Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

5217 người đang online, trong đó có 545 thành viên. 19:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 78293 lượt đọc và 229 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    -------
    Ngoài 40 tuổi tôi mới nhận ra chân lý:
    - Không phải nghĩ hưu ngồi chơi không là sướng
    - Sướng là làm việc gì mình thích, hoàn thành mục tiêu mà mình chưa đạt 1 cách thoải mái, tự nguyện, không cố sức, không áp lực và mang lại giá trị cho gia đình, cộng đồng, xã hội - không phải lo về tiền bạc
    - Sướng là phải có sức khỏe để hưởng thụ việc nghỉ hưu đó - đa số hiện nay chết trên đống tiền mà chưa kịp hưởng thụ hoặc chết vì ăn chơi nhiều quá
    honghasong, chimtriPhuctoan thích bài này.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    ------
    Tùy sở thích mỗi người
    Nhưng những sở thích như bác đa số đều xuất thân từ nông dân, miền quê mong muốn có đất để trồng cấy
    Tuy nhiên bác và đa số những người này mắc phải sai lầm: lúc trẻ có sức thì không có đất - khi có tiền, có đất rồi thỏa được mong ước thì lại không co sức khỏe để làm vườn
    Tôi có nhiều người anh mua trang trại để thỏa mơ ước như bác - xong rồi lại phải ngậm ngùi bán đi
    Đất tôi bỏ không - hoặc cho thuê - có làm vườn chỉ 1 mảnh nhỏ 100m để làm cho vui - không mua nợ vào người
    Phuctoanvniho710 thích bài này.
  3. Phuctoan

    Phuctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    3.892
    Trồng bán cần nhiều đất chứ trồng ăn 100m2 trồng ăn k hết với lại pải có k nghiệm k dễ ăn đâu bác: nào là sâu, ốc,... đủ thứ pá hoại nếu mua thuốc xịt thì chẳng khác nào ra chợ mua rau. Nếu vừa trồng rau viừa bán hàng online kím tiền tiêu vặc ok
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    Lưu vào đây để chia buồn + ghi nhận 1 con người gốc VN đã có nhiều đóng góp, cống hiến cho thị trường chứng khoán VN
    Ông và Dominic Scriven – Tổng giám đốc Dragon Capital là những người đầu tiên trở thành triệu phú- tỷ phú USD nhờ đầu tư chứng khoán VNI giai đoạn mới bắt đầu hình thành
    Nó là minh chứng cho chúng ta thấy: nếu cần cù, kiên nhẫn và khám phá thì luôn có mảnh đất làm giàu cho bạn !

    --------
    Chân dung ông Andy Ho: Giám đốc Đầu tư VinaCapital, người đưa quỹ đầu tư cổ phiếu lớn nhất Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD tài sản
    06-06-2024 - 17:00 PM | Doanh nghiệp

    [​IMG]

    Giới tài chính vừa đón nhận tin buồn khi ông Andy Ho – Giám đốc Đầu tư của VinaCapital Group và Giám đốc Điều hành của VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) đột ngột qua đời.

    Trước khi đồng hành và gặt hái nhiều thành công cùng VinaCapital, ông Andy Ho có bằng Cử nhân Khoa học Tài chính và Kế toán của Đại học Colorado Boulder và bằng MBA của Viện Công nghệ Massachusetts. Sau đó, ông là Kế toán viên công chứng tại Mỹ.

    Đến năm 2000, Andy gia nhập Dell Ventures rồi dần trở thành Giám đốc đầu tư của quỹ. "Khi bước vào Dell, tôi thuộc nhóm quản lý một danh mục đầu tư 1 tỷ USD. Dell là một thương hiệu mạnh, đi đến đâu cũng được chào đón vì ai cũng muốn được Dell đầu tư. Dell mang đến cho tôi nhiều cơ hội học hỏi, đầu tư và rút kinh nghiệm", Giám đốc đầu tư VinaCapital Việt Nam chia sẻ trong phỏng vấn trên VnEconomy.

