1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3377 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 510051 lượt đọc và 2087 bài trả lời
  1. vmphuc

    vmphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2020
    Đã được thích:
    583
    Người ta đã nói 10% sau thuế phí rồi mà bác. 10% 1 tháng mà duy trì đc thời gian dài thì Buffet chắc cũng chào thua.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Mình tính xác xuất cho các bạn xem:
    - Với 6 vòng quay và lại 10% thì mỗi vòng bạn chỉ lãi: 1,67%
    - Như vậy nếu mỗi vòng lãi chỉ 1,67% - mà chi phí 0.3 -0.5% thì rủi ro cao
    - Thực tế bác chủ mua 6 lần chỉ được < 3 lần là thắng 5-15% - còn lại ít nhất 3 lần là bị âm vốn hoặc hòa - xác xuất thắng < 50%
    - Các bác bảo nếu lãi 10% thắng thì năm được 100% là ngon. Tôi bảo đấy là tính cua trong lỗ. Tôi dám cá với các bác 1 năm với cách đánh này và vòng quay này chỉ được tối đa 30% thắng
    Tức là năm kiếm được khoảng 30%
    Bác nào chơi theo kiểu này - thống kê lại tháng 8 kết quả từng lần thế nào cho ae học hỏi xem sao nhé !
    Last edited: 06/09/2021
    hoaphucity123, vmphuc, kido14101 người khác thích bài này.
  3. Trangon

    Trangon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2020
    Đã được thích:
    232
    Tôi đánh như vậy mua bán liên tục( hàng về là bán, có tiền là mua) Đoạn ngon nhất từ T1/2021 đến hết T6/2021. Chỉ lãi 40%. Còn giữ nguyên và đảo hàng theo từng cổ phiếu đượcl lãi 100%. Từ T7 đến nay giữ nguyên. Lúc hàng về lãi 10%, hiện tại mát lãi lỗ thêm 7%.
  4. tungdcn

    tungdcn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Đã được thích:
    458
    Chúc mừng ae smc hsg nkg. Cổ thép nay dẫn dắt thị trường. Trong quý 3 thép là 1 trong những ngành giữ tốt và tăng trưởng lợi nhuận cao.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Cộng thêm khoảng 3 tỷ $ trái phiếu không tài sản bảo đảm, lãi xuất từ 8 - 15 % nữa thì dư nợ BĐS đến hạn sẽ như thế nào trong 1-2 năm tời ???

    Ngân hàng Việt nắm 8,7 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp
    Với tỷ lệ tài sản thế chấp là bất động sản dao động từ 50-90%, nhiều ngân hàng trong hệ thống đang được đánh giá cao trước những rủi ro về nguy cơ nợ xấu bùng phát trong đại dịch COVID-19.
    Trong quá trình hoạt động ngân hàng, nợ xấu là hệ quả tất yếu phát sinh từ quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Đó là lý do tại sao, hầu hết các khoản vay ngân hàng của ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp. Trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới đời sống người dân và doanh nghiệp, nợ xấu của ngành ngân hàng lại được đặt lên bàn cân. Theo đó, những ngân hàng nào sở hữu lượng tài sản thế chấp lớn, đặc biệt là bất động sản được cho là có lợi thế hơn trong quá trình xử lý nợ xấu, thu hồi nợ.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp BCTC hệ thống ngân hàng năm 2020

    Theo tính toán của Nhadautu.vn, cho đến ngày 31/12/2020, tổng dư nợ tín dụng của 29 ngân hàng lớn nhất là 8,43 triệu tỷ đồng với tổng tài sản bảo đảm là 17,56 triệu tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 208%/tổng dư nợ. Trong đó, tài sản bảo đảm là bất động sản là 8,69 triệu tỷ đồng tương đương 50%/tổng tài sản bảo đảm.

    Đáng chú ý, nhiều ngân hàng vừa và nhỏ có tỷ lệ tài sản bảo đảm trên dư nợ rất cao như: Ngân hàng Bảo Việt có tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ là 1.837%, tức là cứ 1 đồng tín dụng cho vay ra được đảm bảo bằng 18,3 đồng tài sản bảo đảm. Hay một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ cao như: NCB (538%), VietABank (346%), MBB (346%), TPBank (298%), VPBank (298%).

