Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

2780 người đang online, trong đó có 96 thành viên. 01:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 124139 lượt đọc và 316 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    -------
    Đã giữ lại 140k tỏi
    Bơm trở lại 90k tỏi
    Chu trình hút xả liên tục hoạt động

    ---
    Vì sao NHNN dừng phát hành tín phiếu dù chênh lệch lãi suất USD – VND vẫn còn rất cao?

    NHNN đã dừng phát hành tín phiếu trong 5 phiên liên tiếp và bơm trả cho hệ thống ngân hàng 90.000 tỷ đồng khi các lô tín phiếu cũ đáo hạn.
    • Trong phiên giao dịch 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục không chào thầu tín phiếu mới. Đây là phiên thứ năm liên tiếp Nhà điều hành không phát hành tín phiếu, sau gần 2 tháng liên tục thực hiện nghiệp vụ này.

    Ở hướng ngược lại, có 90.000 tỷ đồng tín phiếu cũ đáo hạn trong 5 phiên vừa qua, đồng nghĩa với lượng tiền tương ứng được bơm trả lại hệ thống.

    Sau phiên giao dịch hôm qua, lượng tín phiếu lưu hành đã giảm về còn gần 105.000 tỷ đồng, tương ứng với số tiền được NHNN hút ra khỏi hệ thống kể từ khi mở lại kênh phát hành tín phiếu. Số tín phiếu này sẽ lần lượt đáo hạn từ nay đến đầu tháng 12/2023, riêng 2 phiên còn lại của tuần này sẽ có 5.900 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

    Động thái dừng phát hành tín phiếu của NHNN diễn ra trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm mạnh.

    Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính, chiếm khoảng 90% giá trị giao dịch) trong phiên 14/11 đã giảm về còn 0,36%/năm, chưa bằng một nửa so với cuối tuần trước (0,83%). Còn so với mức cao điểm 2,84% ghi nhận vào phiên 28/10, lãi suất qua đêm đã giảm gần 2,5 điểm %; lãi suất các kỳ hạn chủ chốt khác như 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng cũng đều giảm 2 – 2,5 điểm %.

    Theo giới phân tích, việc FED tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 11 và lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo khiến giá trị đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế đảo chiều giảm mạnh, đã góp phần giảm áp lực lên tỷ giá. Áp lực tỷ giá hạ nhiệt giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm dư địa để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy nền kinh tế và không cần thiết phải sử dụng công cụ tín phiếu để hỗ trợ tiền Đồng.

    Thực tế, lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu khiến chênh lệch lãi suất USD – VND tiệm cận trở lại mức cao kỷ lục hồi đầu tháng 9, tuy nhiên tỷ giá lại liên tục lao dốc trong nửa đầu tháng 11. Hiện, tỷ giá mua – bán USD tại Vietcombank (ngân hàng có quy mô giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống) được niêm yết ở mức 24.100 – 24.470 VND/USD, giảm 260 đồng (tương đương 1%) so với cuối tháng 10.

    [​IMG]
    Chênh lệch lãi suất VND - USD đang dần tiệm cận mức âm kỷ lục ghi nhận vào quý 3. (Nguồn: SSI)

    Trao đổi với người viết, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng nguồn vốn và trái phiếu tại các ngân hàng cho rằng, công cụ can thiệp bằng tín phiếu có chi phí của nó, ở cả 3 khía cạnh: chi phí thực thi (tăng chi phí điều hành), lượng thanh khoản và vốn khả dụng của các ngân hàng và giá - ở đây là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN chỉ sử dụng công cụ tín phiếu khi thực sự cần thiết và là một trong những lựa chọn khả thi (ở đây mục tiêu là ổn định tỷ giá).

    Theo vị chuyên gia này, việc áp lực mất giá của VND tăng mạnh thời gian trước chủ yếu do cung - cầu USD ngắn hạn và USD trên thị trường quốc tế mạnh lên; và chênh lệch lãi suất USD - VND không phải là yếu tố quyết định hay yếu tố nguyên nhân, nhưng nó có thể là yếu tố cộng hưởng làm tăng áp lực lên tỷ giá.

    "Áp lực gia tăng, thì chênh lệch lãi suất - vốn tồn tại một thời gian dài trước đây - trở thành một yếu tố cộng hưởng, tác động làm căng thẳng thêm tình hình. Do vậy, việc phát hành tín phiếu là một trong những cách cùng tác động vào nhằm ổn định lại tỷ giá. Hiện áp lực lên tỷ giá giảm do xu hướng USD quốc tế, đi cùng nguồn cung có phần dồi dào hơn. Tỷ giá giảm khá mạnh xuống vùng 24.3xx, nên NHNN ngưng phát hành tín phiếu", vị này cho biết.

