1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bàn luận về nguồn gốc sử tổ tiên tộc Việt (Viêm tộc) để vực dậy chứng trường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chungkhoanhanghieu, 30/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8025 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 10:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19994 lượt đọc và 380 bài trả lời
  1. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97



    Lậy hồn, thế này cũng gọi là sử. Đừng viết bậy, không liên qua giữa những cái Việt ấy với Việt Nam bây giờ đâu. Mới lại Bác Câu Tiễn sinh sống tầm năm 500tr CN thì mò lên Phong Châu làm giề
    "Vua Nam Việt họ Triệu tên Đà người Chân Định, trước làm quan thái uý. Bây giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ.....................................................................................................................
    Nam việt vương sợ hãi, làm giấy tạ tội rắng: Thần tên là Đà, một kẻ già ở man di. Ngày trước Cao Hậu gạt bỏ Nam Việt, thần trộm ngờ Trường Sa vương đã gièm pha.............Vả lại phương nam đất ẩm thấp, dân man di ở vào giữa. Ở phía đông đất Việt chỉ vẻn vẹn ngìn người, cũng xưng hiệu là Vương; ở phía tây, nước ÂU lạc là nước trần truồng, cũng xưng là Vương...." ( Trích sk Tư mã Thiên)
    Có đoạn này trong SK TMT nói đến Việt nam mình đới
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Riêng cái vụ Việt Vương Câu Tiễn để tôi hỏi lại cái đã, xem ý là so sánh cùng thời nước khác hay thế nào. Thanks. Giờ đi ngẩu thôi, mụn rùi.
  3. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    Cùng thời An Dương Vương (xấp xỉ) là Tần Thuỷ Hoàng. Bên mình xây Thành Cổ loa, Bên Tần thì tiếp tục xây mới và hoàn thiện Vạn Lý trường thành. Thế mới đau
    Chắc tại bọn nó dã man hơn mình, bắt dân đen lao động cật lực. Vua mình thương dân, xây mấy cái nhà be bé kiểu liền kề 100m2 đủ xài[:D]
  4. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
  5. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng (?).

    2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).

    3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

    4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2254 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1918 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

    5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

    6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời -c Đinh nhà Thương.

    7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

    8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

    9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ năm Canh Ngọ ( 1251 tr. TL) đến Kỷ HợI (1162 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

    10. CHI ẤT:Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, sinh năm Giáp Ngọ (1287 tr. TL), truyền 3 đời, tại ngôi tất cả 90 năm. Từ năm Canh Ngọ (1251 TCN) đến năm Kỷ Hợi (1162 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

    11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

    12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 96 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

    13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 105 năm, từ năm Quý Hợi (958 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

    14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ năm Mậu Thân (755 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

    15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu.

    16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL) lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu.

    17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu.

    18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.

    Sau đó VN có An Dương Vương còn bên khựa chiến tranh tùm lum rồi xuất hiện Tần thuỷ Hoàng.
    Kinh Dương Vương nhà mình cùng thời Tam Hoàng bên khựa chứng tỏ nó ...già đời hơn mình[:D]
    Còn cái vụ Thục An Dương Vương không phỉa truyền ngôi mà là bị cướp. Nghe bảo là do cay nhau vụ lùm xùm gả con gái Mị Nương (Sơn tinh Thuỷ tinh đó)
  6. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    Bàn luận về nguồn gốc sử tổ tiên tộc Việt (Viêm tộc) .....
    Về Viêm tộc thì có thể gọi là sử truyền, kiểu như truyền miệng.
    Chữ Viêm là từ cổ nghĩa là lửa, có Tộc sống ở phương Bắc, nhăm nhe muốn nuốt đất tộc Viêm ở phương Nam. Từ đó quy ra Viêm = Phương nam, vùng đất nóng hơn so với phương bắc (Đất rừng Phương nam = Đất rừng Viêm=)))
    Copy cái này dài cho Hiệu nhé
    Riêng về lịch sử của hai dân tộc Viêm Hoa liên hệ gần tới ta nhất lại rất nhiều khê, đại để có thể như sau. Thoạt kỳ thuỷ Viêm tộc theo dòng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang thất tỉnh tức là bảy tỉnh thuộc Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, rồi lần lần một mặt theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng Hoàng Hà lục tỉnh là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Còn phía nam thì lan tới lưu vực thứ ba gọi là Việt Giang ngũ tỉnh gồm Vân Nam, Quy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến. Cả năm tỉnh này từ đầu đều có người Viêm tộc cư ngụ. Theo Chu Cốc Thành trong quyển "Trung Quốc Thông Sử" và một số sử gia nữa thì Viêm tộc đã có mặt ở khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào, nên Viêm tộc kể là chủ đầu tiên.