    Ngược lại, đa số các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, nằm trong nhóm big 4 lại có tỷ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ thấp hơn, dao động từ 112-250% như: Agribank tỷ lệ tài sản đảm bảo/dư nợ chỉ 112%, tiếp theo là BIDV (157%), VCB (176%), Vietinbank thì cao nhất nhóm là 251%.

    Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, tài sản bảo đảm tại các ngân hàng rất đa dạng từ bất động sản, động sản, tiền gửi, vàng, đá quý, giấy tờ có giá, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, hàng tồn kho... Trong đó, bất động sản vẫn được ưa chuộng hơn cả vì có tính thanh khoản cao, ít mất giá theo thời gian. Vì vậy mà khi sử dụng làm tài sản bảo đảm thì tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản cũng cao hơn so với các loại hình thế chấp khác.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp BCTC hệ thống ngân hàng năm 2020

    Theo đó, dù tỷ lệ tài sản bảo đảm/dư nợ thấp, nhưng nhóm big 4 và nhiều ngân hàng tư nhân lại có ưu thế về tài sản bảo đảm là bất động sản. Với dư nợ lớn nhất hệ thống, nhóm ngân hàng có vốn quốc doanh nắm giữ lượng tài sản thế chấp là bất động sản vượt trội so với các ngân hàng ngoài quốc doanh. Lớn nhất là CTG với 1.718.726 tỷ đồng, xếp sau là BIDV (1.298.497 tỷ đồng), Agribank (1.189.500 tỷ đồng), VCB (957.536 tỷ đồng).

    Ngược lại, những ngân hàng có dư nợ tín dụng, tổng tài sản quy mô nhỏ thường sẽ có quy mô tổng tài sản thấp như: VietABank (20.444 tỷ đồng), Saigonbank (28.058 tỷ đồng), PGBank (31.824 tỷ đồng), Bản Việt (45.036 tỷ đồng), Kienlongbank (57.777 tỷ đồng), NCB (59.777 tỷ đồng)...



    Dù có quy mô tài sản bảo đảm là bất động sản lớn, nhưng tính về tỷ lệ bất động sản/tổng tài sản bảo đảm thì nhóm ngân hàng quốc doanh lại có phần kém cạnh so với nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp BCTC hệ thống ngân hàng năm 2020

    Thống kê cũng cho thấy những ngân hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản cao vượt trội gồm: ACB (93%), Saigonbank (91%), Agribank (89%), Sacombank (84%), Eximbank (82%), Kienlongbank (82%).

    Ngược lại một số ngân hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản thấp chỉ dao động từ 11-50% gồm: VietABank (11%), NCB (27%), MSB (30%), MBBank (33%), SHB (38%), TPBank (39%), VPBank (42%) hay SeABank (48%). Nhóm ngân hàng còn lại có tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản từ 50-74%.

    Việc sở hữu một lượng lớn tài sản thế chấp là bất động sản cũng được coi là "của đề dành" khi các ngân hàng gặp vấn đề về tín dụng, cần xử lý nợ xấu. Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ nợ xấu gia tăng, thì việc các nhà băng sở hữu khối tài sản bảo đảm lớn là bất động sản được coi là lợi thế để thu hồi nợ.

    Tuy nhiên, việc lựa chọn tài sản thế chấp là bất động sản hay giấy tờ có giá, chứng khoán doanh nghiệp và cấp tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu/tài sản bảo đảm ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật còn phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Rủi ro sẽ thường đi cùng với lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

    Một trong những điểm đáng lưu ý, không phải ngân hàng nào cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản lớn thì cũng có tài sản bảo đảm là bất động sản lớn.

