1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3340 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 02:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 510214 lượt đọc và 2087 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Một bài viết khá thẳng thắn, động chạm đến nhiều người
    Tôi là một người đầu tư khá nhiều đất đai - nhưng tôi ủng hộ đánh thuế nhà đất nặng
    Muốn xã hội văn minh thì mọi người phải đồng lòng - không phải người này ra sức kiến tạo thì người khác lại ra sức đạp đổ vì lợi ích cá nhân
    Để đây xem đến hết 2040 bài viết này có thành hiện thực hay không ???
    ------------------
    Ai ngăn cản Luật Thuế tài sản với nhà và đất?
    10-07-2021 10:36:51+07:00
    Phải đánh thuế tài sản với nhà, đất thì mới tăng nguồn thu ngân sách và tạo lập thị trường bất động sản bền vững. Đó là ý kiến đề xuất của các ý kiến tham gia tại buổi toạ đàm đối thoại chính sách "Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất tại Việt Nam" sáng 9/7, tại Hà Nội...

    https://image.*********.vn/2021/07/10/vietstock_s_ai-ngan-can-luat-thue-tai-san-voi-nha-va-dat_20210710103147.jpg
    Tỷ lệ thu thuế tài sản/GDP ở một số quốc gia. Nguồn: Tổng hợp từ tọa đàm
    Tọa đàm do Đại học Kinh tế Quốc dân và Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 9/7 tại Hà Nội đã nhận được nhiều sự quan tâm của các diễn giả đến từ nhiều cơ quan tổ chức. Tại đây, các diễn giả cùng cho rằng, ở các quốc gia phát triển, thuế tài sản đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách, chiếm tỷ lệ trung bình 3 - 4% so với tổng thu thuế.

    THIẾT LẬP LUẬT THUẾ TÀI SẢN ĐỂ TĂNG THU NGÂN SÁCH

    Xét trong giai đoạn 2005 - 2013, tỷ lệ thu thuế tài sản/GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực châu Á khoảng 2%/GDP, trong khi ở Nhật Bản, tỷ lệ này lên đến 8%.

    Tuy nhiên, ở Việt Nam, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn hàng trăm lần so với các quốc gia phát triển và mới chỉ điều tiết đối với đất.

    Theo tính toán của Numbeo, một trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới, chỉ số giá bất động sản/thu nhập của Việt Nam cao thứ 17 toàn cầu và thứ 13 so với Châu Á. Năm 2021, chỉ số này của Việt Nam hiện là 19,75 lần, cao hơn Singapore, Nhật Bản, gấp đôi Ấn Độ và Malaysia.

    Trao đổi với phóng viên VnEconomy tại buổi tọa đàm này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích, khi giá đất tăng lên, nhà nước không thu thêm được ngân sách, mà chủ yếu, người hưởng lợi lại là đại gia đất đai hay cán bộ quan chức sở hữu nhà, đất.

    Việc tăng tỷ suất thuế, định giá đúng thửa đất là việc nhà nước phải làm. Có như vậy, mới “hãm” được tình trạng đầu cơ đất đai và tăng thu cho ngân sách.

    Cùng quan điểm trên, TS. Hoàng Kim Huyền, Phó Trưởng ban Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chỉ rõ, thứ nhất, sự thất bại của cơ chế điều tiết cung - cầu và giá của thị trường quyền sử dụng tác động tiêu cực tới bền vững nợ công, gây thất thu ngân sách nhà nước, tác động tiêu cực tới bền vững tài khóa.

    Khung giá đất của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh được sử dụng chủ yếu để tính thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai. Khi căn cứ này được định giá thấp hơn nhiều lần so với giá thực tế trên thị trường, nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản thu này sẽ bị sụt giảm rất nhiều so với thực tế.


    Thứ hai, sẽ nảy sinh nhiều kẽ hở để tham nhũng chính sách đất đai. Do hạn chế trong xây dựng quy hoạch, thiếu minh bạch trong quản lý đất đai, yếu kém trong ban hành và tổ chức thực thi chính sách tạo quỹ đất tạo kẽ hở pháp lý cho những nhóm người có quyền lực sử dụng đất thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế để hưởng lợi, đặc biệt là tư lợi cho bản thân và nhóm mình.


    Thứ ba, lãng phí tài nguyên quốc gia, triệt tiêu động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nguồn lực đất đai bị rơi vào tay của nhóm lợi ích, gây bất bình đẳng trong xã hội và khiếu kiện của người dân.


    “Các xung đột lợi ích trầm trọng bị vi phạm trong khung khổ pháp luật điều tiết thị trường này khiến tham nhũng chính sách, thao túng nguồn cung và giá trên thị trường. Đồng thời, thúc đẩy đầu cơ ở phía cầu trong khi thiếu công cụ chính sách giảm thiểu cầu đầu cơ”, bà Huyền nhấn mạnh.

    AI KHÔNG MUỐN CÓ LUẬT THUẾ TÀI SẢN?