    Chuyên gia này đánh giá, dù NHNN đã dừng phát hành tín phiếu và lượng tín phiếu cũ sẽ dần đáo hạn nhưng việc phát hành vừa qua cũng đã giúp nhà điều hành kiểm soát một cách nhạy hơn về lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, vốn để rất lỏng trong một thời gian dài trước đó ở mức rất thấp (do thanh khoản dồi dào, tín dụng yếu). Điều này sẽ tăng tính chủ động cho Ngân hàng Nhà nước và khi cần thiết có thể tác động trở lại.
    ThanTuDo thích bài này.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Tăng Minh Phụng: Đại gia bí ẩn đình đám một thời
    Tài sản Tăng Minh Phụng luôn mang theo mình là những bài báo cắt dán nói về tỉ phú Lý Gia Thành - ông vua bất động sản gốc Trung Quốc, đó cũng là hướng rẽ quyết định số phận kỳ lạ của con người này…
    Một người chở hàng đi bỏ mối ở quận 11, TP.HCM trở thành một trong những “đại gia” Việt Nam đầu tiên, sau đó là tù tội và án tử hình… Người đó chính là Tăng Minh Phụng, nổi tiếng một thời ai cũng biết không chỉ là giới kinh doanh. Tài sản Tăng Minh Phụng luôn mang theo mình là những bài báo cắt dán nói về tỉ phú Lý Gia Thành - ông vua bất động sản gốc Trung Quốc, đó cũng là hướng rẽ quyết định số phận kỳ lạ của con người này…


    Xem bài khác trên Vef.vn
    Tay trắng làm nên
    Lúc đó, về quận 11, hỏi Bảy Khùng, ai cũng biết, một chàng trai dễ mến, siêng năng, ham học hỏi nhưng luôn nói chuyện khởi nghiệp làm giàu, một vấn đề quá xa lạ trong lúc giá một chiếc xe máy là cả một gia tài và xe đạp còn là niềm mơ ước của nhiều người.

    Bảy Khùng hay Tăng Minh Phụng hay Bảy Phụng đều là một. Anh luôn có mặt trên các con đường Lạc Long Quân, Bình Thới, 3 tháng 2… để đi bỏ mối hàng tự sản xuất và thường xuyên bị cô cảnh sát giao thông xinh đẹp Tr.Th.Th thổi phạt. Thổi riết rồi hai người thành vợ chồng.

    [​IMG]
    Một buổi họp công ty của ông Tăng Minh Phụng.



    Do chí thú làm ăn và được bạn bè giúp đỡ, Bảy Phụng khởi nghiệp với tổ hợp may nhỏ lẻ, rồi nhanh chóng phát triển thành chuỗi phân xưởng lớn nhất thành phố.

    Quãng thời gian 1993-1996, người ta có thể thấy Công ty Minh Phụng nổi lên như là một “tập đoàn” kinh tế năng động, đầy thế lực, khẳng định được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Khó có thể hình dung đây là cơ sở tư nhân khi tham quan các phân xưởng mang tên Minh Phụng - chủ yếu sản xuất, gia công hàng may mặc, giày dép xuất khẩu. Tính đến trước khi xảy ra vụ án, Minh Phụng có tới 15 phân xưởng sản xuất, gồm 10 phân xưởng may mặc, một phân xưởng nhựa, một phân xưởng dệt gòn, một phân xưởng bao bì PP, một phân xưởng thiết kế mỹ thuật cho hàng hóa ngành may và một phân xưởng thiết kế vi tính. Quy mô sản xuất thời điểm cao nhất có trên 9.000 lao động.

    Thời gian đó, nhiều giám đốc doanh nghiệp bị khởi tố vì tham nhũng mà khởi đầu là các hành vi ăn chơi trác táng, “thuê bao” người tình là diễn viên, đánh bạc ăn thua bằng xe ôtô, dùng tay gấu như thức ăn bổ dưỡng. Nhưng Tăng Minh Phụng vẫn trung thành với lối sống khắc khổ, luôn có mặt ở phân xưởng, buổi trưa luôn là ổ bánh mì, chai nước suối và ba tờ báo.





    [​IMG]
    Tăng Minh Phụng.



    Giấc mơ bất động sản

    Dù đang rất thành công với những đơn hàng may gia công nhưng Công ty Minh Phụng đã chuyển sang đầu tư rất lớn vào bất động sản - một lĩnh vực đầy phiêu lưu, chưa doanh nghiệp nào có kinh nghiệm.

    Cũng giống nhiều doanh nghiệp khác, Minh Phụng mong muốn nhanh chóng chớp thời cơ, tích lũy được càng nhiều đất càng tốt, chờ cơ hội sẽ bán ra với giá cao hơn. Ngay từ đầu, Minh Phụng đã xác định đầu tư trên quy mô lớn, nhất quyết không làm ăn “cò con”, sự tăng trưởng quá nóng vô hình trung đã biến Minh Phụng trở thành một công ty bán sỉ về địa ốc, nhà, đất “thiên la địa võng”.

    Minh Phụng nhảy vào kinh doanh bất động sản từ năm 1992, cho dù khi đó, hoạt động kinh doanh địa ốc của Minh Phụng bị coi là hoàn toàn bất hợp pháp, vì doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản.

    Tính về mức độ tăng trưởng, khó có doanh nghiệp nào có thể so sánh được với Minh Phụng. Đến đầu năm 1997, ngoài các nhà xưởng sản xuất về ngành may mặc, giày dép, các dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh có tới hàng ngàn bộ máy may, tổng danh mục bất động sản của Minh Phụng có tới 169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại; hệ thống nhà xưởng tập trung, kho hàng tại các khu công nghiệp có 78 đơn vị với diện tích trên 1,2 triệu m2; đất chuyên dùng trên 2,6 triệu m2. Các tài sản trên phân bố khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng… Minh Phụng khi đó thực sự là một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực địa ốc.

