gia đình và chưa bao giờ có lỗi với chồng. Sau dần, chồng cũng hiểu, phần nữa, vì công việc bận rộn hơn, có nhiều sở thích mới nên anh bớt ghen tuông. Nhưng những nghi hoặc của chồng cùng những lời nói như muối xát vào tim tôi, làm tổn thương tôi sâu sắc đã khiến đôi lúc trong lòng tôi có phần nguội lạnh.

    Song song với đó là giữa hai chúng tôi có những điều không đồng điệu. Chồng dành nhiều thời gian cho công việc, rồi nhậu nhẹt, nhiều lúc quá chén, say sưa, về khuya... Anh có tật là hay nói dối, không đúng giờ... Tôi ghét nhất cái tật anh uống rượu bia còn lái xe, hay vừa đi xe vừa nghe điện thoại, nhắn tin hoặc vợ gọi điện thì không nghe máy hay về muộn hoặc không ăn cơm nhà cũng không báo,... Những thói quen xấu đó của anh ngày một khiến tôi thấy chán nản dù tôi đã khuyên nhủ nhẹ nặng đủ cả.

    [​IMG]
    Ngoài tiền điện, chồng không chi bất cứ gì
    Tôi tự trách bản thân nhu nhược, đã nuôi con giờ nuôi thêm anh. 190

    Ngoài những điều kể trên, anh rất yêu thương vợ con, gia đình, luôn dành cho vợ con những gì tốt nhất. Chồng tôi không khéo nói, anh sẽ không nói những lời yêu thương, đường mật mà chỉ làm bằng hành động. Nếu tôi nói ra những điều mình thích, những mong muốn của mình, anh sẽ làm cho tôi, chỉ là đôi lúc vô tâm, không hỏi han, tình cảm.

    Còn tôi cũng không quan tâm nhiều đến chồng, không mạnh tay được với chồng, để chồng "tự do quá" như cách bạn bè tôi thường nói. Tôi là kiểu phụ nữ hiền lành, không nói to, cãi vã, làm lớn chuyện lên được nên có phần chồng không "sợ". Hoặc chăng, tôi không giỏi khuyên can chồng để anh nể tôi mà thay đổi. Tôi không biết nữa.

    Phải kể thêm rằng, tôi có quan niệm là vợ chồng thì phải tin tưởng nhau. Tôi tin chồng nên cũng không bao giờ động vào điện thoại của anh, không gọi điện thoại giục chồng hay bắt ép gì, dù trong lòng có chán nản. Lâu dần, cảm xúc có phần nguội lạnh hơn. Tôi chỉ biết dốc lòng cho công việc, chăm sóc con cái, cho chúng học hành...

    Đỉnh điểm là thời gian 2-3 năm gần đây, khi chồng bắt đầu chơi chứng khoán. Anh kiếm được đồng tiền dễ dàng hơn nên chơi bời, hưởng thụ cũng ở một đẳng cấp khác hơn. Anh chơi golf, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để đi chơi những trận golf ở miền Nam một hai ngày rồi lại về. Thời gian anh đi sớm về muộn cũng nhiều hơn.

    [​IMG]
    Hụt hẫng vì chồng không còn như xưa
    Đọc bài viết nói về việc nâng niu, tôn trọng vợ, tôi lại nghĩ tới những ngày tháng trước kia của vợ chồng mình. 100

    Cũng trong thời gian này, tôi bị ung thư. Dù anh lo cho tôi chu toàn, thuốc thang, bác sĩ... nhưng thời gian ở bên tôi, động viên, chia sẻ, giúp đỡ rất ít. Tôi là người nghị lực, dù bệnh tật, vẫn lạc quan, chăm chỉ làm việc để không phụ thuộc vào chồng. Tôi và chồng độc lập về tài chính, tôi chưa bao giờ biết một tháng chồng kiếm được bao nhiêu và ngược lại. Chồng tôi là người lo hết những vấn đề lớn trong gia đình như làm nhà, mua xe, đóng học cho các con. Tôi chỉ lo sinh hoạt phí gia đình, lo những lặt vặt sữa bỉm, nội ngoại hai bên và tiết kiệm. Nói chung, về kinh tế, nếu tôi thiếu, tôi nói với chồng, anh không ngần ngại đưa tiền cho tôi dù có thể phải đi vay. Chồng chưa bao giờ để tôi phải lo lắng về tiền.

