1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bank sang tuần lại mệt rồi, tin ra tối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kss, 01/12/2023.

5998 người đang online, trong đó có 647 thành viên. 17:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 100173 lượt đọc và 260 bài trả lời
  1. hell_angel0910

    hell_angel0910 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2023
    Đã được thích:
    27.864
    Stb. Thì về bờ rồi chứ cụ
    À mà con này bị chửi như hủi.
    kkk
  2. dautuck1960

    dautuck1960 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2014
    Đã được thích:
    1.430
    Chị Rose còn vác dự trữ ngọai tệ ra bán khi USD là 23k gây thiệt hại cho đất nước bằng cả trăm vụ tham nhũng lớn.
    --- Gộp bài viết, 04/12/2023, Bài cũ: 04/12/2023 ---
    Những việc làm thông minh của chị Rose kéo lùi sự phát triển của đất nước khoảng 1 năm.
  3. hell_angel0910

    hell_angel0910 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2023
    Đã được thích:
    27.864
    Uả. k phải Chị ấy mua đầu 2022 giá 23 và bán cuối 2022 giá 24,5 à cụ
    phamthuyha1975 thích bài này.
  4. haihah3

    haihah3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Đã được thích:
    4.548
    Vụ đó đúng ngu & ác.

    Ngu là vì việc Fed tăng ls thời điểm đó ko hề bất ngờ nhưng Vn lại tăng sốc ls.

    Ác là giết hàng loạt DN thời điểm đó và làm mất luôn sức cầu của nền kinh tế, tạo ra hệ lụy nợ chéo (kiểu người này nợ người kia, và người kia lại nợ người nọ) ở thời điểm hiện tại.
    thedad thích bài này.
  5. hell_angel0910

    hell_angel0910 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2023
    Đã được thích:
    27.864
    Vụ tăng 2% đúng ác thật
    Tạo cú hoảng loạn, tới h ai cũng bị tâm lý sợ hãi, k dám vay mượn làm ăn j.
  6. dautuck1960

    dautuck1960 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2014
    Đã được thích:
    1.430
    Bác cứ tự tìm hiểu vì em nói các bác cũng không tin. Chị ấy bán mạnh USD mà vẫn không kìm được giá tăng nên mới tăng ls, siết tín dụng làm tê liệt nền kinh tế. Mình nên học cách điều hành của Nhật.
    hell_angel0910 thích bài này.
  7. Kingman1511

    Kingman1511 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2022
    Đã được thích:
    148
    Bác ơi, Bộ ban ngành ban hành Thông tư đều phải trình Chính phủ từ bước đầu tiên là Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được các Bộ, ban ngành khác thẩm định pháp lý. Có điều, Luật, Nghị định, Thông tư ban hành thường không lường hết được các tình huống, không đi vào cuộc sống thậm chí phản tác dụng, sau khi ban hành một thời gian lại đánh giá và điều chỉnh, bổ sung.
  8. Bonnie0813

    Bonnie0813 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2019
    Đã được thích:
    185
    https://cafef.vn/so-huu-cheo-co-dang-thao-tung-nhieu-ngan-hang-188231204071743704.chn

    https://tienphong.vn/so-huu-cheo-co-dang-thao-tung-nhieu-ngan-hang-post1592356.tpo

    KLB với NCB lại được lên báo

    Sau hơn một thập niên tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Một số mục tiêu được Ngân hàng Nhà nước đề ra và đã thực hiện như: Sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng lớn; xử lý “gánh nặng” nợ xấu của nền kinh tế, sở hữu chéo; một số ngân hàng 0 đồng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng đang có dấu hiệu quay trở lại ồ ạt, tinh vi hơn.

    Bài học từ sở hữu chéo ở Chaebol Hàn Quốc

    Ở Hàn Quốc, các tập đoàn lớn gia đình trị (chaebol) từng tận dụng sở hữu chéo và cấu trúc kim tự tháp, được hưởng ưu đãi từ ngân hàng. Kết quả là hầu hết các chaebol lạm dụng đòn bẩy tài chính và kinh doanh đa ngành, tham gia cả những lĩnh vực không liên quan khiến nợ tăng mạnh.
    Theo số liệu năm 2001 của Ngân hàng Phát triển châu Á, 30 chaebol hàng đầu chiếm 46% tổng tài sản doanh nghiệp của Hàn Quốc; các gia đình kiểm soát, nắm giữ khoảng 45% cổ phần trong 30 chaebol này. Thông thường, các gia đình cử người thân vào nắm giữ nhiều vị trí quản lý nhưng không công khai, liệt kê đầy đủ.

