Banks dẫn dắt - VNI mở mua chart tháng cho Uptrend 4 năm 1 lần - Hai lần gần nhất là 2016 & 2020

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fanliver, 14/01/2024.

2526 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 940074 lượt đọc và 2478 bài trả lời
  1. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.319
    Chính phủ yêu cầu NHNN phải làm việc ngay với các tổ chức tín dụng để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Song song với đó cũng phải điều hành lượng tiền cung ứng phù hợp để đảm bảo cung ứng đủ vốn nhưng vẫn kiểm soát lạm phát

    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

    Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu điều hành chính sách hài hoà, cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), kiểm soát tốc độ tăng CPI đạt cận dưới chỉ tiêu Quốc hội giao (4 - 4,5%).

    Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, sát, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

    Làm việc ngay với các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước để tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

    Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…

    Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; bám sát diễn biến thị trường để điều hành lượng tiền cung ứng, tín dụng, lãi suất, tỷ giá đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, hợp lý, hiệu quả theo mục tiêu chung, bảo đảm cung ứng đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế.

    Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể.

    Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý, nhất là điện, học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh… khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm.

    Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá...

    Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, thực hiện tốt công tác lưu thông, phân phối hàng hoá, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến nhất là trong thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải....; trong đó phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

    Tạo chuyển biến rõ nét trên thị trường BĐS

    Với thị trường bất động sản, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là khó khăn, vướng mắc về pháp lý, quy hoạch, các dự án có khả năng thanh khoản tốt… tạo chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2024.

    Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các địa phương rà soát, đánh giá kỹ, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng và khẩn trương có giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân, nhất là các vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn, lãi suất, quy trình, thủ tục cho vay, việc hoàn thiện pháp lý dự án của chủ đầu tư với chính quyền địa phương....

    Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong tháng 6/2024 để tiếp tục thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; rà soát các khó khăn, vướng mắc và có giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

    Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước ... bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

    Trong tháng 7/2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xử lý số cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên được giao đầu năm của các Bộ, cơ quan, địa phương.

    Ngoài ra, các bộ ngành cần tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    Hoàn thiện văn bản hướng dẫn một số luật trong tháng 6

    Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương trong tháng 6/2024 hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật các tổ chức tín dụng…

    Rà soát các văn bản pháp luật, nhất là Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các Luật thuế, Luật Dược… và các văn bản hướng dẫn, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật, gửi Bộ Tư pháp trong tháng 7/2024 để tổng hợp.

    Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2024 quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, một số Bộ trưởng, Trưởng ngành là thành viên để chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ để báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đầu tư công tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

    https://vietnambiz.vn/nhnn-can-lam-...eu-hanh-cung-tien-phu-hop-202461972348992.htm
    Hangntt0123 thích bài này.
  2. Tptienvuong

    Tptienvuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2017
    Đã được thích:
    2.833
    Bank sao chưa phất cờ khởi nghĩa nhỉ
    Fanliver thích bài này.
  3. SSuperWave

    SSuperWave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2021
    Đã được thích:
    4.540
    chiều vpb ce cụ nha!
    FanliverTptienvuong thích bài này.
  4. Fanliver

    Fanliver Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    28.319
    Anh em bán hết banks chưa?

    Mấy hôm nay lan truyền cái dự báo lợi nhuận Banks của MBS có vẻ ko chính xác khi mà BID được dự là giảm 14% so với cùng kỳ, theo thông tin mà mình nghe được là BID cũng như Big4 sẽ lãi kha khá so với cùng kỳ..... chốn PUBLIC này ko thể nêu con số cụ thể được - chứ mình dc nghe con số khá cụ thể.

    Hầu hết Banks bọok lợi nhuận tăng 10-20% SVCK 6 tháng đầu năm 2023.

    VCB BID CTG MBB đều sẽ có lợi nhuận tích cực, Banks tư nhân cũng sẽ book tích cực..... giá thì chiết khấu khá nhiều rồi.... tầm này mà nhặt Banks thì khá an toàn để chờ BCTC Q2.
    Canada01, Hoatdab, Hangntt01235 người khác thích bài này.
    Paladin1987 đã loan bài này
  5. PizzaSlice

    PizzaSlice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2022
    Đã được thích:
    1.263
    Đồng ý là khá an toàn, nhất là các bank có chất lượng tài sản khá tốt so với mặt bằng chung.
    Không đồng ý là sẽ có lợi nhận tích cực.
    Fanliver, Paladin1987GVIN thích bài này.
  6. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.593
    Ơn dời a Fan đây rồi, cứu e a ơi sắp toang đến nơi rồi :))
    Fanliver thích bài này.
  7. minhking121

    minhking121 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2021
    Đã được thích:
    269
    bank T màu tím có gì khả thi không bác, em đang kẹp thối mồm đây :))
    Hangntt0123 thích bài này.
  8. ChickenStockVN

    ChickenStockVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2020
    Đã được thích:
    858
    Sau khi thanh tra D vàng xong thì T tím mới ngóc được. Đang nín thở nhìn D vàng đây
    Anh em lưu ý khi tread này nổi lên thì chuẩn bị đến sóng Bank đấy nhé. Có ẩn ý cả đấy hihii
    minhking121Fanliver thích bài này.
  9. ngoalong818

    ngoalong818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    1.181
    Kể cả Quý 2 có tăng trưởng nhẹ thì càng ngon bác ạ. Như CTG nhìn 2 quý mà trích 15k tỷ dự phòng thì 2 Quý cuối năm trích lập còn 10k thôi, lợi nhuận sẽ tòi ra ngay.
    Fanliver thích bài này.
  10. guitarist_thanhtung

    guitarist_thanhtung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Đã được thích:
    174
    UV interbank lên sát trần 470 rồi, DXY break mẹ 106 X_X
    SBV đang ở thế khó, tín phiếu mấy phiên nay vol lớn.
    Đoạn này vnindex khó tăng rồi, bán chờ mua lại thôi

Chia sẻ trang này