1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bạn đã đến với thị trường chứng khoán như thế nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi co_be_thich_dua, 26/06/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3725 người đang online, trong đó có 196 thành viên. 07:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 510122 lượt đọc và 2087 bài trả lời
  1. peteoheo2109

    peteoheo2109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2016
    Đã được thích:
    739
    Ôi,2 mã này thanh khoản ít,thế khó mua khó bán anh nhỉ
    co_be_thich_dua thích bài này.
  2. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Có bài này sưu tầm được viết về việc nâng hạng thị trường! Nếu đúng lộ trình 2019 Việt Nam đuợc vào MSCI thì sẽ có thêm khoảng 1 tỷ usd đổ vào ttck Việt Nam!

    Khai bút đầu năm - Bàn về MSCI - Biên tập Chim Cút Để giúp NDT có thêm cái nhìn đa chiều hơn về các vấn đề của thị trường từ việc gia tăng thanh khoản - gia tăng chỉ số - gia tăng dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam. Dưới đây sẽ là bài viết mà CHIM tổng hợp lại từ nhiều bài báo từ đầu năm 2017 toi nay về MSCI Bài viết mang cách nhìn chủ quan của cá nhân về triển vọng thị trường và hi vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức quan trọng cho nhà đầu tư có thêm lòng tin vào canh bạc lớn TT năm 2018 có thể tăng thêm 40% tương đương mức 1400d là mức kỳ vọng của CHIM trong năm con CHÓ
    Khai bút đầu năm - Bàn về MSCI - Biên tập Chim Cút

