1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bàn về việc điều chỉnh giảm thị giá cp khi chốt trả cổ tức bằng tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 14/08/2015.

3938 người đang online, trong đó có 196 thành viên. 00:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 44404 lượt đọc và 546 bài trả lời
  1. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Giải mã những khoản cổ tức tiền mặt khủng!
    Đối với cổ đông, cổ tức tiền mặt khủng luôn là điều đáng mừng, bởi đó là “tiền tươi thóc thật”. Tuy nhiên, xét đến doanh nghiệp, liệu trả cổ tức khủng hàng năm có phải là một tín hiệu tốt?
    Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp, bên cạnh hai quyết định quan trọng là đầu tư và tài trợ. Về lý thuyết, thông thường một doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức khủng là khi đã bước vào giai đoạn bão hòa, lĩnh vực kinh doanh không còn dư địa tăng trưởng nhưng có nguồn tiền khá dư dả nhờ tích lũy từ các giai đoạn trước; ngược lại doanh nghiệp đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng thường giữ lại phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư, phát triển hơn nữa. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp cận các nguồn vốn huy động từ vay, phát hành thì việc thanh toán cổ tức tiền mặt lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Dẫu vậy thực tế, bên cạnh mục tiêu vì hoạt động kinh doanh, khả năng huy động vốn thì có muôn vàn lý do khác để thanh toán cổ tức khủng.

    Đối với những doanh nghiệp có cổ đông nắm phần lớn vốn thì sức ép cổ tức tiền mặt không hề nhỏ. Có những trường hợp, cổ đông lớn đôi lúc sẽ vì lợi ích của riêng mình mà gây sức ép buộc doanh nghiệp phải thanh toán cổ tức khủng và bỏ qua các cơ hội nâng cao giá trị doanh nghiệp từ dự án tiềm năng.

    Cổ tức cao là điều đáng mừng, nhưng chi đến trọn vẹn hay vượt vốn điều lệ thì quá khủng. Trên sàn chứng khoán hiện nay, không hiếm doanh nghiệp duy trì mức cổ tức lớn cho cổ đông và mức cổ tức khoảng 20% đến 40% là khá phổ biến. Đồng thời cũng có những trường hợp cá biệt chi rất mạnh tay, mức cổ tức thanh toán đưa ra tương đương vốn điều lệ hay gấp đôi cả con số này.

    KDC – Bán mảng kinh doanh chính, chia cổ tức 200%

    Kinh Đô (HOSE: KDC) là một trường hợp điển hình. Đầu tháng 3 vừa qua, KDC gây xôn xao thị trường bởi việc HĐQT trình cổ đông phương án thanh toán cổ tức 200%, tức tương đương 20,000 đồng/cp. Hiển nhiên, với mức thanh toán này, cổ đông đã thống nhất thông qua. Với 235 triệu cổ phiếu đang lưu hành, KDC sẽ phải chuẩn bị nguồn tiền mặt lên đến 4,700 tỷ đồng để thực hiện cam kết cổ tức với cổ đông, tương đương doanh thu đạt được trong một năm.

    Soi BCTC quý 1/2015, KDC hoàn toàn dư nguồn lực để thực hiện bởi lợi nhuận chưa phân phối tính đến 31/03/2015 lên đến 1,111 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền 1,722 tỷ đồng. Những con số ấn tượng này một phần đến từ kết quả kinh doanh tăng trưởng đều hàng năm, nhưng phần chính đến từ việc bán 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương (là đơn vị mà KDC đã chuyển toàn bộ mảng kinh doanh bánh kẹo) với giá chuyển nhượng 7,847 tỷ đồng.

    Đồng hành với điều này, KDC cũng chuyển hướng kinh doanh từ bánh kẹo - lĩnh vực tạo nên thương hiệu Kinh Đô sang ngành hàng tiêu dùng thiết yếu. Mới đây, HĐQT KDC trình kế hoạch kinh doanh gồm lãi trước thuế 2015 nhảy vọt lên 6,500 tỷ đồng nhưng doanh thu lại giảm 40% xuống còn 3,000 tỷ đồng. Hướng đi mới vẫn cần thời gian để đem lại hiệu quả, lợi nhuận trong kỳ chủ yếu đến từ nguồn tiền dư giả sau khi bán mảng bánh kẹo.