    Theo ông Đặng Hùng Võ, về mặt quản lý, sắc thuế tài sản, phổ biến nhất là thuế bất động sản được thực hiện ở các nước G7, OECD, hay các nước công nghiệp mới. Hiện nay, hội nhập kinh tế mở toang, đến lúc giảm toàn bộ thuế xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng rõ rệt. Nếu Việt Nam đưa ra sắc thuế này sẽ tăng thu cho ngân sách địa phương, cứu cánh ngân sách. Đây là thông lệ quốc tế, Việt Nam không thể lừng chừng mãi được.

    Tôi biết, có nhiều cán bộ quản lý cấp cao đều phản đối luật này lấy lí do động đến lòng dân. Nhưng thực chất, nếu Luật Thuế tài sản được thông qua, sẽ tác động đến lợi ích của những người cầm cân nảy mực, khiến họ không muốn quyết định. Tăng thuế bất động sản là cần thiết, ai thuộc diện khó khăn, nhà nghèo, sẽ sử dụng biện pháp miễn giảm”.


    Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Hiện có trên 90% quốc gia thực hiện thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau.

    Còn ở Việt Nam thì sao? Luật thuế Tài sản đã được đưa ra bàn thảo từ năm 2000. Lần gần nhất được đưa bàn luận khi Bộ Tài chính công bố dự thảo Luật thuế Tài sản vào đầu năm 2018, nhưng lần nào cũng đưa ra lấy ý kiến, xong lại cất đi.

    Ông Đặng Hùng Võ nói: “Tôi biết, có nhiều cán bộ quản lý cấp cao đều phản đối luật này lấy lí do động đến lòng dân. Nhưng thực chất, nếu Luật Thuế tài sản được thông qua, sẽ tác động đến lợi ích của những người cầm cân nảy mực, khiến họ không muốn quyết định. Tăng thuế bất động sản là cần thiết, ai thuộc diện khó khăn, nhà nghèo, sẽ sử dụng biện pháp miễn giảm”.

    Gần đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng mang dấu hiệu đầu cơ, lướt sóng và đánh thuế tài sản nhằm ổn định thị trường bất động sản.

    HoREA cũng kiến nghị đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh sẽ chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị đầu cơ, có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ. Việc chậm đưa đất vào sử dụng cũng nên đánh thuế cao nhằm triệt tiêu ý chí “găm giữ” đất, chậm đưa đất vào sử dụng và để chống đầu cơ đất đai.

    Tuy nhiên, bà Hoàng Kim Huyền lưu ý, thuế tài sản sẽ bị vô hiệu hóa nếu nút thắt trong khuôn khổ pháp lý về quy hoạch và đất đai không được tháo gỡ triệt để. Do vậy, thuế tài sản chỉ nên áp dụng khi các giải pháp nêu trên được thực thi, giá đất được định giá công khai, minh bạch và phản ánh đúng, đủ và kịp thời giá trị thị trường.

    https://image.*********.vn/2021/07/10/vietstock_s_ai-ngan-can-luat-thue-tai-san-voi-nha-va-dat_20210710103148.jpg
    Tỷ lệ thu thuế tài sản/GDP ở một số quốc gia. Nguồn: Tổng hợp từ tọa đàm
    Ngoài ra, để thuế tài sản hoạt động hiệu quả, linh hoạt và mang lại nguồn thu bền vững trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – dân cư.

    Theo đó, chính quyền địa phương được phép linh hoạt trong việc điều chỉnh hệ số thuế với các loại tài sản, đối tượng chịu thuế cụ thể phù hợp với chiến lược, chính sách phát triển của địa phương. Đồng thời, thuế tài sản cần phải là thuế lũy tiến ở mức cao để ngăn tình trạng đầu cơ đất đai. Đầu cơ đất đai không chỉ làm giảm tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ, quan trọng hơn, đất đai là đầu vào của nền kinh tế, tình trạng đầu cơ đất đai khiến một nguồn lực tài nguyên lớn không tạo ra giá trị gia tăng bền vững.

    Bổ sung thêm, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, phải phân tán quyền lực của khu vực nhà nước và áp dụng thể chế “quản trị đất đai” dựa trên sự tham gia của tổ chức, công dân với điều kiện công khai, minh bạch thông tin quản lý; cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm giải trình trước sự giám sát của tổ chức, công dân.

    "Cầu do đầu cơ về quyền sử dụng đất bị thổi phồng do thiếu vắng chính sách thuế, phí nhắm vào đầu cơ quyền sử dụng đất, như thuế tài sản, phí phạt khi sở hữu nhưng để bất động sản đó hoang hóa, ảnh hưởng xấu tới môi trường, cảnh quan xung quanh. Cầu đầu cơ cũng gia tăng khi Việt Nam chưa có thuế tài sản lũy kế cho những cá nhân, hộ gia đình sở hữu tới bất động sản thứ hai, thứ ba,..

