1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bắt đầu Thứ 2 tuần sau! TTCK sôi động hơn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 11/05/2007.

3424 người đang online, trong đó có 114 thành viên. 01:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8005 lượt đọc và 152 bài trả lời
  1. tuanbhxh

    tuanbhxh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn KAKA nhiều! Sẽ Hậu tạ ....khi hoà vốn!!!! Biết nhà rùi đấy!!!
  2. Iron_man_new

    Iron_man_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Bác Kaka đâu rồi. Xin thỉnh giáo bác thằng SD9 cái. Em lò dò vào thị trường thì dính ngay nó, vẫn ôm đến bây giờ. Đợt sóng gió vừa rồi lõm nặng quá.
    May nhảy sóng một ít với chú khác nên cũng được ít mà chẳng đáng bao nhiêu so với lõm của nó.
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    mai nó có thể đứng giá hoặc tăng nhẹ hichic
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Nhận định của HSBC và WB trái ngược nhau nhưng cũng có lý vì nói là ngắn hạn, HSBC, thực chất bình luận của HSBC cho mình suy nghĩ:
    HSBC sẽ khuyên mọi người nước ngoài có liên hệ với nó mua vào chứng khoán vì nhận định của mình cho đến hết quý 3 vì giá sẽ rẻ sau nhận định, chính phủ cũng cần thêm vốn cho nên HSBC đồng thời khuyên luôn là nên múc trái phiếu chính phủ với lãi suất cao, còn về vqấn đề lạm phát thì thấy trên báo chí có vẽ trầm trọng vì Việt Nam chỉ có thể chịu đư65ng lạm phát cao trong 2 năm liên tiếp, trong khi trong nghiên cứu của kaka từ hồi sinh viên mức lạm phát chịu được của Việt Nam lên tới 12%/ năm, bởi vậy các bạn hãy cân nhắc khi quyết định đầu tư chứng khoán, khi nhu cầu của con người về tổng thể hàng hóa thực là tăng thì chắc chắn giá chứng khoán sẽ tăng nhất là quý 2 bắt đầu vào mùa thu hoạch của các cty, cân nhắc nhé>>>> cũng dễ thôi, mua tiếp, lạm phát chưa tới 12% mà



    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 08:27 ngày 13/05/2007
  5. NYLLVESTON

    NYLLVESTON Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    620

    EM CŨNG CẦM CON NAY,SỢ QUÁ CHO ĐI LẠI CHO VÀO,CUT LOSS MÀ,GIỜ CHỜ NÓ CHỐT NGÀY VÀ CHUYỂN SÀN THÔI BIẾT SAO ĐƯỢC.BON NAY THÔNG TIN MỜ ÁM,KO RÕ RÀNG,TOÀN KIỂU KHÓ HIỂU.ÔM RƠM NẶNG BỤNG.CHẤP NHẬN THÔI CÁC BÁC Ạ.TỨC MÀ KO LÀM GÌ ĐƯỢC
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [KINH TẾ
    Báo SGGP và VATAP tổ chức hội thảo ?oChống gian lận thương mại trong kinh doanh gas?
    SGGP:: Cập nhật ngày 13/05/2007 lúc 01:03''''(GMT+7)
    Sẽ chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh gas
    Ngày 12-5, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức hội thảo ?oChống gian lận thương mại trong kinh doanh gas?. Hơn 50 đại biểu, đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty kinh doanh gas tham gia sự kiện này.

    Vì sao càng chống, gas lậu càng phát triển?


    Đại diện các công ty gas đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ

    Theo số liệu thống kê của Chi cục QLTT TPHCM, năm 2006, số bình gas giả bị bắt giữ lên đến 5.373 bình. Trong quý 1-2007, lượng gas sang chiết lậu bị phát hiện tại TPHCM lên đến 2.357 bình (chiếm hơn 40% so với cả năm 2006). Chi cục QLTT Bình Dương cũng thừa nhận, khoảng 40% bình gas bị bắt giữ tại Bình Dương trong thời gian vừa qua đều là gas giả. Đây thực sự là con số gây ?osốc? đối với người tiêu dùng. Không chỉ Bình Dương, vấn nạn gas giả đang bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Thượng tá Vũ Văn Bổn (Sở Cảnh sát PCCC TPHCM) cho biết, trong những vụ cháy nổ liên quan đến khí gas xảy ra trong thời gian gần đây, nguyên nhân do sang chiết gas lậu chiếm chủ yếu.

    Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực truy quét nạn gas giả. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, nạn gas giả đâu lại vào đó. Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Giám đốc Công ty Petro VN Gas phân tích: ?oSiêu lợi nhuận và mức xử phạt quá thấp là nguyên nhân làm gas giả càng chống càng phát triển. Thử làm bài tính, giá bình gas 12 kg hiện nay khoảng 185.000 đồng, chiết nạp lậu trốn được thuế VAT 10%, không phải đầu tư khấu hao (5.000 đồng/bình), chưa kể cân thiếu, như vậy cứ mỗi bình gas sang chiết lậu người bán thu lợi hàng chục ngàn đồng. Một đơn vị chỉ cần chiết nạp lậu 100 tấn/năm, lợi nhuận thu được lên đến hàng tỷ đồng. Do vậy, việc xử phạt hành chính với số tiền vài triệu đồng/vụ như hiện nay quả là không thấm vào đâu. Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội VATAP, còn dẫn chứng vụ gian lận thương mại trong lĩnh vực gas đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty TNHH Miền Đông. Sau gần 2 năm, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127 TƯ liên tục chỉ đạo, Tòa án Nhân dân huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng mới đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên sau 2 lần xét xử, bản án dành cho tội gian lận thương mại (GLTM) là? tù treo!?

    Đi tìm giải pháp


    Gas lậu bị bắt giữ tại tỉnh Bình Dương tháng 3-2007. Ảnh: Đ.T.

    Việt Nam hiện có 60 công ty kinh doanh gas, nhưng nhiều công ty vẫn được cấp phép kinh doanh khi chẳng đầu tư một vỏ bình nào. Cấp phép quá nhiều công ty, quá nhiều trạm chiết và đại lý dẫn đến tình trạng lúng túng trong hậu kiểm do thiếu nhân sự, thiếu kinh phí? Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Giám đốc Saigon Petro đặt câu hỏi, nếu quản lý nguồn gas chặt chẽ, các công ty GLTM lấy đâu ra nước gas để chiết lậu. Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp - Bộ Công nghiệp, Tiến sĩ Trần Văn Lượng nhấn mạnh: ?oGas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do vậy, việc cấp phép chế tạo, sửa chữa vỏ bình hay trạm chiết nạp gas đều phải có đủ điều kiện theo quy định. Hệ thống đại lý gas cũng phải được quản lý chặt chẽ, và cấp phép có điều kiện, như vậy mới hạn chế sự tiếp tay cho việc buôn bán gas lậu, bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng. Một bài học từ thị trường Thái Lan, cũng bắt đầu với tình trạng kinh doanh bát nháo, lộn xộn nhưng sau khi siết chặt mạng cấp phép, chấn chỉnh lại thị trường, Thái Lan nhiều năm qua vẫn ổn định thị trường chỉ với 7 công ty kinh doanh gas và 3 nhà máy sản xuất vỏ bình, trong khi lượng gas tiêu thụ tại đây cao gấp 4 lần VN.

    Bàn về giải pháp hạn chế nạn GLTM, đề nghị được các DN đề cập nhiều nhất chính là nhanh chóng bổ sung hoàn chỉnh kịp thời các văn bản pháp lý trong hoạt động kinh doanh gas. Không thể tiếp tục bỏ qua khâu kiểm định bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng phụ kiện gas nhập khẩu từ van, dây dẫn, bếp gas, vỏ bình? thay vì bỏ ngỏ như hiện nay. Các DN kinh doanh xuất nhập khẩu gas phải có kho bồn, cảng tiếp nhận. DN đầu tư trạm chiết phải có lượng vỏ chai tối thiểu 100.000 bình. Các công ty chỉ được bán hàng cho những đại lý có giấy phép kinh doanh, cung cấp danh sách đại lý mỗi 6 tháng một lần và phối hợp Sở Thương mại kiểm tra định kỳ. Ông Trần Trung Chính, Phó Tổng giám đốc Công ty VT-Gas đề xuất, cần sớm hoạch định chính sách cụ thể, đồng thời cân nhắc số lượng các công ty gas sao cho phù hợp từng vùng, miền.