    “Gà đẻ trứng vàng” cho cổ đông lớn

    Nói đến cổ tức khủng, không thể không nhắc đến Dịch vụ Hàng hóa Nội bài (HOSE: NCT), một đơn vị mới lên sàn vào đầu tháng 3 năm nay. Từ năm 2011 đến nay, cổ tức của NCT luôn trên 100%, đỉnh điểm là năm 2013 với 236% và cổ tức dự kiến năm 2015 là trên 100%. Hay Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS) thanh toán cổ tức năm 2014 ở mức 115%, chia làm 3 đợt; năm 2013 cũng thanh toán 67.5% cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

    Đình đám không kém, SXKD & XNK Bình Thạnh (HOSE: GIL) vào cuối tháng 3 đã mạnh tay thanh toán 20% cổ tức còn lại của năm 2013 và 30% cổ tức tiền mặt đợt 1/2014. Sắp tới đây cuối tháng 6/2015, cổ đông GIL sẽ tiếp tục được nhận thêm 50% cổ tức tiền mặt nữa. Như vậy, xét ra tổng cổ tức mà GIL thực hiện chia trong vòng 3 tháng đã tương đương 100% vốn điều lệ. Nhìn lại các năm trước, hầu như năm nào GIL cũng chia cổ tức, có năm tỷ lệ chia lên đến trên 60%.

    Một điểm chung của NCT, MAS, GIL là nhu cầu đầu tư thấp. NCT, MAS là các đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hàng không. Đây là một lĩnh vực đặc thù, cho nên việc mở rộng đầu tư là một vấn đề khá khó khăn, bởi những rào cản về chính sách như Chính phủ siết chặt quy định sử dụng vốn nước ngoài vào các dự án phát triển hàng không. Đối với GIL, khá khác biệt so với các năm trước, nhu cầu đầu tư năm 2015 chỉ khoảng 30 tỷ đồng để nâng cao năng suất trong khi các năm trước ngân sách đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng (không xét đầu tư bổ sung vốn lưu động).

    Bên cạnh kết quả kinh doanh ổn định, tăng trưởng đều hàng năm thì cả 3 doanh nghiệp đều có các cổ đông lớn nắm phân nửa vốn. Như NCT có cổ đông lớn là Vietnam Airlines với tỷ lệ sở hữu 55.13%; MAS có cổ đông nhà nước nắm 36% vốn; GIL thì riêng Chủ tịch Lê Hùng và các công ty liên quan đã nắm gần 29% vốn, SSIAMSSI nắm gần 20% vốn (tương ứng với giá trị cổ tức nhận được lần lượt 40 tỷ và 28 tỷ).

    Mỹ Hà
    caybaobap thích bài này.
  2. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Liên quan đến thuế, bác lưu ý khi bán cổ phiếu cũng bị tính thuế dù có khi bán lỗ. Tôi chỉ trao đổi về phương pháp trong dài hạn, không định trao đổi về lợi ích trong ngắn hạn hay so sánh các phương án.
  3. NHATVECHAI

    NHATVECHAI Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    4.094
    giao dịch qua lại với nhau, chỉ khác là ko giao dịch trên bảng điện thôi nha bác. Trừ giá cổ phiếu sau chia cổ tức bằng tiền xem ra làm cho ko ai dám ăn cổ tức nữa.
    --- Gộp bài viết, 15/08/2015, Bài cũ: 15/08/2015 ---
    bởi vậy bị đánh thúê 2 lần. Vãi thằng Bằng heo.
    --- Gộp bài viết, 15/08/2015 ---
    Qua vụ KDC phàm thằng nào chia cổ tức bằng tiền, bằng giấy, quyền mua đều bán hết. Chả ngu lăn chốt! Đặc biệt là lăn chốt đóng tiền mua quyền mua cổ phiếu! Vừa mất tiền vừa om vốn vừa lỗ!
    NHATVECHAI đã loan bài này
  4. RULE1

    RULE1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2013
    Đã được thích:
    1.827
    Nên trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt?
    Nhiều công ty đại chúng đang phải suy xét thận trọng đối với vấn đề trả cổ tức cho năm tới bằng cổ phiếu hay bằng tiền mặt? Vào “mùa” đại hội cổ đông của các công ty niêm yết. Qua một số đại hội cổ đông, câu trả lời của rất nhiều cổ đông là khá rõ ràng: trả bằng tiền mặt và không chấp nhận việc trả bằng cổ phiếu, nhất là trong thời điểm thị trường chứng khoán đang suy giảm.