    Rồi chuyện không hay xảy ra, thị trường chứng khoán sập, anh nợ rất nhiều, con số thực anh không nói cho tôi biết dù tôi gặng hỏi. Anh sợ tôi lo lắng, bệnh tật nặng hơn. Qua bạn bè, rồi đấu tranh mãi, anh cũng nói với tôi số nợ khoảng hơn hai tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản vay lãi. Tôi không biết anh có nói thật không, vì tính anh hay nói dối tôi lắm. Anh trở lên trầm tư hơn, công việc của công ty cũng khó khăn hơn do anh không dồn tâm sức vào đó, chỉ lo nghiên cứu thị trường chứng khoán. Tôi thực sự rất chán nản, cố gắng lấy tiền tiết kiệm, vay ngân hàng giúp anh đỡ phần nào nhưng chả thấm tháp gì.

    [​IMG]
    Chồng 'bóc bánh trả tiền' khi gia đình hạnh phúc nhất
    Tôi không thoát ra được suy nghĩ chồng không chung thủy, càng hận khi nghĩ chồng mình quan hệ, ôm ấp bao nhiêu cô gái khác. 117

    Rồi lại một lần nữa, sóng gió đến với tôi khi hiện tại, tôi bị ung thư trở lại. Tôi phải nghỉ công việc chính để điều trị bệnh. Dù mệt mỏi vì bệnh tật, tôi vẫn chăm chỉ làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, trả nợ ngân hàng và tiết kiệm chút ít cho sau này. Trong thời gian tôi điều trị bệnh, dù chồng vẫn lo lắng tiền nong, đưa đón tôi mỗi lần vào viện nhưng tình cảm của anh thật hời hợt: không một lời động viên, hỏi han, không chăm sóc tôi những ngày tôi truyền hóa chất đau đớn...

    Tôi vì áp lực tiền bạc, lo lắng bệnh tật, rồi chuyện học hành của con cái nên nhiều lúc hay nói to với anh. Tôi hay im lặng và vợ chồng gần đây rất ít khi nói chuyện, tâm sự được với nhau. Anh cứ âm thầm, lặng lẽ. Tất cả thói quen trước đây của anh vẫn còn đã làm tôi chán nản, lại thêm chuyện nợ nần bạc tỷ, rồi thêm chuyện anh còn nợ nần vì chơi lô đề. Tôi chán nản toàn tập, từng viết giấy ly hôn, nhưng anh xin lỗi, xin cho anh cơ hội để vực dậy.

    Trong lòng tôi giờ vô cùng chán nản, mệt mỏi và bế tắc với cuộc hôn nhân này. Tôi muốn ly hôn, muốn được tự do, muốn được sống cuộc đời không có chồng bên cạnh. Nhưng tôi sợ mình không đủ khả năng nuôi nổi ba con vì ai biết được tôi sẽ bị bệnh lại và có thể ra đi bất cứ khi nào. Hơn nữa, ba đứa trẻ rất yêu bố, bố là thần tượng của chúng. Còn tôi đã hết yêu thương chồng, thấy mệt mỏi vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Xin độc giả cho tôi lời khuyên. Tôi chân thành cảm ơn.
    honghasong thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Chủ tịch bang hội BĐS đã ra tuyên bố: sẽ có nhiều đứa con ốm yếu sẽ ra đi
    Quy luật đào thải thôi
    Không cần phải cứu chúng - xã hội sẽ sinh ra nhiều đứa con mới khỏe hơn, khôn hơn cho chu kỳ tiếp theo

    -----
    "Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự ra đi của một số doanh nghiệp đã kiệt sức"
    14-11-2023 - 06:56 AM | Bất động sản
    [​IMG]
    Đưa ra dự báo thời gian tới, TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.
    Tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức, TS Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, nguồn cung có dấu hiệu cải thiện dần theo thời gian. Cụ thể, giữa quý 4/2023 đã có sự xuất hiện của một số dự án mới, lần đầu ra mắt. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết nguồn cung trên thị trường đều đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các dự án cũ. Nguồn cung này có chất lượng không thực sự đạt như kỳ vọng. Đồng thời, đặc biệt thiếu các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực với giá bán bình dân.

