1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

5713 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 22:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 129496 lượt đọc và 344 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    -----
    Hi!
    Ăn chơi tết nhiều quá, nay ngày thần tài mới khai trương mở hàng
    năm hỏa mừng tuổi anh em dòng P
    Năm 2023 dòng P đại thắng, lợi nhuận khủng - tuy nhiên giá chưa chạy
    Năm 2024 giá oil đã vượt nền 80 tạo đà phi mạnh
    Năm 2024 thế giới bắt đầu hồi phục kinh tế, nhu cầu oil tăng để phục vụ sản xuất + bất ổn chính trị --->>> sẽ đẩy giá oil chạm ngưỡng 100 vào cuối năm
    Do đó sóng P năm 2024 sẽ là đại sóng
    Con dầu đàn G.A.S như top trước tôi nói chạm đáy 73 - 76 sẽ phi mạnh lên 12x
    Và bây giờ đang phi mạnh mẽ - sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho ae trong năm 2024
    Các con khác dòng P tương tự
    Chúc ae khai trương phát tài !


    :drm1
    :drm
    :drm1
    Last edited: 19/02/2024
    gallant10, sunteccons, Su_beo161 người khác thích bài này.
    gallant10Daodauvang đã loan bài này
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Bức hình đánh dấu sự bùng nổ của dòng P trong năm 2024
    Chân đế điện gió đầu tiên của PTSC rời cảng đi hạ thủy tại Đài Loan cho dự án tỷ đô
    [​IMG]
    gallant10 đã loan bài này
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Lưu lại để đánh dấu thời kỳ đen tối mà thị trường CKVN đã đi qua
    Ai cũng biết
    Chỉ 1 số quản lý bị đồng tiền làm mờ mắt - nên giả vờ không biết

    ------
    Vì sao dàn cựu lãnh đạo HOSE biết sai vẫn giúp sức cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết?
    25-02-2024 - 16:55 PM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    Tại cơ quan điều tra, các bị can Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT và Lê Hải Trà, cựu Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) khai nhận "giúp sức" cho mã chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết được niêm yết trên sàn do có "mối quan hệ" từ trước.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ ******* vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 4 bị can là lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM ( Hose ) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gồm: Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT Sở giao dịch); Lê Hải Trà (cựu ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết); Trầm Tuấn Vũ (nguyên Phó tổng giám đốc, Phó Chủ tịch hội đồng niêm yết) và Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết).

    Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố với ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước); Dương Văn Thanh (Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Phạm Minh Trung (Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

    Sai phạm của nhóm cán bộ trên được xác định liên quan đến hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm.

    [​IMG]
    Bị can Trần Đắc Sinh.

    Cụ thể, ở hành “Thao túng thị trường chứng khoán", từ giữa 2017 đến đầu 2022, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế, cùng đồng phạm… mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng để sử dụng thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lợi bất chính trên 723 tỷ đồng.

    Đối với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2014 - 2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các Công ty thuộc Tập đoàn FLC; người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, nâng khống hơn 3.102 tỷ đồng vốn góp vào Công ty Faros làm tăng vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

    Sau đó, các bị can tạo lập hồ sơ, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM, rồi bán 391 triệu cổ phiếu 4.818 tỷ đồng, trong đó cơ quan điều tra xác định nhóm ông Quyết chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

    [​IMG]
    Bị can Lê Hải Trà.

    Dàn lãnh đạo HOSE giúp đỡ vì có quan hệ từ trước
    Điều tra bổ sung, C01 xác định, sau khi nhận được hồ sơ đề nghị niêm yết cổ phiếu của Faros, bị can Trần Đắc Sinh với vai trò là Chủ tịch HĐQT HOSE biết báo cáo kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này “không phù hợp; không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp". Tuy nhiên, do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được ông Quyết và Doãn Văn Phương (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC đang bỏ trốn) giúp đỡ nên ông Sinh đã hỗ trợ Faros được niêm yết.

    Cùng với đó, ông Sinh còn nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới là Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ và Lê Thị Thanh Hằng tạo điều kiện sớm nhất cho Faros.