    Tuy nhiên, quan điểm của bài viết là: nên trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt!

    Thị trường lên, cổ đông muốn cổ tức bằng cổ phiếu

    Thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là bước vào giai đoạn “hoàng kim” từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Với sự tham gia mạnh mẽ mang tính xúc tác của khối đầu tư nước ngoài, giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN-Index lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/3/2007. Diễn biến của thị trường chứng khoán trở thành tâm điểm trên rất nhiều mặt báo cũng như các mạng truyền thông khác (thậm chí cho đến nay).

    Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa. Nhiều công ty trong vòng 1 năm đã tổ chức 2 lần phát hành thêm cổ phiếu.

    Tại thời điểm đó, thì việc tăng vốn nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự án, xây nhà máy mới, mua tàu biển mới... hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ phân phối thì cũng vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt không thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá.

    Tuy nhiên, khi thị trường biến động thì nhà đầu tư càng nắm nhiều cổ phiếu càng lỗ. Cắt lỗ là mục tiêu hàng đầu, nhưng đôi khi trong các đợt phát hành, nhà đầu tư nếu còn nắm cổ phiếu (thực tế có mấy ai hoàn toàn cắt được lỗ?) trước ngày chốt sổ cổ đông thì buộc phải nhận (hoặc mua) cổ phiếu mới, nếu không phải chịu thêm khoản lỗ do điều chỉnh giá tham chiếu.

    Ngoài ra, các cổ phiếu mới phải mất 1-2 tháng mới về tài khoản, do đó lỗ càng thêm nặng. Cổ tức bằng tiền mặt, tuy ít những cũng trở thành một khoản thu nhập thật sự. Do đó nhiều người từ chối việc phát hành thêm cổ phiếu, và họ thấy rằng cùng nhau phản đối tại các cuộc họp đại hội cổ đông mới có hy vọng khiến cho đợt phát hành không được thực hiện.

    Chúng tôi cho rằng, ở đây có mâu thuẫn trong việc theo đuổi quyền lợi giữa đôi bên: doanh nghiệp và cổ đông. Mâu thuẫn này xuất phát từ sự khác biệt trong chính mục tiêu đầu tư giữa các cổ đông lớn (vốn gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chính mình trong dài hạn) và cổ đông nhỏ (vốn chỉ là cổ đông “tạm thời” – do “lướt sóng”, hay đầu tư ngắn hạn) của cùng một công ty, và sâu xa hơn, nó xuất phát từ sự “ngộ nhận” của nhiều nhà đầu tư cũng như sự “nuông chiều” của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 1 năm qua.

    Cổ tức cao không phải lúc nào cũng tốt

    Trong thời gian qua, nhà đầu tư Việt Nam có vẻ quan tâm đến các thông tin về trả cổ tức hơn là các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bản thân các công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng đó và họ thường đưa ra các mức cổ tức cao làm “mồi câu” trước khi thực hiện việc phát hành thêm.

    Đó là ngộ nhận thứ nhất! Không phải lúc nào cổ tức cao cũng là điều tốt.

    Cổ tức là một trong những chính sách quan trọng của bất cứ công ty cổ phần đại chúng nào trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn cân nhắc thận trọng về chính sách này vì nó phải đáp ứng đồng thời 3 mục tiêu: làm hài lòng các cổ đông qua việc trả cổ tức định kỳ, đảm bảo luôn có tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp, mức trả cổ tức phải ổn định để dự phòng cho cả những năm kinh doanh không như mong đợi (vì một khi đã trả cổ tức cao trong 1 hay vài năm trước, doanh nghiệp sẽ “khó ăn nói” với cổ đông nếu năm sau hạ mức cổ tức xuống). Trong 3 mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai là quan trọng nhất.

