Bàn luận về nguồn gốc sử tổ tiên tộc Việt (Viêm tộc) để vực dậy chứng trường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chungkhoanhanghieu, 30/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6492 người đang online, trong đó có 857 thành viên. 17:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19982 lượt đọc và 380 bài trả lời
  1. dqhuy2003

    dqhuy2003 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Đã được thích:
    47

    Chồng em áo rách em thương

    Vợ chồng quá sướng đang chường ra đây.b-(

    Thuở xưa Nguyễn Trãi thành danh
    Là do trí tuệ cha anh ban truyền
    Ngày nay Hiệu có hư danh
    Nhờ em biết sớt loanh quanh gu gồ

    Người cầm cây bút hiền lương
    Viết sao cho chữ không phường cóp py
    Sợ khi điện mất bất kỳ
    Em ko sớt nổi lấy chi khoe tài?

    Vui vui lên mạng kết thân
    Trước là chia sẻ sau phần nhập tin [:D]
    Bạn chi bạn rứa bạn nờ
    Ai mà kết được em phường cóp py

    Ông là ông ...éo có tìm
    Làm chi

  2. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    =))=))=))=))=))=)) học sinh cấp 1 nó cũng biết mà em hiệu vẫn còn nói được câu này=))=))
  3. papabear

    papabear Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Đã được thích:
    0
    Chuyện chân cẳng có gì mà các bàn nhiều thế nhỉ. Ngay cả bây giờ các bác nhìn xuống chân, đứng lên thế nào cũng có nhiều bác chân bè hoặc úp lại hình chữ V do cái xương arch cao hay thấp. Các loại giày, đặc biệt là giày thể thao, cũng có phân loại rõ là cho nhóm chân underpronation, neutral hay overpronation để chạy cảm thấy hợp lý nhất. Con người vẫn đang còn tiến hoá đấy. Ngay chuyện răng miệng, đầu to ra cũng khiến con người sau này phải đi kẹp răng nhiều hơn để chỉnh răng lại cho thẳng và khớp hàm vào nhau.

    Các bác hạn chế kiểu chỉ trích hội đồng thì hợp lý hơn.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Logical_fallacy
  4. IMSTRONG

    IMSTRONG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Hix... nhái Bút Tre nè :-w


    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tình cờ lạc chốn Chứng Khoan (khoán)

    Bỗng dưng thấy các bạn bàn lịch sư (sử)

    Về nhà sẽ hỏi thầy u [-X

    Vì đọc xong thấy tù mù chẳng hiêu (hiểu) :p ^:)^

    các bác ơi cho em hỏi có phải bạn Hiệu được nhắc trong bài thơ trên của dqhuy2003 có phải là bạn chứng khoán hàng hiêu không ợ?
  5. dqhuy2003

    dqhuy2003 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Đã được thích:
    47
    Bút danh là vậy, tục danh là Chứng khoán hàng hòm đó!
  6. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    Bác làm ơn tóm tắt lại là Việt vương câu tiễn có liên hệ gì về gốc gác Việt cổ của chúng ta o?
    Hồi đó làm gì có khái niệm Việt Nam. Bác Câu Tiễn là vua nước Viết thời Xuân thu. Đông chu liệt quốc ấy. Cái vùng nước Việt ấy giờ là Thượng Hải, Chiết giang và Giang tô. Tên tuổi bác Câu tiễn gắn liền với Phạm lãi Tây thi, Ngũ tử tư.... Chả liên quan gì đến mìn, Thời đó nước mình là Văn lang. Âu lạc...
  7. haiminh196

    haiminh196 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Đã được thích:
    154


    Bài báo trên trang tin và diễn đàn “Quân sự Trung Quốc” đang gây náo loạn cộng động mạng người Việt hiện nay với 490 tin nhắn bằng tiếng Anh và tiếng Việt từ chửi rủa, bình luận và dẫn link các bài viết phản đối.
    Bài viết với tựa đề “越南——收复南沙之战的祭品: Chiến tranh Việt Nam để thu hồi Nam Sa” và kết thúc với câu “杀越寇为南沙之战祭旗: Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ – Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa” rõ ràng mang tính dã man khát máu và chà đạp nặng nề lên chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trườ ng Sa của Việt nam.