    Theo quy chế hoạt động của HOSE thì việc thẩm định, chấp thuận niêm yết cổ phiếu không thuộc thẩm quyền của HĐQT. Tuy nhiên, tháng 8/2016, khi Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, ông Sinh đã chỉ đạo Văn phòng HĐQT của HOSE làm văn bản thông báo, yêu cầu Hội đồng niêm yết phải báo cáo về kết quả thẩm định.

    [​IMG]
    Bị can Trịnh Văn Quyết.

    HĐTV HOSE trong đó có cả ông Sinh đã chấp thuận niêm yết và ký ban hành nghị quyết với nội dung: "Hồ sơ của Faros đủ các điều kiện niêm yết". Từ đó, mã cổ phiếu Faros được chấp thuận niêm yết, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

    Còn ông Lê Hải Trà khi thẩm định hồ sơ đăng ký niêm yết của Faros biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính có "vi phạm" bởi chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp; cũng như có hai lần hội ý với các thành viên Hội đồng niêm yết và đều thống nhất chưa đủ điều kiện, yêu cầu công ty phải giải trình. Tuy nhiên, lúc được báo cáo giải trình của Faros, ông Trà và các thành viên Hội đồng niêm yết chưa nghiên cứu nhưng đã đồng ý ngay.

    Tại cơ quan điều tra, ông Trà khai có "quan hệ" với ông Quyết và nhóm thuộc cấp của Chủ tịch FLC. Việc chấp thuận niêm yết giúp cho Faros có điều kiện thu hút vốn của các nhà đầu tư trên thị trường và HOSE có doanh thu từ thu phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán, thông qua đó nâng cao uy tín bản thân.

    Ở vai trò Vụ trưởng Giám sát Công ty đại chúng, khi thẩm định hồ sơ của Faros đã phát hiện không đủ cơ sở xác định vốn góp. Thế nhưng bị can Lê Công Điền không kiểm tra mà ký văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký rồi công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Faros được niêm yết thành công với vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng.

    Lời khai của ông Điền thể hiện do Faros là công ty lớn, ông Quyết có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, có một công ty chuyên tư vấn pháp luật nên lo sợ.

    Khi thẩm định, ông Điền đã yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng nhưng 2 lần bị Faros khiếu nại là làm vượt thẩm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do lo sợ bị ảnh hưởng đến công việc nên ông Điền biết sai vẫn làm.

    Theo Hoàng Cư - Minh Đức

    Tiền Phong
  4. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.955
    Cho chết lũ quan tham nhũng. Luật nhân quả, đáng đời.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Và đây là cách quay tai truyền thống nâng vốn khống của các DN:
    Hãy xem họ lừa nhà đầu tư như thế nào
    Hãy xem kẽ hở của PL ntn mà để cả đàn voi chui lọt

    ---
    Nguyên Tổng giám đốc FLC đang bỏ trốn đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết lừa đảo thế nào?
    26-02-2024 - 07:45 AM | Doanh nghiệp

    Với vai trò Tổng giám đốc FLC kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, bị can Doãn Văn Phương đã chỉ đạo Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các nhân thuộc Faros ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống... nhằm mục đích giúp Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
    • Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ ******* vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    [​IMG]
    CQĐT xác định bị can Doãn Văn Phương đã bỏ trốn từ năm 2022.

    Khác với kết luận điều tra trước, lần bổ sung này, C01 truy tố 51 bị can trong đó có 7 người là lãnh đạo, cán bộ của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE), Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

    Tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty liên quan, C01 đã làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can, chỉ còn Doãn Văn Phương (SN 1977, Tổng giám đốc của Tập đoàn FLC) đã xuất cảnh trốn đi nước ngoài từ tháng 3/2022.

    Theo cơ quan điều tra, trong vụ án, Doãn Văn Phương còn giữ vai trò kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros giai đoạn từ 2012 – 2016, sau đó là Thành viên HĐQT từ tháng 11/2016 - 6 /2019.

    Với vai trò Chủ tịch HĐQT Faros , từ ngày 28/5/2015 - 9/11/2016, Phương đã chỉ đạo các Thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và nhân viên thuộc Faros ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ; lập hồ sơ góp vốn khống;...lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros.

    Việc làm này của Phương nhằm để Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

    Cụ thể về hành vi của Phương, CQĐT cho rằng bị can đã chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn khống ở các lần tăng vốn (thứ 3, thứ 4, thứ 5) và chủ trương đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros trên sàn chứng khoán.

