Bảo hiểm - Con sóng lớn bất ngờ trong quý 2 + 3 /2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi muabandoanhnghiep, 11/03/2022.

8209 người đang online, trong đó có 1300 thành viên. 15:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 33800 lượt đọc và 204 bài trả lời
  1. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.535
    Khởi sắc tý tý đó rồi chủ pic
  2. G_V_C

    G_V_C Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Đã được thích:
    1.825
    chào bác chép, bác cũng đang nghía quá dòng BH ah
    Butchep01 thích bài này.
  3. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.535
    Cầm nhiều PVI đây
    G_V_C thích bài này.
  4. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    MIG đang quay tay thì phải...qua VNIDEX giam 14 diem thì gom hàng kéo xanh mạnh cuối phiên...giờ Bảo hiểm chạy thì không kéo, chỉ ngồi bắn tỉa quanh 27....chắc cho nhỏ lẻ đu tàu ăn vài line thôi....lái MIG đánh mất vui nhé....coi chừng anh em bên ngoài cướp tàu nhé....cuối phiên kéo vượt 27.5 nổi không ta? nhìn BVH và BMI đánh phũ chưa...cho bao chốt ngắn hạn...sau mua lại giá cao hết....MIG còn đè gom vãi thật...
    --- Gộp bài viết, 29/03/2022, Bài cũ: 29/03/2022 ---
    kết phiên 2 con hàng BVH, BMI đánh hay quá..còn MIG lái vãn chưa gom xong hay sao mà đánh đè mất vui quá...rũ cung dữ quá....mai có thêm tiền lãi sẽ vét tiếp tí MIG giá mềm cho đủ bộ rồi ngồi xem tàu MIG chạy tiép sau vậy....BVH và BMI giờ thì vô đối...
  5. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    Chứng khoán, bất động sản bớt sôi động, dòng tiền nhàn rỗi của người dân quay lại hệ thống ngân hàng
    28-03-2022 - 10:49 AM | Tài chính - ngân hàng


    BÁO NÓI - 2:59


    [​IMG]
    BSC cho rằng, dòng tiền nhàn rỗi người quân đã quay lại hệ thống ngân hàng. Xu hướng dòng tiền đang có sự thay đổi khi lãi suất tăng ở một số ngân hàng và các kênh đầu tư không còn sôi động như trước.


    Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố thông tin dữ liệu tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi, theo đó đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán đạt 13,7 triệu tỷ, tăng 2,59% so cuối năm 2021; tiền gửi tổ chức kinh tế 5,57 triệu tỷ, giảm 1,21% trong khi tiền gửi dân cư đạt 5,4 triệu tỷ, tăng 1,95% cùng kỳ.

    Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán BSC cho rằng, tiền gửi dân tăng khá so với mức bình quân 1,69% tháng 1 từ 2013 đến nay cho thấy dòng tiền nhàn rỗi người dân đã quay lại hệ thống. Trước đó năm 2021 tiền gửi dân cư liên tục ở mức thấp kỷ lục do lãi suất tiền gửi thấp trong khi các kênh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản thu hút tiền nhàn rỗi lớn. Xu hướng này đang có sự thay đổi khi lãi suất tăng ở một số ngân hàng và các kênh đầu tư không còn sôi động như trước.

    Các chuyên gia của BSC cũng cho rằng, lãi suất của Việt Nam cũng có thể tăng lên trong thời gian tới khi chịu tác động từ xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ (CSTT) của các NHTW lớn trên thế giới.

    "Với xu hướng lạm phát đang gia tăng, dự báo các nền kinh tế sẽ đẩy mạnh thắt chặt CSTT bắt đầu từ quý 2/2022. Việt Nam dự kiến vẫn sẽ duy trì CSTT nới lỏng trong quý 2 và quý 3/2022 và bắt đầu nâng lãi suất kể từ quý 4 theo xu hướng thắt chặt CSTT của thế giới", báo cáo viết.

    Lạm phát của nhiều nước đang tăng cao. Trong đó, lạm phát tháng 2 của Anh mới công bố tăng 6,2% cùng kỳ, cao nhất trong 30 năm khi giá thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng tăng mạnh. Trước đó CPI Hoa Kỳ trong 12 tháng tính đến tháng 2 cũng tăng 7,9% đặt ra nhiệm vụ khó khăn cho FED tăng lãi suất mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

    Theo dự báo của các tổ chức, các quốc gia như Anh, Nga đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kể từ Qúy 1/2022 và sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến Quý 1/2023.



    iTVC from Admicro
    Tại ba nền kinh tế lớn là Hoa Kỳ, Châu Âu và trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu vẫn thực hiện CSTT thắt chặt kể từ cuối năm 2021 đến nay để đối phó với lạm phát; còn tại Trung Quốc, NHTW nước này đang thực hiện CSTT nới lỏng do lạm phát hiện tại ở mức thấp và quốc gia này nới lỏng CSTT nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế đang tăng trưởng chậm do chính sách "Zero Covid".