    Cuộc trao đổi khá thẳng thắn tại hội thảo dường như đã giúp các cơ quan quản lý và DN gần nhau hơn trong cuộc chiến chống GLTM, bảo vệ người tiêu dùng. Ông Đỗ Văn Lê, Vụ trưởng Văn phòng Chính phủ cho biết, sắp tới, vụ sẽ trình Chính phủ chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh gas; sắp xếp và thiết lập lại đơn vị nào được phép nhập khẩu gas, đơn vị nào được phép sang chiết gas? Khi đó, việc quản lý mặt hàng gas sẽ dễ dàng hơn.

    S.ĐĂNG ?" Đ.THỤY

    Ông Bùi Minh Tiến, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Chế biến và kinh doanh sản phẩm khí:
    Thiết lập lại hệ thống xuất nhập khẩu gas

    Nhà máy Dinh Cố chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ gas cả nước, mỗi năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gas. Khác với xăng dầu, Nhà nước chỉ thiết lập 9 đầu mối nhập khẩu, nhưng kinh doanh xuất nhập khẩu gas công ty nào cũng làm được. Tình trạng này dẫn đến khó quản lý nguồn, các công ty gian lận thương mại (GLTM) vẫn dễ dàng mua được gas là vì vậy. Chúng ta cũng chưa có quy định về chất lượng gas, hầu như do các DN tự công bố. Để quản lý hệ thống đại lý, để phối hợp chống GLTM tốt hơn, vai trò và sự cần thiết ra đời Hiệp hội gas là chuyện cần nhanh chóng tính đến.

    Ông Trần Minh Loan, Giám đốc Công ty Gia Đình Gas:
    Cần thúc đẩy nhanh việc ra đời Hiệp hội gas

    Chung quanh câu chuyện tranh luận vỏ bình gas do công ty gas hay người tiêu dùng sở hữu (sau khi đã đóng tiền ký cược vỏ bình), tôi thấy rất khó hiểu. Vỏ bình là do các công ty gas đầu tư, chịu trách nhiệm bảo quản, kiểm định an toàn hàng năm theo quy định Nhà nước. Người dân chỉ thế chân vỏ khi sử dụng, không phải hợp đồng mua bán. Vậy nhưng ngay trong nội bộ cơ quan quản lý cũng hành xử mỗi nơi một kiểu. Khi đóng thuế, Cục Thuế tính rất đầy đủ vì chúng tôi là chủ sở hữu; nhưng khi ra tòa giải quyết tranh chấp gian lận thương mại, chiếm dụng vỏ bình bất hợp pháp, thì tòa lại ?ophán? vỏ bình sau khi đã thu tiền thế chân không còn do các công ty gas sở hữu!? Chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lý cần phải công bằng khi đề ra các quy định và công bằng cả trong thực thi.

    Là doanh nghiệp kinh doanh gas nhiều năm, chúng tôi rất đồng tình đề nghị cần đẩy nhanh thủ tục phê duyệt việc ra đời Hiệp hội gas. Thị trường gas đã phát triển quá lớn nhưng thiếu sự liên kết và nhu cầu thành lập Hiệp hội gas là nhu cầu rất bức bách.

    H.HIỂN ghi
    PGC đi xuống một vòng đợi quản ;lý thị trường can thiệp mới tăng lại được





    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 13/05/2007
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Thị trường chứng khoán tuần qua:
    VN - Index vượt ngưỡng 1 ngàn, sàn giao dịch lại đông vui
    12/05/2007 19:07

    Các nhà đầu tư lại phấn khích khi VN - Index lại liên tục lên điểm

    (HNMĐT) - Những dấu hiệu vui đã bắt đầu nhen nhóm trên thị trường chứng khoán tuần qua, khi chỉ số VN - Index liên tục lên điểm, một lần nữa vượt qua ngưỡng 1000 điểm (từ phiên giao dịch ngày 8/5). Sau một thời gian trầm lắng, trên các sàn giao dịch CK ở Hà Nội không khí đã nhộn nhịp trở lại.