    Nhưng số tài sản khổng lồ này có được không phải nhờ sự thành công của chiến lược kinh doanh hay tiềm lực tự thân của doanh nghiệp mà hoàn toàn từ vốn vay ngân hàng. Thực chất, toàn bộ khối tài sản đồ sộ đứng tên Minh Phụng ngay khi ra đời thì giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, đều lập tức được giao cho các ngân hàng cho vay vốn để Minh Phụng tạo dựng tài sản.

    Do tăng trưởng quá nóng, đến giai đoạn 1993-1996, Minh Phụng đã ở vào thế “cưỡi trên lưng cọp”. Minh Phụng vô cùng khó khăn khi phải duy trì, phát triển khối tài sản khổng lồ trên, khi vốn đầu tư cho kinh doanh địa ốc càng nhiều, nợ vay ngân hàng chồng chất, khả năng sinh lời từ tài sản không thể có được trong thời gian ngắn. Không còn cách nào khác, Tăng Minh Phụng phải lừa các ngân hàng để có vốn tiếp tục đầu tư vào đất đai.

    Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chỉ được vay không quá 10% vốn tự có, vì thế Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, câu kết với các quan chức ngân hàng sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỉ đồng và hàng chục triệu USD.

    Ông L.Q.L - Chi cục trưởng QLTT TP.HCM, người đặt nghi vấn về nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro trong đầu tư bất động sản từ nguồn vốn ngân hàng của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Cty Minh Phụng - nói: “Tay Minh Phụng này thật khó hiểu, chưa thấy ai mê bất động sản như chả…”.

    Mê thì mê, nhưng gần đây nhìn lại, nhiều chuyên gia mới thấy tầm nhìn xa của Tăng Minh Phụng về tương lai của ngành bất động sản. Còn lúc đó, Minh Phụng chỉ mong bán được nhà đất để trả nợ, trả lãi ngân hàng.

    Người tính không bằng trời tính, cùng với sự hạ nhiệt quá nhanh của thị trường bất động sản, sự siết lại trong cho vay, bảo lãnh tín dụng, cùng với sự điều chỉnh chính sách đất đai…, Công ty Minh Phụng rơi vào thế nguy khi không còn đủ sức trả lãi ngân hàng…

    Ngày 24.3.1997, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Tăng Minh Phụng và nhiều người khác. Khám xét nhà Tăng Minh Phụng, cơ quan điều tra không tìm thấy tài sản riêng gì có giá trị. Tăng Minh Phụng nói rằng, toàn bộ tiền tự có, tiền vay đều tập trung vào Công ty Minh Phụng.

    Có lần, gặp trên đường đi hỏi cung và lần khác trong phiên tòa, Minh Phụng hỏi tôi: “Nghe nói giá đất đang lên phải không bạn?”. Hỏi bạn bè mới biết, gặp ai Tăng Minh Phụng cũng hỏi câu đó. Thật ám ảnh!

    Sai phạm của Công ty Minh Phụng, tòa đã xử, án đã tuyên và Tăng Minh Phụng đã bị thi hành án tử hình nên chúng tôi không nhắc lại mà chỉ muốn nói rằng, liệu giấc mơ bất động sản của Tăng Minh Phụng có hoang đường hay không?

    Đó là vấn đề đến nay vẫn còn gây tranh cãi
    Thực tế, khi xử lý tài sản thế chấp sau này cho thấy, các danh mục tài sản thế chấp là nhà xưởng, kho hàng tại các khu công nghiệp đều có giá khá cao, với thời gian thuê khoảng 40-50 năm, chỉ tính riêng tiền khai thác có ngân hàng đã thu được hàng trăm tỉ đồng.

    Đối với tài sản là biệt thự, văn phòng, nhà xưởng tại khu vực TP.HCM, phần lớn giá bán thực tế đều cao hơn rất nhiều so với giá tòa án định khi xét xử. Riêng đối với các lô đất mà Tăng Minh Phụng đã lập các dự án tại khu vực Thủ Đức trước đây (nay thuộc quận 2), theo quy hoạch của TP.HCM, hầu hết số này nằm ở các vị trí rất đắc địa, lợi nhuận chắc chắn sẽ rất lớn...

    Nhiều chuyên gia nói rằng, Tăng Minh Phụng đã có những bước đi quá sớm, quá nóng vội, nằm ngoài quy luật thị trường và có những hạn chế về nhận thức kinh tế, pháp luật nên mới nhận lấy kết quả thê thảm như vậy.

    Về phía con người, dù đã nằm xuống (ông mất năm 2003) nhưng Tăng Minh Phụng vẫn giữ được tình cảm của những người quen biết với sự trung thành, nhiệt tình, không gây nguy hại.

    Giấc mơ hoang đường về bất động sản của Tăng Minh Phụng đã tan thành mây khói nhưng bất động sản luôn là lĩnh vực đầy hấp dẫn, phiêu lưu… có thể đưa doanh nghiệp lên đỉnh vinh quang hoặc rơi xuống tận bùn đen với những diễn biến luôn bất ngờ của nó.

