1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào? ( Phần 2 -từ khủng hoảng Covid 2021 tới nay )

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daodauvang, 16/08/2023.

5692 người đang online, trong đó có 632 thành viên. 22:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 128901 lượt đọc và 340 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    nay kéo kên +9 đ sau lại xả vào đầu những chú bắt dao rơi
    Dự báo VNI sẽ chạm 108x - 1100 sẽ có hồi ( VNI rơi 150 đ)
    Thời gian khoảng T5 - T6 tuần này
    Sau đó sẽ đi ngang đến khi hệ thống đánh bạc mới đưa vào hoạt động
    --- Gộp bài viết, 26/09/2023, Bài cũ: 26/09/2023 ---
    --------
    VIC hôm nay đã thủng đáy 3 năm
    Tình hình cực kỳ nguy hiểm
  2. leaf2016

    leaf2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2016
    Đã được thích:
    160
    Hãi, đúng là gừng càng già càng cay.
  3. haianh123456

    haianh123456 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2018
    Đã được thích:
    1.318
    Anh nhìn nhận thế nào khi 2 phiên nay Tông Ninh trở mặt mua ròng lại. Tks Anh @Daodauvang ?
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    Nếu bác rảnh tìm đọc sẽ thấy:
    - Tây bánròng 188 tỷ đô ở thị trường TQ
    - Tây bán 11k tỷ VND ở thị trường VN = 500 tiệu $ rất muỗi so với TQ
    Điều đó khẳng định tây ninh không phải chê riêng VN mà còn chê luôn thị trường TQ
    Mà do rủi ro kinh tế+ USD lên giá nên tây ninh rút về mạnh tay

    1. Do đó việc tây ninh mua và trăm tỷ chưa khẳng định được là nó đảo chiều mua hay bán tiếp
    2. Việc tây mua ròng ở 98x và bán ở 1251 là bình thường vì chúng đã lãi to
    Cũng như nhỏ lẻ hay tự doanh - khi cp xuống 1 mức giá rẻ chấp nhận được là cái bơm lại hút vào
    Rồi khi nào được giá - nó lại xả ra
    Chu trình đơn giản chỉ có vậy
    Chỉ khác là nó nhiều vốn hơn ta nên chịu được vài năm - còn ta chỉ được 3 phiên đã chết la liệt
    Anna3923quangkien1989 thích bài này.
  5. Tomahawk_G9

    Tomahawk_G9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2023
    Đã được thích:
    64.960
    Lại bài ca con cá
  6. gatly01

    gatly01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Đã được thích:
    348
    Kinh nghiệm để tìm ra ‘chén thánh’ là chẳng có ‘chén thánh’ nào cả. Cố sống sót trong vài năm đầu tự nhiên sẽ tìm được kỹ năng để tồn tại trên tt này. Hằng ngày vẫn vào F319 nhưng càng ngày chất lượng các topic càng đi xuống, chủ yếu toàn quân xanh quân đỏ… kèm thêm đội ngũ broker lùa vào room, kiếm khách lên bài…Nick cũ càng ngày càng ít thấy.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    Tỷ giá tăng
    Mấy anh chiên gia đăng đàn bảo không sao
    Tuy nhiên các anh tiết lộ năm 2022 giá USD lên 24.000 nhà cái phải bỏ ra 25 -100 tỷ $ để cân bằng
    Các anh ấy chém từ cuối năm 2022 đến nay tỷ giá sẽ ổn định đi xuống
    Tuy nhiên Hiện nay giá USD tăng m.ẹ ló lên 24.600 éo giống như lời các ảnh chém
    Xem năm nay nhà cái bỏ ra bao nhiêu ?
    Và tăng lãi xuất tiền VND lên bao nhiêu ?