    Khi Viêm tộc đã định cư rồi Hoa tộc tuy theo Thiên Sơn Nam lộ như Viêm tộc nhưng còn sống đợt săn hái vùng Tân Cương, Thanh Hải, hồi đó còn là Phúc Địa vì cát chưa lấn được những đất phì nhiêu, để biến thành sa mạc như ta thấy ngày nay, về sau họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa chiếm lại đất của Viêm tộc ở vùng này, và bị Si Vưu lãnh tụ Viêm tộc chống cự. Lãnh tụ Hoa tộc là Hiên Viên tập hợp lại các bộ lạc Hoa tộc để cùng với Viêm tộc ba lần đại chiến trong đó có trận Trác Lộc. Trong quyển "Kỳ môn độn giáp đại toàn thư" còn câu hát "ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay tưởng như chưa dứt, tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu: Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu". Từ khi Si Vưu bị tử trận thì Hoa tộc bá chiếm 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà để lập quốc. Hiên Viên nhờ vậy được công kênh lên làm tông tù trưởng và xưng hiệu là Hoàng Đế. Tại sao Viêm tộc đông hơn lại chịu lùi bước trước Hoa tộc vừa tới sau vừa ít người hơn? Có thể giải nghĩa theo những lý do sau đây:

    - Viêm tộc ở rải rác khắp 18 tỉnh nước Tàu nên dân cư rất thưa thớt không thể chống cự đoàn người du mục kết thành một đạo quân hùng mạnh.
    - Viêm tộc lúc đó còn ở trong tình trạng thị tộc hay bộ lạc chưa đạt ý thức quốc gia, nên thường xung đột nhau, bởi vậy cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
    - Vì Viêm tộc đã đạt định cư nông nghiệp sớm hơn nên văn hóa cao mà võ kém. Đó là luật chung. Con người tiến bộ nhiều ít về văn hóa là tuỳ theo cái nhìn rộng hay hẹp. Vậy cái nhìn của người làm ruộng phải kéo dài ra cả năm để biết tứ thời bát tiết đặng định thời gieo, thời gặt v.v… Ngược lại người đi săn chỉ cần rình con mồi trong vòng 1, 2 ngày, vì thế cái nhìn hẹp hơn cái nhìn của nhà nông. Nhà nông phải nhìn rộng nên bước lên bậc văn hóa cao hơn. Khi đạt văn hóa cao thì tất nhiên có lễ nghĩa và mở rộng mối giao tiếp…


    Khác với những giai đoạn săn hái hoặc du mục nay đây mai đó không có địa chỉ nhất định, nên chưa dùng đến ước lệ, lễ tục, mà chuyên dùng võ lực. Chu Cốc Thành trong quyển "Trung Quốc Thông Sử" dẫn sách "The State" của Franz Oppenheimer chứng rằng: tự cổ chí kim chiến đấu lực của những dân tộc du mục bao giờ cũng vẫn cao hơn dân tộc nông nghiệp. Hồi đó Hoa tộc còn sống đời du mục, những năm đồng khô cỏ héo họ thường lấy sự cướp bóc làm sinh hoạt; còn Viêm tộc đã định cư có của tư hữu nên tất cả những lý do trên mà Hoa tộc du mục đã thắng Viêm tộc nông nghiệp, một việc sẽ còn lập lại nhiều lần về sau trong lịch sử.