    Theo Lao Động
    ThanTuDo thích bài này.
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Bà Trương Mỹ Lan bị kê biên những tài sản nào?

    Phúc Hà
    PHÁP LUẬT - ĐIỀU TRA 19/11/2023 10:03 Theo dõi Congthuong.vn trên

    Trong vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị kê biên tổng số tiền 589 tỷ đồng, gần 15 triệu USD, hàng ngàn bất động sản, siêu xe, du thuyền…
    Vụ án Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan và 85 người bị đề nghị truy tố là ai?Cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD trong vụ Trương Mỹ Lan
    Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ *******) đã kê biên tổng số tiền 589 tỷ đồng và gần 15 triệu USD.

    Trong đó, thu giữ 14,5 triệu USD tiền mặt mà bà Trương Mỹ Lan đưa cho Tạ Hùng Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Greenhill Village. Số tiền này liên quan đến chuyển nhượng dự án Dự án Greenhill Quy Nhơn do Việt làm chủ đầu tư. Sau đó, ông Việt đã nhờ người giao nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra số tiền hơn 116 tỷ đồng (khoảng 4,75 triệu USD) và 9,75 triệu USD.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng thu giữ 190 nghìn USD của Trần Văn Hùng, nguời này là nhân viên Toà nhà Sherwood (127 Pateur, phường Võ Thị Sáu, quận 3), có giữ một hộp giấy chứa tiền và tài liệu của Chu Duyệt Phấn (con gái bà Trương Mỹ Lan). Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khám xét, thu giữ 190 nghìn USD và một số tài liệu của Chu Duyệt Phấn. Số tiền này đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

    Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng thu giữ 50 tỷ đồng của ông Nguyễn Phú Tiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An - công ty bà Trương Mỹ Lan giao cho ông này làm Giám đốc. Số tiền này liên quan đến việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Chợ Mới (Long An)

    Cùng với đó, tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương, bà Trương Mỹ Lan đã giao các cá nhân nắm giữ số cổ phần chiếm 66,93% vốn điều lệ của doanh nghiệp này, tương ứng với giá trị hơn 1.204 tỷ đồng. Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ngăn chặn giao dịch với số dư hơn 789 tỷ đồng trong tài khoản mở tại Ngân hàng SCB của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.


    Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành phong toả 43 tài khoản của các bị can và các cá nhân đứng tên hộ bị can mở tại các ngân hàng, tổng số tiền phong toả là 1.896 tỷ đồng và gần 8,5 triệu USD.

    Về bất động sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kê biên của bà Trương Mỹ Lan bao gồm: 1.266 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận công trình xây dựng, 1.784 bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 Hợp đồng công chứng, 147 Thỏa thuận bồi thường các thửa đất thuộc dự án (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè).

    Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã kê biên đối với 1.237 bất động sản (đã gồm bất động sản liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai và các bất động sản tại Đồng Nai); kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 08 bất động sản của các bị can hoặc cá nhân đứng tên hộ các bị can.

    Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng kê biên 857,56 triệu cổ phần SCB của bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bị can Lan; 137,76 triệu cổ phần 05 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bị can Trương Mỹ Lan; ngăn chặn 14,001 cổ phần Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC của Đỗ Xuân Nam.

    Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn kê biên 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà Lan và bị can Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) do bà Lan nhờ nhiều người đứng tên hộ.

    Đối với hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã thu nộp tổng cộng 25,2 tỷ đồng và 5,31 triệu USD vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả cho các bị can; thu giữ một số sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết bị điện tử và một số đồ vật khác.

    Đối với ông Nguyễn Cao Trí, Bộ ******* đã thu giữ tài sản của ông Trí khi khám xét; kê biên 7 bất động sản (trị giá hơn 266 tỷ đồng) của ông Trí. Ngoài ra, gia đình bị can tự nguyện nộp khắc phục hậu quả với tổng cộng hơn 1.001 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Bà Trương Mỹ Lan bị kê biên tổng số tiền 589 tỷ đồng, gần 15 triệu USD, hàng ngàn bất động sản, siêu xe, du thuyền.
    Trước đó, ngày 17/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ *******) đã hoàn tất kết luận điều tra liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị có liên quan.

    Theo đó, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Ngoài ba tội danh trên, bà Lan còn bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và Rửa tiền. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.

    Trong đó, đáng chú chú ý có bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố về tội nhận lối hộ. Bà Nhàn là trưởng đoàn và là người chỉ đạo đoàn thanh tra chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra Ngân hàng SCB. Tuy nhiên, bị can này đã nhận tiền từ Ngân hàng SCB (thông qua ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc) số tiền lên tới 5,2 triệu USD, tương đương hơn 118 tỉ đồng.

    Nhóm bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội: Tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Cơ quan điều tra xác định, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng của Ngân hàng SCB, nơi bà này là cổ đông chính; gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.

    Phúc Hà
    ThanTuDo thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Tôi có may mắn được chứng kiến các vụ án lớn TMP - Kiên bạc - Huyền N - và nay là VPT
    Về sai phạm tôi không bình luận vì mọi công dân phải tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên chưa có ai đặt câu hỏi ngược lại
    1. Về vụ T.M.P
    MP phải bồi thường và thanh toán các khoản nợ cho 6 Ngân hàng tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD.