    -----
    Nổi sóng' tỷ giá USD: Chuyện gì đang xảy ra?
    13-09-2023 - 15:56 PM | Tài chính - ngân hàng

    [​IMG]
    TPO - Tỷ giá USD đang tăng giảm liên tục, có thời điểm tỷ giá trung tâm tăng vọt lên trên 24.000 đồng/USD sau đó giảm ngay rồi lại tăng tiến sát mốc này. Các chuyên gia dự báo, dù tỷ giá đang "nổi sóng" nhưng sẽ dần ổn định vào cuối năm.
    Tính từ giữa tháng 6 đến nay, tỷ giá trung tâm USD lại biến động mạnh nhất 2 ngày vừa qua. Thậm chí, tỷ giá trung tâm còn lên trên mốc 24.000 đồng/USD - mức cao nhất lịch sử. Tỷ giá liên tục tăng giảm trái chiều.

    Vào lúc 7h30 sáng nay (13/9), tỷ giá USD bất ngờ giảm 24 đồng/USD so với cùng thời điểm hôm qua. Thế nhưng sau 9h, tỷ giá lại tăng lên mức 23.995 đồng/USD. Tỷ giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.400 - 25.144 đồng/USD (mua - bán), đi ngang chiều mua và tăng 14 đồng chiều bán so với đầu giờ sáng.

    [​IMG]
    Tỷ giá USD loạn nhịp từ đầu tuần đến nay (ảnh: Như Ý).

    Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.900 - 24.270 đồng/USD, tăng mạnh 30 đồng/USD chiều mua và chiều bán so với hôm qua.

    BIDV niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.945 - 24.245 đồng/USD, tăng mạnh 30 đồng/USD cả chiều.

    Techcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.934 - 24.285 đồng/USD, tăng 28 đồng/USD.

    Eximbank niêm yết giá mua - bán USD giao dịch ở mức 23.870 - 24.260 đồng/USD, tăng mạnh 20 đồng/USD.

    Trong khi đó, tỷ giá USD trên thị trường tự do giảm về ở quanh mức 24.137 - 24.194 đồng/USD.

    Tỷ giá các ngoại tệ khác trong giỏ thanh toán quốc tế, tại Vietcombank hôm nay diễn biến trái chiều nhau.

    Cụ thể, tỷ giá đồng EUR, giảm 33 đồng/EUR chiều mua vào, nhưng tăng 59 đồng/EUR chiều bán ra so với phiên trước, giao dịch mua - bán tại Vietcombank quanh mức 25.161 - 26.674 đồng/EUR.

    Đồng bảng Anh, tăng 11 đồng/GBP chiều mua vào và giảm 1 đồng/GBP chiều bán so với phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua - bán quanh mốc 29.340 - 30.590 đồng/GBP.


    Đồng đô la Canada, tăng 65 đồng/CAD chiều mua vào và tăng 60 đồng/CAD chiều bán ra, giao dịch mua - bán tại Vietcombank ở quanh mức 17.333 - 18.071 đồng/CAD.

    Tỷ giá đô la Úc, tăng 19 đồng/AUD chiều mua vào và tăng 13 đồng/AUD chiều bán ra, tại Vietcombank giao dịch mua - bán ở quanh mức 15.082 - 15.724 đồng/AUD.

    Tỷ giá yên Nhật, giảm 1 đồng chiều mua và đi ngang chiều bán so với phiên trước, giao dịch mua - bán quanh mốc 159 - 169 đồng/JPY..

    Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lưu ý cẩn trọng vì bối cảnh năm nay khá giống với năm ngoái. Ông Ánh cho biết, tỷ giá tăng cao như hiện nay khá giống với giai đoạn tháng 8-9 năm ngoái, khi đó Ngân hàng Nhà nước đã phải sử dụng khoảng 25 tỷ USD/100 tỷ USD để duy trì tỷ giá. Tỷ giá đột ngột tăng cao cũng là lý do cơ bản khiến NHNN phải điều chỉnh tăng lãi suất hai lần liên tiếp mỗi lần 1% vào tháng 9 và tháng 10 năm 2022 để ổn định mặt bằng tỷ giá.

    Để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có một trong hai lựa chọn là ổn định lãi suất hoặc ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước không thể cùng một lúc thực hiện cả hai nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ.

    Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đà tăng mạnh của đồng USD gần đây chỉ là ngắn hạn do yếu tố tâm lý, mùa vụ, sẽ không kéo dài đến cuối năm. Giới chuyên gia nhận định, vấn đề tỷ giá bật tăng trong vài ngày gần đây không đáng lo ngại nhưng cần theo dõi kỹ từ nay đến cuối năm. Khi không đủ dư địa về dự trữ ngoại hối có thể phải dùng đến công cụ lãi suất để kiểm soát tỷ giá, nguy cơ tăng lãi suất có thể xảy ra.

    Đánh giá tỷ giá không quá quan ngại nên chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa vẫn giữ quan điểm rằng không có lý do gì để Việt Nam đảo chiều chính sách tiền tệ trong lúc này.

    Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp, điều hành tỷ giá linh hoạt. Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối (trên 6 tỷ USD). Đồng thời, hủy thực hiện bán ngoại tệ theo các giao dịch kỳ hạn cho các tổ chức tín dụng với tổng giá trị lên đến 2,24 tỷ USD.

    Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian tới sẽ bám sát diễn biến thực tế để vừa kiểm soát lạm phát, vừa cân đối với mục tiêu giảm lãi suất; tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, thực hiện can thiệp thị trường linh hoạt nhằm giữ ổn định thị trường ngoại tệ, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
    Last edited: 27/09/2023
    htbhnbSu_beo16 thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    Cú đổ đèo lần 2 của Bđs TQ
    Bao giờ tới VN đây ???
    ---------

    Giới đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu bất động sản Trung Quốc
    Huỳnh AnhThứ ba, 26/09/2023 - 13:01

    (Dân trí) - Bất động sản Trung Quốc trở nên u ám hơn khi "chúa chổm" Evergrande gặp rắc rối trong quá trình tái cấu trúc. Chứng khoán bất động sản Trung Quốc cũng ghi nhận mức giảm sâu nhất trong 9 tháng qua.
    Theo thống kê của Bloomberg Intelligence, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã giảm tới 6,4% trong phiên giao dịch ngày 25/9. Tính từ đầu năm đến nay, lĩnh vực này đã "bốc hơi" 55 tỷ USD.

    Thị trường bất động sản Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn khi tập đoàn Evergrande hủy bỏ các cuộc họp chủ nợ quan trọng vào phút chót và cho biết sẽ phải xem lại kế hoạch tái cấu trúc. Vốn hóa của Evergrande sau đó đã lao dốc 25%.

    Trong khi đó, China Aoyuan Group là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất tới chỉ số khi hứng chịu mức giảm kỷ lục 76% sau khi cổ phiếu được giao dịch trở lại.

    Tâm lý của nhà đầu tư càng trở nên tệ hơn sau nhiều năm "ốm yếu" của lĩnh vực bất động sản. Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc cũng đang đặt hy vọng vào kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" sắp tới để phục hồi doanh số bán nhà. Tuy nhiên, giới đầu tư chứng khoán lại không nghĩ thế.

    [​IMG]
    Thị trường bất động sản Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn khi tập đoàn Evergrande hủy bỏ các cuộc họp chủ nợ quan trọng vào phút chót (Ảnh: Global Times).

    Mặt khác, giới đầu tư đang phải đối mặt với nhiều tin tức tiêu cực về ngành bất động sản Trung Quốc. Công ty bất động sản China Oceanwide đang gặp khó khăn với một số dự án tại Mỹ và phải đối mặt với việc thanh lý tài sản theo lệnh của tòa án.