    Để giúp NDT có thêm cái nhìn đa chiều hơn về các vấn đề của thị trường từ việc gia tăng thanh khoản - gia tăng chỉ số - gia tăng dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam. Dưới đây sẽ là bài viết mà CHIM tổng hợp lại từ nhiều bài báo từ đầu năm 2017 toi nay về MSCI
    Bài viết mang cách nhìn chủ quan của cá nhân về triển vọng thị trường và hi vọng sẽ cung cấp được nhiều kiến thức quan trọng cho nhà đầu tư có thêm lòng tin vào canh bạc lớn
    TT năm 2018 có thể tăng thêm 40% tương đương mức 1400d là mức kỳ vọng của CHIM trong năm con CHÓ
    1. Xếp hạng thị trường là gì?
    Trên thế giới các thị trường tài chính được xếp hạng vào 3 nhóm chính, cao nhất là thị trường phát triển (Developed Market), tiếp đến là thị trường mới nổi (Emerging Market) và thấp nhất là thị trường cận biên (Frontier Market).
    Có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường bao gồm MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones. Các tổ chức này đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm. Mỗi tổ chức có một hệ thống tiêu chí đánh giá riêng nhưng đều tập trung vào các khía cạnh cơ bản như: mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn,...
    Nguyên tắc chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản khi các tổ chức xem xét để đưa ra quyết định nâng hạng hay hạ bậc thị trường. FTSE ghi rõ “các quốc gia không nên thay đổi xếp hạng thường xuyên, chỉ khi các tiêu chí đã được thỏa mãn và xác nhận trong một thời gian, và nhà đầu tư cần được báo trước về sự thay đổi”, trong khi MSCI cũng chỉ quyết định nâng bậc thị trường nếu “việc thay đổi xếp hạng thị trường khó có thể đảo ngược”.
    Hiện tại theo tiêu chuẩn của cả 3 tổ chức xếp hạng, Việt Nam đang được xếp vào nhóm thấp nhất Frontier Market.
    2.Hệ thống Phân loại thị trường của MSCI
    Hệ thống phân loại thị trường của MSCI hiện xếp các thị trường thành 3 loại: Developed, Emerging và Frontier markets, ngoài ra có một số thị trường chưa được phân loại nên index của các thị trường này được xếp vào loại standalone index.
    Theo MSCI Market Classification Framework, có 3 tiêu chuẩn được đưa ra xem xét để phân loại thị trường bao gồm:
    Về trình độ phát triển kinh tế, tiêu chuẩn này chỉ được dùng để xem xét đối với các thị trường Developed markets, do đó khi xét nâng hạng một thị trường từ Frontier lên Emerging thì chỉ cần xét tới 2 tiêu chuẩn còn lại.
    Về quy mô và thanh khoản của thị trường:Đây là nhóm tiêu chuẩn định lượng, theo đó để được nâng hạng từ FM lên EM, tại thời điểm đánh giá một quốc gia phải có ít nhất 3 công ty thỏa mãn các điều kiện sau:
    · Quy mô công ty (giá trị vốn hóa): 1269 triệu USD.
    · Quy mô giao dịch cổ phiếu (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng): 635 triệu USD.
    · Thanh khoản của cổ phiếu bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng (ATVR 15%)
    Tại thời điểm tháng 5/2016, MSCI chỉ công nhận 1 công ty của Việt Nam đạt tiêu chuẩn, đa số các công ty không đạt điều kiện về giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng. Ở thời điểm hiện tại theo tính toán của chúng tôi thì có 4 công ty niêm yết thỏa mãn cả 3 điều kiện này. Có thể kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty đạt đủ tiêu chuẩn nhờ xu hướng nới ... và quá trình cổ phần hóa kèm niêm yết đang diễn ra rất nhanh.
    Khả năng tiếp cận thị trường: bao gồm 18 tiêu chí phản ánh kinh nghiệm, yêu cầu và những ràng buộc của giới đầu tư quốc tế đối với thị trường, được chia làm 5 nhóm:
    · Mức độ mở đối với sở hữu nước ngoài
    · Mức độ dễ dàng luân chuyển dòng vốn vào/ra thị trường
    · Hiệu quả của hệ thống vận hành
    · Môi trường cạnh tranh
    · Tính ổn định của khung thể chế
    Đây là nhóm tiêu chuẩn định tính, được MSCI tiến hành xem xét với tất cả các thị trường ít nhất mỗi năm 1 lần nằm trong kỳ Global Market Accessibility Review. Trong quá trình xem xét, nếu xét thấy một thị trường có những thay đổi đáng kể và có triển vọng, MSCI sẽ đưa thị trường này vào Danh sách có tiềm năng phân loại lại và sẽ được đánh giá kỹ càng hơn theo chương trình Annual Market Classification Review. Tại bước này, MSCI sẽ tiến hành trao đổi, lấy ý kiến của giới đầu tư toàn cầu về thị trường được đánh giá và sẽ đưa ra kết quả đánh giá vào tháng 6 hàng năm.
    Quá trình đánh giá đặc biệt này thường kéo dài nhiều năm và qua nhiều lần đánh giá tùy thuộc từng thị trường. Theo MSCI, đánh giá các vấn đề liên quan tới khả năng tiếp cận thị trường thường được ghi nhận qua những thay đổi về quy chế, dựa trên những phản hồi thực tế từ nhà đầu tư khi các thay đổi này có hiệu lực và được thị trường hấp thụ hoàn toàn. Do đó quá trình đánh giá cần một thời gian dài từ lúc quy chế được thông qua cho tới khi có ảnh hưởng rõ rệt lên thị trường.
    Theo kết quả đánh giá tháng 6/2016, MSCI giữ nguyên điểm đánh giá đối với thị trường Việt Nam và chưa đưa Việt Nam vào Danh sách có tiềm năng phân loại lại. Tuy nhiên MSCI có ghi nhận một số cải thiện về giới hạn sở hữu nước ngoài, công bố thông tin bằng tiếng Anh và cải cách thủ tục đăng ký đối với nhà đầu tư nước ngoài.
    So sánh với Pakistan, quốc gia vừa được nâng hạng trong kỳ đánh giá này thì Việt Nam cần phải cải thiện khá nhiều điều kiện. Cụ thể MSCI đưa ra đánh giá như sau ( HÌnh dính kèm)
    3. Tại sao cần nâng hạng thị trường?
    Nâng hạng thị trường không chỉ là cách xây dựng hình ảnh cho thị trường tài chính quốc gia mà nó còn tác động trực tiếp lên khả năng thu hút dòng vốn nước ngoài. Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều thị trường Frontier market (FM) khác cũng đang nỗ lực để được nâng hạng lên Emerging market (EM) bởi những lý do sau:
    Thứ nhất, các thị trường EM có quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn FM, trong khi tiềm năng tăng trưởng lại cao hơn DM. Dòng vốn mà các EM thu hút được có có tính ổn định hơn, so với những dòng tiền nóng đầu tư vào các thị trường FM. Các quỹ đầu tư theo phương pháp thụ động, tiêu biểu như các ETFs, hiện tập trung đầu tư vào các thị trường EM cũng sẽ tự động phân bổ một phần vốn vào các thị trường mới được nâng hạng lên EM.
    Trên thực tế, mức độ đầu tư vào các thị trường EM lớn hơn rất nhiều so với các thị trường FM. Ví dụ với BlackRock, công ty cung cấp ETFs lớn nhất thế giới đang quản lý khối tài sản 103 tỷ USD cho 47 quỹ ETFs đầu tư vào các thị trường EM, trong khi đó chỉ có một ETF đầu tư vào FM với giá trị tài sản 0.581 tỷ USD. Nếu được nâng hạng lên EM, đồng nghĩa với việc các cổ phiếu đại diện được đưa vào danh mục chỉ số EM, dù tỷ trọng khiêm tốn thì lượng vốn ngoại đổ vào thị trường là rất lớn.
    Thứ hai, để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường lên EM, bên cạnh việc gia tăng quy mô, tính thanh khoản hay mức độ tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam còn có áp lực phải cải thiện các điều kiện giao dịch như hệ thống vận hành, khung thể chế, tính minh bạch về thông tin. Trong quá trình xem xét, các tổ chức xếp hạng cũng chủ động hỗ trợ các quốc gia hiểu được tình trạng hiện tại cũng như các tiêu chuẩn cần đạt được để có những thay đổi thích hợp. Quá trình này là tác nhân chính giúp các thị trường FM được hưởng lợi từ việc nâng hạng, trong khi quyết định nâng hạng chỉ đóng vai trò xác nhận các điều kiện trên.
    Với các lợi ích như trên, chúng tôi cho rằng Việt Nam nên có lộ trình rõ ràng để nâng hạng thị trường lên Emerging Market. Dưới đây, chúng tôi phân tích các tiêu chuẩn để được nâng hạng lên thị trường Emerging Market theo hệ thống phân loại của MSCI.
    4. Việt Nam có thể được xem xét nâng hạng vào năm 2019