    Bên cạnh đó, số tài sản phải xử lý để bảo đảm thi hành án gồm trên 390 danh mục gồm 476 đơn vị tài sản là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc, kho tàng, văn phòng, biệt thự,… khối tài sản này Toà án xác định tại thời điểm xét xử trị giá trên 2.232 tỷ đồng.

    Do vậy, có ngân hàng được Tòa án giao cho một số lô đất tại Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, chưa cần phải triển khai xây dựng dự án, cũng không cần đầu tư hạ tầng, qua phiên đấu giá một lô thôi đã thu đủ toàn bộ số nợ trên 15 triệu USD, ngoài ra đơn vị này còn dư ra được số tiền và tài sản trị giá cả chục triệu USD.

    Có nhiều rắc rối liên quan tới việc thi hành án. Nhiều tài sản bị định giá quá thấp gây thiệt hại cho bản thân các bị cáo. Kết quả định giá khối tài sản của 2 nhóm Minh PhụngEpco từng gây nên cuộc tranh luận rất gay gắt trong quá trình tố tụng, chắc nhiều người còn nhớ hình ảnh vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đã rơi lệ cay đắng ngay trong phiên tòa khi nghe kết quả thẩm định giá tài sản, vì "mỗi mét vuông đất được tính bằng giá ba cây kem Tràng Tiền".

    2. Vụ V.T.P
    Bà TML, nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần nhà băng này (trên 90% cổ phần) gần như là ngân hàng của cá nhân bà
    Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng. ( đây là số tiền công dồn 10 năm, có nhiều khoản đã tất toán, đáo hạn )

    Trong đó, từ ngày 9-2-2018 đến 7-10-2022, bà Lan chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỉ đồng ( vay mua BDS thôi - chưa quỵt nợ )

    Hành vi trên phạm vào tội tham ô tài sản. Ngoài ra, hành vi này của bà Lan còn gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129.000 tỉ đồng.
    ( bà sổ hữu > 90% ngân hàng, thì thiệt hại bà ấy thiệt nhiều nhất )

    Trong đó, C03 tạm giữ 1.266 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận công trình xây dựng; 1.784 bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng...

    Đáng chú ý, cơ quan điều tra đã kê biên 1.237 bất động sản tại các công ty liên quan đến bị can TTML; kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của bà Lan và các cá nhân đứng tên hộ chủ tịch VTP; 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan.

    C03 đã kê biên 22 tài sản là phương tiện gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bà TML và cháu gái THV do các pháp nhân đứng tên.

    Với T.M.P tôi đã chứng kiến bđs của ông tăng gấp 10 lần tới thời điểm hiện tại. Năm 2010 khi thanh lý tài sản đã phải trả lại tiền thừa cho gia đình T.M.P
    Để xem với V.T.P khối tài sản này sẽ bốc hơi và tăng giá thế nào sau 10 năm nữa ???
    ThanTuDo, gagiaqua, Buros2 người khác thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Và để định nghĩa mối liên quan Ngân hàng với các DN sân sau thì chúng ta thử làm bài thống kê
    A.B. bank - Tiền đỏ
    V.I.B -
    Tien Phong bank
    Dong A bank
    Nam A bank
    Lien Vien bank
    Bac A bank
    Dai A bank
    A.C. B
    E. xim bank
    Ai sẽ được gọi tên ???
    ThanTuDoBuros thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Chứng khoán tháng 11: Khối ngoại bán ròng 14.700 tỷ đồng từ đầu năm, cổ phiếu MWG tiếp tục là tâm điểm

    chứng khoán có sự hồi phục tốt trong tháng 11. Khá nhiều thông tin tích cực được đưa ra từ đó củng cố được tâm lý của nhà đầu tư như Fed lần thứ hai liên tiếp giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức cao nhất 22 năm, chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh liên tục đi xuống sau khi tạo đỉnh... Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, VN-Index đứng ở mức 1.094,13 điểm, tương ứng tăng 65,94 điểm (6,41%) so với tháng 10. Tương tự, HNX-Index cũng tăng 19,98 điểm (9,69%) lên 226,26 điểm, UPCoM-Index tăng 4,06 điểm (5,02%).

    Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với tháng 10. Tổng giá trị giao dịch bình quân ở mức 19.292 tỷ đồng/phiên, tăng 14%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân tăng 12,2% lên mức 17.363 tỷ đồng/phiên.

    Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm đáng chú ý. Động thái bán ròng rã của các nhà đầu tư nước ngoài đang tác động đáng kể đến sự hồi phục của thị trường chung. Tính chung toàn thị trường chứng khoán, trong tháng 10 khối ngoại thực hiện mua vào hơn 1 tỷ cổ phiếu, trị giá 28.185 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, trị giá 31.714 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 94,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 3.312 tỷ đồng, tăng 45% so với tháng 10. Đây cũng là tháng bán ròng thứ 8 liên tiếp của dòng vốn này trên thị trường chứng khoán. Tính trong 11 tháng đầu năm 2023, khối ngoại bán ròng tổng cộng 12.498 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Giá trị mua/bán ròng của khối ngoại trên sàn HoSE
    Trong đó, khối ngoại tập trung giao dịch ở sàn HoSE với giá trị bán ròng 3.850 tỷ đồng, tăng 42% so với tháng 10. Như vậy, trong 8 tháng gần nhất, khối ngoại sàn này đều duy trì trạng thái bán ròng với tổng giá trị 20.610 tỷ đồng. Tính chung cả 11 tháng đã qua của năm 2023, khối ngoại sàn HoSE bán ròng 14.701 tỷ đồng.

    Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu Vinhomes (VHM) với giá trị lên đến 1.960 tỷ đồng. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản này từ phiên 26/10. Cũng vào cuối tháng 10, Tập đoàn Vingroup - CTCP thông báo về việc phát hành trái phiếu quốc tế với tổng giá trị 250 triệu USD. Trái phiếu đáo hạn vào năm 2028, có quyền chọn hoán đổi cổ phiếu Vinhomes (VHM).

    Trong tháng 10/2023, VHM nằm trong top 3 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, nhưng chủ yếu nhờ giao dịch thoả thuận (1.322 tỷ đồng). Nếu không có giao dịch thỏa thuận đồng nghĩa với việc cổ phiếu này bị bán ròng 1.000 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.

    [​IMG]
    Top cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng mạnh nhất tháng 11 trên sàn HoSE
    Đứng thứ hai trong top bán ròng là cổ phiếu của "ông lớn" ngành bán lẻ MWG. Riêng tháng 11, khối ngoại bán ròng MWG thu về 1.500 tỷ đồng. Ở tháng liền trước, MWG cũng là cổ phiếu bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ra mạnh nhất trên sàn. Sau hai tháng ở vị trí top đầu, giá trị bán ròng riêng ở cổ phiếu này đã vượt 2.450 tỷ đồng.

    Chứng chỉ quỹ ETF FUESSVFL đứng thứ ba trong danh sách bán ròng của khối ngoại với 1.109 tỷ đồng. Các mã như VPB, VNM, VRE… cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh. Ở chiều ngược lại, DGC đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 624 tỷ đồng. SSI và HPG đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 350 tỷ đồng.

    Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn giao dịch có phần tích cực khi mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị gần gâp đôi tháng trước đó, tương ứng 681 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, dòng vốn này mua ròng 3.105 tỷ đồng ở sàn HNX.

    [​IMG]
    Top cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng mạnh nhất tháng 11 trên sàn HNX
    Khối ngoại sàn HNX mua ròng tập trung mã SHS trong tháng 11 với giá trị 520 tỷ đồng. Tiếp sau đó, IDC có giá trị mua ròng 106 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, CEO bị bán ròng mạnh nhất sàn này với giá trị 63 tỷ đồng. TIG đứng sau với giá trị bán ròng là 11 tỷ đồng.

    Tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 140 tỷ đồng sau khi mua ròng ở tháng 9 và 10. Tính từ đầu năm khối ngoại bán ròng 902 tỷ đồng ở sàn UPCoM.

    [​IMG]
    Top cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng mạnh nhất tháng 11 trên sàn UPCoM
    VEA đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 160 tỷ đồng. Một số cổ phiếu cũng bị bán ròng mạnh gồm BSR (87 tỷ đồng) hay ACV và QTP đều bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. Trong khi đó, VGV là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 60 tỷ đồng. TCI và MCH được mua ròng lần lượt 34 tỷ đồng và 33,9 tỷ đồng.
    suntecconsVnindex860 thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    U nhọt bắt đầu vỡ
    Điện gió giờ công suất 7-15 MW/ trụ
    Đời đầu dự án này chỉ có công suất 1.5 MW / trụ thì có mã lỗ nặng + ông chủ sòng EVN không mua nữa, lãi mẹ 729 tỏi đẻ lãi con 462 tỏi thì có mà vỡ sớm
    Ông chủ ăn dự án xong - giờ bỏ mặc ngân hàng ôm đống nợ

    ------------
    Dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam bị ngân hàng siết nợ: Chủ đầu tư nợ xấu hơn 1.200 tỷ tại Agribank
    Agribank muốn bán khoản nợ xấu hơn 1.205 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam. Khoản nợ này được đảm bảo bằng toàn bộ công trình xây dựng Nhà máy Phong điện 1 – Bình Thuận.
    Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank) - Chi nhánh Tây Hà Nội vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Việt Nam theo hợp đồng cấp tín dụng năm 2008 và 2014; Hợp đồng cấp bảo lãnh ngày 15/10/2009 và các phụ lục hợp đồng kèm theo.

    Theo Agribank, tổng giá trị khoản nợ tính đến hết 30/11/2023 quy đổi là hơn 1.205 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là gần 729 tỷ đồng; dư nợ lãi, lãi quá hạn, lãi chậm trả tạm tính đến là hơn 462 tỷ đồng; và phí bảo lãnh chưa trả gần 14 tỷ đồng.

    Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là toàn bộ công trình xây dựng Nhà máy Phong điện 1 – Bình Thuận.

    Agribank đưa ra giá khởi điểm cho khoản nợ này là hơn 1.205 tỷ đồng – bằng giá trị khoản nợ tính đến ngày 30/11. Giá bán chưa bao gồm các lại thuế, phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác phải nộp theo quy định).