    [​IMG]
    Ông Andy Ho.

    Rời Dell, năm 2004, Andy Ho về đầu quân cho Công ty quản lý quỹ Prudential. Hơn 3 năm làm việc tại đây mở ra cho ông nhiều cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. "Tôi tập trung rất nhiều vào lĩnh vực ngân hàng khi làm cho Prudential. May mắn là đầu tư vào ngành này nói chung cũng khó sai lắm, đầu tư ở mức giá từ 3.0-4.0 lên 10.0-13.0 là chuyện bình thường", ông Andy kể.

    Các thương vụ trong giai đoạn này được ông nhận xét "tương đối nhỏ". Lớn nhất là thương vụ TPG đầu tư vào FPT, khoảng 20-30 triệu USD. Lúc đó, ông đầu tư chủ yếu vào Kinh Đô, Vinamilk, REE, Nhà Thủ Đức và các ngân hàng như: Techcombank, Sacombank, ACB, Eximbank, Đông Á… tất cả đều đem về lợi nhuận cao.

    Cánh cửa Prudental cũng giúp ông Andy Ho bén duyên với VinaCapital vào 2007. Theo ông, Prudential là thương hiệu toàn cầu, được nhiều người biết đến, vì thế, "đầu quân" về đây, khi đến nói chuyện về đầu tư với bất kỳ công ty nào ông cũng đều được chào đón.

    Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, ông Andy Ho từng lý giải về quyết định chuyển sang VinaCapital. Ông nói, thông thường, một cá nhân muốn làm trong lĩnh vực đầu tư có hai chọn lựa. Lựa chọn đầu tiên là làm cho một công ty đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của công ty đó. Lựa chọn thứ hai là làm cho một công ty chỉ chuyên về quản lý quỹ.

    Theo ông, ở giai đoạn đầu, mình nên làm việc với một công ty có thương hiệu để tích lũy kinh nghiệm. Bởi nếu từng làm cho những doanh nghiệp có tên tuổi, đối tác sẽ dễ dàng biết năng lực làm việc của mình.

    [​IMG]
    Chuyển từ doanh nghiệp sang quỹ, ông Andy Ho cũng chỉ ra điểm khác nhau ở vị trí việc làm. "Dù công việc tương đối giống nhau nhưng điểm khác biệt giữa Dell hay Prudential và VinaCapital là khái niệm nhân viên và "partner". Ở Dell hay Prudential, tôi là một nhân viên cấp cao. Còn ở VinaCapital, tôi là một "partner", sự thành công của công ty gắn liền với sự thành công của cá nhân và ngược lại", ông nói.

    Nhưng thương vụ mua vào đầu tiên ông gia nhập VinaCapital có thể kể đến như PNJ, Eximbank… đều mang đến lợi nhuận. Nhưng thương vụ này là tiền đề để ông Andy Ho đưa giá trị tài sản ròng của VOF vượt mốc 1 tỷ USD, triển khai hơn 1 tỷ USD cho các giao dịch thỏa thuận riêng tư và dẫn dắt hơn 700 triệu USD trong các giao dịch thoái vốn thông qua bán chiến lược.

    Trên trang giới thiệu của VinaCapital, quỹ viết: "Ông Andy là chuyên gia hàng đầu về đầu tư vào các thị trường đang phát triển, tư nhân hóa và các giao dịch đầu tư tư nhân tại Việt Nam, thường xuyên phát biểu tại các sự kiện trong khu vực và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông".

    Theo ông Don Lam, Tổng Giám đốc và cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital, ông Andy Ho là một đồng nghiệp, một cộng sự rất đáng tin cậy và đã đồng hành cùng tôi từ năm 2007 đến nay, ông đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc phát triển quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) nói riêng và Tập đoàn VinaCapital nói chung.

