1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4068 người đang online, trong đó có 305 thành viên. 12:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 510128 lượt đọc và 2087 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Qua những cơn sóng thần như thế này mới thấy sai lầm của 99% anh em trong f319 là: không quan tâm đến quản trị rủi ro
    Rất nhiều sách, nhiều chuyên gia dạy ta cách kiếm tiền
    Nhưng lại không ai dạy ta cách giữ tiền
    Thế nên có bác hô hào ăn 100% - 600 % nhưng lại về tay trắng sau những đợt sóng ntn
    Và 1 năm nhà cái thường tạo ra 2-5 đợt sóng thần như vậy. Nó đã cuốn trôi tất cả các thành quả trong 1 năm của các bác !
    Trong lúc sụp đổ ntn có rất nhiều lựa chọn: mua cp tăng nhanh 7 -15% phiên hay mua cp lãi ít hơn nhưng an toàn ???
    Giữ tiền chờ thị trường ổn định mới vào hay ngay lập tức nhảy vào bắt T+ ???
    Với tôi những lúc như thế này không phải là lúc mua bán - mà là lúc ngồi quan sát, đánh giá xem cp nào tốt nhất, hồi phục tốt nhất, con ngựa nào khỏe nhất để mình có thể ra quyết định mua nhanh nhất khi thị trường đổi chiều tăng
    Tuần sau mọi người có thể thấy màu xanh trên toàn mặt trận
    Nhưng màu xanh ấy có bền vững không thì phải còn xem xét !
    Last edited: 13/03/2020
    Daodauvang đã loan bài này
  2. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.404
    Nay đáy chưa cụ
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Không ai đoán trước được điều gì
    Hôm nay xanh, nhưng tôi quan sát thấy đa số các mã vẫn bán mạnh về cuối phiên
    Đa số các mã đã thủng đáy năm
    Thế nên theo tôi chỉ là cú hồi T+
    Đợt này sóng mạnh cp cọng hành !
    Last edited: 13/03/2020
  4. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Vàng rơi mạnh rồi bác
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Không nên nhìn ngắn hạn thế bác
    Đây là cơ hội mua vàng
    Cũng như BTC giá 4000 là cực tốt để mua vào
    Trong 1 năm tôi dự báo vàng sẽ vượt 55 và BTC sẽ vượt 12k
    antran3891, Colourful04co_be_thich_dua thích bài này.
  6. prometal

    prometal Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2017
    Đã được thích:
    2.485
    vàng chỉ là kênh trú ẩn coin thì giờ còn chả hiểu để làm gì thế giới nó bán coin vàng về múc stock chiết khấu cao mà bác lại hô ngược.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Bác nên xem lại btc giaodịch 1 ngày bao nhiêu tiền để biết nó sinh ra để làm gì
    09xx189279co_be_thich_dua thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Trong suốt tuần qua rất nhiều topic mở ra: bạn đã hành động như thế nào trong cơn khủng hoảng 2008?
    Với tôi lúc đó chơi cả OTC và sàn với khối lượng nhiều
    Tuy nhiên ngay từ lúc đầu tôi đã coi chứng khoán là hàng hóa, mua thấp bán cao, không có gì là giá trị cả
    Thế nên hàng động của tôi lúc đó là:
    - Lựa sóng hồi bán hết
    - Chỉ để 1 chút tiền trong TK lướt cho có cảm giác
    - Trả nợ tiền mua đất trước đó và các khoản vay
    - Đi học kinh tế, cao học & các khóa phân tích tài chính nâng cao
    - Tập trung làm tốt công việc chính của mình

    Và đến thời điểm bây giờ tôi vẫn thấy các lựa chọn ấy là đúng đắn nhất là 2 mục cuối cùng nó sinh lợi cho tôi cả 20 -30 năm về sau
    Đa số các bạn của tôi do không rút khỏi thị trường đã dính cú sụp đổ từ 1000 - 370 đ nên đã phá sản gần hết, với 1 đống nợ trên đầu, đến giờ họ cũng không dám quay lại thị trường
    dophi91, Lavici, Bingo20153 người khác thích bài này.
    chuki đã loan bài này
  9. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.486
    Ho cũng ko bít tại sao họ trắng tay, không ai bit hành động như bác, ko hiểu đc tài sản trên tay của họ tính ra rất nhiều, sẽ ko dễ gi mất đi, nhung ko ko ngờ lúc họ té xuống giếng khi kêu cứu, thằng nghe thấy còn cho mấy cục đá xuống.
    Bây giờ thì ai có vấn đề thì nên hành động khi còn có thể, để đến khi toàn cảnh rõ ràng như ban ngày thì chỉ có ngồi chịu chết thôi
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Chứng khoán Việt và cơn sóng thần 2008: Cú knock-out cuối cùng

    Hoảng loạn bắt đầu


    Lần đầu tiên, giới đầu tư biết đến một cách rộng rãi áp lực bán kỹ thuật từ hoạt động giải chấp chứ không phải từ tâm lý lo ngại rủi ro thông thường.