    Đối với các quốc gia ở ASEAN 6, ngoại trừ Singapore đang thực hiện CSTT thắt chặt, khối ASEAN 5 còn lại được cho vẫn duy trì CSTT hiện tại tuy nhiên các NHTW sẽ bắt đầu tăng lãi suất điều hành kể từ Qúy 3/2022 trước áp lực gia tăng chi phí đầu vào như hiện tại – đặc biệt là chi phí nhiên liệu, thực phẩm do cuộc khủng hoảng địa chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    => CP Bảo Hiểm tiép tục vẫn đầu tư ok trung và dài hạn
  6. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    Lãi suất đi lên, huy động vốn tăng

    SCB áp dụng mức 7,25%/năm cho kỳ hạn 13 tháng khi gửi tiết kiệm online và kỳ hạn 18 tháng trở lên cũng ở 7,35%/năm.

    SaigonBank cũng vừa điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. ACB và VietCapitalBank cũng tăng lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn ngắn ở mức 0,1 - 0,2%/năm.

    BacABank vẫn giữ nguyên mức lãi suất cao nhất tại nhà băng này là 6,8%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi từ 24 tháng trở lên.

    Trong khi đó, MSB cũng cập nhật biểu lãi suất mới trong tháng 3/2022 và tăng nhẹ ở nhiều kỳ hạn so với tháng trước. Trong đó, lãi suất cao nhất là 6,2%/năm áp dụng khi gửi online từ 12 tháng trở lên, tăng 0,1 điểm % so với trước.

    Đối với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tăng từ 3,8%/năm lên 4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3 điểm % lên 5,8%/năm.

    Tại OCB, ngân hàng cũng cộng thêm khoảng 0,1-0,3 điểm % cho lãi suất huy động khi gửi tại quầy. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 36 tháng khi gửi tại phòng giao dịch là 6,35%/năm, tăng 0,2 điểm %. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,9% lên 6,1%/năm.

    Techcombank tăng lãi suất tiền gửi từ 0,15 - 0,8%. Sacombank tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn lên 0,2%. OceanBank cũng tăng lãi suất huy động từ 0,1 - 0,5% với nhiều kỳ hạn.

    Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) có lãi suất huy động cao nhất cũng chỉ ở mức 5,5 - 5,6%/năm.

    Trước xu hướng lãi suất tiền tiết kiệm đi lên, tiền gửi của người dân tăng trở lại. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2021.

    Đây là tháng tiền gửi của người dân tăng mạnh nhất trong nhiều tháng trở lại đây, trong khi tiền gửi của tổ chức kinh tế sụt giảm hơn 68.000 tỷ đồng, tương đương giảm 1,21% xuống hơn 5,57 triệu tỷ đồng.

    [​IMG]
    Lãi suất tiết kiệm đang tăng dần. Ảnh minh họa.

    Tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,9 triệu tỷ đồng, tăng 0,32% so với đầu năm, tương đương gần 35.000 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, tiền gửi dân cư tăng hơn 103.000 tỷ đồng chỉ trong tháng 1/2022, tương đương tăng 1,95% lên hơn 5,4 triệu tỷ đồng.

    Trước đó, kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng dịch bệnh.

    Cụ thể, NHNN đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5 - 2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6 - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm)

    Các ngân hàng hai năm vừa qua, mức lãi suất giảm sâu đã khiến người dân tìm tới những kênh đầu tư có lợi suất cao hơn như chứng khoán hay bất động sản, thay vì gửi tiết kiệm như trước kia.

    Nhưng đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã tăng mạnh lãi suất tiết kiệm nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, trong đó có kỳ hạn tăng đến 0,9%/năm.

    Không lo thiếu vốn rẻ khi tín dụng cải thiện?

    Mặc dù lãi suất tiết kiệm nhích dần, song các nhà băng cho rằng, không lo thiếu vốn giá rẻ để đẩy mạnh cho vay trong năm 2022, kể cả trước kế hoạch tăng 6-7 lần lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay.

    Lãnh đạo Techcombank cho rằng, khi lãi suất huy động ngân hàng tăng thì về lý thuyết, người gửi thay vì đầu tư vào các tài khoản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu thì họ sẽ chuyển sang phần tiền gửi có kỳ hạn, an toàn hơn và lãi suất cũng tương xứng.