    Ngoài ra, công ty bất động sản Ping An cũng đang đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc về nghĩa vụ thanh toán khoản vay quá hạn. Mặt khác, Country Garden vẫn đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

    "Việc thay đổi kế hoạch tái cấu trúc nợ càng cho thấy số phận mong manh của tập đoàn Evergrande", Willer Chen, chuyên viên phân tích tại công ty tư vấn đầu tư Forsyth Barr Asia, chia sẻ với Bloomberg. "Đối với những tập đoàn bất động sản còn sống sót, thị trường đang tập trung nhiều hơn vào sự hồi phục của doanh số bán nhà và các động thái hỗ trợ về chính sách".
    Theo Bloomberg
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    Giấc mơ thiên đường !
    "Hóa ra, người ta bao đời cố bám rễ ở đây vì họ không thể "thoát" ra được, họ cứ chờ đợi điều gì đó sẽ thay đổi"


    Một đêm trong nhà "đất vàng" 16m2 ở Hà Nội: 70 người chung một nhà vệ sinh
    (Dân trí) - Chuyển về Hàng Bông năm 2011, cô Ánh mang theo hy vọng đổi đời, trở thành một thị dân phố cổ. Nhưng suốt 13 năm nay, không một đêm nào cô thôi nỗi lo sợ sẽ bị "chôn vùi" trong chính căn nhà của mình.

    Thứ năm, 28/09/2023 - 06:04

    [​IMG]
    Giữa trưa, cô Nguyễn Ngọc Ánh (55 tuổi) nằm co ro trên chiếc ghế gỗ ở phòng khách. Nhà cô Ánh không có giường, chính xác là không có chỗ nào để kê vừa một chiếc giường tử tế.

    Nằm ở tầng 3, tầng cao nhất của khu tập thể Hàng Bông (đoạn ngã tư Hàng Bông giao với Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội) căn nhà rộng 16m2, "có sổ đỏ" theo giới thiệu của gia chủ, từng được định giá lên đến 120 triệu đồng/m2.

    "Theo mức giá này, tôi đang sống trong căn nhà tiền tỷ, giữa trung tâm phố cổ một bước ra hồ Gươm. Hồi mới chuyển về đây tôi cũng nghĩ vậy, kỳ vọng một cuộc sống mới khác những ngày ở xa tít ngoại thành. Nhưng chỉ mất vài tháng để tôi nhận ra, thực ra chẳng ai muốn bước chân vào cái bể khổ này", cô Ánh nói.

    Nhật ký một đêm trong căn nhà phố cổ 16m2
    Cô Ánh về nhà lúc 20h30p.

    Để lên được nhà cô Ánh phải đi qua một con ngõ rộng chưa đến 1m. Những năm gần đây, ngõ này hiện đại hơn vì có hệ thống đèn tự động, đi đến đâu, đèn sáng đến đó. Nhưng dù vậy, ánh sáng chỉ giúp người ta nhìn rõ hơn… phía trước là một ma trận.

    Hai lần rẽ trái, một lần rẽ phải, lên một đoạn cầu thang ngắn, rồi lên tiếp một đoạn cầu thang dài, rẽ phải lần cuối sẽ đến cửa nhà cô Ánh. Chủ nhà đã quá quen với việc mọi đồ đạc trong phòng tràn ra tận cửa, đứng từ cửa chính, có thể nhảng một bước chân ngồi gọn trên ghế ở phòng khách.

    [​IMG]
    Lối lên nhà cô Ánh là con ngõ hun hút, kín bưng như địa đạo. Con ngõ chạy dích dắc chia thành 2-3 nhánh, mỗi nhánh lại dẫn lên những dãy nhà xếp chồng lên nhau.

    Căn nhà 16m2 được gia đình cô Ánh chia thành ba gác xép, mỗi mặt sàn rộng khoảng 5 ô gạch, chiều ngang chưa đến 2,5m2. Tầng một là phòng khách, bếp, kiêm chỗ ngủ của hai mẹ con. Tầng hai là kho, không ở được "vì đây là cái ao chứa nước mỗi khi trời mưa", cô Ánh tả.

    Tầng ba có phòng vệ sinh, một téc nước dung tích 1.000 lít đều là những món đồ chủ cũ đã để lại, chính cô Ánh cũng không biết họ đã vận chuyển vào đây bằng cách nào. Trước đây, khu vực này là nơi ở của bố mẹ cô, nhưng hiện ông bà đã chuyển đi nơi khác nên cũng thành chỗ chứa đồ.