    Các thất bại của công cụ điều tiết cung và giá trên thị trường đã dẫn tới thị trường tồn tại quá nhiều khoảng mờ về thông tin. Thiếu minh bạch, bất đối xứng thông tin luôn là môi trường lý tưởng cho đầu cơ phát triển. Cầu đầu cơ càng lớn, càng nằm ngoài kiểm soát, thì giá cả trên thị trường giao dịch quyền sử dụng đất càng cao và biến động mạnh, khả năng tiếp cận nhà ở, đất kinh doanh, đất nông nghiệp của cầu thực càng yếu đi.

    Cầu thực về quyền sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình theo văn hóa “an cư lạc nghiệp” của người Việt là rất lớn. Tuy nhiên, lực lượng cầu này ngày càng bị giới hạn bởi khoảng cách ngày một lớn giữa thu nhập và giá quyền sử dụng đất".

    Bà Hoàng Kim Huyền, Phó Trưởng ban Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

    Ánh Tuyết

    VnEconomy
    Songsanhco_be_thich_dua thích bài này.
  2. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

    Hôm nay tôi sẽ chia sẻ 1 góc nhìn khá bổ ích vì sao khi thị trường giảm kiểu răng thì ndt lại càng có nguy cơ mất rất nhiều nếu không thực sự tỉnh táo

    Có 1 câu chuyện tôi thấy khá thú vị là tại sao có những ndt chỉ mong và nghĩ rằng ngày nào cổ phiếu của mình cũng tăng giá? Nếu 1 hôm nào đó k tăng sẽ cảm thấy rất buồn và tự động viên! Quá trình này có thể trở thành 1 thói quen nhiều năm và vô tình khiến bạn vào vòng xuáy của chứng khoán và lãng phí cả cuộc đời vì nó!

    Có những thói quen là luôn phải cố tìm kiếm cp để mua mặc dù nhiều khi biết thị trường đang rủi ro và khó đoán, cửa thắng chắc chỉ có 20-30% mà vẫn ngoan cố mua và hy vọng!

    Thực tế nếu bạn hiểu rõ tâm lý ndt hiện tại đang như thế nào thì việc bạn ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Bạn sẽ k cảm thấy sốt ruột kể cả chờ vài tháng hoặc cả năm mới mua 1 mã nào đó mà bạn đánh giá rất tốt! Có rất nhiều cp tôi theo dõi vài quý và khi thấy ln bắt đầu tăng tốt, biên ln cải thiện tôi mới bắt đầu mua chứ không mua từ trước đó và hy vọng!

    Phần lớn nhà đầu tư k hiểu về cổ phiếu mình đang nắm giữ, không biết giá đó đang rẻ hay đắt, không có kỹ năng xử lý tình huống nên khi cp tăng sẵn sàng gấp thếp nhưng sau đó cp giảm thì lại kệ và buông xuôi! 1 ngày nhìn và thấy cp của mình đã sụt giảm 30-50% và lúc đó k biết phải làm gì

    Để tồn tại trong TTCK này bạn cần giải quyết 1 vài điểm mấu chốt về tâm lý dưới đây:

    1. Đừng sợ là k có cổ phiếu để mua! Luôn có cp cho bạn mua nhưng quan trọng là giá nào mà thôi?

    2. Sợ cutloss đúng đáy và không hiểu về cổ phiếu nên gần như bị động trong mọi tình huống xử lý

    3. Không hiểu rằng đầu tư về cơ bản là buồn tẻ mà chỉ muốn mua mua bán bán liên tục! Tức là muốn tìm niềm “vui” trên ttck chứ không phải nghiêm túc đầu tư

    4. Có quá ít kiến thức về vĩ mô nên không đánh giá được tác động đến thị trường như thế nào trong thời gian sắp tới

    5. Không hiểu mình nắm giữ cổ phiếu vì điều gì nhưng sẵn sàng gồng lỗ cực khỏe và gồng lãi rất kém

    6. Rất dễ dàng từ bỏ nếu gặp 1 vài lần thua lỗ và thường đổ tại là đen! Thế nên k bao giờ ngồi xem xét những lỗi sơ đẳng của mình là gì

    7. Rất dễ tin lời tư vấn của ai đó và sẵn sàng mua! Rất ít khi hỏi ngược lại: Cổ phiếu đó có gì? Tại sao tôi nên mua nó lúc này? Mức giá này đã thật sự hấp dẫn chưa?

    8. Luôn sẵn sàng tìm một nguyên nhân nào đó để hợp thức hoá lý do TTCK tăng hay giảm trong khi k đi tìm hiểu lý do cốt lõi là gì?

    9. Yêu cổ phiếu đến mức cuồng! Lúc nào cũng tin dn sẽ tăng trưởng tốt và giá tăng nhưng khi dn ra tin thua lỗ cũng vẫn giữ chặt vì quá yêu?