    Hiệu ứng “hòn tuyết lăn” đã tạo nên nỗi ám ảnh khó quên với những ai trải qua giai đoạn này, khi mỗi sáng mở bảng điện giao dịch lại thấy hàng triệu cổ phiếu được các công ty chứng khoán đem ra bán giá sàn nhằm thoát ra bằng được.
    Với mục đích ngăn đà suy giảm của thị trường, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đã thực thi một số giải pháp. Trước hết, ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của HSX được hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2%.


    Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp. Các doanh nghiệp niêm yết được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ.

    Các giải pháp này đem lại 10 phiên tăng giá và từ ngày 10/4/2008 thị trường lại rơi vào chu kỳ suy giảm, kéo dài tới tận ngày 13/6/2008. VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm.


    Bước ngoặt Lehman Brothers

    Với mức điều chỉnh thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng trong tháng 7 và tháng 8.

    Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư. VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008.

    Những biến động tích cực trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng phản ánh kỳ vọng đối với nền kinh tế. Sự can thiệp của Chính phủ và các giải pháp kiềm chế lạm phát đã bắt đầu phát huy tác dụng. CPI giảm nhanh, thâm hụt thương mại hàng tháng cũng giảm.

    Thị trường cũng nhìn thấy những hoạt động đầu tư trái ngược giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2008. Khi hoạt động giải chấp diễn ra ồ ạt, thị trường sụt giảm rất mạnh, nhà đầu tư trong nước bán tháo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giải ngân rất đều đặn.

    Chỉ riêng HSX, từ tháng 1 đến hết tháng 8/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào với cổ phiếu là trên 16,1 ngàn tỷ đồng, bán ra hơn 9 ngàn tỷ đồng, tương đương giá trị mua ròng gần 7.100 tỷ đồng.

    Tháng 7-8/2008 cũng là thời điểm thị trường tương đối lạc quan, niềm tin được cho là đã quay trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh, nhiều tổ chức nước ngoài đăng ký mua chứng khoán khối lượng lớn, giá cổ phiếu trên thị trường tăng dài ngày. Thị trường chứng khoán đang đi trước những chuyển biến vĩ mô.

    Tuy nhiên, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường.

    Ngày 15/9/2008 không phải là một ngày kinh hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam, có lẽ khả năng đánh giá về tác động của sự kiện này còn hạn chế. Vẫn là một phiên tăng điểm của VN-Index, khoảng 0,2%, và nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 106,6 tỷ đồng trên HSX. Con số bán tuyệt đối khoảng 188,5 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị của sàn.

    Nhưng đến ngày 16/9/2008, khi truyền thông trong nước bắt đầu đăng tải ồ ạt thông tin Lehman phá sản, kết hợp với thị trường quốc tế giảm mạnh thì thị trường Việt Nam mới thực sự điều chỉnh lớn.

    VN-Index mất khoảng 4,4% (20,81 điểm) trong ngày hôm đó và ở nhiều mã, nhà đầu tư đã không thể thoát ra được nữa. Thị trường còn tiếp tục hai phiên giảm sâu trên 4% nữa đến ngày 18/9.

    Một hạn chế lớn vào thời điểm đó, là không có các phân tích cụ thể về tác động của sự kiện Lehman Brothers phá sản tới thị trường tài chính toàn cầu và tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty chứng khoán không đưa ra được những nhận định rõ ràng nào. Những ý kiến - không phải những phân tích - đều mang tính trấn an: thị trường trong nước sụt giảm do lo ngại tâm lý và khi bình tĩnh lại giá sẽ phục hồi; mức độ liên thông của thị trường chưa cao; vĩ mô trong nước đang ngày càng tốt hơn…

    Những bài báo như “Bóng ma” Lehman Brothers: Đừng quá hoảng loạn” đã phần nào hỗ trợ thị trường. Quả thực một tuần sau đó thị trường chứng khoán phản ứng rất tốt, VN-Index tăng trở lại hơn 15%.

    Ngay động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm này cũng không rõ ràng. Trong tuần từ 15-19/9 khi Lehman phá sản, khối ngoại bán ròng ở HSX trên 193,7 tỷ đồng. Như tuần sau đó, từ 22-26/9, lại có tới 511,5 tỷ đồng được rót ròng vào.

    Tuy nhiên, những hiệu ứng âm ỉ của sự kiện này đã bao trùm thị trường suốt 3 tháng còn lại của năm 2008 và kéo dài tới tận tháng 3/2009. Riêng trong 3 tháng cuối năm 2008, VN-Index sụt giảm gần 35% so với thời điểm ngày 26/9/2008 và sụt tiếp gần 22% nữa trong 3 tháng kế tiếp.

    Chính sách xoay chuyển

    Các chính sách vĩ mô thời điểm cuối năm 2008 cũng đã có sự xoay chuyển ngược 180 độ so với nửa đầu năm. Trước sức ép giảm lạm phát quá nhanh, thậm chí lạm phát âm và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, chính sách điều hành đang từ thắt chặt chuyển sang nới lỏng cấp kỳ.

