1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bàn luận về nguồn gốc sử tổ tiên tộc Việt (Viêm tộc) để vực dậy chứng trường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi chungkhoanhanghieu, 30/07/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4812 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 22:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20014 lượt đọc và 380 bài trả lời
  1. ngoquang30

    ngoquang30 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Đi sang Qủang Châu mà xem
    Bọn Tàu nó khai giảng mở lớp dạy tiếng dân tộc , trong đó có tiếng Việt :-ss
    4K năm văn hiến , tòan là con rồng cháu tiên không mà tụi nó bẻ trộm 2 kính chiếu hậu , đồ gạt nước và nạy 2 con tem của xe tôi tuần vừa rồi . Khốn thật...
  2. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    học sinh lớp 1 chúng cũng éo thèm nghe,
    chỉ vài thằng lãnh đạo nói với nhau.
  3. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    [:D]
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Tiếp tục nha.

    Lạc Long Quân tuần du Động Đình Hồ gặp gỡ và kết duyên với bà Âu Cơ, sinh ra rất nhiều con cháu. Tuy nhiên, lịch sử vẫn ghi nhận là sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con trai hình thành Bách Việt. Theo quan điểm cá nhân tôi thì đây là tượng trưng sự phát triển của nhóm người du cư mà thôi.
    Lạc Long Quân là giống Rồng, bà Âu Cơ là dòng Tiên, hai phía thuỷ hoả tương khắc khó có thể sống chung được nên Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chi đôi số con ra, 50 người theo mẹ Âu Cơ lên núi (gọi là lên miền ngược), 50 người theo bố Lạc Long Quân xuống miền Nam hải sinh sống (gọi là về miền xuôi). Bà Âu Cơ giao cho người con trưởng lên ngôi vua nối nghiệp họ Hùng vương.
  5. n.p.h

    n.p.h Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Kể lể dài dòng quá.
    Kết luận cho nhanh..:)):))
  6. DIA_CHU

    DIA_CHU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    thông cảm cho người mãn kinh đi các bác, rãnh lắm hết chyện để làm rồi, a e có ai sung mãn giúp sức đi [r2)]
  7. doivuithe

    doivuithe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2009
    Đã được thích:
    1.374
  8. 1saigon

    1saigon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Đã được thích:
    135
    ây da!
    Hồng Bàng

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    [​IMG]
    Thời tiền sử
    Hồng Bàng
    An Dương Vương
    Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
    Nhà Triệu (207 - 111 TCN) Hai Bà Trưng (40 - 43) Bắc thuộc lần II (43 - 541)
    Khởi nghĩa Bà Triệu Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602) Bắc thuộc lần III (602 - 905)
    Mai Hắc Đế
    Phùng Hưng Tự chủ (905 - 938)
    Họ Khúc
    Dương Đình Nghệ
    Kiều Công Tiễn Nhà Ngô (938 - 967)
    Loạn 12 sứ quân Nhà Đinh (968 - 980) Nhà Tiền Lê (980 - 1009) Nhà Lý (1009 - 1225) Nhà Trần (1225 - 1400) Nhà Hồ (1400 - 1407) Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
    Nhà Hậu Trần
    Khởi nghĩa Lam Sơn Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)
    Lê sơ

    trung
    hưng Nhà Mạc
    Trịnh-Nguyễn
    phân tranh Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
    Pháp thuộc (1887 - 1945)
    Đế quốc Việt Nam (1945)
    Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
    Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Quốc gia Việt Nam
    Việt Nam Cộng hòa
    Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) Xem thêm


    sửa
    Hồng Bàng (chữ Hán: 鴻龐) là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết chuyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử.
    Mục lục

    [ẩn]

    // [sửa] Niên đại

    Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.[1] Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận.
    Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù... những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.
    Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn).
    [sửa] Hình thái xã hội

    Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ.


    • Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang cũng có cương vực và 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô.
    Trong triều đình có các quan Lạc Hầu giúp việc, đứng đầu các bộ là quan Lạc Tướng, đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là Bồ Chính. Con trai vua gọi là "quan lang", con gái vua gọi là "mị nương", nữ lệ gọi là "xảo xứng" (còn gọi là "nô tỳ"). Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ).

    Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, bắc gổ làm nhà sàn để ở, dệt cỏ làm chiếu, vỏ cây làm áo. Ngày thường đàn ông để trần mặc khố, vua quan thì có thêm áo hai mảnh, đàn bà thì mặc váy.
    Về sản xuất có trồng lúa nước, thuần hóa gia súc, công cụ có lưỡi cày, đồ dùng có thạp, vũ khí có rìu, đi lại có thuyền.
    Sinh hoạt tinh thần có những tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ, thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như thần núi, thần sông, thần gió... Vào các ngày lễ hội thường đội trên đầu mũ lông chim, thổi khèn, đánh trống, nhảy múa, bơi chải.
    Trích Thủy kinh chú:
    "Giao Chỉ có ruộng Lạc, trông nước triều lên xuống mà làm. Người ăn ruộng là Lạc Vương (Lạc Hầu). Các huyện gọi là Lạc Tướng (quan cai quản), có ấn đồng dãi xanh, tức quan lệnh ngày nay." Trích Lĩnh Nam chích quái:
    "Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân." [sửa] Các truyền thuyết

    Thời Hồng Bàng được gắn với nhiều truyền thuyết. Dù có thể độ chính xác không cao do được truyền miệng qua nhiều thế hệ, các truyền thuyết cho thấy nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và chính trị ở Việt Nam thời kỳ này.
    Truyền thuyết bánh chưng bánh giầy gợi ý, về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đã phát triển trồng lúa nước (có thể bao gồm cả lúa nếp) và chăn nuôi (có thể bao gồm lợn/heo, ...); về triết học, bánh chưngbánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm vũ trụ gồm có mặt đất hình vuông màu xanh lá cây và bầu trời hình tròn màu trắng. Tuy nhiên có học giả, như Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét; đồng thời bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho *********âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam[2]. Bánh tét, dùng thay cho bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việtmiền nam Việt Nam (theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng).
    Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh thể hiện phần nào thiên tai chủ yếu mà người Việt cổ phải chống chọi có thể là thuỷ tai. Nó cũng cho thấy các sức mạnh thiên nhiên, hay những nhân vật quan trọng giúp người dân chống chọi với thiên nhiên được thần tượng hoá (Sơn Tinh, Thủy Tinh). Các vị thần này vẫn có thể có quan hệ hôn nhân với các công chúa của vua Hùng, vốn là những người bình thường. Thông lệ cống nạp sản vật quý hiếm như là một thước đo cho giá trị đã thịnh hành vào thời các vua Hùng, theo lời kể của truyền thuyết này.
    Các truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương miêu tả một cuộc xâm lấn của giặc Thương Ân vào thời Hùng Vương thứ 6, Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam (Thanh Hoá) với giống hoa quả mới (dưa hấu), sự tích trầu cau giải thích về phong tục ăn trầu ...
    [sửa] Văn Lang chấm dứt

    Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía đông bắc Văn Lang sang đánh (năm 258 TCN), kết thúc thời kỳ nhà nước Văn Lang. Ngày nay ở vùng cao nguyên Đà Lạt, vẫn còn một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu loài chim Lạc, có thể giả định là di dân của các bộ lạc Lạc Việt cổ sau nhiều thời kỳ chiến tranh loạn lạc.
    [sửa] Nghi vấn lịch sử

    Trong sách giáo khoa bậc phổ thông, đời Hồng Bàng được dạy đầy đủ từ Kinh Dương Vương cho tới 18 vua Hùng như một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, trong giới sử học, một số nghi vấn vẫn được đặt ra về đời Hồng Bàng.
    [sửa] Nhà nước