    Bên cạnh đó, giao dịch cũng có dấu hiệu đi lên với 2.700 sản phẩm trong quý 1, 3.700 sản phẩm trong quý 2 và gần 6.000 sản phẩm trong quý 3. Con số này sẽ tiếp tục đà tăng vào quý 4/2023. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp của VARS, con số này chỉ bằng khoảng 10% so với tổng giao dịch thời điểm trước covid 19.

    Về giá giao dịch, giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng từ các đợt sốt ảo hồi đầu năm 2021. Đặc biệt là các sản phẩm Biệt thự nghỉ dưỡng, Biệt thự/liền kề giá trị cao. Tuy nhiên, giá bán vẫn ghi nhận mức tăng với sản phẩm chung cư tại các thành phố lớn như HN, TPHCM và phân khúc bất động sản công nghiệp.

    Theo TS Nguyễn Văn Đính, hai quý đầu năm 2023, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Về số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp.

    Sang quý 3, tình hình sức khỏe các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện. Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, có 1.721 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022. 9T/2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thế với 3.394 doanh nghiệp nhưng vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Riêng với các sàn giao dịch bất động sản, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường bất động sản sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.

    Về trái phiếu, 9 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhóm bất động sản đạt 55.677 tỷ đồng, chiếm 34,7%, chỉ đứng sau ngành Ngân hàng (Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA)). Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức lãi suất cao nhất trong các nhóm ngành, lên tới 14%.

    Theo VARS, thực trạng các dự án đã được xem xét để phê duyệt từ những năm 2018 khoảng 1.200 dự án vướng mắc (giá trị khoảng 30 tỷ $): Trong đó, tại HN và TPHCM có khoảng hơn 500 dự án đang được xem xét, tìm giải pháp tháo gỡ.

    “Phần lớn các dự án trên đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Cho dù có được tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, thì việc giải quyết, xử lý nợ, duy trì, đặc biệt là tìm nguồn vốn mới để tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án cũng là một vấn đề lớn và không hề dễ dàng”, ông Đính nói.

    Theo ông Đính, Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành đã làm việc một cách rất quyết liệt với quyết tâm cao nhằm khôi phục trở lại thị trường bất động sản. Trong số đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 được cho là tín hiệu cao nhất, mang tính định hướng và chỉ dẫn. Càng ngày, các cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ càng sát hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp. Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ Có thêm sự trợ lực từ phía Ngân hàng (liên tục hạ lãi suất, cho phép vay đảo nợ, chính sách giãn, hoãn các khoản nợ…)

    Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực để kéo thị trường vực dậy. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều các giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính Phủ, các bộ ngành và cả hệ thống ngân hàng.



    Đưa ra dự báo về thị trường bất động sản cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024, TS Nguyễn Văn Đính cho biết, nguồn cung tiếp tục được cải thiện, nhưng chưa đủ để giải tỏa “cơn khát”. Nếu không có các giải pháp thực sự quyết liệt, “cởi trói”, “mở đường” cho các dự án đang vướng mắc, khả năng cao thị trường sẽ phải tiếp tục đối diện với cục diện khó khăn.

    [​IMG]
    Về tổng cầu, chỉ có thể được cải thiện rõ rệt khi các biện pháp điều hành kinh tế chung của Chính phủ quyết liệt và thực sự phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, giá bán tiếp tục ghi nhận mức cao ở phân khúc căn hộ chung cư do tình trạng khan hiếm nguồn cung chưa được giải quyết triệt để. Giao dịch sẽ có xu hướng được cải thiện. Tuy nhiên, khó đạt mức “đột biến” nếu các động thái từ phía Chính phủ, các bộ ngành và hệ thống ngân hàng không có sự đột biến

    Về sức khỏe doanh nghiệp bất động sản, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.