    Chia sẻ tại diễn đàn Gateway to Viet Nam 2017, ông Valentin Laiseca, Phụ trách thị trường Đông Nam Á của tổ chức MSCI cho biết, MSCI đang quan tâm đến thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam, do thị trường này chưa được đánh giá đúng mức về nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng…
    Theo đại diện của MSCI, việc nâng hạng thị trường của MSCI dựa trên những tiêu chí được chuẩn hóa, quy trình khách quan, những bằng chứng và công bố thông tin minh bạch. Đối với thị trường Việt Nam, MSCI nhận thấy rằng, về mặt lý thuyết là đủ điều kiện, nhưng còn sơ khai, chưa đảm bảo được yếu tố an toàn và bền vững. Tuy nhiên, đại diện MSCI cho rằng, “điểm cộng cho thị trường Việt Nam chính là thể chế khá ổn định”.
    Đại diện MSCI cho rằng, về cơ bản thị trường Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản để nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Khi xem xét 14 doanh nghiệp (DN) lớn nhất trên thị trường Việt Nam, MSCI nhận thấy các DN này đáp ứng tốt yêu cầu vốn hóa, thanh khoản, nhưng chỉ có 4/14 DN lớn đảm bảo yêu cầu tỷ lệ free float (chuyển nhượng tự do) và điều này cần được cải thiện trong thời gian tới.
    Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện chỉ số về giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), quyền bình đẳng giữa các NĐT; đặc biệt là tỷ lệ free float cho NĐTNN mới. “Ví dụ trong 30% cho NĐTNN thì 25% cho NĐT chiến lược, nên “...” cho NĐT mới không còn nhiều”, ông Valentin Laiseca nói.
    Đồng thời, đối với NĐTNN thì việc tự do lưu chuyển vốn vào và vốn ra trên thị trường tiền tệ, tỷ giá còn khó khăn. Tiếp theo, vị đại diện MSCI cho rằng, việc công bố thông tin và quy định trên thị trường bằng tiếng Anh cần phải cải thiện. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng thị trường như dịch vụ thanh toán bù trừ không có kênh tiếp cận cụ thể, đa số do các ngân hàng có vốn nhà nước kiểm soát. “Đây là cách làm không theo chuẩn quốc tế”, đại diện MSCI nói.
    Về thời gian được nâng hạng, đại diện MSCI thông tin, trong trường hợp tốt nhất, Việt Nam có thể được xem xét vào thị trường mới nổi vào tháng 6/2019 và năm 2020 được nâng hang.
    5. Độ dài con sóng nâng hạng MSCI
    Thông thường 1 thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong 18 tháng trước khi MSCI đưa ra quyết định nhờ dự báo nâng hạng
    6.Bao nhiêu tiền sẽ đổ vào Việt Nam khi được nâng hạng?
    Theo thống kê của EPFR Global, hiện tại có 491 quỹ đầu tư trên toàn cầu đang sử dung MSCI Emerging Markets Index làm chỉ số tham chiếu (benchmark) với tổng tài sản là 435 tỷ USD, trong đó ETF là 22 quỹ với 44 tỷ USD và quỹ tương hỗ (mutual fund) là 469 quỹ với 391 tỷ USD.
    Giống như các ETF đầu tư vào Việt Nam như db x-trackers FTSE VIETNAM UCITS ETF hay VanEck Vectors Vietnam ETF, khi chỉ số tham chiếu của các quỹ thay đổi, các quỹ sẽ phải cơ cấu lại danh mục để sao cho giống với chỉ số đó nhất.
    Nếu được MSCI nâng hạng lên emerging market, các cổ phiếu đủ điều kiện của Việt Nam đương nhiên sẽ được bổ sung vào trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index và vì vậy các quỹ đang sử dụng chỉ số này làm tham chiếu sẽ tự động mua các cổ phiếu của Việt Nam. Tổng giá trị mua phụ thuộc vào tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số.
    MSCI Emerging Markets Index hiện bao gồm hơn 800 cổ phiếu thuộc 24 nước (tính cả Pakistan). Nước có tỷ trọng lớn nhất là Trung Quốc, 26.92%, tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan, 14.75% và 12.1%. Pakistan có tỷ trọng thấp đứng thứ 2 từ dưới lên là 0.17%.
    Tỷ trọng của từng nước trong chỉ số không hoàn toàn phụ thuộc vào tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán nước đó mà phụ thuộc nhiều hơn vào những cổ phiếu lớn, đủ điều kiện để vào chỉ số. Đây cũng chính là các cổ phiếu để MSCI xem xét đánh giá nâng hạng thị trường với 3 tiêu chí: (i) Vốn hóa ≥ 1,269 tỷ USD; (ii) Vốn hóa tự do chuyển nhượng ≥ 635 triệu USD và (iii) ATVR (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng) ≥ 15%.
    Nếu so sánh với Pakistan, tổng vốn hóa thị trường và các cổ phiếu lớn của Việt Nam có phần nhỉnh hơn. Cụ thể tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam là 101 tỷ USD, cao hơn của Pakistan là 94 tỷ USD. Cổ phiếu lớn nhất của Pakistan là Oil & Gas Development Company có vốn hóa 6,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn nhất Việt Nam là Vinamilk, 9,2 tỷ USD. Nếu so sánh với Peru, tổng vốn hóa thị trường của Việt Nam và Pakistan đều lớn hơn, tuy nhiên tỷ trọng của Peru lại lên tới 0,35%, cao gấp đôi Pakistan do Peru có một số công ty lớn với tỷ lệ tự do chuyển nhượng cao.
    Ước tính một cách thận trọng, chúng tôi giả định Việt Nam có tỷ trọng 0,2% trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Với tỷ trọng này, tổng lượng tiền mà các quỹ đang sử dụng MSCI Emerging Markets Index làm tham chiếu phải mua các cổ phiếu đủ điều kiện của Việt Nam là 871 triệu USD.
    7. Có một số điểm cần lưu ý ở đây như sau:
    + MSCI Emerging Markets Index chỉ là một trong nhiều chỉ số liên quan đến Emerging Markets của MSCI. MSCI còn có các chỉ số khác như MSCI Emerging Markets IMI, MSCI Emerging Markets Large Cap, Mid Cap, Small Cap … Tương ứng với mỗi chỉ số lại có một số quỹ sử dụng làm tham chiếu. Ví dụ chỉ số MSCI Emerging Markets SmallCap đang có 24 quỹ làm tham chiếu trong đó có 3 ETF và 21 quỹ tương hỗ với tổng tài sản là 4,8 tỷ USD. Theo thống kê của MSCI, hiện có tới 1.6 nghìn tỷ USD tài sản đang sử dụng các bộ chỉ số liên quan đến Emerging Market của MSCI. Điều này có nghĩa lượng tiền thực tế từ các quỹ sử dụng chỉ số của MSCI sẽ lớn hơn nhiều con số 871 triệu USD.
    +Ngoài MSCI còn có 2 tổ chức cung cấp chỉ số khác là FTSE Russell và S&P Dow Jones. Hiện cũng có nhiều quỹ đang sử dụng chỉ số của 2 tổ chức này. Theo thống kê của EPFR Global, có 6 quỹ đang dùng FTSE Emerging Markets Index làm tham chiếu trong đó có 3 ETF và 3 quỹ tương hỗ, tổng giá trị tài sản đang quản lý là 5.1 tỷ USD. Tương tự MSCI, FTSE Russel có nhiều chỉ số liên quan đến Emerging Market, trong đó chỉ riêng 1 chỉ số là FTSE Emerging Markets All Cap China A Inclusion Index đã có 1 quỹ của Vanguard với quy mô tới 51 tỷ USD làm tham chiếu. Điều này có nghĩa lượng tiền từ các quỹ sử dụng chỉ số của FTSE Russell và S&P Dow Jones đổ vào Việt Nam cũng rất lớn.
    +Ngoài nhân tố khách quan là quy mô tài sản của các quỹ, còn một nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lượng tiền đổ vào Việt Nam đó là vốn hóa và đặc biệt là tỷ lệ tự do chuyển nhượng trong các công ty vốn hóa lớn, yếu tố quyết định tỷ trọng của cổ phiếu trong chỉ số. Ví dụ tại Peru, Southern Copper Corp có vốn hóa 8,4 tỷ USD nhưng chỉ chiếm tỷ trọng ~0,1% trong khi Credicorp có vốn hóa 3,7 tỷ USD lại có tỷ trọng ~0,2% do tỷ lệ tự do chuyển nhượng của Credicorp là 65% trong khi Southern Copper Corp là 11%. Điều này có nghĩa Việt Nam có thể nâng được tỷ trọng, tăng dòng tiền vào Việt Nam nếu có chiến lược sớm về thoái vốn, tăng tỷ lệ tự do chuyển nhượng bên cạnh việc thúc đẩy các công ty lớn lên sàn.
    + Dòng tiền đổ vào Việt Nam khi được nâng hạng đương nhiên sẽ không chỉ đến từ những quỹ đầu tư theo chỉ số. Sẽ có nhiều quỹ, nhiều nhà đầu tư khác quan tâm đến Việt Nam khi Việt Nam được nâng hạng do khi đó độ mở, khả năng đầu tư và tính công khai minh bạch của Việt Nam đã lên một tầm cao mới. Đây mới là yếu tố hấp dẫn mang tính dài hạn của TTCK Việt Nam.
    --- Gộp bài viết, 26/02/2018, Bài cũ: 26/02/2018 ---
    Em biết PNJ tháng 1/2016 giá 4x mua bán 20k đã trần hoặc sàn mà giờ giá 170 ai cũng khen ngon không? Anh mua đầu tư 5-10 năm nên mấy năm nữa em sẽ thấy! Riêng PAN thì giờ ngày nào chẳng trên 100k, theo em thế là ít hay nhiều? Em mua được mấy trăm k đây? :)
    09xx189279, DrWinpeteoheo2109 thích bài này.
  3. peteoheo2109

