Bàn luận về nguồn gốc sử tổ tiên tộc Việt (Viêm tộc) để vực dậy chứng trường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chungkhoanhanghieu, 30/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6492 người đang online, trong đó có 857 thành viên. 17:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19982 lượt đọc và 380 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Người Giao Chỉ ko phải là thuộc người cổ đại thì là người gì hả đậu phụ? ăn gì mà chậm hiểu thế ko bít. Gọi chị bằng cô là đúng rồi đấy.
  2. papabear

    papabear Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Đã được thích:
    0
    Ý thức quyết định vật chất :-bd

    Double slit experiment in quantum physics


    The mind


  3. Olivertwist-01

    Olivertwist-01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    2
    Nguyễn Ánh là lão vua tàn ác,gian ác,nhưng là 1 kẻ có ý chí sắt đá,bất chấp mọi thủ đoạn để đật đến thành công.Còn chuyện cõng rắn cắn gà nhà thì đúng rồi,còn nói gì nữa.Còn cái đoạn bôi đỏ đó không phải là thể hiện yêu nước mà là vì bản chất Nguyễn Ánh là thủ đoạn,nham hiểm nên lão hiểu rõ bọn Tây kia muốn gì nên mới vậy.Lúc yếu thì mượn sức nó,đến lúc được rồi thì quay lại 180 độ-cái nó nói lên con người của lão.Hihihi,gần đây hay có 1 số kẻ hô hào xét lại công lao của Nguyễn Ánh,nhưng VN mình từ trước ghét nhất là những kẻ "rước voi về giày mả tổ","cõng rắn cắn gà nhà"
  4. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148


    hiệu càng nói càng thấy cà dốt=))
  5. VN_OTC

    VN_OTC Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/10/2006
    Đã được thích:
    2.724
    Em thì nghĩ khác, mỗi một đế chế có những điểm mạnh yếu khác nhau. Mỗi một giai đoạn lịch sử con người sẽ nhìn nhận sự việc khác nhau. Nguyễn Ánh Hay Quang Trung đều có mặt mạnh và khuyết điểm.

    Nhưng bất kỳ lý do gì thế hệ sau cũng phải tôn trọng những người đi trước
  6. trexanh222

    trexanh222 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2008
    Đã được thích:
    0
    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss[:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  7. IMSTRONG

    IMSTRONG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Giao Chỉ đơn giản chỉ là một tên gọi. Xin trích cách giải thích GIAO CHỈ mà mình tìm được trên Wikipedia. Khá chi tiết và giải thích xác đáng. Theo đó, Giao Chỉ là tên gọi chỉ địa danh cổ một bộ phận lãnh thổ nước ta thời xa xưa.

    Ý nghĩa tên gọi Giao Chỉ

    Giao Chỉ còn được dùng để gọi người Việt cổ. Chữ Giao (交) nghĩa là giao nhau, qua lại, kết hợp với nhau. Riêng chữ Chỉ không được chép và lý giải thống nhất.

    Các sách Sử ký Tư Mã Thiên, Hán thư,... viết chữ Chỉ có bộ "phụ" (阯) ở bên. Còn các sách Hậu Hán thư, Từ nguyên, Từ hải,... lại viết có bộ "túc" (趾) ở bên.

    Tuy vậy, bộ Từ hải và học giả Nguyễn Văn Tố cho rằng viết chữ Chỉ nào cũng được. Theo Từ hải, chữ 趾 có 4 nghĩa:

    1. Cùng nghĩa với "cước" là chân
    2. Nghĩa là "cước chỉ", tức ngón chân
    3. Nghĩa là "tông tích", tức dấu tích
    4. Thông nghĩa với chữ chỉ có bộ thổ 址, nghĩa là cái nền, nền móng, như "cơ chỉ", "trụ chỉ"

    Do vậy chữ Chỉ được hiểu theo nhiều cách, từ đó chữ Giao Chỉ cũng được hiểu theo nhiều cách. Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận.