    • Có đời Hồng Bàng hay không? Có người cho rằng di tích lịch sử chưa chứng minh được sự hiện hữu của một chế độ cai trị như sử vẫn chép về đời Hồng Bàng. Người khác cho rằng sự hiện diện của trống đồng có tuổi vào những năm 200-300 TCN, nếu chưa chứng minh được đời Hồng Bàng, cũng đủ để không bác bỏ những điều sử cũ chép về đời Hồng Bàng.
    • Có phải đời Hồng Bàng là sản phẩm tưởng tượng của một sử gia thế kỷ 14? Người đặt nghi vấn này dựa trên việc sử cổ không viết về đời Hồng Bàng: Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu không chép gì về đời Hồng Bàng mà bắt đầu từ đời Triệu Vũ Vương. An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa khoảng 1335, cũng không viết gì về đời Hồng Bàng mặc dù có nói nước An Nam đã giao thiệp với Trung Hoa từ thời Nghiêu Thuấn. Phải đến khoảng 1377, trong Việt Sử Lược, một cuốn sách không rõ tác giả, mới có nhắc sơ qua đến đời Hồng Bàng. Truyền thuyết Kinh Dương Vương được ghi lại lần đầu là do Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư năm 1479. Trong Việt Sử Tiêu Án (1775), Ngô Thì Sĩ đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ, và nhiều truyền thuyết liên quan.
    • Niên đại của đời Hồng Bàng có bắt đầu từ 2879 trước Công nguyên? Sử gia đặt nghi vấn này (như Trần Trọng Kim) tính từ con số truyền thuyết về vua Kinh Dương Vương (2879 trước CN), qua Lạc Long Quân và 18 vua Hùng (kết thúc 257 TCN), tính ra 2622 năm cho 20 ông vua, trung bình mỗi người 121 năm. Nhiều người chấp nhận niên đại khoảng 600 TCN là năm bắt đầu đời Hồng Bàng vì Việt Sử Lược ghi rằng nước Văn Lang bắt đầu từ đời vua Chu Trang Vương (696-682 TCN).
    • Tuy nhiên cũng có những giả thuyết nghi vấn về một quốc gia cổ là Việt Thường, Cổ sữ Trung Hoa có chép: vào thời Chu Thành Vương (1042 TCN-1021 TCN) có người ở Việt Thường đến dâng chim trĩ Trắng. Có thể đặt ra giả thiết Văn Lang là nhà nước kế tục Việt Thường, khi Văn Lang thay thế Việt Thường đã đặt tên Việt Thường làm một trong 15 bộ của mình. Cả Văn Lang và Việt Thường đều thuộc thời đại Hồng Bàng, tên nước thì có thể đặt từ khi thành lập để gọi nhưng tên thời đại Hồng Bàng thì chắc chắn sau này các sử gia tự đặt cho dễ sắp xếp và theo dõi.
    • Nói về niên đại đầu đời Hồng Bàng (2879 TCN) ở Việt Nam cũng giống như giả thuyết về quốc gia cổ Gojoseon trong lịch sử Triều Tiên được Dangun thành lập năm 2333 TCN và suy tàn vào khoảng thế kỷ 3 TCN và vương quốc này hiện nay cũng được chứng minh chỉ thực sự hình thành ở thế kỷ 5 TCN (tương tự Văn Lang).
    • Một vấn đề khác là họ Hùng: Các sử gia cho rằng, người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ. Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ "Hùng" trong "Hùng Vương" thực ra là lấy từ tên các vua nước Sở, một nước chư hầu thời nhà Chu của Trung Quốc. Các vua Sở đều có tên mang chữ Hùng như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương)... Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch. Bởi Bách Việt ở gần nước Sở của Trung Hoa nhất nên những người Việt đã lấy theo tên các vua nước này. Mặt khác, người Việt ở Việt Nam còn tự gọi là người Kinh, mà chữ "Kinh" vốn xuất phát từ vùng Kinh Châu, sông Kinh mà nước Sở cai quản. Như vậy Hùng Vương nói riêng và Hồng Bàng nói chung, với nhiều tình tiết lịch sử pha lẫn truyền thuyết, có thể còn là sản phẩm pha trộn của người Việt gốc và người Việt lai Hán - người Kinh sau này[3].
    • Giả thiết khác đặt ra về họ của các vua Hùng là họ Lạc theo họ của Lạc Long Quân và Hùng Vương chỉ là họ. Biểu hiện là những chức danh-tên gọi như Lạc Hầu, Lạc Tướng (quan giúp việc), Lạc Dân (dân đen), Lạc Điền (đất ruộng)...
    • Một số thần phả còn ghi chép rõ thụy hiệu của các vua Hùng (như Hùng Hy vương, Hùng Duệ vương...) nhưng các nhà nghiên cứu không cho rằng đó là đáng tin. Mặt khác, lại có thuyết tính Kinh Dương Vương là Hùng Vương đầu tiên và Lạc Long Quân là Hùng vương thứ hai, sau đó chỉ có 16 Hùng Vương là hết thời Hồng Bàng.
    [sửa] Lãnh thổ