    Các chaebol tin mình quá lớn để chính phủ có thể cho phép họ sụp đổ; điều này khuyến khích các chaebol đầu tư quá mức, đa dạng hóa kinh doanh quá mức. Trung bình, 30 chaebol hàng đầu sở hữu hơn 20 công ty con trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cá nhân tư nhân sở hữu khoảng 40% tổng số cổ phiếu niêm yết và kiểm soát khoảng 30% các công ty niêm yết.

    Các chaebol ưu tiên vay nợ hơn là vốn góp cổ phần, vì việc này giảm thiểu sự giảm quyền kiểm soát của gia đình khi chaebol lớn mạnh. Một thời gian dài chính phủ ủng hộ, thậm chí gây áp lực buộc ngân hàng cho các chaebol vay, nên các ngân hàng thường bỏ qua việc phân tích tín dụng hợp lý và cho vay dễ dãi với các công ty lớn có mối quan hệ tốt về mặt chính trị, có nhóm lợi ích. Ngoài ra, nhiều công ty tài chính và ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của chaebol, cung cấp khả năng tiếp cận nguồn vốn vay sẵn có một cách dễ dàng.

    Vì thế, chính phủ sau đó phải gây áp lực lên các chaebol, để họ ít có khả năng đầu tư ngoài ngành quá mức, thao túng thị trường tài chính-ngân hàng. Chính phủ yêu cầu chaebol lớn nhất tự nguyện chuyển đổi nợ thành vốn sở hữu, bán các công ty con không cốt lõi cùng nhiều tài sản khác; cấm bảo lãnh chéo khoản vay của các công ty thuộc chaebol; cấm sở hữu chéo giữa các công ty nếu điều đó hạn chế cạnh tranh và giới hạn đầu tư ở mức 25%; loại bỏ các biện pháp khuyến khích chaebol giữ lại các hoạt động kinh doanh không cốt lõi…

    Từ nghiên cứu thực tế Chaebol ở Hàn Quốc, một số chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất đã có từ khá lâu. Thời gian đầu chủ yếu do các ngân hàng quốc doanh góp vốn với tư cách cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động của các ngân hàng cổ phần.

    Về sau, cùng với sự phát triển, các hình thức sở hữu chéo ngày càng đa dạng. Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng còn có quá nhiều bất cập giống như ở Hàn Quốc: Nguồn lực của các ngân hàng không được đánh giá đúng: Giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành đã bị sở hữu chéo làm vô hiệu hoá: Các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro có thể bị làm sai lệch.

    DN Bất động sản làm cổ đông lớn ngân hàng

    Khoảng hơn 2 năm trở lại đây, song song với làn sóng nhiều ngân hàng đổi chủ, đã có sự xuất hiện bóng dáng của nhiều ông chủ mới vốn dĩ từ lĩnh vực bất động sản “lấn sân” sang ngân hàng. Những cuộc “kết hôn” vội vàng này làm dấy lên lo ngại: sở hữu chéo ngân hàng - bất động sản sẽ thao túng dòng chảy tín dụng.

    Sự thay đổi cơ cấu cổ đông và việc nhiều doanh nghiệp bất động sản “âm thầm” lấn sân vào ngân hàng diễn ra trong vài năm trở lại đây. Còn nhớ, năm 2020, một lượng cổ phiếu tương đương 40% vốn hóa của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank, UPCoM: KLB) được giao dịch với trị giá theo thông tin từ HNX, lên tới khoảng gần 1.800 tỷ đồng.

    Tháng 1/2021, đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường KLB nhanh chóng bổ sung ông Lê Hồng Phương và bà Trần Thị Thu Hằng làm thành viên HĐQT; Tới tháng 5/2021, bà Hằng được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT.

    Từ năm 2019 đến 2020, bà Hằng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và từng giữ các vị trí quan trọng như Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Sunshine. Hiện bà Hằng vẫn đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư SIPT, Tổng giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group), Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán KS (KS Securities), Chủ tịch HĐQT CTCP KS Group.

    Một cổ đông lớn của ngân hàng này nữa là ông Đỗ Anh Tuấn, người đứng đầu Sunshine Group từng được bầu làm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long 20/9/2021 nhưng đến ngày 6/3/2023 xin từ chức vì lý do cá nhân.