    Bộ Từ nguyên (quyển Tý, trang 141) bác lại ý kiến trên mà cho rằng: "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau."

    Các nhà sử học Việt Nam kể từ Nguyễn Văn Siêu, Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,... đều theo cách giải thích thứ hai này.

    Năm 1868, bác sĩ Thorel trong đoàn thám hiểm của Doudart de Lagrée đã nhận xét hiện tượng hai ngón chân cái giao nhau là "một đặc điểm của giống người An Nam". Sau này các học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này.

    Hiện tượng hai ngón chân cái trẹo ra ngoài để có tư thế giao nhau khi hai bàn chân đặt song song gần nhau được gặp không chỉ ở các dân tộc Đông Dương mà còn ở các dân tộc khác như người Mã Lai, Xiêm, Trung Hoa, Ả Rập, Melanesia và người da đen, chỉ khác nhau ở mức độ. Nhưng hiện tượng này rất hiếm gặp ở người châu Âu. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, mà có thể coi là một biến dị lại tổ (variation atavique) do xương mọc không thẳng như bình thường.
  8. Dukichxom

    Dukichxom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    279
    Ngón chân giao chỉ có tích rằng, trong quá trình đô hộ 1000 năm người hán đã lập lên cái trụ bằng đồng và nói rằng khi nào cái trụ đồng này đổ thì người Việt cũng mất, người việt ko ai bảo ai, họ nghĩ ra cách là cứ đi ngang qua cái trụ đồng đó thì lấy chân gắp một viên gạch, sỏi, đá bỏ vào cái trụ đồng đó, lâu dần cái trụ đó bị lấp dần và trong quá trình đó ngón chân của người việt chỉ vào nhau
    Còn theo ý kiến cá nhân của em thì em nghĩ rằng do thời tiết và phong tục cày ruộng, nhiệt đới gió mùa, đường thì trơn nên bàn chân như vậy để giữ thăng bằng tốt hơn, trời nóng thì cần gì phải mặc áo chỉ cần quấn cái lá là đủ giải thích vì sao dân mình ko mặc áo mà cởi trần. Các cụ cứ lấy ví dụ vì sao dân thành phố ăn nói nhỏ nhẹ, dân nông thôn thì nói to đơn giản vì thành phố nhà cửa san sát nhau nên âm vọng hơn dễ dàng nói chuyện với nhau, còn ở nông thông thì không khí loãng hơn âm vọng khó hơn nên họ phải nói to hơn thì người đối diện mới nghe thấy được thành ra lâu ngày thành một thói quen, thổ dân mấy nước nhiệt đới như châu phi, indonesia có bao giờ mặc áo đâu, sau này người ta mới nghĩ ra vải mặc vào hút mồ hôi thì họ mới mặc chứ mặc mấy bộ áo mà ko hút mồ hôi họ mặc làm gì
    Còn có bác gì nói rằng người Việt mình ko có công trình khoa học gì là chưa chính xác, trong lịch sử đã có rất nhiều người giỏi nhưng trung quốc đã bắt sang bên nước họ để làm thợ, ví dụ như công trình xây dựng Tử cấm thành bên trung quốc là do người Việt thiết kế và làm ra, chứ không phải là người trung quốc
  9. Olivertwist-01

    Olivertwist-01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    2
    Bác nhầm,tùy người,tùy nhân vật mà tôn trọng.Như Trần Ích Tắc có nên tôn trọng không?Lịch sử được viết ra để thế hệ sau nhìn vào mà đúc rút kinh nghiệm,học tập.Không thể ca ngợi 1 ông vua mà dùng mọi thủ đoạn để có được ngai vàng.Nếu vậy thì con cháu học tập theo gương xấu như vậy hết[-X[-X[-X
    P?S: thêm 1 chút,nếu Trần Ích Tắc thành công thì có lẽ sẽ như Nguyễn Ánh chăng?Lại sẽ được xét lại vai trò lịch sử:))
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Người Giao Chỉ là người Việt cổ, học sinh cấp một nó cũng biết.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này