    "Quan trọng hơn, ông là một người bạn thân thiết mà tôi và mọi người trong công ty sẽ rất nhớ. Sự ra đi của ông là một mất mát vô cùng to lớn của cá nhân tôi và tập thể VinaCapital. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến vợ, gia đình và những người thân yêu của ông", Tổng giám đốc VinaCapital chia sẻ.

    VinaCapital cho biết, tập đoàn đang thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo mọi hoạt động tiếp tục ổn định. Ông Brook Colin Taylor, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital sẽ giữ vai trò Điều hành tạm thời quỹ VOF cùng với sự hỗ trợ của ông Khanh Vu và bà Nguyễn Thị Diệu Phương cho đến khi có thông báo tiếp theo.



    Quynn thích bài này.
    Quynn đã loan bài này
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    Lâu rồi không quan tâm đến thế giới, anh em
    Nay bỗng thấy giật mình vì thằng em hàng xóm sắp vỡ nợ
    Tháng 8/2020: giá 8.868 LAK cho 1 USD và 300 LAK cho 1 THB
    Hiện nay 05/2024
    : giá 24.000 LAK đối với đồng USD và 666,00 LAK cho 1 THB
    Chẳng lẽ thiên đường cũng...
    Chờ 1/7 tăng lương xem khoai sắn có tăng không ???
    ---------
    Đồng Kip tiếp tục yếu

    [​IMG]

    Đồng Kip nội địa của Lào tiếp tục yếu giá so với USD và Bath Thái, là một trong các thách thức đối với việc duy trì ổn định kinh tế.

    Tỷ giá hàng ngày của Ngân hàng Trung ương Lào (BOL) đang công khai ở mức 21.396 LAK/USD, 596,9 LAK/Bath, trong khi tỷ giá niêm yết của các Ngân hàng thương mại tiệm cận BOL đối với đồng USD nhưng có sự chênh lệch đáng kể đối với đồng Baht Thái, khoảng hơn 650 LAK/Bath.

    Ngược lại, tỷ giá không chính thức ở thị trường ngoài đã vượt quá 24.000 LAK đối với đồng USD và vượt qua mức 666,00 đối với đồng Baht Thái, theo một số đơn vị thu đổi ngoại tệ tư nhân.

    Làn sóng mất giá mới nhất của đồng Kíp Lào bắt đầu vào tháng 8 năm 2020, trùng với những thách thức kinh tế do đại dịch COVID-19 mang lại. Sự sụt giảm này rất đáng kể, tăng gần gấp ba so với USD và tăng hơn gấp đôi so với đồng Baht Thái. Đầu tháng 8 năm 2020, các ngân hàng địa phương ở Lào chỉ bán với giá 8.868 LAK cho 1 USD và 300 LAK cho 1 THB. Cuối năm 2021, đồng tiền Lào chạm mức thấp nhất trong 15 năm, giao dịch ở mức 10.689 LAK đổi 1 USD. Vào quý III năm ngoái, đồng Kíp Lào lại đạt mức thấp kỷ lục khác, giao dịch ở mức hơn 20.000 LAK/USD.

    Một số yếu tố góp phần vào sự suy giảm này là tình trạng thâm hụt thương mại khi Lào chủ yếu dựa vào nhập khẩu nhiên liệu và lượng lớn hàng hoá tiêu dùng. Quý I/2024, không bao gồm giá trị xuất khẩu điện, Lào tiếp tục ghi nhận hàng trăm triệu USD nhập siêu.

    Trong khi đó, khi tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ giảm nhẹ từ 24,98% trong tháng 3 xuống 24,92% trong tháng 4 nhưng mức giá tiêu dùng đã tăng lên 1,6%, tăng từ mức 1,33% trong tháng 3, tác động trực tiếp đến người dân Lào gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là đối với những người lao động có mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày do lương thấp và đồng tiền mất giá. Hậu quả là, điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong nước khi nhiều người lao động rời đi để tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là ở Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản.

    Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Lào cam kết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng và sản phẩm có thể sản xuất được tại Lào. Gần đây, BOL cũng đưa ra quy định mới yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản Ngân hàng Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) trong vòng 15 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh, bằng đồng Kip Lào hoặc ngoại tệ chuyển đổi. Quy định này nhằm mục đích giám sát và tạo thuận lợi cho dòng vốn, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào.

    Tổng hợp
    khuchatsongque thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    Tháng trước ngồi với mấy ông anh tài chính
    Tưởng mấy ổng nói đùa
    Hoá ra có thật

    ---------
    Cạn tiền, các địa phương Trung Quốc truy thu thuế từ hàng chục năm trước
    Hoài Thu
    Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách chủ đạo là đấu giá quyền sử dụng đất đã trở nên cạn kiệt do khủng hoảng bất động sản, nhiều thành phố tại Trung Quốc đang tiến hành truy thu thuế đối với các doanh nghiệp từ nhiều năm trước, thậm chí vài thập kỷ...
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Getty Images
    Theo hãng tin CNN, ít nhất 8 công ty niêm yết lớn tại Trung Quốc cho biết đã nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thuế của nhiều năm trước, trong đó có 1 công ty bị truy thu thuế từ những năm 1990. Những vụ việc này gây xôn xao trên mạng xã hội và làm xói mòn niềm tin doanh nghiệp vốn đã giảm sút nghiêm trọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

    HÀNH ĐỘNG "CỰC ĐOAN"
    V V Food & Beverage, nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất tại Trung Quốc, tuần trước cho biết một chi nhánh của công ty đã nhận được yêu cầu nộp tiền thuế tổng cộng 85 triệu nhân dân tệ (11,7 triệu USD) từ chính quyền thành phố Chi Giang, tỉnh Hồ Bắc.

    Trong một thông cáo ngày 12/6, V V Food & Beverage cho biết cơ quan thuế Chi Giang nói rằng gần đây đã phát hiện chi nhánh nói trên của công ty không kê khai thuế trong suốt 16 năm từ năm 1994-2009.

    V V Food & Beverage không phải công ty duy nhất gặp phải tình huống này. Ít nhất 7 công ty niêm yết khác cũng cho biết nhận được thông báo truy thu thuế tương tự trong vài tháng qua. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã phải dừng sản xuất và sa thải nhân viên do không đủ khả năng nộp khoản thuế cùng khoản phạt khổng lồ.

    Theo các nhà phân tích, động thái truy thu thuế trên cho thấy chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đang tìm cách giải quyết áp lực tài chính do mất đi nguồn thu từ đất và nền kinh tế suy yếu. Các nhà chức trách cũng công khai kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát để xác định những công ty trốn thuế.

    “Chính quyền các địa phương Trung Quốc đang chịu áp lực lớn phải hoàn thành mục tiêu về thu thuế, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế sụt tốc và thách thức tài khóa chồng chất”, ông Craig *********, thành viên cấp cao tại Trung Quốc của tổ chức phi lợi nhuận Foundation for Defense of Democracies, nhận xét.

    “Việc điều tra hành vi vi phạm thuế từ 20-30 năm trước là khá cực đoan. Nếu những công ty đó thực sự nợ thuế, tại sao trước đây cơ quan quản lý không điều tra họ?”

    Giáo sư Frank Tian Xie, Đại học South Carolina Aiken

    Lâu nay, các địa phương Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động đấu giá đất để có ngân sách cho mọi hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng cho tới phúc lợi y tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng bất động sản từ năm 2021 đến nay khiến nguồn thu này ngày càng cạn.

    Trong năm qua, nhiều chính quyền địa phương đã phải thực hiện nhiều biện pháp chưa từng thấy để có nguồn thu hoặc cắt giảm chi tiêu. Một trong số các biện pháp này là xử phạt một số nhà hàng bán mỳ ăn liền không giấy phép hoặc cắt giảm trợ cấp năng lượng cho doanh nghiệp vào giữa mùa đông.