    Và nếu lãi suất tăng thì tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn rẻ vẫn sẽ không ảnh hưởng. Bởi mục tiêu chủ yếu của CASA là để giao dịch chứ không phải để hưởng lãi suất.

    Thực tế, năm 2021, CASA - vốn rẻ tại nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục tăng cao, lập kỷ lục trong lịch sử. Một số thành viên đã đạt từ 30-40%; kỷ lục đang thuộc về Techcombank với 50,5%.

    Thế nhưng, các nhà băng còn đưa ra kế hoạch tham vọng về CASA trong nhưng năm sắp tới. Đơn cử tại Techcombank, đặt mục tiêu CASA năm 2021-2025 đạt tỷ lệ 55%.

    Không chỉ CASA, vùng vốn rẻ trong hoạt động ngân hàng hiện nay còn được xác định mở rộng ở các kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần, khi mà lãi suất ở đây cũng chỉ quanh 0,2%/năm - rất rẻ.

    Vả lại, dù Fed đã tăng lãi suất, dự kiến có các bước tăng tiếp theo năm nay, song lãi suất trên thị trường quốc tế mà các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận vẫn "rẻ" hơn nhiều so với trong nước.

    Tất nhiên ở đây phụ thuộc vào sự ổn định của tỷ giá - điểm mà Ngân hàng Nhà nước vẫn đang cho thấy sự chắc tay những năm gần đây và triển vọng tiếp tục giữ được ổn định tương đối trong năm nay.

    Tuy nhiên, trong báo cáo thị trường tiền tệ mới đây, Công ty Chứng khoán SSI duy trì quan điểm mặt bằng lãi suất trên thị trường đã tạo đáy và kỳ vọng nhích tăng dần về cuối năm. Mức tăng lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế và diễn biến của lạm phát.

    Bộ phận phân tích cho SSI cũng cho rằng, nhiều khả năng lãi suất đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021 dưới áp lực của tín dụng hồi phục trong năm 2022.

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, 2 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định. Đến ngày 25/2/2022, tín dụng tăng 2,52% (VND tăng 2,34%, ngoại tệ tăng 3,96%).

    Trước đó, NHNN cho biết tín dụng cuối tháng 1 tăng 2,74%, như vậy tín dụng trong tháng 2/2021 đã giảm nhẹ.

    Chúng khoán BVSC cũng dự báo, tăng trưởng tiền gửi dân cư vẫn thấp trong năm nay khi người dân có nhiều sự lựa chọn kênh đầu tư có lợi suất cao hơn như chứng khoán hay bất động sản.

    Với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

    Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

    Về lãi suất, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

    Về tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
    --- Gộp bài viết, 30/03/2022, Bài cũ: 30/03/2022 ---
    BVH anh cả đánh phũ luôn, gom mạnh....chờ 2 em BMI và MIG dòng tiền vào gom hàng khuyế mãi giá đỏ xong là trưa chiều chạy nhanh cùng chuyến tàu dòng Bảo Hiểm thôi....BẢO HIỂM canh mua giá đỏ nhé....
  7. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    MIG đang rung lắc cho nhỏ lẻ rơi rụng vùng quanh 27. Khi cung giá rẻ ko còn mà cầu ngoài chực chờ lớn là kéo nhanh lắm. MIG là bảo hiểm làm ăn tốt nhưng thị giá thấp nên dễ hút Dòng Tiền NDT nếu vượt đỉnh cũ và được các cty CK khuyến Nghị thì về vùng 4x-5x cũng dễ dàng…. Canh nhặt từ từ nhé. anh em cứ canh giá Đỏ và kê giá nhặt dần , đừng tranh với DÒNG TIền lớn của Tổ CHức và Lái Tàu....còn kéo giá là của Tay to....anh em chưa lên tàu thì kê giá Đỏ ngồi chờ nhé....b-)...chứ 2 anh cả BVH và BMI chạy rồi mà MIG chưa chạy là quê lắm đó....hihihi...;))
  8. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    sáng giờ rung lắc...hàng giá rẻ dòng Bảo Hiểm nhỏ lẻ thoát hàng rơi ra.....anh em NDT bên ngoài nhặt được chưa? dòng tiền tồ chức thu gom BMI. BVH, MIG giá đỏ khéo quá....kết phiên về tham chiếu và xanh là tuyệt vời...:drm1
  9. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    2 hôm nay không chọc ngoáy Lái tàu dòng cp Bảo Hiểm nũa vì giờ dòng tiền chính thức đang vào dần dần nhóm cp Bảo Hiểm rồi....khả năng cao các tay to, tự doanh cty CK đang mua gom vào các cp Bảo Hiểm với thanh khoản cao như BVH, MIG, BMI....vùng này rung lắc cho nhỏ lẻ chốt lãi ngắn hạn xong cạn cung là bay nhanh....MIG đánh gom vui vãi...quay tay quanh vùng giá 26.5-27.2 gom lên và đè xuống....BMI thì quanh vùng 42.8-43.2.....BVH thì tổ chức hốt hàng quanh 61-62.....khi cung cạn như BMI (hôm nay) và CẦu luôn cao thì anh em nín thở chờ cú Breatk out mạnh kèm thanh khoản lớn của dòng tiền đánh mạnh vào Bảo Hiểm thì chạy nhanh lắm nhé...