    Ví du như nhóm các ngân hàng quốc doanh, chỉ có tỷ trọng cho vay bất động sản dao động từ 5-15% nhưng vẫn thuộc nhóm có tỷ trọng bất động sản trong tài sản thế chấp lớn nhất với tỷ lệ 66-89%. Trong khi đó một số ngân hàng có tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản, xây dựng rất lớn như Bảo Việt (53,6%), VPBank (33,5%), NVB (22%), SHB (21,5%), MSB (20,4%) nhưng tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản chỉ dao động từ 11-40%.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Bảo vệ thành quả và chiến lược sắp tới

    Hai tháng vừa rồi thì dòng midcap chắc cũng mang về thành quả gọi là bất ngờ với phần lớn nhà đầu tư! Tuy nhiên nếu những ndt trải nghiệm chưa đủ và vẫn bị say đòn mua cổ phiếu mà không có nền tảng FA tốt, chỉ đơn thuần đua theo dòng tiền thì sắp tới sẽ cực kỳ rủi ro! Sẽ có những cổ phiếu bạn mua láo gặp phải tình trạng không có cầu vì tăng láo và tăng quá nóng! Việc này thì chắc chắn không tránh khỏi vì thị trường bước vào giai đoạn mà rất nhiều cổ phiếu đang bị đầu cơ quá mức!

    Tôi cũng đã nhắc đi nhắc lại rằng việc mua những cổ phiếu có nội tại tốt, dự lợi nhuận quý 3 tăng trưởng tốt thì dù thị trường có biến động như thế nào, dù bạn chẳng may mua sai điểm mua thì vẫn sẽ có lãi nếu kiên trì giữ! Ngược lại, một số cổ phiếu bị đầu cơ quá mức thì nếu dòng tiền lớn rút đi thì bạn có thể bị lỗ rất nhanh, vài chục % chỉ trong vài phiên! Rất may bạn có 1 thứ vũ khí để cứu giúp bạn đó chính là cutloss nếu mua sai! Nhớ là tuyệt đối tuân thủ nhé! Nó là thứ vũ khí giúp bạn tồn tại lâu dài trên TTCK

    Như một thói quen cũ, dòng tiền sau khi đầu cơ vào cổ phiếu Midcap và nếu sắp tới quay về cổ phiếu cơ bản quý 3 tốt thì chỉ có những cp midcap quý 3 thực sự tốt mới lội ngược dòng được và tôi hy vọng các bạn hiểu được đó là những công ty nào và yên tâm nắm giữ nhé!

    Dòng tiền vẫn ở lại thị trường nhưng sẽ có sự luân chuyển! Nên khi một cổ phiếu tăng quá nóng vượt mức chịu đựng rủi ro của phần lớn nhà đầu tư thì tự nhiên sẽ bị điều chỉnh và rớt mạnh trừ những cp có câu chuyện riêng!

    Thực tế giai đoạn rồi và từ nay cũng vậy, khi tôi chọn cổ phiếu tôi đều view các DN FA thực sự tốt và đảm bảo tăng trưởng đều vài năm tới chứ tôi không lựa chọn những DN mang tính đầu cơ và không có nền tảng FA tốt!

    Trước đây tôi cũng đã từng chia sẻ một số DN có thể vào sóng nhưng FA k tốt nên về sau cũng điều chỉnh giảm rất mạnh và tự đó về sau tôi loại bỏ hoàn toàn những cổ phiếu đó khỏi danh mục!

    Kiếm được lợi nhuận đã khó nhưng để giữ được thành quả lại càng khó hơn! Với một số ndt chuyên nghiệp tôi biết thì họ giảm bớt hàng thị trường và gia tăng mua tích trữ vào những Dn mà dự ln quý 3-4 sắp tới sẽ rất tốt! Tất nhiên họ đã trải nghiệm rất nhiều, trả học phí đủ lớn để biết nên làm gì! Còn với nhà đầu tư mới thì nếu chưa đủ kỹ năng để làm việc đó thì việc đầu tiên cần làm là rà soát các cp danh mục của trình đã thực sự ổn hay chưa!

    Thường 1 cổ phiếu được tính là an toàn nếu P/E fw của nó đảm bảo mức 8-10 vào cuối năm thì bạn yên tâm là bạn đang cầm 1 cổ phiếu tốt! Còn nếu P/e hiện tại cứ 18-20 rồi chưa kể k rõ ln quý 3-4 như thế nào thì thực sự quá rủi ro!