    Cuộc đua tăng lãi suất nửa đầu năm được nối tiếp bằng cuộc đua giảm lãi suất cuối năm. Kể từ tháng 9/2008, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản, từ 14%/năm xuống còn 8,5% trong tháng 12/2008.

    Với 5 lần giảm lãi suất trong vòng 3 tháng 4 lần thay đổi lãi suất dự trữ bắt buộc, 3 lần điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách nới lỏng tiền tệ được định hình.

    Không chỉ cắt giảm lãi suất, theo xu thế của thế giới, Việt Nam cũng tung ra gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD, tập trung vào việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đi vay. Thời điểm đó có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về hiệu quả nhưng nhìn chung đều hướng đến một mục tiêu là cung cấp nguồn vốn rẻ cho nền kinh tế. Đáng tiếc là thị trường chứng khoán chỉ có thể hưởng lợi vào gói kích cầu này trong năm 2009.

    Xu hướng kích thích kinh tế trở lại đã có từ cuối năm 2008, nhưng không khỏa lấp được nỗi lo lắng trên thị trường chứng khoán. Trong 3 tháng cuối năm, mối lo ngại lớn nhất là tác động của việc nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn với quy mô lớn. Trên thị trường chứng khoán là mối lo ngại nguồn cung tăng lên và trên thị trường ngoại tệ là tỉ giá có thể tăng mạnh.

    Theo các số liệu thống kê, tổng lượng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế năm 2007 đạt xấp xỉ 22 tỷ USD, trong đó vốn gián tiếp khoảng 9 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước đã tăng dự trữ ngoại tệ từ mức 11,5 tỷ USD năm 2006 lên 21,6 tỷ USD năm 2007. Nguồn vốn vào cực lớn này chỉ được công bố vào cuối 2008 cho thấy áp lực bơm tiền đồng lớn đến mức nào trong hai năm trước đó.

    Rất khó có được con số tổng hợp chính xác nguồn vốn ngoại tệ bị rút ra khỏi Việt Nam trong năm 2008. Tuy nhiên biến động có thể nhìn thấy được trên thị trường chứng khoán là khá rõ ràng. Theo thống kê trên HSX, từ 1/1/2008 - 31/8/2008 nước ngoài bán ròng trái phiếu là 104,2 tỷ thì riêng 3 tháng cuối năm bán ròng 620 tỷ đồng.

    Cũng trong 3 tháng cuối năm, quy mô bán ròng trên thị trường cổ phiếu niêm yết là 1.746,1 tỷ đồng. Những báo cáo về giao dịch trái phiếu tại HNX cũng cho thấy chỉ trong thời gian từ 1/9/2008 đến 16/10/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên 8.992 tỷ đồng trái phiếu.

    Số liệu tổng hợp của một số công ty chứng khoán thời điểm cuối năm 2008 ghi nhận chỉ từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng từ tháng 9/2008, giá trị bán ròng trái phiếu nói chung đã xấp xỉ 26.000-27.000 tỷ đồng. Thị trường cổ phiếu niêm yết ít chịu ảnh hưởng hơn, tính chung cả năm 2008 vẫn hút ròng được trên 5.600 tỷ đồng.

    Hiệu ứng từ việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện rõ nét hơn trên thị trường ngoại tệ. Từ quý 2/2008 đồng USD đã bắt đầu tăng giá do thâm hụt thương mại quá cao, đến hết tháng 6/2008 đã khoảng 15 tỷ USD. Sau khi Lehman sụp đổ, đồng USD trên thế giới lại tăng cao do thanh khoản tiền mặt bị đóng băng.

    Trong nước, các thị trường xuất khẩu suy yếu, áp lực rút vốn đã đẩy tỉ giá lên mạnh. Tính bình quân tỉ giá đã tăng khoảng 10% trong năm 2008.

    Vĩ thanh

    Cho đến nay, vẫn chưa có con số cụ thể thống nhất về dòng vốn nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam năm 2008. Các số liệu công bố chỉ dừng lại ở con số ước tính 2 tỷ USD.

    Năm 2008 cũng để lại hậu quả nặng nề đối với các quỹ đầu tư nước ngoài. Theo một báo cáo tổng hợp, giá trị tài sản của các quỹ đã giảm thê thảm: Vietnam Lotus Fund giảm 48,2%; Vietnam Growth Fund giảm 47,3%; Vietnam Enterprise Investments Ltd giảm 49,3%; Vietnam Emerging Equity Fund giảm 60,2%; PXP Vietnam Fund giảm 58,3%; JF Vietnam Opportunities Fund giảm 48,6%; Blackhorse Enhanced Vietnam Inc giảm 48,9%; NAV của VEIL, quỹ đầu tư lớn nhất do Dragon Capital quản lý giảm 40,56%...
    --- Gộp bài viết, 15/03/2020, Bài cũ: 15/03/2020 ---
    Thời điểm hiện tại 2020 chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu: Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư. VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008.
    Hy vọng đến Q 3 - 4/2020 không có cú đạp cuối cùng như Lehman Brothers thời điểm đó !
    Bingo2015, Colourful04, Buros1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này