    => RUng lắc mấy phiên của thị trường bao nhiêu thì cổ phiếu Bảo Hiểm bị hốt nhốt hết....b-)
    --- Gộp bài viết, 31/03/2022, Bài cũ: 31/03/2022 ---
    [​IMG]

    => Tiền đang chuyển từ dòng BDS sang gom dần cp nhóm Bảo Hiểm....nhưng dòng tiền này lớn và lượng cp Bảo Hiểm khá ít nên giá nhóm cp Bảo Hiểm khó giảm sâu theo kỹ thuật...nên có khi phải canh gom vùng giá quanh tham chiếu trước khi Cung cạn thì giá sẽ chạy....
    dophi91 thích bài này.
    muabandoanhnghiep đã loan bài này
  10. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.471
    Cổ phiếu bảo hiểm 2022: Cơ hội sẽ đến với những mã có “câu chuyện riêng”

    28/03/2022



    Vượt qua những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, năm 2021, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2022, nhiều dự báo cho thấy, cổ phiếu ngành bảo hiểm có thể sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của dòng tiền, đặc biệt là những mã có câu chuyện riêng như thoái vốn hay nới room ngoại.
    Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhờ thích ứng nhanh với thời thế

    Tương tự như 2020, năm 2021, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục chịu tác động mạnh vì giãn cách xã hội kéo dài do đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu khá mạnh tại các thị trường lớn, đặc biệt là các kênh kinh doanh theo mô hình truyền thống.

    Theo các chuyên gia của SSI Research cũng đồng thuận cho rằng, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề do giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Riêng trong quý III/2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm (GWP) và doanh thu phí khai thác mới (NBP) của bảo hiểm nhân thọ có mức tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay là +8,5% và -10,5% so với cùng kỳ. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giảm -12% so với cùng kỳ.

    “Một số khâu trong quy trình bán bảo hiểm nhân thọ (kiểm tra sức khỏe và chữ ký trực tiếp của bên mua) đã bị gián đoạn trong thời gian giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nhu cầu đối với bảo hiểm ô tô xe máy, bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm du lịch (đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm) ở mức thấp trong kỳ. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm y tế là ngoại lệ duy nhất với mức tăng 118% và 113% so với cùng kỳ, thể hiện nhu cầu bảo vệ sức khoẻ gia tăng trong bối cảnh đại dịch” – chuyên gia của SSI Research cho biết thêm.

    Cũng theo các chuyên gia của SSI Research, mặc dù tăng trưởng doanh thu chậm lại, song lợi nhuận vẫn mạnh mẽ nhờ lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện. Trong khi đó, tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong 2021 đều ở mức thấp chưa từng có do không có/ hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội.

    Theo số liệu của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2021 ước tính đạt 215 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ, dù vẫn thấp hơn mức tăng của năm 2020 và mức trước khi Covid-19 xảy ra.

    [​IMG]


    Trên thực tế, trong kỳ công bố Báo cáo tài chính 2021 nhiều doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết sàn chứng khoán vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực cả về doanh thu và lợi nhuận nhờ sự đa dạng kênh bán, chuyển đối số mạnh mẽ trong năm vừa qua.

    Trong số đó, Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC; mã Ck: MIG) đã vượt lên những khó khăn, thách thức từ Covid-19 và ghi nhận tổng doanh thu đạt 4225 tỷ đồng tăng trưởng 23,5 %, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc 3.936 tỷ đồng, tăng trưởng 25%. Lợi nhuận của MIC trong năm qua cũng đạt 281 tỷ đồng, tăng trưởng 16%, tăng trưởng gấp 5 lần so với thị trường và đứng thứ 5 về thị phần.