    10. Thường mua vì màu xanh và bán vì màu đó chứ không hề có kế hoạch mua bán trước đó! Và mua xong mới đi tìm hiểu!

    11. Rất thích cầm cp với số lượng nhiều nên sẵn sàng mua full cp giá trà đá nhưng mua cp giá cao thì rất rón rén

    12. Không hiểu được bản chất thực sự của lòng tham và nỗi sợ hãi? Luôn chỉ có lòng tham nên luôn sợ mất cơ hội trong khi k hiểu rằng bất cứ ttck nào dù uptrend cũng cần những quãng nghỉ

    Hãy nhớ khi bạn nhìn rõ mới thứ như 1 bàn cờ với những nước đi phù hợp thì bạn sẽ hiểu nên làm gì tiếp theo!

    Việc đơn giản nhất để chiến thắng đôi khi chỉ là cầm tiền và chờ đợi giá chiết khấu hợp lý cũng chẳng hề dễ và rất ít người làm được! Chỉ cần cp rơi 5-10% là lao vào mua trong khi vẫn biết rằng cp đã tăng 300-400% trước đó! Nếu hiểu nguyên lý về quả bóng rơi từ trên bàn xuống đất và hiểu về tích lũy nền thì bạn sẽ luôn tính rất kỹ trước khi xuống tiền!

    Mọi hành động vội vàng trong thị trường sốt nóng hoặc chỉnh mạnh đều có sự trả giá k hề rẻ!

    Bạn sẽ k có quá nhiều cơ hội để làm lại nếu cứ để cụt vốn!

    Bạn cần linh hoạt và biết được khi nào nên full cổ phiếu, nên cầm 50% tiền hoặc full tiền!

    Thị trường lên hay xuống đều có cơ hội nhưng đều cần những quãng nghỉ! Là con người ai chẳng cần có lúc nghỉ ngơi phải k nhỉ?

    Hãy nhớ khi bạn xuống tiền mua 1 cổ phiếu nào đó thì con đường đi của cuộc đời bạn đã bắt đầu được định hình!

    Gieo mầm - chăm sóc - hái quả và cảm nhận giá trị cuộc sống!

    Giá là thứ mà bạn phải trả
    Giá trị là thứ mà bạn nhận được

    Nếu k hiểu nguyên lý cơ bản này thì bạn mãi mãi sẽ k tìm ra được con đường dẫn đến thành công!

    Tất cả chúng ta đến với ttck thời gian đầu đều công bằng như nhau và sau 1 vài năm mới tách nhóm! Hãy học và cố gắng nỗ lực để mình lọt vào nhóm dẫn đầu! Có ý chí - mục tiêu đó thì bạn mới không ngừng hoàn thiện bản thân và tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc nền tảng giúp bạn thành công!

    Chân Thành!
    thuytran2020, leo152, _tmtm_9 người khác thích bài này.
    alisson36 đã loan bài này
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Từ vốn liếng 67 đô cho đến khối tài sản 4,6 tỷ USD hoàn toàn nhờ vào chứng khoán, "Warren Buffett của Ấn Độ" nhấn mạnh: Đừng bao giờ chọn ngắn hạn!

    [​IMG]
    Theo thống kê của Forbes tính tới tháng 7/2021, Rakesh Jhunjhunwala, hay còn được gọi là “Buffet của Ấn Độ” đã sở hữu khối tài sản 4,6 tỷ USD (tương đương 315,97 tỷ rupee Ấn Độ). Ông xếp thứ 665 trong “Danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes năm 2021” và được xếp thứ 54 trong số những người giàu nhất ở Ấn Độ.
    Rakesh Jhunjhunwala được mệnh danh là “Buffett của Ấn Độ”. Khởi đầu sự nghiệp đầu tư chứng khoán với 5.000 rupee Ấn Độ (khoảng 67 USD), qua 35 năm, giá trị tài sản ròng của ông đã lên đến 4,3 tỷ USD. Rốt cuộc “Buffett của Ấn Độ” có bí quyết đầu tư gì?

    Tốt nghiệp bằng kế toán nhưng xác định chứng khoán là sự nghiệp cả đời

    [​IMG]
    Rakesh Jhunjhunwala sinh năm 1960 tại Mumbai, cha của ông là quản lý thuế. Từ nhỏ ông đã thường xuyên nghe cha bàn về thị trường chứng khoán với bạn bè và được truyền cảm hứng.

    Một lần, Rakesh Jhunjhunwala hỏi cha tại sao thị trường chứng khoán lại biến động như vậy. Cha ông khuyên ông nên đọc báo nhiều hơn và cho rằng, đó chính là điều sẽ khiến giá cổ phiếu biến động mạnh hơn. Từ đó, Rakesh Jhunjhunwala quyết tâm theo đuổi những công việc liên quan đến thị trường chứng khoán.

    Sau khi tốt nghiệp, ông quyết định đầu tư vào chứng khoán như sự nghiệp cả đời

    Nhưng cha của Rakesh Jhunjhunwala khuyên ông nên hoàn thành xong các khóa học tại đại học trước đã. Vì thế, ông đã học tập rất đàng hoàng và tốt nghiệp năm 1985 với bằng cấp của một kế toán viên tại trường Cao đẳng Sydenham.