    Theo đó, ông Đính đưa ra 8 kiến nghị nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản. Cụ thể, thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi địa phương cũng cần thành lập một Tổ riêng để đẩy nhanh việc xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án vẫn còn vướng mắc. Tránh trường hợp “nước xa không cứu kịp lửa gần”.

    Thứ hai, cần sự chung tay, vào cuộc của tất cả các cấp ban ngành, từ trung ương tới địa phương.

    Thứ ba, Chính phủ tiếp tục ban hành các văn bản cụ thể, chi tiết để làm cơ sở xử lý các vấn đề liên quan đến bất động sản.

    Thứ tư, các cơ chế, chính sách trước khi ban hành, cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều bên nhằm đảm bảo sau khi ban hành áp dụng ngay được vào thực tiễn với mức độ phù hợp cao.

    Thứ năm, đối với NOXH, cần một cơ chế đặc biệt hơn, đủ sức hấp dẫn và thật sự thuận lợi để cả doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận được. Xác định rõ, đây là phân khúc đặc thù, không nên áp dụng các luật thông thường.

    Thứ sáu, NHNN cần có những chính sách cụ thể, đặc thù, ứng dụng tại từng thời điểm, phù hợp với từng sự vụ để góp phần hỗ trợ giải quyết một cách nhanh nhất, kịp thời nhất các vấn đề về nguồn vốn, tín dụng dành cho doanh nghiệp bất động sản và người mua bất động sản. Để tiết giảm tối đa các hệ lụy do khó khăn kéo dài.

    Thứ bảy, cần nhanh chóng có cơ chế cho các nhóm doanh nghiệp bất động sản, dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay tín dụng..vẫn đang gặp khó khăn, chưa được tháo gỡ, phải thực hiện nghĩa vụ trong năm 2024. Tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, gây “tăng áp”.

    Thứ tám, các dự án bất động sản có nguy cơ cao, khó xử lý, cần có chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thu hồi dự án để Nhà nước thực hiện.
    Koko11 thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Với cơ cấu tồn kho BĐS như hiện nay NVL: 51%, VHM 25%; KDH 9%
    Thì giải pháp tốt nhất cho các DN BĐS cứu mình là giảm 50% giá bán
    Tội gì phải hy sinh cho 2 đại gia trên
    Cuộc thi chuột chạy khỏi tầu đắm chuẩn bị xuất phát

    ------
    Hơn 270.000 tỷ đồng tồn kho bất động sản nhà ở: Đại gia nào giữ nhiều nhất?
    [​IMG]
    Hơn 11 tỷ USD tồn kho bất động sản nhà ở
    Số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2023 của 10 doanh nghiệp bất động sản nhà ở trên sàn chứng khoán cho thấy tổng giá trị hàng tồn kho ròng tại ngày 30/9 đạt 270.099 tỷ đồng (khoảng 11,1 tỷ USD), tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tuy nhiên, nếu so sánh với 30/9/2021, con số tăng trưởng hàng tồn kho của nhóm này lên tới 35%.

    Trong 10 doanh nghiệp này, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán: NVL) có lượng tồn kho lớn nhất khoảng 137.594 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tồn kho này chiếm gần 51% tổng giá trị hàng tồn kho của cả nhóm doanh nghiệp nói trên.



    Theo thuyết minh báo cáo tài chính, hàng tồn kho lớn nhất của Novaland là bất động sản để bán đang xây dựng (chủ yếu bao gồm các khoản chi phí tiền sử dụng đất, tư vấn thiết kế, xây dựng và chi phí khác). Khoản mục này ghi nhận ghi nhận khoảng 126.796 tỷ đồng, chiếm 92,3% hàng tồn kho.

    Novaland cho biết tại thời điểm 30/9 tập đoàn này dùng 57.025 tỷ đồng giá trị hàng tồn kho làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

    Đứng ở vị trí thứ hai về lượng tồn kho là Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) với mức 55.104 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cuối quý III năm ngoái. Nếu so sánh với cuối quý III năm 2021 thì hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng 72%.