    "Từ ngày bố mẹ tôi chuyển đi năm 2019, hai mẹ con tôi chỉ coi căn nhà này là nơi tá túc qua đêm. Cái bếp để mốc, hai tầng trên có khi cả tuần trời không mò lên", cô Ánh cho biết.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Căn nhà 16m2 được chia nhỏ thàng 3 gác xép để tận dụng tối đa diện tích.

    Không ở nhà nhiều, tối về, cô Ánh chỉ dọn dẹp qua loa rồi sẽ nằm thượt trên ghế đợi con trai tan làm vào lúc 22h. Con trai cô, 31 tuổi, mắc bệnh thiểu năng trí tuệ từ nhỏ, hiện làm bảo vệ ca đêm cho một tòa nhà ở Hàng Bông, thu nhập 2,5 triệu/tháng.

    Hai mẹ con mỗi người một chỗ lăn ra ngủ ngay, tranh thủ được lúc nào chợp mắt lúc đó. Cái tĩnh lặng của đêm trong lòng phố cổ, theo lời cô Ánh, thỉnh thoảng lại bị xé nát bởi tiếng còi xe, tiếng dép lê dài loẹt quẹt của ai đó về muộn, tiếng đóng mở cửa, tiếng xối nước ào ào từng đợt từ nhà vệ sinh công cộng.

    Khó mà chợp mắt ngủ liền một giấc vì đủ thứ âm thanh hỗn tạp. Nhà ở đây san sát nhau, ai làm gì cũng biết. Có khi nghe tiếng bước chân, cô cũng đoán được đấy là bước chân của ai, vào lúc mấy giờ.

    Rất lâu rồi, hai mẹ con cô Ánh không có một giấc ngủ tử tế nhất là khi căn nhà mỗi ngày một xuống cấp, chất lượng nhà ở tạm bợ dưới mức cơ bản. Có đêm đang thiu thiu ngủ, nghe tiếng động mạnh, cô Ánh giật mình tỉnh dậy ôm con vì ám ảnh nỗi lo nhà sập, lo hai mẹ con bị "chôn vùi" trong chính căn nhà của mình, bất cứ khi nào.

    [​IMG]
    Những dụng cụ gồm bạt, chậu, áo mưa để hứng nước mưa ở khu vực gác xép tầng 2.

    "Nếu đêm nào trời mưa thì cả đêm đấy sẽ thức trắng. Nước dột trên mái, thấm qua tường khiến tầng 2, tầng 3 của căn nhà như cái ao chứa nước. Hai mẹ con sẽ căng bạt, lấy khăn, quần áo cũ trải khắp sàn nhà để thấm nước. Nước mưa cứ đầy chậu phải mang đi đổ ngay để hứng đợt mới, nhiều lần tôi bật khóc vì quá mệt mỏi cảnh sống này", cô Ánh kể lại.

    Đến khoảng 3h, cô Ánh sẽ nghe thấy tiếng lục đục mở nắp thùng nước, tiếng múc nước, tiếng bác hàng xóm sát vách gọi con: "Dậy mở khóa bơm nước đi", và ngày mới của mẹ con cô cũng bắt đầu.

    Nước ở đây khan hiếm, sống giữa nội đô phố cổ mà "khát" nước chẳng kém gì dân vùng cao. 3h là giờ nhà máy bắt đầu bơm nước, vì nhà ở tầng cao nhất, nước chảy rất chậm nên những hộ dân ở tầng 3 của khu tập thể Hàng Bông thường phải dậy ngay khi có nước.

    Mất vài tiếng để nước đầy téc 1.000 lít, cô Ánh tắt vòi rồi cũng dậy sửa soạn cho con đi làm. "Dù có cố nằm ngủ cũng khó vì từ 5h thì mọi người đã lục đục dậy. Lại đủ thứ âm thanh hỗn tạp khách trong cái khu này", cô Ánh thở dài.

