Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

3484 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 124048 lượt đọc và 316 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Tin không vui: cho dù Cp có hô hào đến mấy -thì kết quả tây lông rút ròng 3 tỷ USD + Vin bị xả 1.5 tủy chưa công vào, là không thể khẳng định cho hô hào ấy
    Tin vui: thằng hàng xóm indo đã được tây lông bơm ròng gần 1tỷ USD - hy vọng sắp tới khi fed giảm lãi xuất, dòng tiền 3tỷ USD se quay lại VN

    ------
    Khối ngoại xác lập kỷ lục "buồn", gần 3 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam bị bán ròng từ đầu năm 2024

    Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chịu áp lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không có sự đột biến, khả năng cao khối ngoại sẽ "xả" ròng 7 tháng liên tiếp trên HoSE. Luỹ kế từ đầu năm 2024, giá trị bán ròng đạt xấp xỉ 64.000 tỷ đồng, tương đương 2,6 tỷ USD - mức cao kỷ lục trong suốt 24 năm hoạt động của TTCK Việt Nam

    [​IMG]
    Nhìn rộng ra, 16/17 tháng gần nhất khối ngoại đều ghi nhận bán ròng (ngoại trừ tháng 1/2024 mua thoả thuận đột biến). Để tìm điểm tích cực, có lẽ là mức độ bán đã có phần hạ nhiệt hơn, nhưng vẫn có tới hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam bị "xả" ròng trong mỗi tháng.

    [​IMG]
    Áp lực bán ròng của khối ngoại dàn trải diện rộng và tập trung trên kênh khớp lệnh, song nhìn từng cổ phiếu sẽ nhận thấy câu chuyện khác biệt. Cổ phiếu VHM dẫn đầu quy mô bán ròng khi bị bán ròng hơn 15.200 tỷ, áp lực bán mạnh phần nào khiến giá cổ phiếu điều chỉnh. VHM có thời điểm đã lao xuống dưới mức đáy của đợt dịch Covid-19 trước khi hồi phục lại từ đầu tháng 8. Xét về yếu tố dahách quan, bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều thế khó dẫn tới hoạt động kinh doanh của Vinhomes được cho vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, qua đó giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.

    Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng lọt top bị bán ròng mạnh trong 8 tháng đầu năm với giá trị xấp xỉ 7.800 tỷ. Từng là "thỏi nam châm" hút vốn ngoại tuy nhiên từ đầu năm trở lại đây quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) của Dragon Capital đang bị rút ròng mạnh chưa từng có, giá trị rút ròng vượt 9.000 tỷ đồng. Dòng vốn rút ra có tác động một phần tới từ hoạt động bán ra của nhà đầu tư Thái Lan liên quan đến chính sách thuế mới có hiệu lực vào đầu năm 2024.

    Cũng trong danh sách bán ròng ghi nhận FPT bị bán ròng gần 6.300 tỷ. Song trái ngươc với những mã trên, giá cổ phiếu đầu ngành công nghệ này giữ vững xu hướng tăng bền bỉ từ đầu năm. Đà bán ra của khối ngoại khả năng cao nhằm chốt lời khoản đầu tư sau thời gian dài nắm giữ. Bên cạnh đó, các mã như VRE, MSN, VNM, VIC ghi nhận giá trị bán ròng trên 3.000 tỷ trong vòng 8 tháng.

    Ngược lại, lực mua khá yếu, không có cổ phiếu nào có giá trị mua ròng đến 2.000 tỷ sau 8 tháng. MWG là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 1.800 tỷ đồng. Sau quãng xả mạnh cuối năm ngoái, dòng vốn ngoại trở lại với cổ phiếu bán lẻ này, thị giá cũng tăng tốt lên vùng đỉnh 2 năm.

    [​IMG]
    Giải mã điệp khúc "khối ngoại bán ròng"

    Thực tế, khối ngoại từng có giai đoạn liên tục bơm tiền mua cổ phiếu Việt Nam thông qua khớp lệnh và thoả thuận trên sàn chứng khoán. Giá trị mua ròng luỹ kế có thời điểm đạt gần 140.000 tỷ đồng vào cuổi năm 2019. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại bắt đầu đảo ngược xu hướng từ năm 2020, cường độ "xả hàng" cũng trở nên áp đảo, kết quả triệt tiêu hoàn toàn đà mua ròng xuyên suốt 2 thập kỷ. Tính từ khi TTCK Việt Nam hoạt động năm 2000 đến nay, giá trị mua ròng của khối ngoại đã âm 2.000 tỷ đồng. Cần nhấn mạnh, con số này chỉ thống kê trên HoSE với các giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn, chưa bao gồm các giao dịch ngoài sàn, mua cổ phần IPO...