    Thông tin từ MIC còn cho biết, theo ước tính sơ bộ về kinh doanh, quý 1/2022 MIC ghi nhận tổng doanh thu bảo hiểm gốc hơn 1,200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành. Lợi nhuận trước thuế đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng tăng trưởng 93% so với cùng kỳ, nhờ việc tăng trưởng doanh thu và quản lý hiệu quả chi phí.

    Kênh bảo hiểm số đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu với mức tăng ấn tượng 5 lần so với cùng kỳ, chiếm 20% doanh thu. Sản phẩm chiến lược phân phối qua kênh số là các sản phẩm bán lẻ như: bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới. Kết quả trên khẳng định MIC đã có những bước đi linh hoạt trong chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số phù hợp xu hướng phát triển của ngành.

    MIC tiếp tục đặt mục tiêu cao - lọt Top 4 thị phần và Top 1 về hiệu quả

    Với kịch bản cơ sở là việc mở cửa nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối 2022, các chuyên gia của SSI Research kỳ vọng các hoạt động bán hàng cũng sẽ hồi phục tốt trong năm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm dự báo đạt 256 nghìn tỷ đồng (tăng 18% - 20% so với cùng kỳ).

    Ngoài ra, theo các chuyên gia này, bên cạnh động lực chính đến từ nhu cầu được phục hồi, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm có thể đến từ các yếu tố mới. Theo đó, kỳ vọng Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (E-insurance) cũng sẽ dần được hợp pháp hoá cho các sản phẩm bảo hiểm khác (bảo hiểm sức khỏe, tài sản thiệt hại, hàng hóa). Do đó, bán hàng qua kênh trực tuyến cũng sẽ dần được đẩy nhanh. Đồng thời, sự hợp tác với các công ty insurtech để tăng cường đổi mới cải tiến trong việc phân tích big data cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai.

    [​IMG]
    Theo đại diện lãnh đạo MIC, mặc dù năm 2022, bối cảnh vĩ mô nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng dự kiến sẽ còn gặp nhiều thách thức; tuy nhiên, MIC vẫn tiếp tục đặt mục tiêu cao trong năm mới. Năm 2022, MIC đặt mục tiêu lọt vào Top 4 thị phần với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận >40% và là Top 1 hiệu quả trong ngành.

    “Năm 2022, MIC sẽ tiếp tục chuyển đổi số sâu rộng và toàn diện. Mục tiêu doanh thu kênh số chiến lược chiếm 20% doanh thu 2022 và chiếm 30% doanh số năm 2025. Bên cạnh những khách hàng lớn hiện có, MIC cũng đang hoàn thiện và xây dựng các hệ sinh thái bao gồm: hệ sinh thái với các ngân hàng lớn, hệ sinh thái với các tập đoàn lớn ở Việt Nam như (Viettel, Masan, MWG…)” – đại diện MIC cho hay.

    Quan sát trên thị trường chứng khoán, năm 2021 có thể nói là năm thành công của nhiều cổ phiếu ngành bảo hiểm, khi phần lớn các cổ phiếu đều có sự tăng trưởng mạnh về giá. Bên cạnh yếu tố là nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ trong bối cảnh diễn biến thị trường khó lường, thì nhiều mã đã được hưởng lợi từ dòng chảy thông tin liên quan tới thoái vốn nhà nước hay nới sở hữu đầu tư nước ngoài (FOL; room ngoại).

    Trong tháng 8/2021, trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức cập nhật Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ tỷ lệ FOL đối với ngành bảo hiểm là 100%. Động thái này đã gỡ bỏ khó khăn của nhiều công ty bảo hiểm trong những năm qua khi có kế hoạch tăng tỷ lệ room ngoại.

    Trên thực tế thị trường, thông tin xác nhận tỷ lệ room ngoại đã có tác động lớn hơn đến định giá của cổ phiếu bảo hiểm so với thông tin về tăng trưởng lợi nhuận. Điều này theo các chuyên gia có thể sẽ còn tác động tích cực tới các doanh nghiệp có câu chuyện liên quan tới thoái vốn, nới room ngoại trong năm 2022.

    Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo MIC cũng chia sẻ, việc nâng room cho nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục làm việc với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm đối tác chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm của MIC trong năm 2022. “MIC cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư lớn trong, ngoài nước, các đối tác là các công ty/tập đoàn bảo hiểm lớn của nước ngoài về việc đề nghị hợp tác” – lãnh đạo MIC tiết lộ thêm./.

    Nguồn: tienphong.vn

    => MIG đè gom là có câu chuyện riêng ?
    dophi91 thích bài này.
    dophi91 đã loan bài này

Chia sẻ trang này