    Sau khi câu chuyện về các vụ truy thu thuế được lan truyền trên mạng xã hội, Tổng cục Thuế Trung Quốc (STA) tuần trước đã phát đi một thông cáo nhằm xoa dịu dư luận. Trong thông cáo, cơ quan này thừa nhận rằng một số cơ quan thuế địa phương đã tiến hành điều tra các công ty để xác định hành vi vi phạm, nhưng phủ nhận việc khởi động “một chiến dịch điều tra thuế toàn quốc”.

    “Chúng tôi hoàn toàn hiểu những lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp và công chúng”, STA cho biết trong thông cáo.

    Tuy nhiên, vụ việc làm dấy lên những đồn đoán rằng việc thành lập các “trung tâm phối hợp giữa cảnh sát và cơ quan thuế” tại một số địa phương sẽ là tiền đề cho việc siết chặt chính sách thuế tại Trung Quốc trong thời gian tới. Các trung tâm này, cho phép cảnh sát địa phương và cơ quan quản lý thuế chia sẻ thông tin tình báo và nhân lực, đã được thí điểm hoạt động tại thành phố Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây vào năm 2021.

    Bên cạnh đó, sự mâu thuẫn giữa nỗ lực trấn an của Chính phủ với động thái ở các địa phương gây hoang mang và sợ hãi trong cộng đồng doanh nghiệp.

    “Việc điều tra hành vi vi phạm thuế từ 20-30 năm trước là khá cực đoan”, giáo sư Frank Tian Xie của Đại học South Carolina Aiken, nhận xét. “Nếu những công ty đó thực sự nợ thuế, tại sao trước đây cơ quan quản lý không điều tra họ?”

    Theo ông, các khoản truy thu thuế, bao gồm tiền thuế chưa nộp, tiền phạt và tiền lãi là “quá lớn” và có thể khiến nhiều công ty phá sản.

    “Việc truy thu thuế gây ra rủi ro nghiêm trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh họ đang chịu nhiều thách thức trong hoạt động cũng như áp lực chung của nền kinh tế suy yếu”, ông ********* nhận định. “Điều này có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế, gây ra tình trạng sa thải hàng loạt và hủy hoại nghiêm trọng niềm tin của nhà đầu tư”.

    NHỮNG HÓA ĐƠN TRUY THU THUẾ KHỔNG LỒ
    Thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc triển khai nhiều nỗ lực nhằm vực dậy khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, với việc Bắc Kinh mở các chiến dịch siết chặt các quy định giám sát trong mấy năm qua, doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc có xu hướng ngại vay tiền mở rộng hoạt động và cũng không muốn đầu tư. Xu hướng này càng thêm phần trầm trọng sau giai đoạn đại dịch với các biện pháp phòng chống dịch hà khắc.

    Đến nay, mục tiêu của các cuộc điều tra truy thu thuế của chính quyền các địa phương ở Trung Quốc là các công ty tư nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

    VV Food & Beverage cảnh báo rằng lợi nhuận của công ty có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm ngoái, doanh nghiệp này này ghi nhận lợi nhuận ròng chỉ 209 triệu nhân dân tệ (29 triệu USD). Và hiện chưa rõ số công ty sẽ phải nộp phạt bao nhiêu, do đó số tiền bị truy thu thực tế của công ty này có thể nhiều hơn con số 11,7 triệu USD.

    Tiền đang chảy khỏi Trung Quốc, áp lực mất giá của đồng nhân dân tệ gia tăng

    [​IMG]
    Thứ Tư tuần trước (19/6), Ningbo Bohui Chemical Technology, nhà sản xuất phụ gia và dầu nhẹ, cho biết đã phải dừng hoạt động sản xuất do gặp “khó khăn về dòng tiền hoạt động”. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang yêu cầu công ty này nộp thuế thu nhập từ một dòng sản phẩm được bán trong giai đoạn từ tháng 7/2023-tháng 3/2024. Công ty cho biết khoản thuế truy thu này có thể gây thiệt hại lợi nhuận khoảng 500 triệu nhân dân tệ (69 triệu USD).

