Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2189 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 509255 lượt đọc và 2087 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Anh em đi khâu mồm hết chưa ???
    binhminh2babygirl1310 thích bài này.
    Daodauvang đã loan bài này
  2. babygirl1310

    babygirl1310 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    9.545
    Đang đi viện khâu mồm rồi bác =))
    Tuần rồi đảo sang dòng chứng lồi mồm ;))
    co_be_thich_dua thích bài này.
  3. hoangphi1112

    hoangphi1112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    773
    em đã được tí nào đâu mà khâu bác..
    co_be_thich_dua thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Vậy thì kém quá !
    Cứ ngoan ngồi đó ông già Noel sẽ đến phát quà !
    Đỉnh vni sẽ trong tháng 09/2021
    AE cứ từ từ hưởng thụ thiên đường và địa ngục nhé!
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Mình không tư vấn mã nào cả, thông cảm nhé !
    Kẻo ae lại nghĩ mình chim lợn, chim bìm bịp, pr cổ cánh
    Mình chỉ chém gió vĩ mô thôi !
    co_be_thich_duaKhanhnp1995 thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Bài này viết 05/01/2021
    Thế mới thấy anh H dự báo như thần
    Tất nhiên đây chỉ là chính sách vĩ mô kéo dài hàng quý, hàng năm - chứ không phải hàng ngày, để các bác T+ nhìn vào áp dụng
    ----------
    Tiền bớt dồi dào, đã có 'ông lớn' ngân hàng tăng lãi suất huy động
    29/06/2021 10:34:17 GMT+7

    Nếu các ngân hàng sớm được nới room tín dụng và đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm. Khi đó, thanh khoản các ngân hàng có thể chưa căng thẳng ngay nhưng sẽ không còn dồi dào như trước...

    Ghi nhận trong tuần từ 21-25/6, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không có giao dịch mới trên thị trường mở. Tuy nhiên, lãi suất VND liên ngân hàng dao động theo xu hướng tăng ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống qua các phiên.

    Cụ thể, chốt phiên 25/6, các mức lãi suất dừng tại qua đêm 1,2% (tăng 0,13 điểm phần trăm); 1 tuần 1,32% (tăng 0,07 điểm phần trăm); 2 tuần 1,41% (tăng 0,06 điểm phần trăm); 1 tháng 1,54% (tăng 0,01 điểm phần trăm).

    [​IMG]


    Xu hướng tăng còn kéo dài cho đến phiên giao dịch đầu tuần này (28/6). Theo đó, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng tăng thêm 0,05 – 0,12 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn. Giao dịch tại: qua đêm 1,25%; 1 tuần 1,43%; 2 tuần 1,53% và 1 tháng 1,60%.

    Theo Công ty Chứng khoán SSI, việc các ngân hàng thương mại hạn chế cung nguồn VND khi thời điểm cuối quý đang đến gần đã khiến lãi suất liên ngân hàng tiếp tục nhích tăng.

    Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước ghi nhận từ đầu năm đến ngày 15/6, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 5,1%, tương đương với việc các tổ chức tín dụng đã bơm ra nền kinh tế khoảng 470.000 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

    Điều này cho thấy, tăng trưởng tín dụng đang “nhấn ga”. Đặc biệt, nếu các ngân hàng thương mại được giao chỉ tiêu mới, tăng trưởng nửa đầu năm có thể đạt mức 6%.

    [​IMG]
    Tại phát biểu chỉ đạo gần nhất, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, thanh khoản hệ thống vẫn dôi dư từ đầu năm, chỉ báo lãi suất liên ngân hàng tăng chỉ cho thấy thanh khoản các ngân hàng không còn dồi dào như trước.

    Mặt khác, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã giao tới các ngân hàng không phải con số cứng mà sẽ được xem xét thay đổi theo tình hình hoạt động trong năm của ngân hàng cũng như nhu cầu của nền kinh tế.

    Cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng của từng ngân hàng để xếp hạng và cấp tín dụng linh hoạt theo từng thời điểm.

    Hiện có khoảng 10 ngân hàng nộp đơn xin Ngân hàng Nhà nước cho phép nới room tăng trưởng tín dụng.

    “Trường hợp các ngân hàng được nới room tín dụng và đẩy mạnh cho vay từ nay đến cuối năm, trong khi lãi suất huy động thấp sẽ khiến chênh lệch huy động – cho vay nới rộng. Khi đó, thanh khoản các ngân hàng có thể chưa căng thẳng ngay nhưng sẽ không còn dồi dào như trước”, ông Tuấn Anh nói.