    Tiền trong túi bạn thì bạn cần học cách giữ! Kể cả group của chúng ta hiện giờ gần 7000 thành viên thì tôi cũng nghĩ rằng chẳng thể 7000 thành viên sẽ chiến thắng được hết! Vì quy luật thị trường chứng khoán chiến thắng thuộc về số ít, tức là trải qua mọi giai đoạn thăng trầm và tổng kết lại cũng chỉ có 5-10% ndt cuối cùng chiến thắng mà thôi!

    Biết vừa đủ! Với những cổ phiếu trading thì cứ đạt mục tiêu lợi nhuận thì bán! Với những cổ phiếu cầm trung và dài hạn thì cứ quên đi coi như gửi tiết kiệm!

    Khi 1 dòng tăng quá nóng thì kể cả vni tăng thêm 50-100 điểm nữa thì dòng đó vẫn cần chỉnh và dòng tiền bị rút ra! Nhớ là đừng cố nốt phiên nay tôi chơi hàng đầu cơ rồi tôi thề không mua nữa!

    Suy cho cùng cứ phải trải nghiệm, cứ phải trả học phí thì mới trưởng thành được! Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng dù TTCK có biến động như thế nào thì những DN hàng năm tăng trưởng đều 20-30-40% thì qua thời gian chắc chắn giá sẽ tăng! Thế nên mới có những NĐT cầm và nắm giữ cổ phiếu 5-10 năm hoặc lâu hơn!

    Tôi thường sẽ không đoán Vni liên tục khi mà chưa thấy dấu hiệu rủi ro! Thường tôi nhìn vào các ngành và xem mức độ tăng nóng của từng ngành để dự đoán sự dịch chuyển của dòng tiền!

    Sẽ có những giai đoạn thị trường sideway cả tháng hoặc lâu hơn thì bạn cũng nên thấy đó là bình thường!

    Nhớ nhé, kiếm được lợi nhuận đã khó nhưng bảo toàn lợi nhuận còn khó hơn! Bạn đừng nhầm tưởng rằng bán hết cổ phiếu cầm tiền là bảo toàn lợi nhuận! Vì nếu cầm tiền ngứa tay lại mua 1 cổ phiếu chẳng liên quan - chẳng tìm hiểu là lại mất tiền oan ngay! Nên với những ndt lâu năm họ luôn cầm 1 lượng cổ phiếu đầu tư nhất định để ăn cổ tức hàng năm hơn là cầm tiền!

    Đừng vi phạm những lỗi sơ đẳng về giao dịch như nhiều bài viết trước tôi đã chia sẻ nhé!

    Hãy nhớ trên TTCK luôn có cơ hội, chỉ khác là mỗi thời điểm của thị trường mức độ rủi ro sẽ khác nhau! Nếu bạn không thực sự hiểu rõ thị trường và thấy rủi ro khó quá thì chơi bé lại để trải nghiệm! Thời gian còn lại đi tìm hiểu DN và định giá xem nếu các quý tới ln dự tăng trưởng ngang quý 2 thì giá thị trường sẽ chấp nhận như thế nào?

    Bạn sẽ biết bạn còn lại gì khi tỉnh cơn say! Và tất nhiên số lượng Cty trên TTCK là hữu hạn nên việc
    tiếp theo của bạn là hãy lựa chọn và định giá đúng mà thôi! Đâu có phải cao siêu gì mà phải đi suy đoán đâu! Tất cả các tiêu chí của DN đều có thể lượng hoá - ước đoán và định giá! Việc còn lại là phân bổ tỷ trọng và điểm mua mà thôi!

    Tôi không có xu hướng ngăn Cản ai đó mua bán mà cứ để trải nghiệm thì sẽ trưởng thành nhanh nhất! Chỉ nhắc về những rủi ro có thể gặp phải nếu chủ quan và mất cảnh giác mà thôi!