    [​IMG]
    Tua-bin điện gió của Nhà máy phong điện 1 bị cháy hồi tháng 7/2023

    Theo tìm hiểu, Nhà máy phong điện 1 là dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam. Nhà máy này đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và do Công ty TNHH một thành viên Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 của dự án có tổng công suất 30MW với 20 tua-bin điện gió đã hoàn thành, mỗi tua-bin có công suất 1,5MW do hãng Fuhrlaender AG (Đức) cung cấp. Chiều cao của mỗi trụ điện gió là 85 m, đường kính cánh quạt tua-bin là 77 m.

    Tháng 8/2019, năm tua-bin điện gió đầu tiên của dự án chính thức phát điện và hòa lưới điện quốc gia, đến tháng 5/2011 toàn bộ 20 tua-bin điện gió thuộc giai đoạn 1 của Dự án đã phát điện thương mại. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 hơn 800 tỷ đồng. Mỗi năm, Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận) cung cấp cung cấp sản lượng điện khoảng 85 triệu kWh.

    Ngày 5/1/2020, một tua-bin điện gió của dự án bị cháy và phá hủy hoàn toàn. Tua-bin điện gió bị cháy là một trong năm tua-bin được lắp đặt và vận hành đầu tiên của dự án.

    Tiếp đó, ngày 26/7 vừa qua, một tuabin điện gió tại Nhà máy Phong Điện 1, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cũng bị cháy, gây thiệt hại bước đầu khoảng 70 tỷ đồng.

    Về REVN, công ty này được thành lập năm 2006 do ông Phạm Văn Minh làm Chủ tịch HĐTV – kiêm người đại diện theo pháp luật. Trụ sở chính công ty đặt tại Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

    Dữ liệu chúng tôi có được cho thấy, khoản nợ của REVN tại Agribank đã rơi vào nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn.
    ThanTuDo thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Đây là lý do tại sao các đại gia lao đầu vào lĩnh vực này
    Tôi cũng không ngoại lệ
    Tuy nhiên tôi không giống các đại gia đang dính vào vòng lao lý - vì tôi chỉ là tiểu gia hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính
    Thế nên tôi mặc dù bị đóng băng nhưng vẫn chưa bán đi 1 mét vuông nào
    Tôi sẽ tích sản mục tiêu 1 thập kỷ nữa x 2 diện tích và sóng sau sẽ xả hàng cho cá mập
    Lúc đó tôi cũng sẽ đi tìm câu trả lời của anh Vũ: Tiền nhiều để làm gì ???
    ----

    Giá nhà liền thổ TP.HCM tăng gần 7 lần trong một thập kỷ
    Trang Nhi • 07/12/2023 - 08:14
    Theo Cushman & Wakefield, nguồn cung nhà thấp tầng tại TP.HCM tăng 6,9 lần, giá bán loại hình này cũng gấp gần 7 lần, lên 330 triệu đồng mỗi m2.

    Cụ thể, từ năm 2013 - 2016, giá nhà liền thổ TP.HCM khoảng 2.000 USD (tương đương 46 triệu đồng) mỗi m2; giai đoạn 2017 - 2019, nguồn cung nhà liền thổ lên gấp đôi, giá bán cũng lên mức 4.000-6.000 USD (90-140 triệu đồng) một m2.

    [​IMG]
    Giá nhà liền thổ TP.HCM tăng gần 7 lần trong một thập kỷ
    Biến động giá mạnh nhất của thị trường nhà liền thổ TP.HCM rơi vào giai đoạn 2021 - 2023 do sự xuất hiện của rổ hàng thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang. Theo đó, giá nhà giai đoạn này đã tăng hơn 260%, chạm mức 14.000 USD (gần 330 triệu đồng) mỗi m2.

    Đà tăng giá mạnh của nhà thấp tầng những năm qua cũng được nhiều đơn vị trong ngành ghi nhận. Batdongsan.com cho biết, giai đoạn 2018 - 2023, giá bán nhà liền thổ TP.HCM và các tỉnh vệ tinh tăng gần 3 lần. Từ mức trung bình 107 triệu đồng lên khoảng 290 triệu đồng mỗi m2. Trong đó khu Đông thành phố là nơi có biến động giá mạnh nhất. Giá sơ cấp trung bình nhà liền thổ khu này đang cao hơn mức trung bình toàn TP.HCM 12%.

    Lý giải về xu hướng tăng đột biến của nhà liền thổ thời gian qua, nhất là 3 năm gần đây, chuyên gia của Cushman & Wakefield chỉ ra nhiều nguyên nhân. Trước tiên là các chủ đầu tư định vị sản phẩm ngày càng cao nên giá bán càng về sau càng đắt đỏ. Từ năm 2021 đến nay, phân khúc này xuất hiện thêm nhiều dự án được định vị chuẩn hạng sang và siêu sang, giá từ 400-700 triệu đồng mỗi m2. Các sản phẩm này đã nâng mức giá trung bình của thị trường lên một mặt bằng mới.