    Sau khi đã thắng Viêm tộc, Hiên Viên liền phỏng theo sinh hoạt của dân tộc này mà tổ chức Hoa tộc. Ông chia 6 tỉnh Hoàng Hà ra làm 9 khu vực: "phân cửu châu" y như Cửu Lê của Si Vưu, chọn 4 bộ lạc hùng mạnh đồng tộc với ông gọi là "tứ nhạc" để giữ gìn bạn thân. (Theo Lữu Tư Miễn trong "Trung Quốc dân tộc chí"). Và do đó nhận tất cả các phát minh của Si Vưu (tức Viêm tộc) làm của mình. Chính vì thế mà sử sách chính thông thường gọi Hoàng Đế là người đã phát minh ra thiên văn, âm nhạc, quần áo, nhà cửa, giao thông, hôn lễ, y thuật, nuôi tằm, điền thổ, hôn thú, võ bị, chính trị v.v… tóm lại các sử gia quy công phát minh tất cả cho Hoàng Đế, và chính với Hoàng Đế lịch sử Trung Hoa mở đầu là như vậy.

    Hoàng Đế truyền 7 đời tới vua Thuấn 2697-2205.
    Nhà Hạ: vua Đại Vũ truyền 17 đời tới vua Kiệt 2205-1783.
    Nhà Thương: vua Thành Thang truyền 28 đời tới vua Trụ 1783-1134.
    Nhà Chu: Văn Võ truyền 37 đời tới Đông Chu 1134-247.

    Tất cả bấy nhiêu đời có thể gọi là thuộc Hoa tộc về mặt chính trị, nhưng về văn hóa thì chính ra phần lớn thuộc Viêm tộc, nhưng chính sử đã vùi đi vì Viêm tộc một phần bị giết, hoặc bắt làm nô lệ, còn phần đông thì sống dưới quyền giám thị của Hoa tộc (trí tả hữu đại giám) ở ngay trong nội địa hoặc bị phân sáp ra khai thác các miền chung quanh và gọi là:

    Di (phía đông)
    Địch (phía bắc)
    Nhung (phía tây)
    Man (phía nam)
    Quanh đi quẩn lại vẫn bị gọi là man di moi rợ là vì thế này đây~X
    Cũng có thói quen gọi 4 đại diện của Di, Địch, Nhung, Man là "tứ hung". Sau này Viêm tộc sẽ quật lại và sự quật khởi đó sẽ kết tinh vào câu "tứ hải giai huynh đệ". Còn Viêm tộc bên ngoài 6 tỉnh Hoàng Hà thì vẫn sống thản nhiên trước sự đau lòng mất nước của họ hàng trên phía Bắc.


    Những người này lâu lâu nhờ lúc nội bộ Hoa tộc có biến thì nổi lên để vãn hồi độc lập, như cuối đời Thiếu Hạo, mãi tới Chuyên Húc mới dẹp yên được. Cuối đời Đế Cốc họ lại vùng dậy và Đế Chí mất 9 năm không thu phục nổi phải nhờ đến vua Nghiêu mới thắng trận Đan Thuỷ. Khi vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, nhiều bộ lạc Hoa tộc không phục vì Thuấn là người Nam Man, Viêm tộc lại thừa cơ nổi lên trong số đó có ông Cổn bị kể là một trong tứ hung. Có thể ông Cổn thuộc Viêm tộc (nên gọi là Hung) hay ít ra đã bị cảm hóa theo Viêm tộc, nên sách Ngô Việt Xuân Thu (chương 6) chép có lần ông Cổn gieo mình xuống sông hóa ra con gấu vàng (hùng) nhưng lại chỉ có ba chân nên chữ Hùng viết có ba chấm thay vì bốn chấm và trở nên thần của vực thẳm gọi là Vũ "Nhân vi vũ uyên chi thần" (Danses 247).