    Bản dịch của Văn Triệu, VietCatholic

    Quần đảo Nam Sa vốn dĩ là chuỗi ngọc trai rực rỡ trước ngực của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều bọn trộm cắp hoặc lén trộm, hoặc chiếm, mày tranh tao đoạt, chỉ làm phân tán ánh hào quang, mất đi vẽ đẹp của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong đó oai phong và ầm ỉ nhất, chiếm đóng nhiều nhất, ngông cuồng tự đại, vong ân bội nghĩa chính là Việt Nam.
    Nghĩ rằng Việt Nam vốn là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, chiến tranh Trung- Pháp- An Nam, triều đình nhà Thanh đã cắt nó nhượng cho Pháp, thế là trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Không ngờ bọn Liêu này không những không cám ơn, mà trái lại còn lấy oán báo ân, lại còn tự cho mình là nước lớn có quân sự đứng hàng thứ ba thế giới, liên tiếp kiếm cớ gây chuyện với Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm (Xích qua tiêu) nhưng vẫn như cũ không phục, bất bình ngày một trầm trọng hơn và càng chiếm nhiều đảo san hô hơn. Do bọn nó ra tay hơi sớm, cho nên việc chiếm cứ đất đai thường có điều kiện khá tốt, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt, nên Việt Nam xây dựng phi trường, kiến tạo thiết chế thông tin di động, lại còn di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, và thiết lập phân chia khu hành chính cấp huyện, hòng vĩnh cửu hóa, thực sự hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa khu vực đã chiếm đoạt. Ngoài ra, còn có các nước khác như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney cũng nhao nhao bắt chước xây dựng cơ sở quân sự, hoặc khai thác dầu mỏ trên hải vực Nam Sa của tổ quốc chúng ta, hoàn toàn không coi Trung Quốc không ra gì cả.
    Khi các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa, là lúc đất nước chúng ta thực hành phương châm cải cách mở cửa, chiến lược hòa bình lâu dài, việc đối nội thì tập trung tinh lực xây dựng kinh tế, về đối ngoại thì cần phải duy trì phát triển hòa bình khu vực, tất cả đều là theo nguyện vọng phát triển tốt đẹp của Trung Quốc chúng ta, đúng lý, giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Đất nước chúng ta đề ra “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Nhưng, hơn 30 năm qua, họ bất chấp thiện ý tương quan giữa các quốc gia, không ngừng tăng cường từng bước xâm lấn vùng đất ven biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh thổ lãnh hải của nước ta làm sở hữu của mình. Có thể thấy rằng, lòng tốt chưa chắc đã có sự báo đáp tốt, quốc gia tôn nghiêm và lãnh thổ lãnh hải hoàn toàn dựa vào sự giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Sự phát triển của tình hình sẽ khiến cho vấn đề càng phức tạp hóa hơn, sự dời đổi của thời gian sẽ làm bất lợi cho chúng ta thêm, nếu cứ tiếp tục kéo dài thì người khác sẽ lấy sự chịu đựng của chúng ta hiểu lầm là chúng ta đồng ý. Do đó, phải dùng thủ đoạn có hiệu quả là vũ lực để thu hồi lại Nam Sa này, rất cần đặt vào trong chương trình nghị sự.
    Xét thấy vụ án các quốc gia liên quan xâm hại đến lợi ích của nước ta theo trình độ không giống nhau, hoàn cảnh nơi chốn của nó và địa vị quốc tế không như nhau, đối với hành động quân sự của chúng ta, có thể phản ứng khác nhau, do đó mà nên phân biệt đối xử, dốc toàn lực xử lý tốt những mâu thuẫn chủ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta chính là Việt Nam, chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đủ điều kiện để trở thành tế phẩm của cuộc chiến thu hồi lại Nam Sa.