    Bên cạnh đó, giai đoạn 2020-2022, thị trường xuất hiện nhiều cơn "sốt đất", nhà liền thổ là phân khúc bị tác động mạnh, giá đất đã từng xuất hiện tình trạng tăng hàng tuần. Nhiều dự án cũ chỉ trong 2 năm này đã điều chỉnh giá tăng trung bình 30-40% so với mức khởi điểm. Sau các đợt điều chỉnh giá thứ cấp, hầu hết dự án mới triển khai sau này cũng định hình một biểu giá bán mới vượt qua các dự án hiện hữu trước đó.

    Theo dự đoán của Cushman & Wakefield, trong 10 năm tới, TP.HCM sẽ chỉ có thêm khoảng 88.000 căn nhà liền thổ đến từ 650 dự án mở bán. Quỹ đất khan hiếm, nguồn cung hạn chế và nhu cầu sở hữu cao khiến giá trị dòng sản phẩm này sắp tới sẽ tiếp tục tăng, mặc dù thị trường hiện tương đối trầm lắng và tính thanh khoản còn kém.

    Su_beo16ThanTuDo thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Cá mập đã bị cá voi xơi !
    -------
    352 triệu cổ phiếu Novaland tuột khỏi tay nhóm cổ đông liên quan ông Bùi Thành Nhơn sau hơn một năm
    Sở hữu của nhóm này tại Novaland có thể sẽ còn giảm xuống khi các cổ đông vẫn đang bị bán giải chấp bên cạnh việc chủ động bán bớt cổ phiếu NVL với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.


    [​IMG]
    CTCP NovaGroup vừa thông báo đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 60.401 cổ phiếu CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã NVL) vào ngày 1/12. Sau giao dịch, tổ chức này đã giảm sở hữu xuống còn hơn 403,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 20,7% vốn) nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất tại Novaland.

    Trước đó ít ngày, một cổ đông lớn khác của Novaland là CTCP Diamond Properties cũng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 76.705 cổ phiếu NVL. Sau giao dịch, tổ chức này đã giảm sở hữu tại Novaland xuống còn 180,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,24% vốn) và đang là cổ đông lớn thứ 2 chỉ sau NovaGroup.

    NovaGroup và Diamond Properties đều là tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT Novaland. Có thể thấy, các cổ đông liên quan đến ông Nhơn vẫn đang mất dần sở hữu do bị bán giải chấp dù số lượng đã ít hơn giai đoạn trước. Hiện tại, nhóm cổ đông liên quan đến gia đình Chủ tịch Novaland đang còn nắm giữ khoảng 834 triệu cổ phiếu NVL (tỷ lệ 42,78% vốn).

    [​IMG]
    Trước khi biến cố xảy ra khiến cổ phiếu NVL lao dốc năm ngoái, nhóm cổ đông này nắm giữ đến gần 1,19 tỷ cổ phiếu NVL (tỷ lệ 60,85% vốn). Như vậy, chỉ sau hơn một năm, khoảng 352 triệu cổ phiếu NVL (tỷ lệ 18,07% vốn) đã tuột khỏi tay ông Bùi Thành Nhơn và các cổ đông liên quan.

    Con số trên có thể sẽ còn tăng lên khi các cổ đông vẫn tiếp tục chủ động bán bớt cổ phiếu NVL với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Gần nhất, NovaGroup đã đăng ký bán ra 26,5 triệu cổ phiếu NVL trong khoảng thời gian từ 16/11 đến 15/12/2023. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận.

    Trên thị trường, cổ phiếu NVL vừa có nhịp hồi khá mạnh thời gian gần đây. Cổ phiếu này đã tăng khoảng 37% từ đầu tháng 11 qua đó kết thúc phiên 7/12 tại mức 17.500 đồng/cp. Dù vậy, mức thị giá này vẫn còn thấp hơn khoảng 20% so với đỉnh một năm đạt được hồi đầu tháng 9.

    [​IMG]
    Trong một diễn biến khác, ngày 30/11 vừa qua, Novaland đã chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến về việc điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) được thông qua trước đó. Tuy nhiên, phương án thay đổi cụ thể chưa được tập đoàn công bố.

    Hà Linh
    bluecoat, ThanTuDoscorpio1511 thích bài này.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    ----------
    Những cái mốc mà mình dự báo đầu đã chạm
    BTC vượt dự báo 42k/BTC
    Vàng vượt dự báo 78 triệu/ lượng

    Chứng tỏ mọi nỗ lực, mọi phương án hồi phục từ 2022 đến giờ đều thất bại thảm hại
    Giờ là lúc chúng ta xem 2 món kia nó thế nào ???

    PA1: Nếu nó vượt đỉnh và đi lên - thì ngủ đông tới luôn 2025

    PA2: Nếu nó vượt đỉnh và đi xuống - thì xem xét chuẩn bị thuyền lưới giăng buồm ra khơi vào Quý 1-2/2024


    Giờ thì nghỉ ngơi cho khỏe
    Tết có đồng thưởng nào giữ chặt: đừng mua vàng - cũng chẳng mua giấy lộn
    Nghe nói đội Juvent tết này tuyển thêm nhiều cầu thủ mạnh gia nhập đội bóng lắm
    Bảo trọng, thảnh thơi !

    ~o) ~o) ~o)

Chia sẻ trang này