    Còn theo nhóm phân tích tại SSI, khi hệ thống ngân hàng bớt dồi dào tiền, đã xuất hiện “ông lớn” tăng lãi suất.

    [​IMG]
    “Ông lớn” được SSI nhắc đến chính là Vietcombank. Ngân hàng này đã điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, lên mức tương đương 3 ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại (VietinBank, BIDV, Agribank), sau khi duy trì mặt bằng thấp hơn suốt từ đầu năm đến đầu tuần trước.

    Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại "Big 4" đều là 3,1%/năm; kỳ hạn 3 tháng là 3,4%/năm; 6 tháng là 4%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, VietinBank, Agribank, BIDV đều niêm yết 5,6%/năm, trong khi Vietcombank thấp hơn một chút ở mức 5,5%/năm. Với kỳ hạn 24 tháng, Vietcombank niêm yết mức 5,3%/năm trong khi 3 ngân hàng còn lại đều ở mức 5,6%/năm.

    “Môi trường lãi suất thấp như hiện tại khiến chênh lệch tiền gửi – tín dụng sẽ chịu áp lực thu hẹp và chúng tôi giữ nguyên quan điểm lãi suất tiền gửi có thể nhích tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm, trong khi lãi suất cho vay vẫn sẽ ổn định trong nửa cuối năm 2021”, nhóm phân tích tại SSI đưa ra dự báo.

    Tại diễn biến liên quan, tuần qua, Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu khá thành công với 6,27 nghìn tỷ đồng trái phiếu được phát hành, tương ứng 90% tổng lượng gọi thầu, lãi suất trúng thầu giảm 1-3bps ở kỳ hạn 5 năm và 10 năm, giữ không đổi ở kỳ hạn 15 và 30 năm.

    Luỹ kế từ đầu năm đến nay, Kho bạc Nhà nước đã phát hành tổng cộng 99,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần lượng phát hành trong cả quý 1/2021. Trong phiên gọi thầu cuối cùng của tháng 6 trong tuần này, Kho bạc Nhàn ước dự kiến gọi thầu 6 nghìn tỷ đồng. Nếu toàn bộ được phát hành, cơ quan này đã hoàn thành 105,3% kế hoạch phát hành quý 2/2021. Hiện tại, lợi thế vẫn đang thuộc về Kho bạc Nha nước và lợi tức trái phiếu chính phủ vẫn chịu áp lực giảm.
    co_be_thich_duachaiens thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Việt Nam bắt đầu cho cuộc chơi lớn
    Ai bảo tiền số hết thời ???
    Trong khi tiền mặt vẫn tính bằng...bao
    --------
    Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm tiền ảo
    Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain từ năm 2021 đến 2023.

    Theo Quyết định 942 mới ban hành của Thủ tướng về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, việc "nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain" là một trong các nhiệm vụ để phát triển, làm chủ các công nghệ lõi.

    Quyết định ghi rõ, cơ quan chủ trì nghiên cứu, thí điểm tiền ảo là Ngân hàng Nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2023.

    Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử hay Mobile Money.

    [​IMG]
    Bitcoin là tiền ảo có giá trị nhất hiện nay. Ảnh: Reuters.

    Khái niệm tiền ảo, được dịch ra từ "virtual money" và trong đó, những loại tiền số được tạo ra bởi công nghệ blockchain như Bitcoin, Etherum... được giới đầu tư tài chính quan tâm nhất. Bitcoin, Etherum và một số loại tiền số khác trở thành một kênh kiếm tiền mới với nhiều người, bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán, trái phiếu.

    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần khẳng định, Bitcoin và các loại tiền ảo khác hoàn toàn không phải là tiền điện tử, không được thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh ở Việt Nam. Do chưa có bất kỳ quy định chính thức nào, tiền ảo là một loại tài sản ảo và không phải phương tiện thanh toán hợp pháp. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đang làm rõ cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo. Bộ Tài chính đã lập một tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo.

    Ngoài ra, Quyết định 942 của Thủ tướng cũng đề cập đến một số nhiệm vụ khác nhằm nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ chính phủ số.

    Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data). Hai bộ này có trách nhiệm thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho chính phủ số.
  8. MAS85

    MAS85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2019
    Đã được thích:
    186
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.250
    Lưu lại bài này ở đây để 6 tháng sau mở ra xem lại
    Giờ thì ae bảo đồ điên
    --------
    12,5 tỷ cổ phiếu từ chia thưởng, cuộc đua vốn hóa ngày càng khốc liệt
    Gần 9 tỷ cổ phiếu sẽ được phát hành để chia thưởng cho cổ đông trong thời gian tới. Vinamilk rời khỏi top 5 vốn hóa thị trường do cổ phiếu giảm giá mạnh thời gian qua. VietinBank chuẩn bị phát hành 1,08 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017-2018, ngày đăng ký cuối cùng là 8/7.

    [​IMG]
    Ngọc Điểm Thứ năm, 1/7/2021, 08:14 (GMT+7)

    Theo thống kê của FiinPro, trong nửa đầu năm, đã có tổng cộng gần 3,6 tỷ cổ phiếu được doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, riêng Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) là 1,16 tỷ cổ phiếu.

    Thời gian tới, các công ty sẽ chốt quyền để phát hành thêm hơn 8,9 tỷ cổ phiếu cho cùng mục đích nói trên. Trong đó, 20 đơn vị chiếm gần 90% với hơn 8 tỷ cổ phiếu, ngân hàng góp mặt 14 đơn vị. Như vậy, tổng khối lượng phát hành để chia thưởng cổ phiếu là 12,5 tỷ đơn vị.

    [​IMG]
    Nhóm ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức và thưởng.

    Khối lượng phát hành để trả cổ tức lớn nhất thuộc về VietinBank (HoSE: CTG). Ngân hàng này dự kiến phát hành 1,08 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 29%. Theo đó, ngày 8/7 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để VietinBank tiến hành chia cổ tức năm 2017-2018, qua đó, vốn điều lệ đơn vị tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 49.048 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, Vietinbank còn có kế hoạch chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, cổ tức tiền mặt năm 2020 được ấn định là tỷ lệ 5% vốn điều lệ, tương đương với 2.400 tỷ đồng (vốn mới sau chia cổ tức cổ phiếu 2017-2018); cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 12,6% (vốn điều lệ mới), tương đương khối lượng phát hành thêm là gần 608 triệu đơn vị.

    Vietcombank (HoSE: VCB) cũng sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 27,6% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn lại sau khi chia cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 8% bằng tiền mặt). MBBank không kém cạnh khi phát hành 979,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 35%, tăng vốn điều lệ lên 38.000 tỷ đồng. Ngày 13/7 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông.

    6 doanh nghiệp nằm trong top 20 tổ chức phát hành khủng chia thưởng gồm Vinhomes (HoSE: VHM), Vingroup (HoSE: VIC), Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), Gelex (HoSE: GEX) và FPT Telecom (UPCoM: FOX).

    Vinhomes muốn chia cổ tức 15% tiền mặt và 30% cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2020. Doanh nghiệp dự chi khoảng 4.934 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông và phát hành thêm 986,8 triệu cổ phiếu mới.

    Năm nay, Vingroup muốn dùng gần hết lợi nhuận tích lũy để chia cổ tức tỷ lệ 12,5% bằng cổ phiếu cho cổ đông, tương đương số lượng cổ phiếu phát hành là 422,8 triệu đơn vị. Lần gần nhất doanh nghiệp chia cổ tức là năm 2018 và bằng cổ phiếu.

    Trong khi đó, Đầu tư Thế Giới Di Động lên phương án chia cổ tức năm 2020 tỷ lệ 65% gồm 15% tiền mặt và 50% cổ phiếu. Doanh nghiệp dự kiến phát hành gần 238 triệu cổ phiếu chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên 7.131 tỷ đồng.

    Chứng khoán SSI có kế hoạch phát hành thêm tối đa 442,7 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ 6.573 tỷ đồng lên 11.000 tỷ đồng. Cụ thể, đơn vị sẽ phát hành 219 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 6:2; chào bán 109,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp, tỷ lệ 6:1, chào bán riêng lẻ 104 triệu cổ phiếu và phát hành ESOP 10 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp.

    Bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay rất thuận lợi, cổ phiếu liên tục tăng, VN-Index chinh phục mốc 1.400 điểm và thanh khoản đột biến ghi nhận nhiều phiên giao dịch trên 20.000 tỷ đồng. Do vậy, nhà đầu tư cực kỳ nhạy cảm với những thông tin chia cổ tức, thưởng cổ phiếu, rất nhiều cổ phiếu bật tăng giá sau khi thông tin được công bố.

    Mặt khác, tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu bị điều chỉnh nên vốn hóa doanh nghiệp không thay đổi so với trước chia tách. Tuy nhiên, cổ phiếu sau khi chia tách về mức giá hấp dẫn hơn có thể thu hút nhà đầu tư tham gia.