    peteoheo2109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2016
    Đã được thích:
    739
    Tk em bé thui anh,nhưng thấy nó đặt lệnh mua mỏng quá
    co_be_thich_dua thích bài này.
  4. tustock

    tustock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2018
    Đã được thích:
    5.777
    Hãy học cách giữ kín thông tin về việc đang làm và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, thay vì lặp lại các sai lầm đó.
    --- Gộp bài viết, 26/02/2018, Bài cũ: 26/02/2018 ---
    Hãy im lặng mà đầu tư, không cần phải khoa trương danh mục của mình
    09xx189279 thích bài này.
  5. zkanwoodz

    zkanwoodz Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/12/2016
    Đã được thích:
    196
    hiệu xuất trung bình năm đạt đc nhiêu bác chủ :)
  6. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Mục tiêu tối thiểu 30-40% là thành công rồi bạn! Nếu cao hơn nữa thì của trời cho thôi chứ không đặt kỳ vọng quá cao!
    tustock, 09xx189279zkanwoodz thích bài này.
  7. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Hứa viết nốt bài về quản trị rủi ro rồi đi làm

    Đầu tuần khai bút khi mà thị trường tuần này đã nóng lên từ cuối tuần do DJ đóng cửa tăng 347 điểm!

    Bài viết: Làm thế nào để quản trị rủi ro đối với tài khoản chứng khoán?

    Có rất nhiều ý kiến đa chiều về đề tài này nhưng đối với tôi để có thể tồn tại trên thị trường chứng khoán này việc đầu tiên bạn cần phải học đó Là cutloss! Việc cutloss tưởng chừng như rất đơn giản đối với nhà đầu tư nhưng rất ít nhà đầu tư làm được hoặc nếu làm được thì lúc đó nó có thể khiến tài khoản của bạn bay mất 30% thậm chí cao hơn 50% rồi! Mức cutloss thông thường được lựa chọn với con số 8-10% Là chuẩn nhất và con số này được rất nhiều chuyên ra lựa chọn!

    Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu lý do vì sao ít Ndt cutloss được đúng con số dự định đề ra!

    1. Định cutloss nhưng chờ chút biết đâu nó lên
    2. Sợ cutloss đúng đáy
    3. Nghĩ mình mua nó giá rẻ rồi nên nó giảm xong kiểu gì chẳng lên lại
    4. Cutloss làm gì chứ, tranh thủ bình quân giá xuống
    5. ...