    Với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Faros, Phương cũng trực tiếp tham gia ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống. Trong đó, ký 18 giấy rút tiền mặt để bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái Trịnh Văn Quyết) sử dụng rút 900 tỷ đồng vốn góp ra khỏi tài khoản của Faros; ký 12 ủy nhiệm chi để Huế làm thủ tục chuyển 296,5 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định FLC đến tài khoản của các cá nhân khác nhau để tạo dòng tiền, hình thành công nợ ảo để hạch toán hợp thức trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết.

    Hưởng lợi 500.000 cổ phiếu

    Ngoài ra, bị can còn tiếp ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng; đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán; đề nghị sàn HOSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp với giá trị vốn góp không đúng thực tế.

    Trên danh nghĩa cá nhân, Doãn Văn Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015, với nội dung: “Nhận chuyển nhượng 675.000 cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty CP Xây dựng Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn”.

    Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ 27/5/2015 - 12/11/2015, Phương ký khống 4 giấy nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để Trịnh Thị Minh Huế sử dụng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, hợp thức làm tăng khống số vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng (tương đương 675.000 cổ phần) lên hơn 77,6 tỷ đồng đồng (tương đương 7.762.500 cổ phần). Trước khi niêm yết, Phương đã trả lại 7.762.500 cổ phần cho Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng không phát sinh thanh toán tiền.

    Cơ quan điều tra xác định, bị can Doãn Văn Phương được hưởng lợi 500.000 cổ phiếu với trị giá trị phát hành là 5 tỷ đồng. Ngày 29/08/2016, bị can đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên cá nhân mình. Trong hai năm 2017 – 2018, bị can được trả cổ tức thêm 160.000 cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu Phương sở hữu lên 660.000 cổ phiếu.

    Trung tuần tháng 5/2020, Phương sử dụng tài khoản chứng khoán bán toàn bộ 660.000 cổ phiếu này, thu được hơn 2,3 tỷ đồng.

    “Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, C03 kết luận và cho rằng, vi phạm của bị can Phương đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết.

    Đến nay, dù đã xác minh nhiều nơi nhưng không tìm được Doãn Văn Phương. Cơ quan CSĐT Bộ ******* đã tách tài liệu liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của bị can để xử lý sau.

    Cựu Chủ tịch FLC Faros và 21 người khác bị khởi tố vì giúp sức Trịnh Văn Quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Bất kỳ đất nước nào từ thời kỳ cuốc xẻng lên cờlê, búa..đều phải trải qua những giai đoạn đó
    Tuy nhiên nếu quyết liệt thì giai đoạn này ngắn đi
    Người dân bớt khổ đau
    phikhonglo thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Và lịch sử 30 năm nước Nga
    Giờ rảnh đọc lại xem VN đi có giống không ???
    ----
    Cổ phần hóa DNNN: Bài học những năm 90 của nước Nga
    (Chinhphu.vn) - Nghiên cứu những bài học từ thất bại của các nước đi trước sẽ góp phần cho sự thành công của tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là cổ phần hóa nhằm tạo ra bước đột phá mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta.

    29/05/2018 13:12
    Tư nhân hóa và cổ phần hóa gắn liền với bối cảnh kinh tế quốc tế