    Viết ba chấm vì ba đi với tam miêu, còn vũ là lông đi với vật tổ của tam miêu có cánh mà không bay. Thêm một lý chứng nữa là con ông Cổn tên là Vũ quên ở Cối Kê kinh đô nước Việt Chiết Giang (Danses 610). Vì thế lần này vua Thuấn phải dùng giải pháp mạnh, đầy số lớn Viêm tộc ra phía tây huyện Đôn Hoàng, cửa ải địa đầu của Trung Hoa với Tân Cương ngày nay (thoán tam miêu ư tam nguy) (Trần An Nhân trong Trung Quốc thượng cổ văn hóa sử). Phần bị phân tán ra từng bộ lạc nhỏ, phần bị đồng hóa, từ đấy trở đi Viêm tộc không còn là mối họa cho Hoa tộc nữa. Sau này Đông Di (Sơn Đông) bị nước Tề đồng hóa. Bắc Địch (Sơn Tây, Hà Bắc) bị các nước Tấn, Yên đồng hóa, chỉ còn lại trở nên hung hãn. Khi U Vương vì mê Bao Tự, bỏ vợ lớn và con trưởng nên bị Thân Hầu rước Khuyển Nhung của Tạng tộc về giết đi ở Li Sơn và đặt cháu ngoại vào ngôi con rể. Bình Vương đã bị kinh tế nông nghiệp thuần hóa nên khi thấy sắc diện hung hãn của Khuyển Nhung lúc và cướp phá thì rất kinh sợ, nên tính việc thiên đô sang Lạc Ấp. Đường từ Cảo kinh ra Lạc Ấp đầy những bộ lạc ăn cướp, Bình Vương lại không có binh quyền gì cả, phải nhờ Tây Nhung hộ tống. Để tạ ơn ông cho bộ lạc này những đất đai của tổ tiên khai phá xưa, đó là Quan Trung mà ông không dám ở nữa. Nhờ vậy Viêm tộc có một khoảng đất để dựng lên nước Tàu, sau này sẽ tóm thâu thiên hạ. Vì tính tình đã trở nên hung hãn theo đời sống du mục, nhưng chính gốc là Viêm tộc (Danses 572).

    Còn Nam Man ở Trường giang, khi vào Tứ Xuyên đã chia 2 ngành: một theo chân gia súc xuống Vân Nam, tới phía Tây Nam tỉnh này thì định cư và đi vào nông nghiệp. Vì dân ngày một đông lại thêm bị áp lực của Hoa tộc từ năm 866 thua Cao Biền, nên vào đầu thế kỷ thứ X, noi theo triền sông Salouen và Mékong xuống thực dân miền Đông bắc Miến Điện (dân Shan), Tây bắc Việt Nam (miền Sơn La, Lai Châu, Hà Giang) mở ra nước Lào, nước Xiêm. Ngày xưa Hoa tộc gọi là Tây Nam Man, ngày nay ta gọi là dân tộc Thái có thể là tên lúc còn ở núi Thái Sơn, giai đoạn mở đầu của Viêm tộc.

    Sang đầu kỷ nguyên họ phân ra 6 bộ lạc là Lang Khung, Thi Lăng, Đằng Đạm, Việt Tích, Mông Tuấn, Mông Xá, vì ở phía Nam (huyện Sở Hùng). Mông Xá lại có tên là Nam Chiếu. Những khi Trung Hoa có biến, họ thường vào quấy phá như hồi Hán mạt, Ngũ hồ, tàn Đường v.v… Vua Đường Huyền Tôn phải cắt đất để mua lòng họ. Năm Khai Nguyên thứ 26 (738) vua phong cho Bì La Cáp (Trung Hoa kêu là Mông Quý Nghĩa) làm Vân Nam Vương đóng đô ở Côn Minh, từ đấy trở đi đến năm 866, họ dọc ngang 5 tỉnh Việt Giang, nước ta cũng chịu phần cướp phá cho đến năm 866 Cao Biền mới dẹp yên. Năm 1380 quân Nguyên vào diệt Hoàng tộc bắt vua đưa về Nam kinh xử tử. Tuy vậy thỉnh thoảng vùng Tây Nam Vân Nam lại dấy động. Lần chót cách đây mấy chục năm và thành Đại Lý hoàn toàn bị thiêu rụi.