    Có muôn vàn lý do nhưng có 1 lý do lớn nhất Là chúng ta "khó chấp nhận thất bại", và nó Là điểm yếu nhất của nhà đầu tư!
    Nếu chúng ta hiểu rằng việc cutloss 8-10% giống như nhổ răng thì cutloss ở 20-30% như kiểu đau đẻ thì chắc không ai có dũng cảm để cutloss nữa vì lúc đó Ndt sợ, sợ thua lỗ và sợ không biết có thể mua mã nào để gỡ lại! Bạn cần nhớ trong Ck thì cổ phiếu chỉ có đáy và đỉnh tạm thời thôi nhé! Bạn nghĩ nó không giảm thì Hoàn toàn ngày hôm sau nó giảm tiếp vì khi Ndt mất niềm tin thì cái gì họ cũng bán vì nỗi sợ hãi lấn át tất cả! Nếu bạn biết rằng 1 cổ phiếu mua giá 20 bán giá 10 lỗ 50% nhưng để từ 10 lên 20 bạn phải tăng 100% tài khoản, tức Là cutloss càng chậm thì nguy cơ bị loại khỏi thị trường càng cao! Khổ nỗi những Ndt khi say đòn thì hay full margin và thường họ không chủ động cutloss nên khi bị ép bán callmargin bằng mọi giá thì lúc đó họ mới thấy tài khoản bị thua lỗ nhanh như thế nào! Đơn giản Là Ndt bị động với nó

    Ndt ngày nào cũng hy vọng cổ phiếu mình tăng giá mặc dù đôi khi nó chỉ Là mong muốn không có căn cứ! Nếu bạn biết rằng không có cổ phiếu nào xanh mãi hàng ngày thì có lẽ bạn đã quản trị tk của bạn tốt hơn rất nhiều! Với Ndt chuyên nghiệp họ sẽ luôn lên kịch bản nếu hôm nay cổ phiếu mình giảm thì sẽ xử lý như thế nào? Giống như trong đấm bốc chúng ta lên các tình huống phòng thủ để hạn chế bị nockout thì cơ hội chiến thắng của chúng ta cao Hơn rất nhiều khi phản công!

    Bạn quản trị rủi ro cho tài khoản càng tốt bao nhiêu thì cơ hội gia tăng tài khoản của bạn càng tốt bấy nhiêu vì bạn đã tính hết các kịch bản xấu rồi!

    Tại sao lại Là con số 8-10%! Lý do rất đơn giản! Với 1 cổ phiếu đang trong thị trường uptrend nếu bạn mua Vcb giá 64 mà tự nhiên nó giảm 2 phiên về 57-58 Là rất bất thường nếu Tt không có gì biến động mạnh và nếu bạn chỉ nghĩ đến việc giá vcb sẽ tăng thì bạn sẽ không có phản ứng gì và nếu Tt tiếp tục xấu thì nó có thể rơi về 50-52 và lúc đó bạn không chịu được nữa thì bán ra! Bán xong nó lại tăng mới khổ chứ! Vậy là cứ nghĩ mình bán đúng đáy thế Là lần tiếp theo mua cổ phiếu mới thề không bao giờ cutloss vì bán kiểu gì cũng đúng đáy! Lần sau mua Hag giá 9.2, lúc nó về 8.3 bảo đây chắc chắn Là đáy rồi không bán sau đó nó về 6.5 thì nghĩ đằng nào cũng kẹp rồi kệ buông xuôi! Đó! Một số Ndt cutloss thì đôi khi bán đúng điểm cp hồi lên nhưng tỷ lệ này rất hiếm, bản thân tôi cutloss theo nguyên tắc 8-10% này khoảng 60-70 lần và giờ đây khi Nhìn lại tôi thấy 80% số cp tôi cutloss tiếp tục giảm mạnh hoặc loanh quanh!

    Khi tôi cutloss ở mức 8-10% thì tk của tôi vẫn còn 90% để tôi có thể gỡ lại! Bạn hãy nhớ còn vốn thì còn cơ hội vì chúng ta đầu tư chứng khoán cả cuộc đời cơ mà! Chúng ta không thể đốt cháy giai đoạn bằng cách gỡ lại thật nhanh được!

    2. Ngoài việc quản trị rủi ro tài khoản bằng cách luôn tuân thủ nguyên tắc cutloss 8-10% như Là một vũ khí tối thượng để quản trị rủi ro tài khoản của bạn thì bạn cần làm những điều sau:

    - Xem lại NaV của bạn hàng tuần để biết nó đang gia tăng hay giảm đi! Hãy nhớ không phải rút tiền ra mới Là của mình mà trong tài khoản số tiền tăng đó về bản chất Là tiền thật nếu rút ra nên phải theo dõi hàng tuần

    - Không mua cổ phiếu theo kiểu cảm tính vì nghĩ rằng nó rẻ vì mọi cổ phiếu cần có quy chuẩn và đều có thể định giá tương đối được! Nếu mua theo cảm tính thì bạn sẽ chẳng biết được cutloss giá nào hay chốt lời giá nào

    - Khi mua cổ phiếu thay vì mua theo cách mua hàng hiệu bạn hãy coi mình Là người đang đi mua hàng tạp phẩm thì bạn sẽ có được quyết định kỹ càng và thận trọng hơn

    - Đừng cố gắng mở rộng danh mục với số vốn ít vì điều đó chứng tỏ bạn đang mất phương hướng và nếu cứ như vậy một ngày nào đó tk của bạn sẽ bị bào mòn hết và bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi

    - Hãy ra quyết định mua bán bằng chính những cảm nhận và nhận định rõ nét của mình dựa trên các con số và hãy sống thật với những cảm giác của mình chứ đừng vì những hô hào xong quanh mà quên đi nỗi sợ hãi bản thân để rồi vì 5 phút bốc đồng leo đua và nằm trên đỉnh hóng gió!