    Lúc này, khi chia sẻ quyết định muốn theo đuổi đầu tư cổ phiếu như một sự nghiệp cả đời của Rakesh Jhunjhunwala, cha ông đã đồng ý nhưng nói rõ ngay từ đầu là sẽ không cho Rakesh Jhunjhunwala một đồng một xu nào cả. Cha cũng nhấn mạnh, ông là không được vay mượn tiền của người thân, bạn bè để đầu tư.

    [​IMG]
    Ngay lần đầu mua cổ phiếu đã thu lãi gấp 3 lần

    Rakesh Jhunjhunwala lần đầu tiên tiếp xúc với thị trường chứng khoán vào năm 1985. Với 5.000 rupee Ấn Độ, ông đã mua 5.000 cổ phiếu của Tata Tea - một công ty thực phẩm và đồ uống tích hợp của Ấn Độ. Sau đó, cổ phiếu tăng lên gấp 3 trong vòng 3 tháng. Trong vụ đầu tư chứng khoán đầu tiên, ông đã kiếm được lợi nhuận gấp hơn 3 lần.

    Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1989, ông đã kiếm được 2 - 2,5 triệu USD và đạt được tổng giá trị tài sản ròng hiện tại là 4,3 tỷ đô la Mỹ.

    Đây là bí quyết "đánh đâu trúng đó" của Rakesh Jhunjhunwala:

    Đừng bao giờ lựa chọn con đường đầu tư ngắn hạn

    Rakesh Jhunjhunwala từng khẳng định rằng ông là một nhà đầu tư dài hạn. Ông không bao giờ chọn đầu tư ngắn hạn, vì giao dịch ngắn hạn chỉ có thể kiếm được thu nhập ngắn hạn. Nhưng đầu tư dài hạn có thể tạo ra lợi nhuận lớn, nguồn vốn dài hạn.

    Với ông, mục đích của việc đầu tư chính là tạo ra vốn để bản thân tiếp tục đầu tư.

    [​IMG]
    Trước khi mua cổ phiếu, phải phân tích kĩ càng

    [​IMG]
    Trước khi mua một cổ phiếu, Rakesh Jhunjhunwala sẽ phân tích rất nhiều yếu tố để phán đoán xem có nên mua cổ phiếu này hay không như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng, các thông tin sắp được tiết lộ... Ông tin rằng sở hữu một kỹ năng phân tích doanh nghiệp, thị trường tốt là rất quan trọng.

    Các nhà đầu tư thường xem xét các khuyến nghị về cổ phiếu trên báo chí và các phương tiện truyền thông, hay nghe ngóng "thông tin nội bộ" từ người quen. Nhưng họ hiếm khi nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu. Những nhà đầu tư như vậy thường nhận về thua lỗ, vì họ không thể đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến một cổ phiếu cụ thể.

    Đôi khi, các nhà đầu tư mua cổ phiếu theo tâm lý đám đông, chọn mua cổ phiếu mà hầu hết những người họ biết khác đang mua. Đây không phải là một cách đầu tư tốt vì mục tiêu đầu tư có thể khác nhau ở mỗi người và tùy từng thời điểm. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại chọ mua một cổ phiếu cụ thể.

    Tìm hiểu cổ phiếu trước khi nó trở nên "hot"

    Hầu hết các nhà đầu tư thiếu sự nhạy bén này bởi vì họ thường không muốn xem xét hoặc điều tra một doanh nghiệp khi chẳng ai quan tâm đến cổ phiếu của nó. Nhiều nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu của một công ty khi nó trở nên "hot", ai cũng mua. Đến khi cả những người bán hàng rong cũng nói về chuyện mua cổ phiếu, thì cơ hội của bạn không còn nhiều nữa rồi!

    Nếu bạn nhìn thấy cơ hội, hãy nắm bắt ngay hôm nay! Đừng chờ đợi quá nhiều để đến đúng thời điểm. Nếu có cơ hội kiếm tiền thì hãy nắm bắt ngay lập tức trước khi nó biến mất. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn "mù quáng" mua một chiếc bánh mì mà không xem hạn sử dụng của nó.

    Học hỏi từ những sai lầm

    Nhà đầu tư chứng khoán cần học hỏi liên tục từ những sai lầm của chính mình trên thị trường, bởi đó là những bài học bạn phải trả bằng tiền.

    Bên cạnh đó, hãy học cách xử lý các khoản thua lỗ, luôn đi ngược lại dòng nước: mua khi người khác bán và bán khi người khác mua. Đừng đầu tư theo cảm tính, bởi đó là nước cơ chắc chán thua lỗ trên thị trường chứng khoán.