    Còn những Viêm tộc ở các tỉnh lưu vực Trường Giang mà Hoa tộc kêu chung là Đông Nam Man thì khai thác vùng hồ Động Đình, Bành Lãi trên sông Dương Tử. Hoa tộc trên vùng Hoàng Hà gọi vùng này là Kinh cứ tức là rừng rú, nhân đó có tên là Kinh man (sau sẽ thành nước Sở đời Xuân Thu). Trước đây khoảng 2897 tù trưởng các bộ lạc Viêm tộc ở đây xưng là Kinh Dương Vương vì nghề nông nên thờ Thần Nông làm tiên tổ. Và có lẽ vì đó nên chữ Việt với bộ Mễ mà họ Mễ mà nay ta quen gọi là họ Mị như Mị nương, Mị châu thì cũng có thể đọc là Mễ nương, Mễ châu. Đây là một họ rất lớn của nước Việt cũng như nước Sở sau này, nên hai nước có những liên lạc chặt chẽ, và do lẽ đó mà vua nước Sở sau này gọi là Hùng Vương và nước Văn Lang cũng có 18 đời Hùng Vương. Có lẽ Hùng Vương của Văn Lang cũng như của nước Sở đều là gợi hứng từ một gốc chung. Gốc đấy có thể là Hồng Bàng hay là hùng dũng.

    Riêng vì nước Sở thì ở đời Chu Sở (1134) lãnh tụ của Viêm tộc là Hùng Dịch vì có công giúp khai sáng nhà Chu nên được phong chức Tử Nam, lập nên nước Sở gồm 6 tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang. Những dân tộc ở ba tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây vì giao thiệp với Hoa tộc nên dần dần văn hóa in rập văn hóa của Hoa tộc. Còn ba tỉnh An Huy, Giang Tô, Chiết Giang (Giang Đông) vì bế quan tỏa cảng nên giữ nguyên vẹn ngôn ngữ, phong tục tập quán xưa.
    Đến đời Chu Hoàn Vương (717-696), Hùng Thông tự lập làm Sở Võ Vương nên sau đó ít lâu những dân Viêm tộc ở ba tỉnh Giang Tô, An Huy, Chiết Giang cũng tách ra lập nên nước Ngô, nước Việt.
    Cả ba nước này Sở, Ngô, Việt đều một gốc của tổ tiên ta xưa, nhưng không may vì ý thức quốc gia chưa đủ mạnh nên ba nước họ hàng liên miên đánh phá nhau: năm 508 quân Ngô vào kinh đô Sở là Dĩnh đô diệt hoàng tộc họ Hùng.
    Năm 473 Việt diệt Ngô.
    Năm 334 Sở diệt Việt.

    Mỗi lần một nước bị diệt là có một nhóm di cư xuống Bắc Việt, như vào lúc Ngô phá Sở diệt họ Hùng Vương thì một chi nhánh của họ này chạy xuống Bắc Việt cùng với những nhóm Viêm tộc đến đây trước lập nên nước Văn Lang truyền 18 đời đến năm 258 bị nhà Thục thôn tính. Trên đây là tóm lược một số giả thuyết đã quen (và một phần mượn trong bài Nguồn gốc dân tộc Việt Nam của ông Hoàng Xuân Nội đăng trong tạp chí "Văn Hóa Á Châu" tháng 8/1960). Theo một vài tài liệu khác thì tiền sử nước ta đại khái có thể chia ra ba giai đoạn sau:

    Thời đại Thái Sơn thuộc rẫy Thân Lĩnh. Đây là giai đoạn Tam Hoàng mà vua cuối cùng là của Việt tộc tên Thần Nông cũng có hiệu là Liệt Sơn cùng với Thái Sơn một nghĩa. Thần Nông dạy dân cày bừa, nên gọi là Địa hoàng. Trước đó có Toại Nhân phát minh ra lửa nên gọi là Thiên hoàng, rồi tới Phục Hy dạy cách chăn nuôi làm ra bát quái nên gọi là Nhân hoàng. Còn Nữ Oa hoặc là vợ Phục Hy hay như bóng dáng Nghi Mẫu của thời Nam Nữ phân quyền.