    Cơ quan thuế Ninh Ba sau đó cho biết khoản thuế truy thu nói trên được tính toán dựa trên quy định thuế quốc gia được sửa đổi vào năm ngoái. Tuy nhiên, Ningbo Bohui Chemical Technology khẳng định công ty không nằm trong nhóm phải chịu thuế này.

    “Khoản thuế mới sẽ gây tác động nghiêm trọng tới kết quả kinh doanh năm 2023 cũng như hoạt động sản xuất tương lai của chúng tôi”, Ningbo Bohui Chemical Technology cho biết trong một thông cáo hôi tháng 3. “Chúng tôi sẽ chuyển từ lãi sang lỗ nặng năm 2023”.

    Hồi tháng 4, nhà sản xuất kali clorua Zangge Mining tại tỉnh Thanh Hải cũng cho biết đã nhận được yêu cầu nộp thuế của giai đoạn 2019-2023 từ chính quyền thành phố Cách Nhĩ Mộc. Gồm cả tiền phạt, tổng số tiền mà công ty này phải nộp là 480 triệu nhân dân tệ (66 triệu USD).

    Công ty PKU Healthcare ở Trùng Khánh, Shunho New Materials ở Thượng Hải, ChinaLin Securities ở Thẩm Quyến và Yixintang Pharmaceutical Group ở Vân Nam cũng đã phải nộp thuế truy thu từ 7 năm trước cho chính quyền địa phương. Số tiền dao động từ 8 triệu nhân dân tệ (1,1 triệu USD) cho tới 310 triệu nhân dân tệ (43 triệu USD).

    Công ty đầu tiên lên tiếng về việc bị truy thu thuế trong năm nay là LianTronics, một nhà sản xuất màn hình LED lớn. Hồi tháng 1, công ty cho biết chính quyền Thẩm Quyến đã yêu cầu công ty nộp 19,8 triệu nhân dân tệ (2,7 triệu USD) tiền thuế của năm 2017 và 20,2 triệu nhân dân tệ (2,8 triệu USD) tiền phạt.
    drphucqt thích bài này.
  7. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    15.652
    cạp đất mà ăn , không cạp thì vắt sữa ún :))

    đoạn này mid được mở gông chưa cụ
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    ------
    Chưa bác
    Nhưng ở đâu đó rất gần rồi
    2 tháng rồi đã có khói nhen nhóm ở 1 số mã - đặc biệt ờ ở Upcom
    Còn để thành ngọn lửa tớ dự nhanh thì giữa tháng 7 - chậm đầu tháng 8
    Muốn nhanh thì phải từ từ !
    khuchatsongquedrphucqt thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.154
    Ngày xưa Asanzo bị xử vì giả hàng made in Vietnam
    Giờ sau 6 năm vẫn chưa ra được định nghĩa
    Nói cho nó vuông thì éo có hàng made in Vietnam mà chủ yếu là nhập hàng tàu về dán nhãn, oánh lừa người tiêu dùng, ngay cả ô tô cũng vậy
    Thế thì cơ sở đâu để xử DN
    Ôi xứ thiên đường !
    ---------
    Món nợ' chính sách kéo dài 6 năm từ lùm xùm của ông Phạm Văn Tam và Asanzo

    • Đó là quy định hàng "made in Vietnam" được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Nhưng sau 6 năm vẫn chưa thể ban hành.

      Đề xuất này được Bộ Công Thương khởi xướng từ sau vụ lùm xùm hải quan điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của Asanzo thời ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch. Thời điểm đó, Tổng cục Hải quan đưa ra nghi vấn Asanzo và các công ty liên quan có 4 vi phạm chính. Đó là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ, trốn thuế.