    Luôn có tiền mặt dự phòng

    Lời khuyên củaRakesh Jhunjhunwala cho các nhà đầu tư là luôn có một số tiền mặt dự phòng trong tay để nắm bắt cơ hội khi nó đến. Thông thường, các nhà đầu tư đặt tất cả tiền của họ vào thị trường chứng khoán, đó là một thực tế xấu vì lịch sử cho thấy rằng lợi nhuận linh hoạt luôn có tính chu kỳ. Hãy phân tích kỹ lưỡng và cân đối danh mục đầu tư của bạn hợp lý nhất.

    Theo Business Times
    ltl98 thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Chủ sòng đã chuẩn bị cho 1 con sóng mới !
    Nhưng cũng cho luôn ngày khai tử con sóng này 10/2021
    Tuy nhiên cũng nhắc ae nó không bơm 1 phát vào luôn - phải có thời gian = tháng để thẩm thấu !
    Đa số các bác nghĩ thị trường sẽ lên ngay vì tin này - nhưng các bác sẽ ăn cái bô to

    ---
    175.000 tỷ đồng sắp được bơm ra thị trường?








    [​IMG]

    KBSV cho rằng, việc lượng tiền lớn này được bơm vào hệ thống đầu quý 3 này sẽ giúp thanh khoản ngân hàng quay trở lại trạng thái dồi dào, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.


    • Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng, dù áp lực lạm phát đã hạ nhiệt so với thời điểm cuối quý 1, NHNN sẽ thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ hiện tại với mức độ hỗ trợ vừa phải (tập trung vào việc duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp), trong khi tăng trưởng tín dụng mục tiêu sẽ ổn định tương đương mức tăng giai đoạn trước dịch (quanh 12%-14%).
    Việc lượng lớn tiền đồng (ước tính vào khoảng 175.000 tỷ đồng) sẽ chảy vào thanh khoản hệ thống vào đầu quý 3 thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn USD được tiến hành vào đầu năm sẽ giúp thanh khoản hệ thống quay trở lại trạng thái dồi dào, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt và kênh OMO sẽ tiếp tục không được sử dụng thường xuyên trong nửa cuối năm.

    Trong khi nguồn cung tín dụng sẽ không có biến động đáng kể với chính sách điều hành thận trọng xuyên suốt và mang tính hỗ trợ vừa phải của NHNN, cầu tín dụng nhiều khả năng sẽ chịu tác động tiêu cực bởi làn sóng Covid-19 hiện tại.

    Các số liệu về hoạt động sản xuất và tiêu dùng đã cho thấy sự suy yếu trong tháng 6 và không loại trừ khả năng tiếp tục sụt giảm trong quý 3 hoặc các quý về sau nếu dịch bệnh không được đẩy lui.

    Trong 3 kịch bản NHNN đưa ra cho tăng trưởng tín dụng 2021, kịch bản tiêu cực nhất dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng sẽ chỉ đạt trong khoảng 7-8%. Như vậy, trong khi nguồn cung tín dụng ổn định, thanh khoản hệ thống dồi dào, việc cầu tín dụng suy yếu cùng với rủi ro lạm phát ở mức thấp sẽ giúp mặt bằng lãi suất huy động và cho vay khó tăng mạnh.

    Dù vậy, KBSV cho rằng việc lộ trình siết tỉ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2021 sẽ đẩy mạnh mức độ cạnh tranh về tiền gửi và có thể khiến lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài sẽ nhích nhẹ 0,1-0,25%.
    Last edited: 15/07/2021
  5. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Góc nhìn

    Thực tế sau đợt sụt giảm vừa rồi nhiều ndt mới bắt đầu nhìn lại quá trình đầu tư của mình và đôi khi thấy giật mình: Sợ quá, mua dn đó chẳng có gì mà vẫn mua bán có lãi! Giờ xem lại thấy thấp hơn cả giá mình mua rồi?

    Rất nhiều trường hợp như vậy xuất hiện sau mỗi đợt sụt giảm mạnh của vni nhưng nếu bạn nào trải qua TTCk đủ lâu thì sẽ nhìn thấy mỗi năm “gu” của NĐT lại thay đổi! 2 năm trước khi xuất hiện covid, ndt mới vào cứ mua là thắng! Mọi mô hình TA đều chuẩn - chẳng cần Dn FA ngon mà cứ mua đúng mô hình là có lãi!

    Nhưng giờ đây, chắc sẽ k còn câu chuyện đó nữa! Sẽ k còn câu chuyện cp trend đẹp - TA đẹp mua là có lãi nữa mà phải thêm 1 điều kiện cần nữa đó là: lợi nhuận quý 2 tiếp tục tăng trưởng! Tức là bctc phải rất ổn thì mới tăng tiếp được

    Nhiều ndt sẽ vội vàng đi mua sách, đọc và xem lại những kiến thức cơ bản về cổ phiếu - đọc xong mới thấy mình thiếu nhiều! Rồi nghe ai đó chia sẻ thì thấy: vỡ ra nhiều điều thế nhưng phần lớn sau 1 thời gian lại quay về theo vết xe cũ, tại sao lại như vậy?