    1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, nguy hại lớn nhất, lại còn có thái độ ngang ngược, ảnh hưởng rất xấu. Trước tiên thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm cứ thì có thể thu hồi lại phần lớn các đảo đã bị chiếm, và căn bản là có thể khống chế được toàn bộ. Lấy việc xua đuổi thành công quân đội Việt Nam làm ví dụ thực tế để đe dọa các nước khác, bức bách chúng phải tự mình rút lui.
    2. Trước đây, Việt Nam vẫn cứ thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền trên đảo Tây Sa và Nam Sa, những phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những chứng cớ, cho đến sau khi thực hiện thống nhất mới có thái độ khác hẳn, yêu cầu đề xuất về lãnh thổ đối với Tây Sa và Nam Sa. Nó (Việt Nam) bội tín bội nghĩa, hành vi trước sau mâu thuẫn, mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến cho quân sư nổi tiếng của chúng ta ra mặt, lý do chiếm lại những vùng đất đã mất.
    3. Việt Nam có lực lượng quân sự mạnh nhất Đông Nam Á, vả lại đang tăng cường phát triển nhanh lực lượng hải quân, không quân với ý đồ là để đối kháng với ta. Quân đội của ta có thể nhờ cuộc chiến Nam Sa mà hủy hoại mô hình hải quân không quân đã sẵn sàng của họ, thì có thể khiến cho các quốc gia khác chưa đánh đã tan, không chiến mà lui, lại có thể giải trừ nỗi buồn ẩn kín nếu như Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nuôi ong tay áo.
    4. Hai nước Trung – Việt lục đục đã lâu, đã từng xảy ra lục chiến và hải chiến, lần này lại bùng nổ xung đột quân sự đã nằm trong dự đoán của thế giới, các nước đã sớm quen và lấy làm bình thường thì phản ứng cũng tương đối nhẹ. Trái lại, nếu tấn công Philippin và các nước khác trước thì sẽ trấn áp thêm một nước giao chiến, phản ứng quốc tế chắc chắn sẽ mãnh liệt.
    5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN, nhưng chế độ xã hội và hình thái ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong thời gian đó cảm tình của họ đã xa cách nhau. Nước chúng ta thu hồi lại Nam Sa nhất định sẽ khiến cho khối ASEAN phản đối, nhưng khi tập trung đánh Việt Nam thì tác dụng phụ sẽ nhỏ hơn, bởi vì, những việc đã xảy ra như Việt Nam có ý đồ xây dựng địa khu, tính bá quyền vẫn làm cho các nước láng giềng ý thức cảnh giác, làm suy yếu lực lượng quân sự Việt Nam thì có lợi đối với các nước trong khối ASEAN.
    6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ, Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không vì nguyên nhân này mà gây ra đối kháng quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ sa lầy ở chiến trường Afganistan và Iraq, lại còn phải chuẩn bị ứng phó chiến tranh có thể xảy ra với Iran, không lúc nào nhàn rỗi để để ý đến chiến sự ở Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp các đảo giữa Nhật Bản và Hàn quốc, tranh chấp chùa chiền giữa Kampuchia và Thái Lan đều phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
    7. Vị trí chiến lược của quần đảo Nam Sa đối với Trung Quốc thì không thể không có hoặc không thể thiếu. Nằm trên động mạch dầu hỏa từ Trung Đông đến Viễn Đông, eo biển Malaca cố nhiên là con đường yết hầu quan trọng, quần đảo Nam Sa đâu có phải là vị trí chiếu lược không xung yếu, chiếm cứ Nam Sa thì có thể uy hiếp được Malaca, yểm hộ con đường dầu hỏa. Nam Sa là đất mà Trung Quốc phải có, do đó không nên tiếc một cuộc chiến.