    Hiện tại, ông Đỗ Anh Tuấn dù không giữ vị trí gì của Ngân hàng Kiên Long nhưng theo số liệu tính đến ngày 31/12/2022, ông Tuấn nắm giữ trên 17 triệu cổ phần với tỷ lệ 4,92%. Bà Trần Thị Thu Hằng tính đến ngày 30/6/2023 cũng giữ hơn 17 triệu cổ phần chiếm 4,72%.

    Tháng 7/2021, trong một thời gian ngắn, gần 62 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) được giao dịch thỏa thuận với giá 20.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong hai phiên ngày 7 - 8/7, với tổng trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, tương đương khoảng 15% số cổ phiếu NVB đang lưu hành.

    Trước đó, hôm 2/7, NVB cũng ghi nhận gần 21 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh. Vài tuần sau, ĐHĐCĐ bất thường NCB đã bầu bà Bùi Thị Thanh Hương làm chủ tịch HĐQT.

    Đáng chú ý, bà Hương được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu NCB chỉ sau 1 tháng từ nhiệm khỏi chức vụ Tổng Giám đốc của Sun Group - một tập đoàn bất động sản lớn tại Việt Nam. Điều này cho thấy cơ cấu cổ đông của ngân hàng này đã được thay máu với sự tham gia của Tập đoàn Sun Group.

    Về vấn đề cổ đông biến động, thay đổi nhân sự chủ chốt tại Eximbank, Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải lên tiếng yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm . Tại Đại hội cổ đông 2023, Chủ tịch Eximbank khi ấy từng nói thẳng: "Ngân hàng đang bị chi phối bởi một số nhóm cổ đông”. Những ồn ào lùm xùm tại Emximbank khi đó, cuối cùng cũng tạm chấm dứt với sự ra đi của người cũ...

    Nhà băng rút tiền cho công ty sân sau

    Tại bất cứ nền kinh tế đang phát triển nào, thị trường tài chính ngân hàng luôn nhận được sự quan tâm đậc biệt của giới tài phiệt và các đại gia lắm của nhiều tiền. Như lời nói vui của một ông chủ: “cứ có ngân hàng đứng sau là sẽ có tất”. Thưc tế, cũng chính từ điều này, mà giới chủ đã triệt để tận dụng quyền lực tại nhà băng, thậm chí có người bất chấp luật pháp.

    Vụ việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập 1.000 công ty con với một số lượng không ít công ty không hoạt động để thực hiện “rút ruột” hơn 1 triệu tỷ đồng của Ngân hàng SCB thêm một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về hệ luỵ “thao túng” ngầm, cho vay sân sau tại các ngân hàng tư nhân. Nếu không gỡ được, mớ bòng bong này chắc chắn gây hậu qủa nặng nề cho cả nền kinh tế.

    Nhìn vào bản chất, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đều có quan hệ huyết thống bởi do chính bà chủ Trương Mỹ Lan sinh ra với nhiệm vụ riêng.

    Trong khi VTP được biết đến như một tập đoàn bất động sản “cát hùng, cát cứ” luôn thâu tóm, bành trướng mở rộng sở hữu đất vàng tại TPHCM, thì Ngân hàng SCB (dù sinh sau đẻ muộn cũng bởi sự thâu tóm 3 ngân hàng yếu kém mà bà Lan sau này nắm tới 90% cổ phần) nhưng lại đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng: huy động vốn trong dân và sau đó xử lý dòng tiền vào - ra bí ẩn cho cả ngàn công ty sân sau của VTP.

    Chẳng thế mà suốt 10 năm liền (2012-2022), SCB với lãi suất tiết kiệm luôn thuộc top cao nhất làng ngân hàng đã huy động được tới 643 ngàn tỷ đồng tiền gửi qua hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.

    Song song với đó, ngân hàng này cũng đã cho vay tới 1.366 khách hàng cá nhân và tổ chức - mà cơ bản trong số đó hầu hết đều có liên quan đến VTP và bà Trương Mỹ Lan (chỉ 7% là khách hàng thông thường- PV).

    Cụ thể, hơn theo thống kê, SCB đã giải ngân cho 1.366 khách hàng gồm 710 cá nhân, 636 tổ chức đều có liên quan tới các công ty, doanh nghiệp của bà Trương Mỹ Lan với tổng số 2.527 khoản vay trong đó 1.057 khoản vay cá nhân, 1.470 khoản vay tổ chức. Tổng số dư nợ cho vay lên tới 1.066.608 tỷ (hơn 1 triệu tỷ đồng). Tính đến 17/10/2022, dư nợ còn khoảng 677.286 tỷ đồng tại 875 khách hàng gồm 440 cá nhân và 435 tổ chức.