    Như cổ phiếu HPG trước khi thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 40% cũng đã tăng một mạch từ 50.000 đồng/cp lên 67.000 đồng/cp. Tại phiên giao dịch không hưởng quyền, cổ phiếu HPG thậm chí còn tăng trần. Hiện nay, sau khi hơn 1 tỷ cổ phiếu chia tách được niêm yết và chính thức giao dịch thì HPG lình xình đi ngang quanh vùng 51.000-52.000 đồng/cp, vốn hóa doanh nghiệp tăng từ 222.000 tỷ đồng trước chia tách lên 230.300 tỷ đồng, thuộc top 5 vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán vượt qua Vietinbank, BIDV, Vinamilk.

    Hay như cổ phiếu CTG sau thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn ngày 11/6 đã bật tăng trên lên vùng 52.900 đồng/cp. MBB cũng tăng giá từ vùng 39.000 đồng/cp lên 43.450 đồng/cp cùng phương án chia cổ tức cổ phiếu.

    Với việc thay đổi giá thời gian qua, vốn hóa top 10 doanh nghiệp liên tục thay đổi. Tăng giá từ 100.000 đồng/cp lên 116.400 đồng/cp, Vietcombank dần vượt qua Vingroup để trở thành đơn vị có vốn hóa lớn nhất thị trường với 431.713 tỷ đồng (phiên 30/6), Vingroup xuống trí thứ 2 do cổ phiếu đi ngang thời gian qua và Vinhomes ở vị trí thứ 3.

    Vinamilk (HoSE: VNM) đuối sức trong cuộc đua duy trì vị thế vốn hóa khi mà giá cổ phiếu giảm dần trong thời gian vừa qua. Vốn hóa doanh nghiệp dần bị BIDV, VietinBank vượt qua và rời khỏi top 5 tính từ đầu tháng 5.

    [​IMG]
    Nguồn: HoSE
    co_be_thich_duaSTOCK_LAM thích bài này.
  10. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Giai đoạn thận trọng

    Thực tế là bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn TTCK uptrend mãi mãi nhưng điều đó chắc chắn là bất khả thi, bất cứ TTCK nào cũng có chứ kỳ tăng và giảm, chỉ khác là chu kỳ tăng đó là bao lâu? Các yếu tố nào khiến cho chu kỳ đó đảo chiều?

    Tìm hiểu kỹ ta sẽ thấy liên quan đến dòng tiền! Giờ covid nên tiền chẳng biết đi đâu ngoài vào chứng khoán nhỉ! Thế nên dù biết nhiều cổ phiếu trở nên rất rủi ro và đắt đỏ nhưng ndt vẫn lao vào mua cố và hy vọng mình không phải là người cuối cùng! Có 1 điều chắc chắn rằng rất nhiều ndt đã bị sập bẫy nhưng chưa biết rằng mình đã bị sập! Tức là nhìn cp đó tăng giá nên tin rằng mình mua đúng và rẻ nhưng chỉ cần 1 cú giảm là cp đó của bạn có thể lăn ra thua lỗ và lúc đó sẽ là câu chuyện bạn xử lý nó như thế nào? Chờ lên lại để bán hoặc bán cutloss luôn? Nếu là ndt lâu năm thì chắc chắn sẽ là cutloss để bảo toàn vốn và chờ đợi 1 nhịp chỉnh giúp cho cp có giá hấp dẫn hơn mới xuống tiền! Sẽ có lúc bạn cần chấp nhận chờ đợi 3 tháng, 6 tháng hoặc lâu hơn thì mới nên mua trở lại!

    Hãy nhớ cơ hội luôn có nhưng quan trọng là giá mua đã đủ an toàn chưa? Nếu chưa đủ thì cũng k được mua cố! Khi ndt Hưng phấn thì mọi kỳ vọng đều được đẩy lên rất cao và ndt sẽ cảm thấy các cp tăng giá không có đỉnh! Thực tế sẽ không lạc quan như vậy! Sẽ có lúc bạn thấy giá 80k là rẻ nhưng giá 30k là đắt với cùng 1 cổ phiếu!