    [​IMG]
    Xu hướng bán ròng cũng cho thấy sự thận trọng nhất định của nhà đầu tư nước ngoài vào chứng khoán Việt Nam. Câu chuyện nâng hạng TTCK hấp dẫn dòng vốn ngoại vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng. Thực tế ghi nhận thị trường sau nhiều năm vẫn dậm chân tại vùng cũ, VN-Index "tàu lượn" quanh 1.200 -1.300 điểm, vốn hoá cũng chưa thể bứt phá hoàn toàn. Các quỹ ngoại ETF, quỹ chủ động lâu năm trên thị trường cũng ghi nhận tình trạng rút ròng chưa từng có, giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Các yếu tố khác như chênh lệch lãi suất, áp lực tỷ giá cũng khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên trong đó có Việt Nam.

    Trên hết, động thái "gom hàng" của NĐTNN chủ yếu mang tính thời điểm, tranh thủ bắt đáy khi định giá xuống thấp sau các nhịp rơi sâu của thị trường. Ngược lại, đà bán ròng kéo dài xuất phát từ câu chuyện TTCK Việt Nam thiếu hàng hoá chất lượng đủ để "lọt mắt xanh" của khối ngoại. Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực "hot trend" như công nghệ, bán lẻ, y tế, năng lượng,… - hợp với khẩu vị vốn ngoại - lại không có nhiều đại diện nổi bật. Cơ cấu chênh lệch về phía nhóm tài chính và bất động sản

    Việc thiếu hàng hóa tốt không những ảnh hưởng đến hoạt động của các quỹ ETF khi các bộ chỉ số tham chiếu có phần "na ná" nhau, mà còn khiến các quỹ chủ động khó khăn xây dựng được một danh mục đa dạng. Tổng thể những vẫn đề này sẽ còn là rào cản của TTCK Việt Nam với dòng vốn ngoại trong tương lai sau này.

    [​IMG]
    Đâu mới là điểm đảo chiều?

    Nhìn chung, đảo chiều dòng vốn ngoại quay trở lại TTCK Việt Nam là việc không đơn giản và sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn. Một điểm tích cực là dù xả hàng liên tục trên sàn chứng khoán nhưng tiền ngoại thực tế không rút khỏi thị trường. Dòng vốn ngoại vẫn âm thầm đổ vào qua các thương vụ mua cổ phần trong các đợt chào bán, mua thoả thuận ngoài sàn thông qua VSD. Lực mua không dàn trải mà tập trung vào những doanh nghiệp được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng với những câu chuyện riêng biệt.

    Việc hệ thống KRX đi vào vận hành thời gian tới sẽ là cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), từ đó giải quyết một trong những nút thắt trọng yếu của việc lên hạng là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding). Gần nhất, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố Dự thảo thông tư sửa đổi liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua chứng khoán mà không cần đủ tiền trước (Non Pre-funding Solution – NPS) và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh.

    Theo đánh giá của Chứng khoán SSI (SSI Research), Thông tư dự kiến triển khai trong quý 4 này. FTSE Russell có thể đánh giá tích cực trong kỳ xếp hạng tháng 9-2024 và quyết định nâng hạng Việt Nam vào tháng 9/2025.

    Việc nâng hạng lên thị trường mới nổi giúp thị trường thu hút dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,6 tỉ USD, chưa tính dòng vốn từ các quỹ chủ động. Đồng thời, cải thiện chất lượng thị trường và thu hút đầu tư từ nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp.

    "Việc chuyển từ nâng hạng từ cận biên lên mới nổi không chỉ là đổi tên, mà là thay đổi về chất và dòng vốn sẽ đến phần lớn từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp, hay nói cách khác đây là đạt dc mục tiêu phát triển cơ sở nhà đầu tư.

    Nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ là cơ hội tốt giúp thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận được sự chú ý từ MSCI, trong bối cảnh danh sách các thị trường chứng khoán có cơ hội được nâng hạng lên mới nổi khá hạn chế", SSI Research nhìn nhận.
    --- Gộp bài viết, 29/08/2024, Bài cũ: 29/08/2024 ---
    -------
    Tin vui trong ngày: hôm nay S.G.P chạm 3x như nói phét !
    ~o) ~o) ~o)
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    -------
    Có bia uống rồi nhé !
    vidcoi thích bài này.
  3. vidcoi

    vidcoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2021
    Đã được thích:
    151
    Dạ bác :), em vẫn giữ thêm như bác dặn xem nó đi được đến đâu ạ. Em cảm ơn bác ạ :)
  4. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.569
    Target LAI 70k hả bác?
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    -----
    Dài hạn tới 3/2025 thì vậy
    Ngắn hạn lái đánh cho sấp mặt
    Hàng chống chỉ định cho ae lướt sóng !
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Sau Indo
    Giờ là Ấn độ
    Chứng khoản VN có bùng bổ trong tháng 9 ???