    Đơn giản bởi vì:

    - Để thay đổi một thói quen cần 2 đến 3 tháng nhưng để thay đổi tư duy nhận thức chắc cần nhiều năm! Nhiều bạn đọc - nghe giảng và thấy rằng mình hiểu rõ và thấm nhiều điều nhưng tại sao sau đó lại không áp dụng được, đơn giản chưa hiểu đủ - hiểu sâu - chưa hiểu bản chất cốt lõi của đầu tư và thêm vào đó “sốt ruột” khiến bạn khó kiên trì với phương pháp tiếp cận mới

    Nếu muốn thay đổi và trưởng thành thì cách duy nhất đó là lắng nghe và làm theo đi đã! Sau 1 năm trải nghiệm và thấm đủ lúc đó thích tự trải nghiệm cũng chưa muộn!

    Thị trường ck vốn khốc liệt, nếu bạn trải nghiệm chưa đủ thì sớm muộn bạn cũng sẽ phải trải qua! Đơn giản là mọi thứ sẽ luôn được lặp lại sau nhiều năm! Chẳng có gì thay đổi trên trên ttck sau nhiều năm, chỉ khác là thêm nhiều ndt mới chứ về cơ bản lòng tham và nỗi sợ hãi của phần lớn ndt đều có những điểm chung và tỷ lệ chiến thắng cuối cùng trên ttck cũng chỉ còn lại 5-10% mà thôi!

    Vậy làm sao bạn có thể lọt vào top 10 chiến binh xuất sắc nhất trong 100 chiến binh tham gia thi?

    Chỉ có học - trải nghiệm - rèn luyện - tuân thủ kỷ luật mà thôi! Hãy nhớ suốt đời là sự học! Tất nhiên k phải học ngày đêm mà khi tích lũy đủ thì vài tháng update thêm về xu hướng hiện tại là đủ rồi!

    Buồn cũng không giúp tài khoản bạn từ lỗ thành lãi được? Chỉ có sự kiên định - kiên trì - thậm chí sẵn sàng bán toàn bộ danh mục thua lỗ để làm ván mới theo 1 tư duy mới có lẽ sẽ tốt hơn! Đơn giản vì nếu không nhận ra mình đi sai đường thì khó có cơ hội đảo ngược thế cờ lắm!

    Phải hiểu được nền kinh tế vĩ mô để biết được dòng tiền sẽ luân chuyển ntn sắp tới trong nền kinh tế?

    Phải hiểu về kinh tế vi mô để hiểu cách các dn đang vận hành như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng lẫn nhau? Và rất nhiều điều khác chúng ta cần học

    Tại sao cứ phải mai mua hay bán mã gì? Biết vừa đủ mới đi được đến đích! Đủ danh mục rồi thì cất tủ đi chơi! Nếu có bctc mà dn bạn đang nắm giữ thì lôi ra đọc kỹ bctc xem quý này có gì thay đổi? Tiền mặt ra sao? Tỷ suất ln ntn? Kiểm soát chi phí có tốt không? Tồn kho? Giá vốn hàng bán như thế nào?…

    Rất may là những thứ bạn cần học để có thể đầu tư Ck thành công đều là những kiến thức có sẵn! Chỉ khác là bạn có chịu đọc - tìm hiểu và thực hành một cách chăm chỉ hay không!

    Đọc và hiểu 1 kiến thức hay chưa đủ! Cần ứng dụng và thực hành chuẩn đó mới là thành quả của bạn!

    Lý thuyết đầu tư thì cứ hỏi Mr Google là ra! Còn để trải nghiệm và thành công thì cứ hỏi thật nhiều người giỏi sẽ ngấm dần!

    Tự tin nhưng không chủ quan! Lên mọi tình huống kể cả kịch bản xấu nhất thị trường rơi tiếp 100-200 điểm thì nên làm gì?

    Khi chưa đủ kinh nghiệm để dự đoán thì cầm tiền và ngồi xem phản ứng của vni tại các hỗ trợ và xem về giá trị giao dịch qua từng phiên sẽ giúp bạn dần có được sự logic về chỉ số với các cp trong Vn30 sẽ biến động như thế nào! Qua đó bạn sẽ biết được những cp nào thực sự khỏe hơn chỉ số vni! Và việc tiếp theo là đưa chúng vào list theo dõi, đọc bctc và hãy chọn giá đúng nữa là xong nhiệm vụ!

    Giá là thứ bạn phải trải
    Nhưng giá trị mới là thứ bạn nhận được

    Trước khi xuống tiền mua mới 1 cổ phiếu hãy tự đặt 3 câu hỏi dưới đây:

    1. Tại sao tôi nên mua cổ phiếu đó vào lúc này?
    2. Lý do gì khiến cho cp này có thể tăng giá trong thời gian tới?
    3. Cổ phiếu tôi định mua hiện có khỏe hơn chỉ số Vni hiện tại không?