    8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, dùng chiến tranh thực sự để kiểm nghiệm và đề cao thực lực chiến đấu của quân đội ta. Tình thế của eo biển Đài Loan phát triển khả quan bảo đảm những ngày gần đây hai bờ (Taiwan va Trung Quốc) sẽ không xảy ra chiến sự, chính nhờ thời gian trống thích hợp này mà giải quyết triệt để vấn đề Nam Sa, trong thực chiến khảo sát những khiếm khuyết và khoảng cách của Hải quân và không quân của chúng ta, cấp thời nắm chặt nâng cao bồi đắp, khiến cho hải quân và không quân nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng quân sự có mô hình mới đủ kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, sửa soạn chiến tranh chiến sự giữa eo biển Đài Loan hoặc những khiêu chiến khác có thể xuất hiện. Hải quân và không quân của Việt Nam không coi là mạnh cũng không coi là yếu, thật thích hợp cho việc huấn luyện chiến tranh thực tế cho binh sĩ của chúng ta.
    9. Việc thiết lập hợp tác hiệp đồng quân đội giữa hai bờ (TQ & ĐL), hai bờ eo biển Đài Loan còn nhiều tranh chấp, duy chỉ trong vấn đề Nam Sa là nhất trí lập trường, mặc dù khả năng ép quân đội Đài Loan cùng tham chiến là không lớn, nhưng trước và sau chiến tranh thì tiến hành một vài hoạt động như cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên cứu cấp, phi cơ chiến hạm do chiến sư cần phải dừng lại hạ cánh khẩn cấp.v.v…không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ thúc đẩy hoạt động tổ quốc thống nhất, quân đội thống nhất trong tương lai có tác dụng.
    10. Việt Nam lòng tham vô đáy, thấy lợi quên ơn, thái độ lại cực kỳ ngang ngược vô lễ, hoàn toàn không thông qua đàm phán mà từ bỏ khả năng tranh chiếm lại các hòn đảo, không đánh thì không đủ thu hồi lại biên cương đất biển của tổ quốc. Dù chiến tranh Nam Sa không thể tránh khỏi, chậm đánh chi bằng đánh sớm, bị động ứng phó chi bằng chủ động xuất kích.
    Còn rất nhiều lý do, không tiện đưa ra từng mục cụ thể.
    Tuy quân đội chúng ta trừng trị Việt Nam là chuyện không cần phải nói, nhưng thu hồi Nam Sa thì không phải là chuyện nhỏ, hải quân không quân Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa, tuyệt nhiên là loại không dễ dàng, cho nên quyết không thể khinh địch và hành động mù quáng, cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, mà đánh thì phải thắng nhanh. Thu hồi Nam Sa không phải coi có thành công hay không, mà phải nhìn coi có thắng được triệt để hay không, cái giá phải trả có cần thiết hay không, bị tổn thất có nhỏ nhất hay không, kết quả chung kết có đẹp nhất hay không. Do đó, cần phải phát huy bốn việc là: chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao.
    Về phương diện quân sự, ta có thể mượn việc Việt Nam xâm chiếm hải đảo, bắt giữ ngư thuyền ngư dân của chúng ta để làm ngòi nổ, đưa ra những phản ứng mãnh liệt, tuyên bố lãnh thổ lãnh hải của chúng ta không dễ dàng xâm phạm, ra lệnh cưỡng bức phía Việt Nam phải rời khỏi các đảo đã xâm chiếm có thời hạn, nhanh chóng hoàn thành việc bố trí quân sự tại Nam Sa, nếu quân đội Việt Nam phớt lờ thì ép buộc đuổi chúng đi, người nào dám phản kháng thì giết chết, phàm chiếm hạm Việt Nam hoặc máy bay Việt Nam đến tăng viện thì bắn chìm bắn rơi tất cả. Quân đội Việt Nam đã được trang bị máy bay chiến đấu, chiến hạm và đạn đạo tiên tiến do Nga sản xuất với một số lượng nhất định. Quân đội chúng ta phải dùng toàn diện tiềm lực của hải quân và không quân để phong tỏa căn cứ hải quân và không quân của chúng nó; bộ đội pháo nên chuẩn bị làm tốt che đậy tất cả những điểm chiến lược quan trọng, không quân