    - Lên kế hoạch mua bán trước ngày giao dịch và hãy tuân thủ tuyệt đối chứ đừng đến ngày giao dịch thấy nó tăng hoặc giảm lại sợ không mua và đi mua mã chẳng liên quan rồi hôm sau nó tăng lại "biết thế..."

    Bạn hãy nhớ với mỗi quyết định sai của bạn nó sẽ đẩy bạn đến trạng thái "mua con gì cũng sợ lỗ" và lúc đó bạn sẽ trở thành Ndt phó mặc cho may rủi và thường kết quả Là 90% thua lỗ và nghỉ chứng khoán, thua lỗ đến mức cứ nghĩ đến quá khứ Là không dám xuống tiền mua chứng khoán nữa!

    Đừng bao giờ cố gắng cày lại thật nhanh bằng cách tất tay vào cổ phiếu mà mình không hiểu và vì thấy nó Là giá trà đá thì sẽ ăn bằng lần vì bạn cần nhớ giá vốn của cốc trà đá có mấy chục đồng mà thôi nên thích có thể hạ giá từ 5000 xuống 2000 đồng vẫn lãi mà! Bạn cần nhớ những cái gì chúng ta phải trả Là giá cổ phiếu nhưng những gì chúng ta nhận được lại Là giá trị của cổ phiếu đó

    Hãy nghĩ về những rủi ro có thể xảy ra và mức độ có thể chịu đựng được trước khi rải ngân thì bạn mới có thể chủ động trong mọi tình huống! Nguyên tắc và quyết đoán luôn luôn cần song hành với nhau vì nó giúp bạn tồn tại trên ttck khốc liệt này!

    Ttck giờ đang uptrend thật đó nhưng vẫn có những Ndt đang thua lỗ 30% thậm chí 70% từ giá mua mà vẫn không dám bán vì sợ bán đúng đáy mặc dù cái đáy đó ngày càng thấp hơn! Tôi biết trên f189 này rất nhiều Ndt gặp hoàn cảnh như vậy và 1 số Ndt đã quyết đoán và làm được khi gặp tôi, họ cutloss tất cả và tập trung tìm một cơ hội mới với cổ phiếu tăng trưởng và giờ đây họ đang thay đổi từng ngày!

    Chúng ta chỉ có thể hy vọng dựa trên những cổ phiếu tốt thực sự chứ với những dn lãnh đạo đang buông xuôi thì chắc chắn tk của bạn sẽ tiếp tục giảm và người ta nói "cái chết từ từ Là cái chết đau đớn nhất Là như vậy", mỗi ngày xẻo 1 ít và khi nhìn lại thì tài khoản chẳng còn gì và lúc đó họ sẽ có suy nghĩ hoá ra Ck chỉ Là 1 cái sòng bạc! Nếu đầu cơ hàng ngày thì nó đúng Là 1 cái sòng nhưng nếu đầu tư và hiểu luật chơi thì dù bạn đứng thứ bao nhiêu trong cái sòng đó bạn vẫn nhận được thành quả dù ít hơn người chơi khác, đó Là sự khác biệt!

    Bạn đâu chỉ có mỗi 1 mối bận tâm Là chứng khoán đâu, bán có quá nhiều nỗi bận tâm khác nữa cơ mà và nếu cứ quay như chong chóng thì sớm muộn bạn sẽ bị mất phương hướng mà thôi!

    Ngồi xuống và hãy trả lời câu hỏi này của tôi: Bạn đang mua cổ phiếu đó vì điều gì và tại sao bạn phải mua nó?

    Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì hãy tiếp tục tìm hiểu về nó trước khi xuống tiền nhé nếu không bạn sẽ luôn bị động và phó mặc số phận cho cái mà bạn đang rất mơ hồ đó!

    Xanh đỏ tím chỉ Là cảm giác nhưng nó sẽ khiến bạn lạc trong mớ bòng bong đó nếu bản không hiểu rõ nó một cách thực sự!

    Chúc Ndt có 1 tuần giao dịch hiệu quả nhưng đừng quên Là bạn có 1 vũ khí stop loss 8-10% giống như 1 vũ khí tối thượng nhé! Nó sẽ giúp bạn duy trì cơ hội chiến thắng cho những lần tiếp theo nếu bạn phải cutloss lần này!
    Kevin1411, tamrain, 4bLTT878 người khác thích bài này.
    09xx189279 đã loan bài này
  8. tustock

    tustock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2018
    Đã được thích:
    5.777
    Mình thì mục tiêu 20% trong năm nay là ổn rồi
    co_be_thich_dua thích bài này.
  9. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Năm nay đến giờ tôi hoàn thành rồi! Giờ đi làm việc khác vì lúc nào cũng full cổ phiếu! Tìm xem dấu hiệu khi nào tt có biến động lớn để rút ra đặc điểm chung! Nhu cầu mua mới cp cũng k có vì có 1-2 cổ phiếu dự bị cho 2019 rồi! Lúc đó tôi sẽ chia sẻ :)
    09xx189279tustock thích bài này.
  10. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.926
    Theo dòng cảm xúc:

    Bài học về dòng tiền???

    Chào cả nhà! Có lẽ rất nhiều Ndt chúng ta học về TA hay số ít hơn Là học về cách phân tích bctc nhưng có bao nhiêu Ndt trong số chúng ta đã được học về dòng tiền hay tự tìm hiểu

    Vậy chúng ta hiểu dòng tiền Là gì và cách vận hành như thế nào trên ttck?

    Chúng ta sẽ thấy: Tiền có thể được sinh ra nhưng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác và câu chuyện ở đây Là làm sao chúng ta biết được dòng tiền đang đi về đâu?