    Nhớ nhé! Tham vừa đủ - sợ hãi vừa đủ! Vậy như thế nào là “vừa đủ”! Cứ trải nghiệm và trả học phí đủ nhiều thì sẽ điều chỉnh được nếu bạn thực sự muốn thay đổi! Còn nếu “lười” thì 10 năm sau bạn vẫn mơ hồ về TTCK mà thôi!

    Chân thành!
    alisson36 đã loan bài này
  7. kido1410

    kido1410 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2020
    Đã được thích:
    104
    Bác hay quá, em đang phải sửa và nghiên cứu lại vì trung bình cũng đc khoảng 35% 1 năm nhưng rất mệt óc bác ạ. Thực tế nếu được hơn thì là do có vài con hàng game cầm lên mạnh, nhưng bỏ qua vì em muốn tính trung bình hàng cơ bản.
    co_be_thich_dua thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    Kế hoạch lần 1 tháng 10/2021 đã đổ vỡ
    Cái bơm thần thánh tiếp tục hoạt động tới 06/2022 hoặc có thể kết thúc sớm hơn tùy vào việc kiểm soát covid !
    Ae không lo sợ thiếu sân chơi rồi nhé !

    Các khoản vay phát sinh trước tháng 8 được cơ cấu nợ
    Theo Thông tư 14 vừa được ban hành, các khoản vay phát sinh trước tháng 8 năm nay sẽ được cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất.

    Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01, quy định việc các tổ chức tín dụng cơ cấu hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

    Một trong những điều kiện để ngân hàng, tổ chức tín dụng cơ cấu lại là khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính trước 1/8 năm nay (theo Thông tư 01 là trước 10/6/2020).

    Lý do là dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, tình hình sản xuất, kinh doanh, cuộc sống của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực; doanh thu, thu nhập bị sụt giảm; ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng... Theo đó, các số dư nợ này thuộc các khoản nợ của khách hàng phát sinh đến cuối tháng 7 năm nay sẽ chịu ảnh hưởng từ việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch.

    Bên cạnh đó, các khoản nợ muốn được cơ cấu phải phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 và đáp ứng một vài tiêu chí cụ thể khác như mốc thời gian quá hạn trả nợ.

    Tổ chức tín dụng cũng được phép miễn giảm lãi cho khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng phát sinh trước 1/8 (loại trừ mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) có nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán từ 23/1/2020 đến 30/6/2022.


    Việc cơ cấu nợ và miễn giảm lãi được thực hiện đến ngày 30/6 năm sau.

    [​IMG]
    Nhân viên ngân hàng kiểm đếm tiền. Ảnh: Giang Huy

    Những tiêu chí trên là điều kiện cần được Ngân hàng Nhà nước đặt ra về mặt pháp lý để các ngân hàng tuân thủ. Trên thực tế, khách hàng muốn được cơ cấu nợ phụ thuộc vào đánh giá của từng ngân hàng thương mại về khả năng phục hồi và trả nợ đầy đủ sau cơ cấu.

    Như vậy, Thông tư 14 ban hành chính thức không có sự khác biệt lớn với dự thảo được lấy ý kiến trước đó.

    Mấu chốt căn bản của Thông tư 14 là cho phép cơ cấu nợ, miễn giảm lãi với các khoản nợ phát sinh sau 10/6 năm ngoái đến 1/8 năm nay, do tình hình dịch Covid-19 lần 4 có mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, nhiều đề xuất trước đó của Hiệp hội ngân hàng và doanh nghiệp không được tính đến trong Thông tư này. Đơn cử như đề xuất cho chậm trả nợ trong thời gian giãn cách hay quy định lại "thời gian cơ cấu nợ tối đa 12 tháng từ ngày cơ cấu nợ".
    co_be_thich_duakido1410 thích bài này.
  9. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Đi tìm sự bình yên

    Thực tế tuần này bản thân mình có 1 sự thay đổi cực lớn! Có thể do đến lúc tư duy tự thay đổi và được nâng cấp! Những cổ phiếu sau khi mình định giá và nắm giữ, cả ngày dường như không ngó luôn, có 1 sự yên tâm và rất chắc chắn kể cả cổ phiếu đó đỏ! Mình không thấy sốt ruột khi Vni xanh mà cp mình đỏ! Vì tích lũy chưa đủ, chưa xong mô hình thì vni xanh hay đỏ thì nó vẫn đỏ và tích lũy mà thôi!