và hàng không mẫu hạm phải làm tốt dự án chi viện phi cơ thám báo, phi cơ tiếp dầu để tấn công chớp nhoáng từ xa các căn cứ địa phía nam của nó; bộ đội mặt đất phải thường xuyên ứng đối sự quấy nhiễu đánh lén ở khu vực biên giới của quân đội Việt Nam, khi cần thiết thì thực thi phản kích hủy diệt các căn cứ hải quân và không quân ở miền bắc của chúng. Tóm lại, phải do hải lục không quân bí mật đạo diễn thêu dệt thành chiến trường lập thể, lấy việc tấn công Việt Nam làm cuộc diễn tập giải phóng Đài Loan, tình hình ngày một lan rộng thì phải triệt để hủy diệt lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam.
    Về phương diện chính trị, phải triệt để vạch trần sự thực về việc Việt Nam và các nước khác cưỡng chiếm lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc chúng ta, nhắc lại phương châm nước ta là kiên trì giữ hòa bình, nhưng hòa bình không có nghĩa là chịu đựng các quốc gia xâm hại lợi ích của tổ quốc chúng ta. Dù chúng ta không muốn nhìn thấy xảy ra sự xung đột quân sự, Trung Quốc vẫn hy vọng các bên có liên quan ngồi lại với nhau tiến hành đàm phán hòa bình và sớm kết thúc tranh chấp. Giả như Việt Nam và các nước dưới áp lực quân sự to lớn của chúng ta mà chịu khuất phục, thì nước ta sẽ thực hiện rút binh và không đánh. Cần phải mở rộng quyền phát ngôn trên trường quốc tế của nước ta.
    Về phương diện ngoại giao, một khi chiến tranh xảy ra thì khắp nơi trên thế giới tất nhiên lên tiếng phê phán kháng nghị, chúng ta cần phải làm hết sức để cho Mỹ, Nga và liên minh châu Âu hiểu được, tranh thủ khiến cho họ không quan tâm. Quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nhắm đến các nước trong khối ASEAN, cố gắng dập tắt sự phẫn nộ và sợ hãi của họ, khiến họ tin tưởng Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á (ASEAN), quyết không làm tổn hại ích lợi thiết thân của khối ASEAN, ngoại trừ Việt Nam, đem mức độ phản ứng của họ xuống mức thấp nhất.
    Về phương diện kinh tế, vì sự sống còn của hòa bình mà Israel có thể “lấy đất đổi hòa bình”; vì để phát triển hòa bình, chúng ta cũng có thể “dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì nên thực hiện phương châm: “chủ quyền thuộc tôi, cộng đồng phát triển, hòa bình hiệp thương, đều được lợi ích”, quần đảo Nam Sa là vùng giáp ranh gần các nước ASEAN vẻ ra một số khu vực cùng phát triển, lấy nước ta làm chủ, tương ứng với các nước Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney tổ chức thành xí nghiệp cùng nhau giúp đỡ khai thác, để đối phương có đủ quyền lợi chia sẻ lợi nhuận. Mục đích mà một vài quốc gia cưỡng chiếm các đảo chính là để được lợi nhuận từ mỏ dầu, để họ được tiền như họ muốn thì càng dễ dàng đồng ý nước ta có đủ chủ quyền. Nếu Việt Nam muốn tiếp nhận loại mô thức này, thì có thể cũng chia cho nó một bát canh.
    Ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh luận về Nam Sa, thì kết quả cuối cùng tất nhiên là quần đảo Nam Sa bị người chia nhau. Rất nhiều đảo bị cưỡng chiếm là vì lúc ban đầu lực lượng quân sự của chúng ta không đủ mạnh, năng lực có đủ thì không nên lại một lần nữa do dự không quyết. Dùng võ lực thì khẳng định sẽ dấy lên làn sóng phản đối, hồi ấy nước Anh dùng võ lực chiếm đoạt đảo Malvinas cũng đã bị lên án một phen, nhưng Malvinas ở trong tay, người khác lại có thể làm gì được nước Anh ? Việt Nam muốn làm đầu đảo thì đánh cho nó giở tay không kịp, giết Việt Nam để tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
  8. haiminh196