    Tương tự Novaland, chiếm phần lớn lượng hàng tồn kho của Vinhomes là bất động sản để bán đang xây dựng với mức 52.044 tỷ đồng, tại các dự án khu đô thị Dream City, Đại An, Grand Park, Vinhomes Ocean Park...

    Một công ty khác có hàng tồn kho tăng mạnh là Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH). Cuối quý III vừa qua, hàng tồn kho ròng của doanh nghiệp này ở mức 17.153 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và 150% so với cuối quý III/2021.

    Phần lớn hàng tồn kho của đơn vị này là bất động sản xây dựng dở dang tại các dự án đang triển khai để phát triển các khu dân cư như Khang Phúc - Khu dân cư Tân Tạo, Đoàn Nguyên- Bình Trưng Đông, Bình Trưng - Bình Trưng Đông, Bình Trưng Mới - Bình Trưng Đông...

    Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) ghi nhận hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý III ở mức 16.800 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%.

    Tồn kho tập đoàn này tập trung tại các dự án dở dang như Dự án Izumi (9.037 tỷ đồng), Waterpoint giai đoạn 1 (3.556 tỷ đồng), Waterpoint giai đoạn 2 (1.528 tỷ đồng), Akari (1.045 tỷ đồng) và một số dự án khác.

    Hiểu sao cho đúng?
    Trên thực tế, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản.

    Theo ông Nguyễn Hữu Thanh - Phó tổng giám đốc & Tư vấn chiến lược, Công ty Weland - bất động sản là ngành kinh doanh đặc thù khác với ngành sản xuất. Đối với doanh nghiệp sản xuất, khi hàng tồn kho tăng có thể hiểu là doanh nghiệp không bán được hàng. Nhưng với bất động sản, hàng tồn kho càng nhiều lại cho thấy doanh nghiệp có quỹ đất càng lớn.

    Thậm chí hàng tồn kho nhiều còn là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có sẵn sản phẩm có thể bàn giao được cho khách hàng. Trong khi đó doanh nghiệp hết hàng tồn kho thể hiện việc không có quỹ đất mới, sản phẩm mới để bán ra thị trường. Điều này là dấu hiệu cho thấy dòng tiền tương lai, doanh số bán hàng trong tương lai của doanh nghiệp có khả năng bị đứt gẫy.

    [​IMG]
    Hàng tồn kho cao cho thấy doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn (Ảnh: Trần Kháng).

    Ông Thanh cho biết, có nhiều loại chi phí cấu thành nên hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản. Những chi phí có giá trị lớn như chi phí mua dự án, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng.

    Vì vậy để phân tích các doanh nghiệp bất động sản cần so sánh giữa các dự án có quy mô tương đương về cơ cấu chi phí cấu thành nên hàng tồn kho. Những doanh nghiệp có chi phí giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn thì mức độ thanh khoản của hàng tồn kho thấp hơn so với doanh nghiệp có phần lớn là bất động sản xây dựng dở dang.

    Có một chỉ số quan trọng đánh giá hàng tồn kho của doanh nghiệp là số vòng quay hàng tồn kho. Chỉ số này là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.



    Theo nghiệp vụ kế toán, chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Ngược lại, chỉ số càng thấp càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều.

    Thông qua số vòng quay hàng tồn kho, chúng ta có khả năng đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp có tốt hay không.

    Số liệu cho thấy chỉ số này của phần lớn doanh nghiệp trong nhóm trên đều sụt giảm so với cùng kỳ 2 năm trước. Chỉ có Vinhomes, Khang Điền, Hà Đô ghi nhận tăng, có sự cải thiện việc giải phóng hàng tồn kho so với cùng kỳ năm 2022.