    Cái tâm lý này được loại bỏ một cách tự nhiên! Cái cảm giác sốt ruột như thời mới đầu tư chứng khoán kiểu như sao vni xanh mà cp mình cứ đỏ? Lại sốt ruột và nhảy nhót linh tinh - rồi kết quả chẳng đâu vào đâu!

    Khi bạn có 1 mục tiêu rõ nét , có danh mục đủ rồi thì việc còn lại là quên nó đi, hãy để nó tăng dần qua thời gian! Không phải mình tự tin quá nhưng có một điều chắc chắn rằng khi bạn định giá một DN kỹ thì chắc chắn là mức giá tương lai sẽ tăng đến mục tiêu mà bạn đã định lượng tương đối!

    Qua thời gian các bạn cần loại bỏ những comment vô thưởng vô phạt, tránh tìm kiếm những lời khuyên vô ích! Thực tế mình sẽ vui hơn nếu như các bạn hỏi mình theo cách: Anh ơi, em tìm hiểu cp A và đánh giá như thế này? Anh thấy ổn không?

    Chứ giờ nhiều bạn lười tìm hiểu tới mức anh ơi cổ phiếu A anh thấy thế nào trong khi thực tế người cầm cp A chẳng hiểu gì về cp đó! Mua theo trào lưu! Thực tế muốn các bạn tự tìm hiểu trước khi hỏi thì mới nhớ lâu và nó thành kiến thức kinh nghiệm cho bản thân mình!

    Thực tế mình luôn nhìn khá rõ bản chất sự việc của từng loại cổ phiếu! Nhiều cổ phiếu mình biết là nhà đầu tư đang say đòn, truyền miệng và lôi nhau vào mua! Vẫn biết sẽ có lợi nhuận nhưng sẽ thực sự rủi ro nếu không mua dựa trên định giá mà dựa trên sự lôi kéo lẫn nhau! Rồi 1 ngày đẹp trời lại trả lại hết mà thôi! Biết vậy nhưng mình cũng chẳng khuyên! Đơn giản bài học lớn nhất mà bạn sẽ học được từ thị trường, từ những lần trả học phí đó chứ không phải từ bản thân mình! Khi bạn chưa chịu lắng nghe và thay đổi thì mình cũng sẽ không cố thuyết phục, mình sẽ để bạn trải nghiệm tiếp! Nhưng nên nhớ đừng để bay sạch vốn trước khi tìm đến mình nhé! Vì lúc đó mình có muốn cứu cũng không được vì còn gì để mà gỡ!

    Biết sai sửa - không giấu dốt - không khoe mẽ - luôn học hỏi và biết cách thay đổi khi cần - tham vừa đủ và không bao giờ tiếc kể cả bán xong cổ phiếu lên mạnh! Đơn giản bạn sẽ nhìn thấy những cơ hội khác! Nếu bạn đạt tới cảnh giới này thì thực sự bạn trở Thành ndt chuyên nghiệp theo đúng nghĩa!

    Nhớ nhé! Luôn cố gắng - đam mê và đừng bảo thủ! Đơn giản nhiều khi tưởng mình biết mà thực tế chẳng biết gì nhiều! Thế nên suốt đời là sự học!

    Luôn thận trọng thì cơ hội thành công sẽ luôn đến với bạn! Sớm hay muộn mà thôi! Không bao giờ từ bỏ nếu sai đường - sửa nhé, tôi sẽ giúp bạn nếu bạn thực sự muốn kiếm thật nhiều tiền từ TTCK nhưng phải bằng sự đam mê và đầu tư nghiêm túc!

    Chân thành!
    aaa123, mihimihi, chaiens12 người khác thích bài này.
    Ankatynambuihoai1996 đã loan bài này
  10. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.549
    Ý tưởng tốt. ĐT dài hạn ko còn nỗi lo cutloss 8% nữa.
    Colourful04co_be_thich_dua thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này