    haiminh196 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Đã được thích:
    154
    Rộng đường dư luận: Trung Quốc nói gì, nghĩ gì về Việt Nam???

    Posted: Tháng Năm 9, 2010 by danluanvi in Nhận định Trung quốc
    Thẻ:
    anh em, giáo sư, trung quốc, việt nam, vũ cao đàm, đồng chí
    0
    Theo boxitvn
    Lời người dịch: Chúng tôi không muốn bình luận nhiều hơn nữa. Xin đăng toàn văn ngay sau đây để các cư dân mạng “thưởng lãm”; nhân thể cũng để các nhà lãnh đạo Việt Nam chiêm nghiệm về tư cách của người hàng xóm luôn mồm xoen xoét “16 chữ vàng”; và để những Lê Chiêu Thống thời nay biết rõ tâm địa của chính cái bọn miệng nói hữu nghị hài hòa, nhưng trong lòng thì coi khinh họ như cỏ rác. Phải chăng họ đang ôm nhầm chân một triều đại đê tiện bẩn thỉu và khốn nạn nhất trong lịch sử các triều đại Trung Hoa? Phải chăng không thể tìm thấy ở đâu trong thư tịch cổ bất cứ một bản văn nào xấu xa hơn những thứ mà báo chí chính thống của Đảng CS Trung Quốc đã và đang công khai tung ra để bôi nhọ Việt Nam?
    GS Vũ Cao Đàm
    Việt nam là một quốc gia lòng lang dạ sói
    Đại dương vô cùng rộng lớn, nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, trong khi đó nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, môi trường sống của con người ngày nay càng ngày càng xuống cấp, kinh tế biển ngày càng phát triển, đòi hỏi một nguồn tài nguyên lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của con người. Đại dương không còn là bí ẩn của con người, những cuộc chinh phục của con người khiến cho đại dương không còn bình yên nữa.
    Diện tích biển của Trung Quốc vào khoảng 3 triệu km2, chiếm 1/3 diện tich đất liền, nhưng không phải là một nước lớn mạnh về tài nguyên biển. Trung Quốc là nước có 1, 3 tỷ dân, đồng thời có truyền thống văn hóa lịch sử rực rỡ lâu đời. Trong quá trình bị các nước nhỏ láng giềng xâm lược, tài nguyên biển bị cướp đoạt, tổ tiên chúng tôi đã truyền lại rằng: “nguyên biển là tài sản quý báu”. Nói về quần đảo Nam Sa của Trung Quốc (chính là Trường Sa của Việt Nam), số các hòn đảo mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt là nhiều nhất, gồm 29 hòn đảo. Đồng thời Việt Nam đã khai thác số lượng lớn dầu khí, thu được lợi nhuận to lớn, còn Trung Quốc thì không thu được gì.
    Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc, nhưng đã không mong muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, tôi thấy đây là mối quan hệ giữa “người nông dân và con rắn độc”. Việt Nam luôn sắm vai “thất tín bội nghĩa”, trong những thời điểm quan trọng lại “chơi” lại sự khoan dung và lương thiện của Trung Quốc. Trong tình hình quốc tế hiện nay, vì sự phát triển hài hòa của Trung Quốc, việc dùng lực chống lại Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa. Vì sao phải đánh Việt Nam bằng vũ lực? Tôi xin chỉ ra 2 khía cạnh lớn sau đây:
    I. Việt nam là một quốc gia lòng lang dạ sói
    Ngay từ những năm 60 Trung Quốc đã bắt đầu ủng hộ Việt Nam cả về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn. Trong những năm đó, bản thân Trung Quốc cũng rất khó khăn, mặc dù là ủng hộ Việt Nam, nhưng mặt khác cũng là bảo đảm an ninh quốc gia. Với sự ủng hộ vô tư của Trung Quốc, Việt Nam đã đánh bại gần 560 nghìn quân Mỹ tại Việt Nam, buộc Mỹ tháng 11/1968 tuyên bố chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, Trung Quốc lại vô tư ủng hộ Việt Nam cả về nguồn lực và nhân lực trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt cơ sở vững chắc cho cho việc phục hồi kinh tế tại Việt Nam.
    Sự vô ơn của Việt Nam còn biểu hiện ở việc lúc đó Việt Nam một tay nhận viện trợ vô tư của Trung Quốc, một tay lại ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô cũ. Dưới sự thao túng của Liên Xô cũ và các nước đế quốc, Việt Nam đã làm đủ trò để quấy nhiễu ở biên giới Trung-Việt, dẫn đến đổ máu cho người dân Trung Quốc. Tại Việt Nam, Việt Nam sát hại và trục xuất số lượng lớn Hoa kiều. Lúc đó Việt Nam còn xuất quân tấn công Campuchia, ủng hộ Heng Somrin. Không thể nhẫn nại hơn trong tình thế bất khả kháng đó, tháng 2/1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh phản kích tự vệ. Trong hoàn cảnh đất nước Trung Quốc hết sức khó khăn vẫn vô tư giúp đỡ Việt Nam, nhưng cuối cùng, bọn Việt Nam đã bắt tay với Liên Xô cũ, một đối thủ của Trung Quốc, cầm súng bắn lại ân nhân Trung Quốc. Chúng ta hãy nghĩ xem, bọn Việt Nam lòng lang dạ sói đến mức nào nữa?
    II. Việt Nam là đất nước “tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ”.