    Tôi nghĩ 2 năm qua những Ndt nào theo sát thì trường cũng có thể nhìn thấy xu thế dòng tiền chạy vòng quanh, theo các ngành và được phân bổ khá đều nhưng việc nắm bắt thời điểm nào tiền vào đâu thì không hề dễ dàng! Chúng ta để ý bất cứ sóng ngành nào 1 năm cũng thường chỉ có 1 đến 2 sóng và cổ phiếu cũng vậy, chỉ khác nhau Là thời gian dài hay ngắn mà thôi!

    Khi hiểu được xu thế vận hành của dòng tiền bạn sẽ thấy có những thời kỳ hàng thoái vốn rất được ưa chuộng nhưng sau 1 thời gian lại đến hàng đầu cơ rồi hàng tăng trưởng sau đó có thời kỳ dòng tiền vào hàng chào sàn, cứ chào sàn Là phải trần mấy phiên! Những câu chuyện này cho thấy "gu" của nhà đầu tư qua các năm thay đổi khá rõ nét và như hiện tại thì những hàng tăng trưởng vẫn hút dòng tiền nhưng lại Là những cổ phiếu có giá dưới 100 nên 1 số cổ phiếu vẫn tốt như Vcs, Ptb hay mwg tạm thời sẽ bị hút dòng tiền ra và đổ vào dòng bank dẫn sóng hoặc một số mã đầu ngành Bđs hoặc sản xuất! Cái khó ở đây Là nhiều khi Ndt Nhìn ra nhưng khi vào mua thì lại đúng lúc dòng tiền rút ra khỏi cổ phiếu đó nên dù cp đó tốt nhưng vẫn giảm và nếu Ndt không hiểu và không chịu khó chờ đợi bán đi thì thường 1-2 tuần sau nó lại tăng! Thế nên để hiểu được dòng tiền thì chúng ta cần chọn những cổ phiếu đang tăng trưởng và dn tăng trưởng đều và thử nắm giữ ít nhất 1 năm để hiểu được thường thời điểm nào dòng tiền sẽ đến cổ phiếu của mình và dấu hiệu nhận biết khi dòng tiền rút ra Là như thế nào?

    Vậy như thế nào Là dòng tiền mạnh đang vào cổ phiếu và dòng tiền yếu?

    Đối với tôi các đơn giản nhất Là theo dõi 1 cổ phiếu xem sức kháng cự của nó với thị trường và Vnindex như thế nào? Giả sử Vnindex tăng mạnh 2-3 phiên mà mã cổ phiếu đó đỏ hoặc giảm nhẹ thì tập xác định thường nếu Vnindex quay đầu giảm thì mã cổ phiếu đó thường có xu hướng giảm tiếp vì dòng tiền sẽ tiếp tục rút ra!

    Mọi người để ý có những thời điểm cứ Tt xanh Là Tây bán và đỏ Tây lại mua và khi quan sát nhiều lần tôi rút ra những điều rất thú vị! Hoá ra khi Tt xanh thì Tây cứ ung dung bán và rất dễ bán, khi đó bên bán chủ động và khi Tt đỏ thì ung dung mua vào với giá mình mong muốn vì lúc này mình chủ động! Tất nhiên không phải lúc nào Tây cũng như vậy nhưng xu hướng chung là như thế!

    Phần lớn Ndt quên đi hoặc cố quên đi việc cổ phiếu của mình dòng tiền đang rút ra và cứ động viên hàng ngày rằng nó sẽ xanh hoặc tăng trần nhưng sự động viên đó sẽ không có tác dụng vì đó là mong muốn của chúng ta chứ xu thế Ndt và thị trường thì chưa có nhu cầu mua nó! Giống như khi ra chợ vào mùa đông thì nhu cầu "trà sữa" sẽ ít đi hơn mùa hè nhưng ông bán "trà sữa" cứ mong và cố tin rằng mùa đông doanh số tăng nhưng sự thực là rất khó!

    Chúng ta hãy tìm hiểu xu thế dòng tiền để tồn tại theo nó vì khi 1 cổ phiếu dù tốt đến đâu nhưng dòng tiền mới không vào thì nó sẽ vẫn bị giảm và đôi khi Ndt lầm tưởng chúng xấu đi nhưng thực ra chỉ Là ngắn hạn!

    Không có cổ phiếu nào ngày nào cũng tăng vì thế tâm lý chúng ta phải luôn đặt ra các kịch bản Là nếu ngày mai đỏ thì sẽ ntn và khi ta chủ động thì ta thấy chuyện đó Là Bình thường! Muốn lên được dốc cao hơn thì phải phi xuống lấy đà tất nhiên Là với độ dốc như thế nào vì nếu độ dốc quá cao thì tập xác định Là dn đang có vấn đề về tốc độ tăng trưởng cũng như doanh thu!

    Thích nhất 1 cổ phiếu mà bên mua lệnh nhìn luôn ít hơn nhưng cứ mua lên và những dấu hiệu như thế thường cho thấy 1 xu thế uptrend mới bắt đầu với cổ phiếu đó!

    Khi 1 dòng nào đó dẫn sóng thường cả dòng sẽ tăng nhưng nó có sự tách nhóm rõ rệt và chúng ta cần nhìn ra! Tại sao có những mã Blue chip dù tăng nóng mà giờ vẫn tăng thì nó đều có lý do Là khi Việt Nam chỉ số Msci được nâng hạng thì sẽ có 1 số cp đạt chuẩn được vào dòng mục và vốn ngoại sẽ đổ vào đó hàng tỷ usd và những Ndt lớn đang phán đoán và chọn lọc để gia tăng tỷ trọng vào đó!