    -------
    Nguy cơ cơn sốt chứng khoán của Ấn Độ


    (KTSG Online) – Thị trường chứng khoán Ấn Độ đang nóng ran, với chỉ số Sensex, theo dõi cổ phiếu của 30 công ty vốn hóa lớn tiêu biểu đạt mức cao kỷ lục mới trong phiên giao dịch cuối tuần. Cơn sốt chứng khoán khiến người dân đua nhau rút tiền khỏi ngân hàng để rót vào các quỹ tương hỗ đầu tư cổ phiếu.

    Tình trạng này có nguy cơ kìm hãm tiềm năng tăng trưởng Ấn Độ vì tiền gửi trong hệ thống ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp Ấn Độ kênh vay vốn rẻ nhất để thúc đẩy đầu tư và mở rộng kinh doanh.

    [​IMG]
    Người dân theo dõi bảng giá chứng khoán bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán Bombay ở thành phố Mumbai, thủ phủ tài chính của Ấn Độ. Ảnh: India Today
    Chứng khoán hút tiền gửi từ ngân hàng

    Babaita Prajapati, một phụ nữ nội trợ ở thành phố Mumbai dừng gửi số tiền tiết kiệm hàng tháng trị giá 2.000 rupee (24 đô la Mỹ) vào ngân hàng địa phương. Thay vào đó, cô dùng số tiền này để đầu tư chứng khoán với kỳ vọng kiếm lợi nhuận cao hơn. Cô cũng thuyết phục anh trai và mẹ làm điều tương tự.

    “Tôi sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa vì có thể kiếm được nhiều hơn khi đầu tư chứng khoán”, Prajapati nói.

    Đợt tăng giá gần đây đã khiến Prajapati cùng hàng triệu người dân Ấn Độ đổ xô vào thị trường chứng khoán. Điều này khiến tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.

    Chính phủ Ấn Độ bắt đầu lo lắng trước xu hướng tiền gửi thất thoát khỏi hệ thống ngân hàng. Tiền gửi ở ngân hàng là nguồn vốn vay rẻ nhất để cả khu vực công và tư nhân tài trợ cho hoạt động đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Vì vậy, cơn bùng nổ của thị trường chứng khoán có nguy cơ đe dọa mức tăng trưởng 8%, là mức mà các nhà kinh tế cho là cần thiết để đáp ứng mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi là Ấn Độ trở thành nước phát triển vào năm 2047.

    Soumyajit Niyogi, lãnh đạo của nhóm phân tích ở India Ratings & Research, chi nhánh của hãng xếp hạng tín dụng Fitch ở Ấn Độ, cảnh báo nếu các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi ổn định trong dài dài hạn, Ấn Độ sẽ thiếu tín dụng dài hạn cần thiết để tài trợ cho các dự án hạ tầng và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

    “Điều này không chỉ cản trở tăng trưởng tổng thể mà còn làm tăng rủi ro bất ổn tài chính”, Niyogi nói.

    Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman và Shaktikanta Das, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) kêu gọi các ngân hàng tìm cách tăng tiền gửi. RBI cảnh báo các ngân hàng về những vấn đề thanh khoản tiềm ẩn. Đồng thời kêu gọi ngân hàng sử dụng mạng lưới rộng lớn, gồm hơn 125.000 chi nhánh tại các thành phố và làng mạc trên đất nước để huy động thêm tiền gửi.

    Lãi suất tương đối thấp mà các ngân hàng trả cho người tiết kiệm đang thúc đẩy sự luân chuyển của dòng vốn. Các ngân hàng chỉ trả lãi suất 2,5% khi cho tài khoản tiết kiệm thông thường. Trong khi đó, tiền gửi kỳ hạn trên một năm được trả lãi suất 6,5-7%. Sau khi điều chỉnh thuế và tỷ lệ lạm phát trung bình là 5,1% trong một năm qua, người gửi tiền chịu lợi nhuận âm.

    Ngược lại, chỉ số Sensex của thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng 26% trong năm qua. Chốt phiên giao dịch hôm thứ Sáu, chỉ số này tăng 0,3%, lên 82.365,8 điểm, đánh dấu mức cao kỷ lục mới và kéo dài đà tăng sang 9 ngày liên tiếp.

    Tăng trưởng tín dụng và đầu tư tư nhân chậm lại

    Lợi nhuận hấp dẫn từ kênh đầu tư chứng khoán đã kích hoạt cơn bùng nổ số lượng tài khoản ở các quỹ tương hỗ đầu tư cổ phiếu. Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội các quỹ tương hỗ ở Ấn Độ, trong 5 năm qua, số lượng tài khoản quỹ tương hỗ tăng gần 134%, lên 198 triệu.