    Trung Quốc -Việt Nam là hai nước láng giềng uống chung nguồn nước, nhiều chính trị gia Việt Nam đã đến học tập tại Trung Quốc, tương đối hiểu biết về chính sách và quan điểm nhân văn của Trung Quốc. Trong thời kỳ mới Trung Quốc theo đuổi quan hệ láng giềng hòa bình, hợp tác hài hòa, Trung Quốc vẫn giữ thái độ khoan dung quảng đại để quan hệ với Việt Nam.
    Trước đây không lâu, ngày 30/5/2008, Tổng Bí thư ********************** Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm Trung Quốc. Trong cuộc đến thăm lần này, vị Tổng bí thư này nói rất nhiều điều làm cảm động lòng người, mồm bô bô: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất chi là thân thiết… sau này mới biết, thì ra kinh tế Việt Nam bị Mỹ cấm vận, lạm phát tăng cao, kinh tế của Việt nam xuất hiện nguy cơ khủng hoảng nên Việt Nam mới chạy đến xin cầu viện Trung Quốc… Đến khi vừa về nước vị Tổng bí thư này liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc là Công ty dầu khí Mobil để khai thác dầu khí trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) mà Việt Nam xâm chiếm và cướp đoạt. Việt Nam thật là vô liêm sỉ, không biết hổ thẹn.Trong quá trình tranh cướp các đảo của Trung Quốc, còn ra vẻ “quang minh chính đại” liên kết với công ty dầu khí nước ngoài tiến hành thăm dò khai thác. Mục đích của Việt Nam là quốc tế hóa các đảo chiếm được với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là hành vi điền hình của “cường đạo biến thành quân tử”, chủ yếu là nhằm thỏa mãn tham vọng của Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đây là 2 nước vô liêm sỉ. Vì vậy đúng là không thể giải được hận khi Trung Quốc không dùng vũ lực để thu hồi phần lãnh hải đã mất.
    Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc là vô cùng nham hiểm, biểu hiện ở việc, khi Trung Quốc ra sức cải tạo và phát triển kinh tế Vịnh Bắc Bộ và đạt được những thành quả về kinh tế thì Việt Nam một mặt tìm cách lợi dụng và hưởng thụ, một mặt lại liên kết với Hoa Kỳ – quốc gia đầu sỏ trên thế giới để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic, Trung Quốc lại đề cập đến vấn đề chủ quyền biển và vấn đề hợp tác Trung – Việt để khai thác dầu khí tại biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), thì, bọn Việt Nam đã thực sự là bọn con cháu phá gia chi tử, chúng điên cuồng khai thác trộm tài nguyên dầu khí trên vùng biển của Trung Quốc, Việt Nam còn liên kết với những lực lượng can thiệp “quốc tế”, khiến vùng biển Trung- Việt trở thành một tiêu điểm quốc tế.
    Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc căn bản: láng giềng hữu nghị, không có chiến tranh, cùng nhau phát triển. Xem ra Việt Nam đã đi theo vết xe đổ của những năm 70, vẫn còn muốn diễn vai kẻ bán đứng ân nhân đã giúp đỡ họ, trở thành một kẻ “tiểu nhân vô liêm sỉ” thực thụ. Hàng loạt các biện pháp hiện nay của Việt Nam giải thích đầy đủ rằng, cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 79 vẫn chưa đủ dạy cho Việt Nam một bài học tơi bời thì trong bài học lần này, chúng ta cần làm triệt để, để Việt Nam có được bài học nhớ đời và cũng là vì lợi ích lâu dài của Trung Quốc
    Trung Quốc hiện nay đang rất cần tinh thần võ biền, nhưng đã đưa ra chính sách “ẩn giấu tài năng” lâu dài mai phục, khiến cho nhiều người trong nước vẫn ngu ngơ cho rằng thế giới đang phát triển hài hòa? Trong khi đó, có kẻ lại nghĩ Trung Quốc là một “con sư tử dũng mãnh” đang đe dọa các nước khác? Trong khi đó lại để cho một bọn oắt tì như Việt Nam mà vẫn có thể xâm chiếm lãnh hải Trung Quốc, và cứ nhâng nhâng thăm dò và khai thác mà không một mảy may đau lòng? Tất cả điều đó cho thấy đã đến lúc chúng ta cần từ bỏ thái độ khoan dung, nhân nhượng, mà phải dùng vũ lực để chứng minh Trung Quốc là một đất nước hùng mạnh.
    Có người cho rằng bây giờ chưa phải là thời điểm phù hợp để đánh Việt Nam, trên thực tế chiến tranh là khuynh hướng ứng xử của kẻ mạnh, thực ra là muốn nói rằng: Trung Quốc ơi, anh chưa phải là kẻ mạnh đâu. Để cho một nước lỏi con như Việt Nam dám xâm lược hải đảo của Trung Quốc, khoan dung thái quá với Việt Nam là hủy diệt chính mình. Dùng vũ lực tấn công Việt Nam cần tàn nhẫn, cần phá hủy triệt để các cơ sở quân sự của Việt Nam, tất nhiên bao gồm cả cơ sở hạ tầng dân sự. Đối với một nước vô liêm sỉ như vậy, chúng ta không cần xem xét những gì là đạo đức và vô đạo đức, chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia đó chính là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhân dân Trung Quốc cũng sẽ ủng hộ đến cùng.
    GS Vũ Cao Đàm dịch
  9. mistock