    Quá trình tư nhân hóa và cổ phần hóa (TNH) DNNN trong các nước trên thế giới vào những năm 1990 được giới nghiên cứu chia thành 3 làn sóng theo ba thời kỳ: - Từ 1990 đến cuộc khủng hoảng Mexico 1994, TNH được tiến hành với quy mô rộng lớn. - Giai đoạn 2 từ 1995-1997 (giữa 2 cuộc khủng hoảng kinh tế Mexico và châu Á) thể hiện sự thành công của phương pháp TNH truyền thống trong điều kiện kinh tế và tài chính thế giới tăng trưởng mạnh. - Giai đoạn thứ 3 sau những năm 1997-1998, củng cố xu thế của những năm 1990 trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm giai đoạn trước trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, ở nhóm các nước quá độ (gồm các nước XHCN ở Đông Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ), do sở hữu Nhà nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đồng thời với cuộc cải biến nền tảng chính trị-xã hội nên tiến trình TNH mang tính đặc thù với những phức tạp riêng. Trong giai đoạn này, các nước quá độ Trung và Đông Âu (trừ các nước SNG-Liên Xô cũ) đã xác định được những tiếp cận cơ bản để chuyển đổi sở hữu có hiệu quả cho phát triển đất nước. Trong lúc đó, TNH ở nước Nga thời kỳ 1991-1998 đã không mang lại thành công, nếu không nói là thất bại. Năm 1991, dư luận xã hội Nga kỳ vọng rất cao vào hiệu quả của chính sách TNH sẽ làm tăng tự do hóa nền kinh tế và dân chủ hóa xã hội, nhưng kỳ vọng đã không được đáp ứng. Kết quả thăm dò ý kiến công luận của Quỹ dư luận xã hội tháng 5/2008 cho thấy sự thất vọng sau 8 năm TNH. Theo kết quả khảo sát vào tháng 5/1998, khi được hỏi “theo bạn, quá trình tư nhân hóa ở nước Nga những năm 1990 có tuân thủ theo pháp luật không, hay là có sự vi phạm pháp luật?”, chỉ có 6% số người trả lời là “đúng pháp luật”, 16% “đôi khi đúng, đôi khi không”, 63% trả lời “vi phạm pháp luật” còn 15% là “khó đánh giá”.

    Tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu của nước Nga, có thể khái quát về một số nguyên nhân chính của sự thất bại này là:

    Sai lầm giữa mục tiêu và lựa chọn giải pháp TNH


    Mục tiêu TNH bao gồm: Tạo ổn định nguồn thu cho ngân sách (nguồn thu từ TNH); thu hút dòng chảy nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (bao gồm cả vốn, công nghệ hiện đại và vốn tri thức-kỹ năng quản trị DN); đa dạng hóa nguồn cung trên các thị trường vốn và chứng khoán; cuối cùng quan trọng nhất là đảm bảo cho nền kinh tế tăng sức cạnh tranh và nhịp độ tăng trưởng, ổn định xã hội. Tuy nhiên, nước Nga trong thời kỳ 1991-1998, đặc biệt giai đoạn đầu 1991-1994 đã tiến hành TNH bằng giải pháp cấp tập với khối lượng rất lớn các DNNN. Tiến trình TNH các doanh nghiệp Nhà nước theo 2 hình thức: Bán các doanh nghiệp nhỏ qua đấu giá, còn các doanh nghiệp lớn chuyển thành các công ty cổ phần. Giai đoạn 1991-1993 đã tiến hành TNH gần 89.000 DNNN (gần 30.000 DN một năm), năm 1994 là 23.800, 1995 - 10.200, 1996 - gần 5.000, 1997 - xấp xỉ 2.500.

    Chậm trễ xây dựng thể chế về tài chính, pháp lý


    Các văn bản pháp lý cho TNH thường được ban hành chậm trễ từ 6 tháng đến 1 năm so với tiến trình triển khai. Hơn nữa, các chương trình, kế hoạch TNH không có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể trong việc xây dựng định mức, lộ trình triển khai giữa Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương. Đặc biệt là việc cấu trúc ngân sách Nhà nước không kịp sửa đổi để phản ánh minh bạch quá trình sử dụng nguồn thu từ TNH và mục đích chi các nguồn này cho phát triển kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, việc chuyển nhượng thông qua chứng chỉ (voucher) cầm cố đặc biệt, thiếu phương tiện thanh toán bằng tiền dẫn đến hiện tượng chuyển đổi sở hữu không phản ánh thực chất giá trị, tài sản quốc gia. Vì vậy, việc định giá tài sản doanh nghiệp gồm cả giá trị sử dụng đất đai không chính xác, thấp hơn rất nhiều so với thực tế và được cầm cố sang tay tư hữu với giá rẻ mạt. Những cơ sở vật chất của các xí nghiệp nằm ở vị trí “sinh lợi cao” sau TNH được chuyển mục đích thành cơ sở kinh doanh thương mại. Thống kê vào năm 2001 cho thấy, mặc dù đã tích cực sửa sai nhưng trong số diện tích 337 triệu m2 nhà xưởng thuộc sở hữu Liên bang cũ sau TNH đã bị chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại 214 triệu m2. Việc thiếu sự đảm bảo về pháp lý đã không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài do lo ngại độ rủi ro cao. Năm 2000, đầu tư nước ngoài vào Nga chỉ có 10,9 tỷ USD. Sau 10 năm sửa sai, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 9,52% đạt 114,7 tỷ USD. TNH không kết hợp với tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, dù Nhà nước vẫn giành được quyền kiểm soát đa phần các khâu kinh tế trọng yếu (mạng lưới đường sắt, ngành sản xuất hàng không vũ trụ, tổ hợp năng lượng thống nhất, nguồn nước ngầm và thềm lục địa) nhưng hậu quả sản xuất vẫn đình trệ, tình hình kinh tế và xã hội đều trở nên xấu đi. GDP liên tục bị suy giảm với mức -3% mỗi năm từ 1200 tỷ USD năm 1991 còn 900 tỷ USD năm 1998.