    Trước mỗi cơn bão thường có những tín hiện nhất định
    Trước mỗi cơn mưa cũng vậy

    Sau cơn mưa trời lại sáng!

    Đừng buồn nữa - lấy sách đọc và ngâm cứu đi các bạn! Về sau các bạn sẽ hiểu rằng sau khi chọn đúng cổ phiếu rồi thì việc tiếp theo bạn chỉ việc làm đó chiến đấu với thời gian! Loại bỏ sự sốt ruột và chờ đến ngày hái quả ngọt!

    Chân thành!
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Ngẫm

    Thực tế khi thị trường khó đoán định thì bạn đừng cố mở rộng danh mục hoặc cố gỡ! Giữ lại những cổ phiếu khỏe hơn Vni đợt rồi và cầm tiền chờ những cổ phiếu tốt mà chiết khấu chưa đủ! Đừng bao giờ mua chơi 1 cổ phiếu nào đó cho đỡ buồn kể cả nếu lỗ cũng k ảnh hưởng đến tài khoản của bạn! Đơn giản là đừng để dài quá nhiều! Khi bạn sai quá nhiều thì bạn sẽ mất tự tin với những cp sau đó mà bạn định mua! Với thị trường như hiện tại càng giao dịch ít càng tốt! Nếu đã cutloss thì cũng cầm tiền chờ! Đơn giản nếu chưa đủ kỹ năng - tầm nhìn - kiến thức thì bạn sẽ khó đoán được điểm cân bằng của vni! Nhưng nếu bạn hiểu 1 dn nào đó thì bạn sẽ nhìn ra điểm cân bằng của cổ phiếu đó!

    Phiên nay nhìn ra khá nhiều cp tạo đáy trước vni! Vậy hãy đưa những cp đó vào tầm ngắm nếu ln quý 2 tốt! Sớm hay muộn dòng tiền sẽ đến mà thôi! Giai đoạn này ưu tiên những dn có cổ tức tiền mặt nhé!

    Nhiều bạn hay bị vướng điểm này: Định cutloss nhưng muốn chờ cp hồi lên để bán nhưng đáng tiếc là vni lại chỉnh mạnh khiến cp tiếp tục rơi mạnh! Thế nên tại sao việc tuân thủ cutloss 8-10% nó là Vĩ khí tối thượng bảo vệ tài khoản của bạn là như vậy

    Hãy nhớ nếu bạn nhìn rõ được xu thế Vni sắp tới thì việc đi tiền của bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều! Bạn sẽ biết khi nào nên cầm tiền chờ vài tháng và khi nào nên bắt đầu giải ngân mua theo tỷ lệ 3:3:4

    Với những cp đã tạo nền đáy xong thì cứ đỏ mua!

    Bản chất của ttck cuối cùng là đấu tranh giữa bên bán và bên mua! Bên nào buông trước thì bên kia sẽ xông lên mà thôi

    Tất nhiên với nền kinh tế ảnh hưởng covid như hiện tại thì chắc tiền cũng chẳng đi đâu được ngoài việc quay lại TTCK! Phiên hôm nay tôi bắt đầu nhen nhóm lòng tham với 1 số cổ phiếu! Tức là đến lúc bạn có thể mua cổ phiếu tốt với giá hời rồi!

    Không bao giờ từ bỏ nhưng cần quyết đoán trong mọi trường hợp! Đã cutloss là k tiếc và k hỏi nhiều người! Nguyên tắc là nguyên tắc!

    Ngài mai trời lại sáng! Biết đâu sau cú chỉnh mạnh này lại tạo ra 1 xu hướng bất ngờ cho vni sắp tới! Tất nhiên là cần thời gian để làm lành vết thương đã!

    Chân thành!
  7. Boxingday

    Boxingday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2017
    Đã được thích:
    4.784
    “ Chiều nay cả nước ghi nhận thêm hàng triệu trường hợp người dân có các triệu chứng tức ngực, khó thở, huyết áp tụt, đồng tử giãn, ko sốt nhưng có dấu hiệu co giật, mê man , nói linh tinh. Qua khai thác tiền sử dịch tễ thì các trường hợp này thuộc đủ mọi lứa tuổi, ko có bệnh nền, ko về từ vùng dịch, nhưng điểm chung là tất cả đều có tài khoản chứng khoán, đều tiếp xúc với bảng điện chứng khoán trong khoảng 9h đến 15h chiều ngày hôm nay”
    P/s: Phóng viên thường trú tại Mỹ đưa tin nhưng là Mỹ Đình
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Vòng mới bắt đầu
    Mục tiêu 15xx
    co_be_thich_duano1nubuter thích bài này.
  9. no1nubuter

    no1nubuter Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2021
    Đã được thích:
    1.711
    like bác
    co_be_thich_dua thích bài này.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Đánh dấu để 1 tháng sau xem lại
    NKG: 30.55
    SMC:37.55
    HSG: 33.1
    HPG: 44.3
    PVD: 17.2
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này