    VN - Index tăng 9 phiên liên tiếp



    Không ít nhà đầu tư trong nước đã tỏ ra vui mừng khi thấy chỉ số VN - Index tăng liền 9 phiên. Ngay từ những phiên cuối tuần trước VN - Index đã nhích lên, nhưng sự bứt phá thể hiện mạnh nhất ở 2 ngày đầu tuần qua. Trên sàn Tp. HCM đa số các mã cổ phiếu đều tăng giá, đặc biệt là các loại cổ phiếu blue-chip như BMC, FPT, REE, DHG... Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/5 chỉ số VN-Index đã phá ngưỡng 1.000 điểm khi tăng tới 31,81 điểm (3,2%) so với phiên ngày 7/5, dừng lại ở 1.015,43 điểm. Như vậy, chỉ trong 2 ngày đầu tuần VN-Index đã tăng tới gần 70 điểm (mức tăng rất mạnh) với rất nhiều mã cổ phiếu tăng kịch trần, khiến nhiều nhà đầu tư phấn chấn hơn. Cũng như trên sàn TP. HCM, không khí giao dịch trên sàn Hà Nội đã sôi động không kém. Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/5 chỉ số HASTC-Index tăng 4,05 điểm, đóng cửa ở mức 331,2 điểm. Đặc biệt, khối lượng giao dịch tăng tới 90% so với hôm trước, đạt 2,367 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị 244,031 tỷ đồng ( tăng 64%). Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào mạnh và bán ra hạn chế.



    Sang ngày 9/5, mặc dù có khá nhiều loại cổ phiếu giảm giá, nhưng chỉ số VN-Index vẫn tăng do có một số mã cổ phiếu tăng kịch trần. Tuy nhiên, mức tăng mạnh như 2 phiên trước đã không được lặp lại và chỉ số VN-Index đã tăng chậm hơn nhiều. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại ở 1019,96 điểm, chỉ tăng 4,53 điểm ( bằng 0,4%) so với phiên trước. Nguyên nhân có thể do khá nhiều nhà đầu tư trong nước sợ rằng giá cổ phiếu sẽ lại xuống nên đã tranh thủ lúc tăng bán vợi một phần cổ phiếu nhằm giảm lỗ. Có lẽ vì vậy, khối lượng giao dịch đã tăng đáng kể, đạt 6,828 triệu đơn vị, trong khi đó phiên hôm trước tăng mạnh cũng chỉ đạt gần 6 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt 839 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với những phiên cuối tuần trước. Đến 10/5 thì chỉ số VN-Index đã gần như chững hẳn với mức tăng chỉ có 0,08%. Màu đỏ lại áp đảo trên bảng giao dịch điện tử với 78 mã chứng khoán giảm giá, chỉ có 17 mã tăng và 14 mã đứng giá. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, ngày 10-5, chỉ số HASTC-Index trên sàn Hà Nội đã giảm 3,09 điểm, dừng lại ở mức 331,07 điểm. Đặc biệt, khối lượng giao dịch giảm 46% và giá trị giao dịch giảm 48,7% so với phiên trước.




    Sàn giao dịch của Cty SSI lại nhộn nhịp khách hàng

    Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (11-5), nhiều mã cổ phiếu tiếp tục tăng giá, kéo chỉ số VN - Index tăng 19,59 điểm, dừng lại ở 1.039,63 điểm. Đây là phiên thứ 9 liên tiếp VN-Index lên điểm.Chỉ số chứng khoán tăng lên qua từng đợt khớp lệnh, và tăng cao nhất ở đợt khớp lệnh thứ 3. Đặc biệt là mã BMC (Khoáng sản Bình Định) liên tục tăng kịch trần, đến nay đã đạt 635 ngànđ/cp, trong khi trước Tết chỉ có giá dưới 100 ngàn đồng/cp. Đây cũng là một hiện tượng lạ trên thị trường chứng khoán VN, giống như loại cổ phiếu SJS (Sông Đà) trước kia luôn tăng với tốc độ phi mã. Trên sàn Hà Nội chỉ số HASTC-Index cũng đã tăng trở lại (tăng thêm 4,41 điểm). Tuy nhiên, lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối bỗng giảm sút hẳn. Riêng trong ngày 11/5 tổng khối lượng giao dịch của họ trên sàn HN chỉ đạt 48.300 CP (chưa bằng 1/6 các phiên giao dịch trước), trong khi đó lượng mua vào lại ít hơn lượng bán ra tới 10 ngàn cổ phiếu.