    mistock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    0
    chân chị Hiệu đẹp quá!
  10. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    Nhung mà có sách vở nỏi rằng sau khi thua trận đám tàn quân của Việt vương và một phần thân dân chạy dần về phương nam định cư vùng lưỡng quảng và Song hồng, hoà nhập dân bản địa lục đó, tôi đọc ở đâu đó nhưng o nhớ rõ, tóm lại nước tq hiện nay là sự hoà trộn của đa chủng tộc trong đó bộ tốc Việt (Yuen) cư ngụ rất lớn ơ Hoa nam bao gômg lưỡng quản, hong kong, macao, và họ đã hoà nhâpj với người hán tạo nên người Nam hoa hiện nay. Họ nói tiếng Quảng...O biết suy luận của tôi có đúng o, mong chỉ giáo
  11. bachcolo

    bachcolo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    97
    Nói theo kiểu bác thì một lò mà ra cả. Nó chạy về mình kiểu như bọn Q5 ý. Dân Việt mình có tính từ thời An Dương Vương. Về sau có tra trộn, rồi ngìn năm Bắc thuộc. Trước thời ADV thì kiểu gì chả có dây mơ rễ má
  12. khachsan6868

    khachsan6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    81
    Toi giờ vẫn còn tranh cãi lớn về chủng tộc chúng ta. Tại sao o công bố về ADN xem chúng ta như thế nào nhỉ!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này