    Hơn 10 năm sống trong lòng phố cổ, đêm nào với cô cũng là một đêm dài.

    70 người dùng chung một nhà vệ sinh xây từ thời Pháp
    Khu tập thể Hàng Bông trước đây từng là một khách sạn cao cấp do người Pháp xây dựng. Về sau, khi đất nước mở cửa, toàn bộ khu này được chia làm hai phần, phần trên là sàn nhảy của Tây, bên dưới là hợp tác xã.

    [​IMG]
    Khu tập thể Hàng Bông được mệnh danh là một trong những khu đất đắt đỏ bậc nhất phố cổ khi giá đất mặt đường lên tới 300-400 triệu/m2, đất nhà dân khoảng 110 triệu/m2.

    Trải qua gần một thế kỷ, khu tập thể hiện là nơi ở của hơn 10 hộ dân với các phần đất chia cắt không đồng bộ. Người dân sống ở đây thường ở từ đời này qua đời khác. Nhưng đa phần, giờ chỉ còn lại người già vì giới trẻ không ai chịu nổi cảnh sống này.

    Toàn khu có gần 70 người nhưng chỉ có một nhà tắm và một nhà vệ sinh từ thời Pháp. Nói là tự hoại nhưng không có chế độ tự động mà phải dội nước. Có người không ý thức, dội bẩn hoặc không dội thì người vào sau phải chịu.

    Quy định của khu là mỗi người chỉ được sử dụng nhà vệ sinh 15-20 phút vào buổi sáng và chiều tối. Cứ đến giờ cao điểm, lũ lượt người trong ngõ lại cầm khăn tắm, xà phòng,… đứng trước cửa nhà vệ sinh chờ tới lượt.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Khu vệ sinh xuống cấp trầm trọng, chỉ có một nhà vệ sinh và một nhà tắm cho 10 hộ dân, gần 70 người dùng chung.

    "Ngày nào cũng có cãi cọ, người đi lâu, người đi nhanh. Mùa hè muốn tắm sớm hai ba bà phải rủ nhau tắm chung cho tiết kiệm thời gian, có khi phải đến 12h đêm mới được tắm", cô Ánh kể.

    Nhà cô Ánh có một nhà vệ sinh riêng nhưng liên tục bị tắc cống. Đi vệ sinh hay tắm giặt không thoát nước được, mỗi lần như thế cô Ánh lại mất vài triệu đồng để thông hút bể phốt, nên có cũng như không.

    Ám ảnh đưa người đi cấp cứu vì cầu thang nhỏ
    Năm 2019, bố cô Ánh bất ngờ bị tai biến, lúc đó ông đang nằm ở tầng 3. Cô Ánh kể: "Người ông cứng đơ lại, nằm thẳng đuột ở giữa sàn". Cô và mẹ ôm bố đi cấp cứu nhưng cầu thang gác xép nhỏ quá, một người đi còn bị cộc đầu. Dù đổi từ thế nào cũng không thể đưa ông xuống được.

    [​IMG]
    Cầu thang gác xép dựng đứng, bề ngang chưa tới 1m.

    [​IMG]
    Con ngõ "mật đạo" được chia thành nhiều nhánh nhỏ không đồng bộ về kết cấu cũng như diện tích.

    "Người tôi run lên bần bần, lóng ngóng, tôi không biết nên làm gì để cứu bố, tôi sợ bố tôi sẽ chết mất. Lúc đó mẹ tôi bình tĩnh hơn đã bảo bế bố về lại chỗ cũ, bà tự làm sơ cứu để người bố giãn ra, nóng lên. Câu đầu tiên ông nói được là "cứu bố", cô Ánh nhớ lại, bật khóc vì cùng cực.

    Sau cơn bạo bệnh, bố mẹ cô chuyển về một căn nhà ở Bưởi (Lạc Long Quân, Hà Nội) sinh sống. Hàng ngày, cô Ánh bắt xe buýt về nhà chăm bố mẹ, nấu cơm cho con trai và tắm giặt vệ sinh ở đó. Đến tối cô mới về lại căn nhà ở Hàng Bông chỉ để ngủ.