    Đáng chú ý, những doanh nghiệp như Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai, Novaland có chỉ số thấp chỉ từ 0,01 đến 0,03 vòng/quý.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Vừa rồi mới dùng 200k tỏi VNi phi từ 98x lên 12xx
    3 tháng cuối năm nếu chủ sòng bơm ra 800k tỏi
    Thì VNi phi lên 1500 cũng không có gì lạ
    Hãy xem miệng quan có như trôn trẻ không ???
    ----

    Cần bơm gần 800.000 tỷ đồng ra nền kinh tế trong 3 tháng cuối năm mới đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%
    14-11-2023 - 17:12 PM | Tài chính - ngân hàng
    [​IMG]
    Giới chuyên gia cho biết, tín dụng thường có sự bứt tốc mạnh trong vài tháng cuối năm, song mục tiêu tín dụng tăng 14% vẫn khó đạt được trong năm 2023.
    • Theo thông tin mới đây của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10/2023, tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 14%.

    Như vậy, trong 3 tháng cuối năm, ngành ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng thêm gần 7% nữa mới đạt được mục tiêu. Theo ước tính, ngành ngân hàng cần bơm ròng gần 800 nghìn tỷ đồng tín dụng trong 3 tháng cuối năm thì mới đạt được mục tiêu tăng trưởng 14%.

    Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nguyên nhân tăng trưởng tín dụng năm nay thấp là do cầu về tín dụng. Số đơn hàng doanh nghiệp bị giảm sút. Người dân và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

    Về nguồn cung tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tín dụng cung tín dụng. Nhà điều hành đã thực hiện nhiều giải pháp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các thủ tục cho vay vốn để có thể rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Được biết, khả năng hấp thụ tín dụng của lĩnh vực bất động sản yếu hơn trong năm nay là một trong những nguyên nhân chính tác động lớn tới tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

    Số liệu của NHNN cho biết, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022. Trong đó, tỷ trọng của tín dụng kinh doanh bất động sản là 36% và tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng chiếm 64%.

    Đáng chú ý, nguồn vốn tín dụng đang có xu hướng tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường bị sụt giảm. Trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21,86%.

    Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023, giới chuyên gia cho biết, tín dụng thường bứt tốc trong những tháng cuối năm, nhưng mục tiêu 14-15% sẽ khó đạt được. Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty chứng khoán BSC cho biết, nhìn lại lịch sử từ 2016 đến nay (sau khi ngành ngân hàng bắt đầu có các quy định cụ thể hơn về quản trị rủi ro như Thông tư 41 sửa đổi Thông tư 36 của NHNN), xu hướng tín dụng tăng trưởng yếu ở các tháng đầu năm thường được theo sau bởi sự bứt tốc mạnh mẽ ở cuối năm.

    Với kỳ vọng triển vọng nền kinh tế dần trở nên khả quan hơn về cuối năm, BSC tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 đạt khoảng 12%.

    Nhìn về 2024, BSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế cải thiện lên khoảng 13-14% với kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì, quy mô giải ngân đầu tư công gia tăng nhờ chi phí vốn và áp lực đáo hạn nợ Chính phủ của Việt Nam đều tương đối thấp, và thị trường bất động sản dần ấm lên.

    Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, triển vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 theo sẽ tích cực hơn năm 2023 do mặt bằng lãi suất đã giảm là điều kiện cần, tuy nhiên điều kiện đủ là sự phục hồi mạnh hơn của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng, đáng lưu ý là tín dụng vay mua nhà.
    tornado1 thích bài này.
  8. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    21.756
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Nó sẽ chơi kiểu xả - hút
    Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày
    Chứ nó mà xả 800k tỏi thì ngập mặt vì giấy ( tiền )
    --- Gộp bài viết, 15/11/2023, Bài cũ: 15/11/2023 ---
    Với thanh khoản 6 phiên nay > 10k tỏi
    Thì khả năng cao bơm trải lại 100 -200k tỏi
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.157
    Một sự thật thú vị là theo thống kê các nick đang bám trụ trên F đến giờ này toàn ra đời từ 2020 -2023
    Chắc là số gà < 2020 đào thải hết rồi !
    Chúc mừng sự trẻ khỏe, máu lửa của lứa gà mới !
    scorpio1511htbhnb thích bài này.

Chia sẻ trang này