    Trong cùng kỳ, giá trị tài sản ròng mà các quỹ tương hỗ đang quản lý tăng hơn gấp đôi, lên 64,7 nghìn tỉ rupee (771 tỉ đô la Mỹ). Gần 60% tài sản của các quỹ tương hỗ thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

    Theo Shalab Gupta Bibhab, người sáng lập Công ty quản lý tài sản Bibhab Capital, nhiều người dân ban đầu lấy tiền lãi từ tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để đầu tư vào quỹ tương hỗ. Hiện tại, người dân lại rút tiền trước hạn hoặc rút tất cả vốn khi tiền gửi đáo hạn để đầu tư vào quỹ tương hỗ.

    Tốc độ tăng trưởng tài sản của ngành công nghiệp quỹ tương hỗ vượt xa tăng trưởng tiền gửi ngân hàng. Dữ liệu của RBI cho thấy trong 5 năm qua, tổng tiền gửi tại các ngân hàng trên cả nước tăng khoảng 68%, lên khoảng 212 nghìn tỉ rupee.

    Theo Santanu Sengupta, nhà kinh tế trưởng Ấn Độ của ngân hàng Goldman Sachs, sự chuyển dịch tài sản từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán chỉ mới bắt đầu. Việc phân bổ tiền tiết kiệm hộ gia đình ở Ấn Độ cho các công cụ phi ngân hàng thấp hơn nhiều so với các thị trường phát triển và một số thị trường mới nổi như Hàn Quốc và Đài Loan. Vì vậy, xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong những năm tới.

    Dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán, khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại. Theo dữ liệu mới nhất từ RBI, tổng các khoản vay ngân hàng ở Ấn Độ tăng 13,6% trong năm tính đến ngày 13-8. Đây là mức tăng nhỏ nhất trong hơn 2 năm.

    Các ngân hàng cũng đang tính lãi suất cho vay cao hơn. Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, tổ chức cho vay lớn nhất nước áp dụng lãi suất tối thiểu 9,1% cho khoản vay kỳ hạn 3 năm, cao nhất kể từ tháng 10-2016.

    Chi phí cho vay cao hơn khiến nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường trái phiếu. Theo dữ liệu của Bloomberg, trong quí hiện tại, các doanh nghiệp Ấn Độ huy động được 1,8 nghìn tỉ rupee (21,5 tỉ đô la) thông qua trái phiếu phát hành trong nước, tăng 64% so với một năm trước.

    Chính phủ Ấn Độ ước tính, sau khi tăng trưởng 8,2% trong năm tài chính 2023-2024, mức tăng trưởng trong năm tài chính 2024-2025 chỉ đạt khoảng 6,5-7% do đầu tư của khu vực tư nhân chậm lại. Trong quí 2, giá trị đầu tư cho dự án mới trong các thông báo của cả khu vực tư nhân và chính phủ giảm mạnh 92% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 599 tỉ rupee.

    Theo Shanti Ekambaram, phó giám đốc của ngân hàng Kotak Mahindra Bank, xu hướng tiền gửi ở ngân hàng chảy sang vốn cổ phần có thể đảo ngược nếu thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, khiến mọi người lo sợ.

    Theo Bloomberg
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Cuối tuần tặng các bác mã kiếm cafe
    I,M.P
    Tây lông thâu tóm gần hết - hàng siêu cô đặc
    Giá 6x tăng lên 9x
    Chốt 18/9 chia 1: 1
    Nhìn dược hà tây xem em nó cũng ổn
    Hy vọng 1xx trước chia
    ~o) ~o) ~o)
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    [​IMG] I,M,P đóng tím nào !
    Kiếm côc bia uống cuối tuần !
    --- Gộp bài viết, 06/09/2024, Bài cũ: 06/09/2024 ---
    Sau khi S.G.P từ 3x dạp thẳng về 22
    Thì giờ đây em nó đã quay về đỉnh cũ 30
    Theo lịch sử thì em nó sẽ chạm 5x trong tháng 9-10
    Hãy chờ xem kịch hay !!!
    Last edited: 06/09/2024
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    ----------
    Nay chạm 1xx nào !
    Nhưng cá nhân nghĩ nó phải chạm 130 = 65 sau chia sau đó tăng tiếp về 8x
    :drm3
    :drm1
    :drm3
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Còn 3 phiên là I,M.P chốt chia 1:1
    Xem thử có vượt 1xx không ???
    --- Gộp bài viết, 12/09/2024, Bài cũ: 12/09/2024 ---
    -----

    Rác thì C.T.P xứng đáng siêu cổ 2024
    Luôn có trong danh sách theo dõi từ 7.x giờ 42.x ; lợi nhuận 600%
    S.P.I
    K.S.Q
    Có tiếp nới siêu cổ ???
    habe89ngayconembentoi thích bài này.

Chia sẻ trang này