    • Theo Đại Việt Sử Ký Toàn ThưLĩnh Nam Chích Quái, tên 15 bộ của Văn Lang không được thuyết phục vì tên các bộ trên phần lớn là tên Hán-Việt chỉ có sau khi lệ thuộc nhà Hán. Chỉ có tên 2 bộ được sử cũ Trung Hoa ghi chép có trước khi văn hóa Hán xâm nhập là Việt Thường (thời vua Chu Thành Vương) và Gia Ninh (thời vua Chu Trang Vương). Theo như nhận định thì bộ Việt Thường ở cực nam Văn Lang tức vùng Hà Tĩnh ngày nay, còn bộ Gia Ninh ở Phú Thọ ngày nay
    • Về dân số đến đầu CN trên khu vực Giao Chỉ, Cửu Chân chưa đến 1 triệu người. Vậy trước đó hàng trăm năm thời Hùng Vương dân số còn ít hơn nữa, chắc chỉ vài trăm nghìn người là tối đa, chỉ tương đương với dân số tỉnh Điện Biên (500 nghìn) hoặc Lào Cai (560 nghìn) ngày nay, với dân cư như trên thì Văn Lang không thể là một quốc gia rộng như miêu tả của Lĩnh Nam Chích Quái được.
    • Về lãnh thổ, phía bắc thì không biết ở đâu nhưng chắc chắn ở phía nam lãnh thổ Văn Lang chỉ đến đèo Ngang vì khi An Dương Vương chiếm Văn Lang chia đất của Vua Hùng ra làm 2 bộ tương ứng với đất Giao Chỉ và Cửu Chân thời Hán. Và bộ Việt Thường chính là phần đất cực Nam của Văn Lang - tương ứng với Hà Tĩnh ngày nay
    [sửa] Chú thích
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Tên của 50 người con theo mẹ Âu Cơ và 50 người con theo cha Lạc Long Quân tôi sẽ liệt kê sau. Còn xin tiếp tục về lịch sử.
    Từ Kinh Dương Vương dựng nước truyền về sau được 18 Chi Hùng Vương, lấy tên theo 8 cung Bát Quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và Thập thiên can: Giáp, Ất, Bính, ĐInh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mỗi chi có nhiều đời vua nhưng đều lấy tên hiệu của vua đứng đầu chi đó. Cụ thể như sau:
    - 2 chi Khảm và Tốn (269 + 205 năm) = 474 năm không đếm rõ được bao nhiêu đời vua.
    - 16 chi còn lại trị vì 2.148 năm truyền được 68 đời vua.
    - Vua Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương không có con trai nên truyền ngôi cho Thục An Dương Vương kế nghiệp từ năm Quý Mão 258 TCN hiệu là Âu Lạc.
    - Năm Giáp Ngọ 207 TCN, Triệu Đà sai con là Trọng Thuỷ sang lấy công chúa Mỵ Châu con An Dương Vương làm gian tế rồi lấy cắp nỏ thần (kỳ thực là tìm hiểu anh ninh canh phòng và vũ khí của Âu Lạc) cướp ngôi nhà Thục. Triệu Đà nguyên là người nước Triệu, bị mất nước bởi Tần thôn tính (năm 221 TCN) nên sang xâm chiếm nước Thục xưng là Triệu Vũ Vương truyền được 5 đời đến năm 196 TCN, vua Hán sai Lục Giả sang phong Triệu Đà làm Triệu Quốc Vương trị vì được 94 năm. Năm 111 TCN, nhà Hán diệt họ Triệu đặt nền đô hộ Việt Nam lần thứ nhất kể từ năm 111 TCN đến năm 39 TCN là 150 năm lệ thuộc nhà Tiền Hán.
  10. StockSniper

    StockSniper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2009
    Đã được thích:
    0

    [-X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này