    Sự thao túng của tội phạm có tổ chức liên kết với tham nhũng


    Sự thao túng của tội phạm có tổ chức cao được tổng kết từ thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây
    [​IMG]

    74% số người được hỏi (năm 1993) đều cho rằng kết quả của TNH là phần lớn tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước được sang tay cho các nhóm ít người mà không phải cho các tầng lớp dân cư rộng rãi, một phần đáng kể sở hữu Nhà nước đã rơi vào tay các cá nhân có quan hệ mật thiết với các tổ chức tội phạm, hoặc với các nhóm quan chức trong hệ thống quản lý. Kết quả của những sai lầm nêu trên đã tác động đến nền kinh tế nước Nga giai đoạn 1991-1998, thể hiện qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ GDP nước Nga kể từ khi Liên Xô tan rã:
    [​IMG]

    Ở nước Nga, trong thời kỳ 1991-1998, cùng với hai nguyên nhân nêu trên, kết hợp với sự thiếu minh bạch của thông tin về chính sách và quá trình thực hiện chính sách TNH đã tạo ra kẽ hở cho việc thao túng, rửa tiền của các tổ chức tội phạm. Trong tiến trình TNH, sự câu kết của tội phạm có tổ chức với nhóm quan chức tham nhũng đã thao túng ngay từ khâu hoạch định chính sách và tác động vào cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán, nên chỉ trong thời gian ngắn đã hình thành tầng lớp chủ tư hữu, tài phiệt lớn lũng đoạn nền kinh tế.
  8. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.955
    Chả có gì tương đồng để so sánh hết.

    Thằng trưởng thành và leader thế giới, thằng hụp lặn sâu trong vũng sình cơ cấu.
    blueptit thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.272
    Rõ như ban ngày !
    Thế mà thằng dân giờ mới biết - nói sớm 5- 10 năm trước thì đỡ phải hy sinh 1 cán bộ
    ------
    Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã sử dụng tiền chiếm đoạt và thu lợi bất chính như thế nào?


    • Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ ******* (C01) ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án Thao túng chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, ngày 24/02. Trong đó, xác định việc sử dụng tiền chiếm đoạt, thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán để thu hồi; xác minh, kê biên tài sản, phong toả tài khoản đối với các bị can để đảm bảo thi hành án.

      Bị can Trịnh Văn Quyết
      Theo kết luận của cơ quan điều tra về số tiền thu lời bất chính từ hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã sử dụng hơn 122 tỷ đồng để mua cổ phần của 3 công ty thuộc hệ sinh thái FLC (gần 84 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Hàng không Tre Việt (BAV), trên 29 tỷ đồng vào Công ty Newland Holdings để mua cổ phần CTCP FLC Travel, trên 9 tỷ đồng vào CTCP Nông dược HAI (UPCoM: HAI) để mua cổ phần công ty này);

      Chuyển gần 36.7 tỷ đồng vào tài khoản của vợ Quyết (Lê Thị Ngọc Diệp) và hơn 771 triệu đồng vào tài khoản em gái Quyết (Trịnh Thị Minh Huế) để sử dụng;

      Chuyển 73.7 tỷ đồng vào tài khoản của Tống Xuân Vương để trả nợ cho Quyết;

      Thanh toán gần 7.8 tỷ đồng tiền sửa chữa nhà biệt thự BT30, khu đô thị Mỹ Đình đứng tên vợ chồng Quyết và Diệp;

      Còn lại, gần 483 tỷ đồng tiếp tục được lưu giữ trong các tài khoản chứng khoán do Huế quản lý, sử dụng để thực hiện hành vi mua, bán chứng khoán (trong đó, riêng tài khoản chứng khoán của Quyết là hơn 38 tỷ đồng).