    Giờ đây giá của phần lớn các cổ phiếu phụ thuộc vào dòng tiền và ndt mua theo trào lưu, cảm tính nhiều hơn là tự định giá và tự đưa ra quyết định! Điều này sẽ khiến bạn mất phương hướng nếu thị trường chỉnh mạnh nhưng tôi nghĩ đáng sợ nhất mà thị trường sideway nhưng cổ phiếu của bạn giảm mạnh! Tình huống này rất nhiều ndt gặp phải và xác xuất bạn bay sạch vốn rất dễ xảy ra!

    Thời điểm này Vni đã vượt 1400 và hoàn toàn có thể vượt 1500 để đi xa hơn nhưng lúc này là lúc ndt canh chốt lời và bảo toàn lợi nhuận chứ không phải là lúc mua mới và mua cổ phiếu bằng mọi giá!

    Dự chơi là tháng 7 này có thể có 1 phiên chỉnh mạnh 40-60 điểm với giá trị khớp lệnh lên đến 30-35k tỷ! Và có lẽ phiên đó sẽ là phiên nhắc nhở ndt rằng mọi sự mua bán không có nguyên tắc và không tìm hiểu kỹ sẽ trả giá sau những cú chỉnh đó vì đáng sợ nhất khi dòng tiền thông minh rút đi khỏi cổ phiếu của bạn thì có thể cp của bạn chẳng bao giờ tăng lại giá cũ! Có thể phải mất 3-5 năm sau nhiều cp mới lên lại giá của năm 2021 này!

    Hãy thực tế nhìn vào ttck tại thời điểm hiện tại! Lúc này nếu nhiều ndt cầm tiền tôi thấy cũng chẳng sao cả! Nếu là cổ phiếu thị trường thì hãy luôn để trạng thái 1 lệnh bán là về tiền mặt!

    Đừng cố săn tìm siêu cổ thời điểm này nữa! Không có đâu! Covid thế này - giá cp thì đều tăng mạnh thì siêu cổ ở đâu ra! Giờ nếu tìm thì tìm các dn ln các quý sau tăng trưởng tiếp tục và giá vẫn phù hợp thì mua nhưng thực tế để đủ kiến thức định giá 1 dn thì cần rất nhiều kỹ năng và trải nghiệm - chưa kể bạn phải tìm được lý do: Vì sao tôi nên nắm giữ cổ phiếu đó? Vì sao cổ phiếu đó sẽ tăng giá?

    Có những lý do chẳng liên quan nhưng cũng sẽ được ndt lao vào mua cổ phiếu đó và điều đó khiến cp đó tăng giá! Đơn giản với nhiều cổ phiếu thì ngoài kết quả kinh doanh thì còn liên quan đến chất lượng cổ đông và niềm tin của cổ đông vào doanh nghiệp đó!

    Sự mất cảnh giác đang xuất hiện trở lại và nếu theo quan điểm của tôi từ tuần tới các bạn canh hạ tỷ trọng mỗi tuần 20-30% là yên tâm ăn no ngủ kỹ dù Vni có rơi 60 điểm trong 1 phiên nào đó!

    Tất nhiên đây chỉ là 1 góc nhìn của bản thân tôi! TTCK luôn tăng quá mức nhưng có 1 điều: Lòng tham và nỗi sợ hãi đều có 1 mức giới hạn nhất định! Vượt qua đó dòng tiền cũng sẽ không vào thị trường nữa! Đừng tự đánh lừa bản thân mà hãy học cách chắt lọc để tồn tại!

    Hãy nhớ giờ không phải là lúc đi tìm siêu cổ mà là lúc bảo vệ thành quả!

    Cổ phiếu nào rẻ thì cứ tiếp tục nắm giữ! Nếu tăng quá nóng - sút không thương tiếc

    Cơ hội luôn có nhưng nếu bay hết vốn thì cơ hội bằng không

    Cơ hội chưa đến - còn tiền còn chờ được

    Hãy theo sát tình hình Covid thì bạn sẽ biết được điểm đảo chiều của chu kỳ tăng lần này! Nếu tinh ý và chịu khó theo dõi các bạn sẽ biết chu kỳ tăng đang ở giai đoạn nào rồi!

    Cuối tuần nghỉ ngơi - quên chứng khoán - đọc sách, nghe nhạc, xem tivi - ăn món ăn mà mình yêu thích! Hãy nhớ cuộc đời không chỉ có chứng khoán! Không có nó ta vẫn tồn tại và vui vẻ với cuộc đời này!

    Chúc cả nhà cuối tuần Bình an!
    --- Gộp bài viết, 03/07/2021, Bài cũ: 03/07/2021 ---
    Vậy giờ nên làm gì bác? Canh chốt lời?
    Scoprii, binhminh2, system844 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này