    Thòi đại Ngũ Lĩnh: Đời Viêm Đế thứ ba vì sức bành trướng của Hoa tộc Đế Minh truyền ngôi cho con là Đế Nghi rồi đem một số bộ lạc Miêu và Thái đi xuống vùng năm hồ năm núi. đấy là cuộc Nam tiến thứ nhất lập ra nước Xích Quỷ gồm ba hệ:

    - Hệ Âu Việt (Thái) ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Miến Điện.
    - Hệ Miêu Việt ở giữa thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây.
    - Hệ Lạc Việt ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Bắc Việt, Trung Việt.
    Thời đại Phong châu lập ra Văn lang… tiếp đến là Hán thuộc."
  7. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    :-bd=D>=)):((:))
  8. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    Bác làm ơn tóm tắt lại là Việt vương câu tiễn có liên hệ gì về gốc gác Việt cổ của chúng ta o?
  9. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    Có bác nào đó đã nói: Nghèo là hèn nghèo là nhục. ĐÂY MỚI LÀ NỖI NHỤC LỚN NHẤT CUẢ CHÚNG TA HIỆN NAY, TẠI SAO BẠN LẠI NÓI HÀN QUỐC LÀ NHỤC? TÔI MONG NGƯỜI VIỆT TA ĐƯỢC 1 CÁI NHỤC CUẢ NÓ ĐÂY. HÀN QUỐC ĐÃ VẬN DỤNG CỰC KÌ CÓ LÍ TRÍ THUYẾT KHỔNG VÀ BINH PHÁP TÔN TỬ VÀO PHÁT TRIỂN QUỐC GIA, HỌ LÀ 1 HÌNH MẪU CHO CÁC QUỐC GIA CÓ ĐỒNG VĂN VỀ HÁN TỰ NÊU GƯƠNG, HIỆN ĐAI NHƯNG O HOÀ TAN, XAC HỘI VẪN GIỮ ĐƯỢC CẤU TRÚC CUẢ KHỔNG, NHO.

    ĐIỀU KÌ ĐIỆU NGƯỜI ĐẶC VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN ĐỂ HÀN QUỐC CẤT CÁNH NGÀ NAY CÓ PHẦN CUẢ NGƯỜI GỐC VIỆT TA, NẾU TÔI KHÔNG LÀM TỔNG THỔNG HÀN QUÓC CÓ TÊN LÀ LÝ THỪA VÃN LÀ CON CHÁU CUẢ VUA LÝ VIÊTNẠM
  10. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    BÁC LẠI THEO CÁI CHỦ NGHĨA SOVANH TỰ SƯỚNG NỮA RỒI, HÃY XEM TAU NÓ ĐẪ TẬN DỤNG ĐƯỢC FDI ĐỂ HIỆN ĐẠI HOÁ NƯỚC HỌ NHƯ THẾ NÀO? 30 NĂMCHỈ CẦN 1/2 ĐỜI NGƯỜI TÀU ĐÃ XUẤT XẮC VƯỢT QUA MẶT NHẬT TRỞ THÀNH NỀN KINH TẾ THỨ 2 THẾ GIỚI. FDI ĐÃ ĐÓNG VAI TRÒ CỰC KÌ QUAN TRỌNG TRONG SỰ PHÁT TRIỀN THẦN KÌ CUẢ TÀU.

    CÒN TẠI SAO MÌNH LẠI XÂY CÁC KHU CÔNG NGHIỆP RỒI BỎ HOANG, MÁY MÓC NHẬP CŨ KỈ, CÁI NÀY CÁC BÁC O NÊN BÀN Ở ĐÂY NÓ ĐI QUÁ XA RỒI. TÔI HI VỌNG CHÚNG TA HÃY NHANH CHÓNG NHẬN RA CÁC ĐIẺM O ĐÚNG CUẢ MÌNH NHANH CHÓNG SỬA SAI ĐỂ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC LÀ ĐỂ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC CUẢ CHÚNG TA. MONG CÁC BÁC HÃY ÁP DỤNG CÂU NỔI NỔI TIẾNG" MÈO ĐEN MÈO TRẮNG MIỄN LÀ MÈO BẮT CHUỘC" ĐÃ NÓI RA CÁCH ĐÂY 30 NĂM. MỆNH LỆNH CUẢ DÂN TỘC LÀ HÃY HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC ĐỪNG BÀN NỮA
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này