      [​IMG]
      Ông Phạm Văn Tam tại nhà máy của Asanzo. Ảnh: Asanzo

      Vụ việc sau đó được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ ******* (C03) vào cuộc điều tra để làm rõ dấu hiệu của việc “sản xuất, buôn bán hàng giả”, “lừa dối khách hàng” trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc nhưng về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn “Asanzo” có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Bên cạnh đó là để làm rõ việc có hay không dấu hiệu “buôn lậu”, “trốn thuế”.

      Trong đó, với hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, một vướng mắc được chỉ ra là do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” (made in Vietnam), nên chưa thể kết luận việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là sai.

      Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là "hàng hóa sản xuất tại Việt Nam", Bộ Công Thương đã tích cực xây dựng nội dung quy định điều này.

      Tuy nhiên, đến nay, dự thảo vẫn chưa thể ban hành ở cấp thông tư hay nghị định sau nhiều lần họp bàn.

      Trong báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 8/2023, Bộ Công Thương thừa ủy quyền Chính phủ đã nêu hàng loạt vướng mắc liên quan đến việc vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam, áp dụng với hàng hóa lưu thông trong nước.

      Bộ Công Thương cũng thừa nhận, quy định hàng "made in Vietnam" được bộ này đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc khiến việc xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa cho hàng sản xuất tại Việt Nam vẫn "tắc" là bởi chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

      Theo Bộ Công Thương, lúc đầu, Bộ có báo cáo Chính phủ xây dựng thông tư "sản xuất tại Việt Nam". Song đến năm 2019, nội dung thông tư sau khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ. Do đó, Bộ Công Thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định "sản xuất tại Việt Nam".

      Tới năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP (Nghị định 111) sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành. Nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa đã được đưa vào Nghị định 111.

      Tức là quy định "sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, lúc này, việc xây dựng văn bản "sản xuất tại Việt Nam" ở cấp nghị định là không còn cần thiết.

      Đến tháng 5/2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư thay vì nghị định. Tuy nhiên, những vướng mắc về thẩm quyền ban hành đang "vênh" với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.

      Một lý do nữa dẫn tới việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định là việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước nên "tiềm ẩn rủi ro pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp".

      Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111. Trong 5 năm thực hiện xây dựng quy định, Bộ Công Thương chỉ nhận được một số văn bản của 16 doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn xác định hàng hóa có được phép dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam hay không.

      Một nguyên nhân khác khiến chưa thể ban hành tiêu chí hàng hóa 'made in Vietnam' là lo phát sinh gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Về lý thuyết, quy định của thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" với hàng hóa của mình (nghĩa là hàng hóa nào muốn dán nhãn này thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng không ghi xuất xứ Việt Nam, sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này.

      Song theo Nghị định 111, quy định "xuất xứ hàng hóa" là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Theo đó, mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định, tiêu chí nếu nhà chức trách ban hành Thông tư "sản xuất tại Việt Nam", trừ hàng xuất xứ nước ngoài. Vì vậy, quy định này nếu được ban hành sẽ có tác động rất lớn với doanh nghiệp.

      Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã quen với các khái niệm trong lĩnh vực xuất xứ như hàm lượng giá trị, chuyển đổi mã số, mã số HS; có nhân lực và hệ thống sổ sách kế toán để tính toán các thông số nên việc tuân thủ không khó khăn. Nhưng quy định này sẽ là trở ngại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, thậm chí có thể sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn cho doanh nghiệp.

      Đặc biệt, khi hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn thì việc xác định nguồn gốc, xuất xứ của từng linh kiện, nguyên liệu không dễ dàng và rất tốn kém.

      Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp.

      Cơ quan này khi đó cho hay sẽ cùng Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế thấp nhất tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

      Lương Bằng
  10. drphucqt

    drphucqt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    15.652
    Thiên đường …

Chia sẻ trang này