    Quan hệ cộng sinh

    Nếu nhìn vào 10 năm qua, có thể thấy, sự thao túng của VTP và SCB đã gây ra hệ luỵ kinh khủng nhường nào. Trong câu chuyện VTP “rút ruột” SCB này, dư luận đều nhìn thấy rõ ràng dòng tiền đã bị thao túng và sai khiến. Sốc và khó tin nhất đó là cả một ban lãnh đạo ngân hàng và hàng trăm cán bộ, nhân viên đều răm rắp thực hiện chỉ đạo của bà chủ (bất chấp quy định của pháp luật) liều lĩnh bơm tiền cho các công ty ma, lập ra nhằm xử lý hồ sơ vay vốn.

    Thậm chí liên tục trong 10 năm liền, cả triệu tỷ đồng được dễ dàng luân chuyển từ kho hội sở, và vài chi nhánh về nhà bà Trương Mỹ Lan để từ đó, lại đi khắp muôn nơi trả lãi vay, đáo nợ, quay vòng. Câu trả lời chính của sự việc khó hiểu này nằm chính ở từ khoá: bà Lan không chỉ sở hữu chéo một phần mà gần như toàn phần VTP và SCB. Điều đó cho thấy sự thao túng đã vượt giới hạn một cổ đông lớn thông thường!

    "Khó nhất là chặt vòi sở hữu chéo của các ngân hàng tư nhân bởi luật đề ra là cấm đứng tên cùng lúc Chủ tịch HĐQT cả ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng họ sẽ lách bằng cách cho người nhà, nhân viên đứng tên"- một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói.

    Theo Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam (VIRES), một trong những vấn đề cần giải quyết then chốt của hệ thống tín dụng, đó là tình trạng “sở hữu chéo”. VIRES phân tích: Trên thực tế, tình trạng sở hữu chéo giữa hệ thống tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực có độ rủi ro cao (như bất động sản) với biểu hiện thao túng dòng chảy tín dụng, rót vốn vào “sân sau”, sử dụng vốn sai mục đích đang có tác động xấu đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro hệ thống.

    “Tình trạng sở hữu chéo có thể khiến dòng chảy tín dụng (huy động ngắn hạn) bị hướng vào những doanh nghiệp rủi ro, không có năng lực trả nợ, trong khi những doanh nghiệp chân chính muốn vay lại không tiếp cận được”, VIRES nhấn mạnh.

    Chia sẻ với PV Tiền Phong trước đây, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng thừa nhận: Khó nhất là “chặt vòi” sở hữu chéo của các ngân hàng tư nhân bởi luật đề ra là cấm đứng tên cùng lúc Chủ tịch HĐQT cả ngân hàng và doanh nghiệp, nhưng họ sẽ lách bằng cách cho người nhà, nhân viên đứng tên giùm. Tuy nhiên, quan điểm của NHNN khi siết sở hữu chéo thời kỳ đó cũng nhấn mạnh phải hạn chế tối đa sự tung hứng của giới chủ bằng trách nhiệm trước pháp luật và kiểm soát chặt dòng tiền đi ra từ ngân hàng.

    Ngoài những cặp đôi mới, mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và các công ty liên quan bất động sản với những gương mặt mới nổi lên, tồn tại từ hai thập niên nay còn có 1 số cặp bài trùng quan hệ mật thiết. Đơn cử như Techcombank và Tập đoàn Masterise; VPBank và MIK Group; SHB và T&T; Sacombank và Him Lam; ABBank và Geleximco; TPBank và Doji...

    Theo Nhóm PV

    Tiền phong
    Last edited: 04/12/2023
  9. LOC_TAN_VINH_HOA

    LOC_TAN_VINH_HOA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2017
    Đã được thích:
    1.264
    đã kéo thì ai lại kéo đểu. full đi mà lấy tiền ăn tết :drm3
  10. hoatrungduong

    hoatrungduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    7.706
    Phải rắn luôn với ngành ngân hàng, tránh kiểu như VTP điều hành lỏng lẻo, thanh tra cho có là đi cả triệu tỷ đồng. Tôi nói bao lần rồi, ngân hàng việt nam lãi suất quá cao, cao nhất thế giới. Mọi người đâu đâu cũng chê bai bất động sản, bọn ngân hàng khác m.ẹ gì? huy động dân 3-5% cho vay doanh nghiệp và người dân 9-18%. Đ.M bọn bds nó giảm giá thì nó lấy xương máu nó ra để trả lãi ngân hàng à? giảm théo đ.éo nào được:))

Chia sẻ trang này