    Cái gì đến nhanh quá cũng sẽ ra đi nhanh chóng nên có những thời điểm dòng tiền lưỡng lự xem chọn ngành nào thì Vnindex cứ loanh quanh và chỉ cần 1 dòng tiền lớn kích hoạt thì nó sẽ được chú ý và dòng tiền sẽ hút về nó!

    Bạn cứ thử hình dung việc mình ra chợ với vài trăm sản phẩm thì sẽ hiểu được tại sao có những sản phẩm thiết yếu dù thu nhập của mình có như thế nào cũng vẫn phải mua hoặc có những sản phẩm chỉ đến mùa đó với có nhu cầu? Nghĩ đơn giản như vậy để hiểu rằng tiền đến rồi tiền lại đi và một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại!

    Bản chất của chứng khoán chỉ là cuộc chiến đấu giữa bên mua và bên bán, lòng tham và nỗi sợ hãi và cuộc chơi này nó diễn ra quanh năm, nhìn thì lâu nhưng tính ra 1 năm được có mấy trăm phiên mà thôi nên thực tế nhanh lắm! Lấy Ví dụ bạn gửi 1 sổ tiết kiệm 3 năm bạn nghĩ là lâu nhưng vèo cái khi Nhìn lại thấy cổ của mình đã được 3 năm!

    Thời gian hay các con số chỉ Là cảm giác và nó sẽ qua đi rất nhanh! Chỉ cần tinh ý và kiên trì một chút bạn sẽ đón nhận được dòng tiền thông minh đến và nếu nó đủ lớn để mình đạt kỳ vọng lợi nhuận thì mình để đó và lại chờ năm sau dòng tiền đó quay lại nếu cổ phiếu mình Là cổ phiếu tăng trưởng!

    Ngày qua ngày các cổ phiếu được mua bán nhưng mấy ai thoát ra được cái cảm giác "mình sẽ không cutloss và niềm tin bất diệt rằng nó sẽ lên" nhưng bạn đâu biết rằng có những cổ phiếu vài năm dòng tiền cũng không chạy đến vì những cổ phiếu đó không còn kỳ vọng hoặc bạn đang mua một tài sản nợ mà bạn không biết!

    Nào thì cổ phiếu có game? Nào thì game thoái vốn rồi thì gom hàng để bán cho đối tác chiến lược? Có đó nhưng số đó Là rất ít vì mấy ai có được thông tin sát về điều này mà chỉ đoán và chờ đợi mà thôi!

    Tại sao chúng ta không làm bài toán đơn giản hơn đó Là tìm hiểu xem dòng tiền Là gì? Trong ttck thì nó vận hành như thế nào? Nó đến và đi trong bao lâu? Không dễ để nhận ra nhưng khi tích lũy đủ kiến thức thì bạn thấy nó rất rõ nét thậm chí theo bản năng bạn có thể biết tháng tới dòng tiền sẽ vào ngành nào hay dòng cổ phiếu nào?

    Hãy tạo cho mình sự thư thái khi đầu tư bằng cách loại bỏ tất cả những Thông tin bên ngoài và trước khi ngủ bạn chỉ cần nghĩ về điều này: Nếu mình Là người dẫn dắt thì mình sẽ làm gì để hút dòng tiền hoặc đến giai đoạn nào mình cần tạo những cơn sóng để thay thế lớp Ndt mới? Nếu làm được điều này bạn sẽ hiểu tiền đến từ đâu và lúc nào sẽ ra đi!

    Tất nhiên mọi lý thuyết cần sự trải nghiệm vì bảng điện mới Là nơi thể hiện rõ nhất những điều đó hoặc đôi khi xem những tấm phim X quang được gọi Là TA thì bạn cũng có thể lờ mờ nhận ra một cơn sóng thần sắp đến hoặc một cơn sóng sắp êm đềm trở lại!

    Ai cũng muốn chiến thắng trong ttck nhưng cuối cùng vẫn chỉ có 5-10% trong số những Ndt đang tham gia giành chiến thắng và bạn có đang nằm trong số những nhà đầu tư đó hay không? Tất nhiên khi vốn ngoại vào nhiều thì tỷ lệ này sẽ cao hơn nhưng sau đó nó lại trở về như tỷ lệ cũ!

    Sống - Chiến đấu và tồn tại và luôn nhớ rằng chính chúng ta Ndt mới chịu trách nhiệm về mua bán vì nơ là tiền trong tk của chúng ta nên chúng ta đừng bao giờ đổ lỗi cho ai đó rằng do mg không hiểu hay tư vấn sai hoặc do ông A hay bà B vì về bản chất tất cả các thông tin đó đều Là tham khảo!

    Ngay cả bài viết này cũng chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi! Hy vọng nếu ai đó Like thì đừng đọc lướt vì đọc lướt sẽ dễ bỏ sót giống như 1 tin đưa ra về việc mua hoặc bán của Hdqt hay cổ phiếu được quỹ mua vào ảnh hưởng rất lớn nhưng phần lớn Ndt chúng ta chỉ đọc lướt cho xong nhưng đều nghĩ rằng mình đã nắm được nhưng thực chất thì vẫn lơ tơ mơ!

    Hãy để cho việc đầu tư Ck luôn nghiêm túc vì chắc chắn lúc nào đó chúng ta vẫn sẽ ra quyết định sai nhưng quan trọng là tỷ trọng đó có ảnh hưởng đến bạn nhiều hay ít mà thôi?

    Chúc Ndt luôn luôn nâng cao kiến thức cũng như niềm đam mê để tồn tại trên ttck mà theo một khía cạnh nào đó người ta gọi Là "cuộc chiến dòng tiền" - Được thua chỉ là tương đối, quan trọng chúng ta thấy được mình đang thực sự thay đổi từng ngày!

    Xin cảm ơn!
    501dong, tamrain, coco_jambo16 người khác thích bài này.
    ltl98TT_C đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này