    Bản thân doanh nghiệp, hay nói cách khác là ban lãnh đạo doanh nghiệp – hơn ai hết hiểu rõ những lợi thế và khó khăn của mình. Họ biết lúc nào công ty cần vốn và cần giữ lại lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn của mình, cũng như lúc nào mới bắt đầu tăng thêm cổ tức cho cổ đông.

    Do đó, nếu doanh nghiệp đang làm ăn tốt, thì nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Bản thân cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi ích cho dù không nhận cổ tức, vì khoản lợi nhuận giữ lại đó sẽ góp phần làm gia tăng các giá trị nội tại của doanh nghiệp, và từ đó sẽ làm tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

    Nếu phải trả cổ tức trong khi thực tế doanh nghiệp lại đang rất cần vốn, công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu thay cho tiền mặt. Bản chất của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là một cam kết tái đầu tư của cổ đông để sau đó chính cổ đông sẽ thu được nhiều hơn nữa lợi nhuận trong tương lai.

    Trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán được điều chỉnh giảm xuống và trở nên “rẻ hơn nữa” trong con mắt của nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường đang lên.

    Cổ tức trả bằng tiền không giúp doanh nghiệp bớt khó khăn
    Thị trường chứng khoán hơn một năm qua đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đó là lợi ích rất lớn mà doanh nghiệp được hưởng. Tuy nhiên, việc huy động vốn dần dần trở nên quá đà, một phần cũng từ sự “nuông chiều”, “dễ dãi” của nhà đầu tư và cả thị trường chứng khoán.

    Đứng từ góc độ đầu tư, khi giá cổ phiếu đang tăng thì cổ đông (tên gọi khác của nhà đầu tư, ở đây không kể đến dân “lướt sóng”) rất dễ dàng chấp nhận việc tăng vốn của doanh nghiệp mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm đó.

    Đứng từ góc độ chủ doanh nghiệp, đây là cơ hội quá lớn để thu hút thêm tiền vốn mà không phải trả lãi vay. Đứng từ góc độ quản lý thị trường, Ủy ban Chứng khoán đã “dễ dãi” khi chỉ bắt công ty công bố bản cáo bạch mà không bắt buộc họ phải công bố bản báo cáo khả thi của việc sử dụng vốn.

    Vậy rủi ro là gì? Đó là rủi ro “loãng giá cổ phiếu” do doanh nghiệp phát hành quá mức, cũng như rủi ro cho chính doanh nghiệp do sau này phải dành thêm rất nhiều tiền để trả cổ tức do số cổ phiếu tăng lên quá nhanh và quá nhiều.

    Khi thị trường chứng khoán “đảo chiều”, nhà đầu tư còn gánh thêm rủi ro do việc “cắt lỗ không thành công” do cổ phiếu mới phát hành chưa kịp về đến tài khoản để bán đi. Do đó, họ sẽ không chấp nhận việc công ty phát hành thêm cổ phiếu, cho dù chỉ để trả cổ tức (trường hợp này nhà đầu tư không phải nộp tiền giống như phát hành quyền).

    Đó là ngộ nhận thứ hai. Trả cổ tức bằng tiền mặt không giúp nhà đầu tư mấy trong việc giảm lỗ mà còn khiến cho doanh nghiệp thêm khó khăn!

    Lý do thứ nhất là nền kinh tế nước ta năm nay rõ ràng là gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp không tránh được tình trạng vật giá đầu vào leo thang, sản xuất đầu ra gặp trở ngại do sức tiêu thụ giảm, thị trường xuất khẩu đang chịu tác động bởi tỷ giá và khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu... Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán bị thu hẹp do nhà đầu tư phản đối, đi vay ngân hàng thì lãi suất cao...

    Do đó, lợi nhuận chưa phân phối từ các năm trước trở thành nguồn vốn hết sức quan trọng và cần được giữ lại để tái đầu tư hay dự phòng cho những khó khăn sắp tới.

    Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp đang nhận thức rất rõ. Vì vậy, trả cổ tức bằng tiền mặt khiến cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn khi đi tìm thêm nguồn vốn.

    Lý do thứ hai là đối với các doanh nghiệp vẫn đang thực sự “ăn nên làm ra” (cho dù có thể không bằng năm trước) nhưng giá cổ phiếu đang bị giảm mạnh, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, tuy hơi khó khăn nhưng sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên: doanh nghiệp và cổ đông.

    Trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn giúp doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, tăng vốn điều lệ để mở rộng thêm các hạn mức cho vay hay huy động vốn (đối với ngành ngân hàng), đồng thời giúp cho giá cổ phiếu trở nên “rẻ hơn nữa” và mang lại tâm lý không thể “down” thêm được trong giới đầu tư.

    Sâu xa hơn, việc trả cổ tức này sẽ gia tăng giá trị cho cổ đông trong tương lai, căn bản vẫn dựa trên hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp.

    Do đó, trừ một số công ty có tốc độ tăng trưởng thấp hay đầu tư dàn trải vào tài chính, chứng khoán hay bất động sản, chúng tôi mạnh dạn cho rằng doanh nghiệp hoàn toàn vẫn có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu. Chỉ có điều, các chi tiết của việc phát hành thêm cổ phiếu cần được doanh nghiệp cân nhắc thận trọng cho phù hợp với tình hình mới. Lãnh đạo công ty cũng cần minh bạch và công khai nhiều thông tin hơn cho các cổ đông để họ tin tưởng vào tương lai doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phiếu.


    Nguồn Internet
    Bài này cũng khá tốt để hiểu thêm về cổ tức các bác tham khảo!
    caybaobap thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    TG quan của bạn đang là TG quan của những người thực hiện gd mua bán cp để hưởng chênh lệch giá, gọi là kd cp chứ không phải đầu tư. Cách nhìn khác nhau nên tranh cãi mãi cũng không thể hiểu được, việc này xảy ra nhiều rồi có lẽ cũng không cần đi xa hơn. Ở trên tôi cũng đã có trả lời 1 bạn rồi, đến hiện nay thì ai cũng thấy bán KDC ở 50.5 là tốt nhưng trước đó thì không ai khẳng định được và tương lai sau này điều đó còn đúng không cũng chưa ai dám chắc. Nếu ít lâu nữa KDC tìm thấy hướng sử dụng vốn hiệu quả đủ thay thế cho mảng sxkd đã bán đi thì cp KDC lại tăng giá thì sao?
    Nếu đã làm đầu tư mà không có đủ tự tin vào năng lực phân tích của mình chọn được cp tốt lại không có đủ niềm tin vào hoạt động của các dn rồi đánh đồng tất cả dn đều 1 dạng ăn xổi như nhau thì sẽ không bao giờ đi theo hướng đầu tư được.
    Với tất cả các bạn đã lăn lộn với ttck đủ lâu thì nên có tg ngồi tĩnh tâm lại, thử tự đánh giá xem mình được gì mất gì khi ngày nào cũng dành rất nhiều tg, tiền bạc vào việc mua mua bán bán này? Nếu đơn giản chỉ là kiếm tiền thôi thì thực tế xh là còn hàng ngàn cách khác cho bạn lựa chọn để kiếm tiền mà không quá tốn tg như thế.
    Cái mà đầu tư mang lại cho chúng ta không chỉ đơn thuần là tiền bạc mà còn là sự thanh thản trong c/s, là tg rảnh rỗi nhiều hơn để chúng ta có thể làm những việc mình thích, để tận hưởng c/s chứ không chỉ mỗi việc nhăm nhăm đi kiếm tiền phục vụ c/s. Đỉnh cao của nghệ thuật đầu tư đó là bắt đồng tiền làm việc thay nhà đầu tư chứ không phải dùng sức lực và tg của con người để tìm kiếm lợi nhuận tiền bạc.
    Nếu chọn con đường kd cp, tôi tin bạn sẽ không có nhiều thay đổi sau 10, 20 năm nữa, nhưng với những nhà đầu tư thì sau 10, hay 20 năm có thể c/s của họ đã rất khác rồi.
    Rose2018, caybaobap, stoxpro6 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này
  6. blove1