    Hồi mới chuyển về đây, cô Ánh biết dân phố cổ không sướng, nhưng người ta bảo, ở trung tâm có thể hái ra tiền nên cô vẫn nuôi hy vọng đổi đời. Khi đã trở thành một thị dân "có sổ đỏ" ở phố cổ Hà Nội, cô mới hiểu, huyền thoại về sự khổ sở là có thật, và mọi thứ vượt quá sức tưởng tượng của cô.

    "Hóa ra, người ta bao đời cố bám rễ ở đây vì họ không thể "thoát" ra được, họ cứ chờ đợi điều gì đó sẽ thay đổi", cô Ánh nói.
    htbhnb thích bài này.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.271
    Mới thu về có 70k tỷ thôi mà !
    Nhỏ lẻ cứ bình tĩnh - không phải xoắn

    -------
    Thấy gì từ động thái NHNN hút về 70,000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu?

    27/09/2023 20:57
    • Theo kết quả chào bán tín phiếu được NHNN công bố ngày 27/09, nhà điều hành tiếp tục chào bán tín phiếu kỳ hạn 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất.

      Kết quả, có 9 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 20,000 tỷ đồng, lãi suất 0.65%, cao hơn lãi suất trúng thầu phiên 26/09 (0.58%) và phiên 25/09 (0.49%).

      Trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, tiếp tục không có nghiệp vụ mới phát sinh và lượng lưu hành vẫn duy trì ở mức 0. Như vậy, NHNN đã rút khỏi hệ thống 20,000 tỷ đồng trong phiên giao dịch 27/09.

      Đây là phiên phát hành tín phiếu thứ 5 liên tiếp của NHNN, với tổng quy mô phát hành đạt gần 70,000 tỷ đồng. Các đợt tín phiếu này đều có kỳ hạn 28 ngày và được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất.

      Theo đánh giá của một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, việc NHNN phát hành tín phiếu chỉ ảnh hưởng về mặt “lượng tiền không lưu thông” và không tác động trực tiếp vào tỷ lệ thanh khoản hệ thống của ngân hàng.

      https://image.*********.vn/2023/09/27/ty-gia-trung-tam-27-09.png​
      Nguồn: SBV
      Do đó, có thể thấy dù nhà điều hành liên tục hút tiền trong 5 ngày qua, lãi suất liên ngân hàng qua đêm vẫn ở mức thấp 0.16% (ngày 26/09/2023) và tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD vẫn tăng thêm 4 đồng/USD so với phiên 26/09, lên mức 24,088 đồng/USD trong phiên 27/09/2023.

      Theo SSI Research, động thái phát hành tín phiếu của NHNN có thể được xem như là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các NHTW, và không đồng nghĩa với việc NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.

      Trong khi đó, trong bối cảnh tăng trưởng GDP vẫn đang kỳ vọng chưa có sự bứt phá và lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát (thấp hơn lạm phát mục tiêu của Chính phủ), khả năng NHNN sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ không được đánh giá cao - mà sẽ nghiêng nhiều về việc thận trọng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát như hiện tại. - XEM THỬ SAU 28 NGÀY NỮA CÁC ẢNH CÓ GIỮ LỜI KHÔNG ???

      SSI Research đánh giá mục đích của NHNN chào bán tín phiếu là nhằm hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn và lượng hút cũng không quá nhiều (nếu so sánh với giai đoạn nửa cuối năm 2022) nhằm không gây ra căng thẳng thanh khoản trên thị trường 2 và hạn chế tác động lên mặt bằng lãi suất trên thị trường 1. Bên cạnh đó, cần phải chú ý rằng nghiệp vụ phát hành tín phiếu kì hạn là nghiệp vụ hút VND tại thời điểm hiện tại và sẽ bơm lại sau khi đáo hạn.

    vniho710 thích bài này.

Chia sẻ trang này