      Đối với việc sử dụng số tiền chiếm đoạt từ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan điều tra đã có căn cứ xác định số tiền bán cổ phiếu ROS ban đầu (F0) sau khi rút ra khỏi tài khoản ngân hàng.

      Trong đó, nộp hơn 118 tỷ đồng vào tài khoản của Tập đoàn FLC và 5 công ty con, công ty liên kết với Tập đoàn FLC (Công ty CFS 50 tỷ, Tập đoàn FLC gần 76 tỷ, Công ty FLC Nghỉ dưỡng 50 tỷ, Công ty Địa ốc Star 3.5 tỷ, Công ty Ion Complex 1.4 tỷ đồng, Công ty FLC Land 200 triệu).

      Ngoài ra, nộp 436.4 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của các cá nhân để thanh toán, trả nợ vay (Tống Xuân Vương hơn 196 tỷ, Nguyễn Thị Xuân Hoa 195 tỷ, Lê Thị Ngọc Diệp gần 20 tỷ, Trịnh Văn Quyết 5 tỷ, Nguyễn Băng Thương gần 8 tỷ, Hương Trần Kiều Dung 3 tỷ, Đặng Quý Thiết 800 triệu, Ngô Thế Bằng 600 triệu, Lê Thu Hiền 250 triệu...);

      Nộp hơn 380 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán của các cá nhân, pháp nhân do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng để tiếp tục mua bán chứng khoán;

      Rút tiền mặt gần 44.8 tỷ đồng để chi tiêu cá nhân;

      Số tiền còn lại gần 2.6 tỷ đồng được rút tiền mặt cùng với tiền thu được từ bán cổ phiếu ROS cho nhóm tài khoản chứng khoán do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng và tiền bán chứng khoán khác (các mã FLC, GAB, HAI, ART, AMD). Số tiền này được sử dụng để nộp vào Tập đoàn FLC và các công ty con, công ty liên kết đưa vào hoạt động kinh doanh; một phần nộp vào nhóm tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng của các cá nhân, pháp nhân do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, điều hành để mua bán chứng khoán; một phần dùng cho thanh toán cá nhân khác.
    --- Gộp bài viết, 26/02/2024, Bài cũ: 26/02/2024 ---
    HÔM NAY NGÀY 26/02/2024
    TÀI KHOẢN CHÍNH THỨC VỀ MẶT ĐẤT SAU 3 NĂM ( thực ra đã về trước tết - nhưng nay mới chính thức chốt lãi + chuyển sang 1 chu kỳ mới )
    TRONG 03 NĂM QUA TÔI ĐÃ RÚT ĐA SỐ KHỎI TK ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC KHÁC + THUA LỖ NHỮNG MÃ CÒN GIỮ NÊN TÀI KHOẢN ÂM
    ĐỂ XEM TRONG NĂM 2024 TÔI SẼ NHÂN ĐƯỢC BAO NHIÊU LẦN TÀI KHOẢN
    KHÔNG SỢ THẤT BẠI - CHỈ SỢ KHÔNG DÁM ĐỨNG LÊN - KHÔNG CÓ CƠ HỘI
    KHI CÓ CƠ HỘI TA SẼ BIẾN NÓ THÀNH TÀI SẢN

    NGÀY HÔM QUA 25/2/2024 ĐÃ CHÍNH THỨC RÀ SOÁT, XÂY DỰNG XONG DANH MỤC ĐẦU TƯ MỚI CHO NĂM 2024

    :bz:bz:bz
    :drm1
    :drm3:drm3:drm3
    Last edited: 26/02/2024
    Khoaxda, 229460Scopolamine thích bài này.
  10. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.573
    Vậy là bác gỡ lại hết nhờ đầu tư chứng khoán hả? trong bao lâu vậy bác? Bác có thể bật mí về danh mục mới và khoản đầu tư thua lỗ ngoài chứng khoán kia ko bác? E rất là tò mò. Rất là khâm phục những người có quyết tâm và biết rút ra bài học sau thất bại như bác.
    habe89 thích bài này.

Chia sẻ trang này