    blove1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    794
    Thực ra là 3 lần thuế: còn thuế Thu nhập DN nữa. Như này giống bác đầu tư vào DN kinh doanh nhưng gián tiếp rồi nhận LN (cổ tức) về. Nên về ng tắc đáng lẽ chỉ chịu thuế TN DN là đủ rồi.Thuế bán ck là thuế đầu cơ tuy nhiên với phần chênh lệch tăng lại bằng cổ tức sau chia thì khi bán không thể tính là đầu cơ được. Ăn cổ tức là xu hướng đầu tư vào DN nhiều hơn.
  7. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    đấy là quan điểm chủ quan của bác thôi.
    Còn với em chẳng hạn nhận 10tr cổ tức e sẵn sàng đóng thuế 500k ko ngại vì dù sao cũng là tiền tươi thóc thật.
    Cái thuế củ chuối nhất theo em là thuế gd. Lãi thì đóng thuế ko sao, nhưng nhiều vụ lỗ lòi ra nó vẫn bắt đóng 0,1% mà chả bác nào kêu. Chắc các bác thấy nó nhỏ quá ko đáng.
    Nhưng với những nguời gd liên tục thì 1 năm cộng lại cũng phải vài % đấy
    thatha_chamchi thích bài này.
  8. Spots

    Spots Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Đã được thích:
    13.254
    Có lẽ bác nào nhiều thời gian và kiến thức lập một pic để chỉ ra những bất cập của TTCK VN nhìn dưới góc độ các công ty niêm yết.Tình hình là cứ thấy cái gì trái ngang là chúng ta chỉ nếu chung một cụm từ Vịt Ngan, đậm tính tự kỳ thị và tự ti. Nội dung kiểu như:
    • Công ty niêm yết nhằm mục đích gì?
    • Công ty có năng lực để kiểm soát giá?
    • Qui mô/Mức độ giao dịch trong tổng lượng cp trôi nổi?
    • Cổ đông nên đầu cơ hay đầu tư với công ty kiểu gì?
    Các kiến thức này rất phô thông, nhưng theo tôi sự dị dạng của chứng trường VN đang thể hiện chính trong việc nhận thức những vấn đề cực cơ bản này. Ví dụ: thế nào cp đầu cơ và đầu tư? mỗi chứng sỹ tham gia thị trường họ cần có thu nhập để họ sống (chưa nói lãi lỗ) => công ty không trả cổ tức thì họ sống bằng gì?..
    anhmauhicthatha_chamchi thích bài này.
  9. blove1

    blove1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    794
    Ở TTCK Việt Nam, tôi chả thấy mấy ai đầu tư vào DN trừ các thành viên điều hành DN đối với các DN làm ăn thực sự. Nguyên nhân là do: thực tế thiếu minh bạch, thông tin nhũng nhiễu, luật và chính sách ck còn nhiều bất cập.
    Tôi có tư tưởng chủ đạo, định hướng là đầu từ lâu rồi. Nhưng càng ngày cái TT này càng làm tôi mất ý định đầu tư. Trừ khi tôi có đủ thông tin và tìm được DN thực sự làm ăn tốt, ban LĐ tử tế ko đầu cơ cổ đông.
    Hiện tại, Tôi mua bán càng ngày càng ít đi, chủ yếu cơ cấu khi có biến động mạnh hoặc phát hiện DN có vấn đề. Cầm cổ vài tháng đến 1 năm với tôi là bình thường. Nhưng vài năm thì chưa. Ngay cả VNM (trên sàn cũng chỉ đc vài con như VNM), nếu ai cầm vài năm, dính phát như năm 2007 thì có chia cổ thức 100% giờ vẫn lỗ thảm). Đó chính là rủi ro riêng đặc trưng của TTCK, ở VN còn rủi ro hơn.
    Last edited: 15/08/2015
  10. Spots

    Spots Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/08/2014
    Đã được thích:
    13.254
    Kêu thấu trời xanh rồi, nhưng không lọt tai chủ sòng. Nhưng cũng chấp nhận thôi, bởi phế thì cty ck giữ, bọn ubck nó ngồi canh sòng, vẽ luật chơi cũng cần cái hớp (danh nghĩa vào ngân sách, nhưng rồi quay lại nuôi đội này). Cái đáng kêu là nó thu để tạo môi trường và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chứng sỹ chưa được đến nơi đến trốn và cụ thể. Nó cần tương tác trực tiếp, nhiều và liên tục với các nhà đầu tư trên mạng xã hội như F này để biết các sự dị dạng để đáp ứng thông tin, có các biện pháp phù hợp kịp thời.
    anhmauhic thích bài này.

Chia sẻ trang này