    Sàn giao dịch lại đông vui



    Nhận định về TTCK Việt Nam

    Thị trường CK Việt Nam vẫn đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hãng tin Reuters ngày 8/5 đưa tin, nhiều người dân Nhật Bản thông qua các công ty du lịch đang đổ xô sang Việt Nam mở tài khoản cá nhân để mua bán chứng khoán tại các sàn giao dịch. Tuy nhiên, đánh giá về diễn biến của thị trường thời gian qua, nhiều chuyên gia Tài chính - Chứng khóan cho rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả khá ấn tượng và được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất thế giới năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến thất thường, chưa thể coi là thước đo của nền kinh tế và cũng chưa thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp.

    Theo Tiến sĩ Phạm Huy Hùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, quan hệ cung - cầu về chứng khoán có lúc mất cân đối nghiêm trọng, và tâm lý đầu tư ngắn hạn theo kiểu ?obầy đàn? đã khiến cho thị trường phát triển chưa vững chắc. Chỉ số VN-Index tăng cao đột biến do các yếu tố không gắn với kết quả kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp niêm yết đồng thời tạo ra nguy cơ sụt giá cổ phiếu nhanh...

    Một điều dễ nhận thấy trong tuần qua là số nhà đầu tư lên sàn đông hẳn lên. Không khí trên sàn lại nhộn nhịp với những lệnh đặt mua - bán tấp nập. Bãi gửi xe miễn phí tại các sàn giao dịch của Kim Long, ACB, SSI... gần như lại chật cứng với các nhà đầu tư cũ và một lượng khá đông nhà đầu tư mới lên sàn mở tài khoản. Không ít người trong số họ đã "thắng ngay từ loạt đạn đầu". Hoàng Đăng, nhân viên của 1 Cty In ở quận Hòan Kiếm hồ hởi cho biết, anh mới mở tài khỏan hôm 3/5/2007 với số dư 70 triệu đồng. Nghe theo bạn bè, ngày 4/5 anh mua 2 mã chứng khoán FPT và VNM (mỗi mã 100 CP với giá 464 và 180 ngàn đ/Cp). Đến 11/5, thấy giá lên tốt, anh đã đặt lệnh bán tất và đã lãi được gần 9 triệu đồng trong vòng hơn 1 tuần. Làm gì để được lãi nhanh như vậy! - Đăng nói.



    Cũng như Đăng một số nhà đầu tư mới đã nhanh chân "lướt ván trên sàn" thu lãi nhanh trong đợt tăng giá vừa rồi. Cá biệt, có một nữ Việt kiều từ Austraylia về Việt Nam du lịch, thăm quê hương thấy chứng khóan hạ giá đã quyết định ở thêm gần 1 tháng, bỏ ra hơn 20 ngàn USD để đầu tư cổ phiếu. Tuần qua, thấy giá tăng đạt được kỳ vọng, chị đã bán hết số CP trên sàn và thu lãi hơn 40 triệu đồng, và chuyến du lịch VN của chị coi như không mất tiền. Trong thời buổi ảm đạm của TTCK mà đầu tư nhanh có lãi như vậy quả là may mắn và tài giỏi!



    Bên cạnh một số ít những nhà "lướt ván tài giỏi", hầu hết đều là những nhà đầu tư lâu dài, chắc chắn. Anh Nguyễn Tiến Dũng (phố Đội Cấn, Ba Đình) cho biết: Anh mới tham gia đầu tư chứng khóan hồi cuối tháng 3/2007 với hơn 200 triệu đồng, khi thị trường đã giảm được 1 tuần liền. Tưởng ăn, ai dè thị trường lại tiếp tục xuống. Nay thị trường lên, anh đã có lãi một chút, nhưng vẫn chưa bán mã cổ phiếu nào vì anh xác định coi như là mình gửi tiết kiệm. " - Có điều là mình không phải vay mượn nên không bị áp lực trả nợ, và mình xác định sẽ đầu tư lâu dài", - anh Dũng nói. Còn chị Huyền ở Trung Hòa, Cầu Giấy đã quyết định bán đi gần 10 ngàn cổ phiếu xi măng Bút Sơn (BTS) để cơ cấu lại danh mục đầu tư với 2 mã CP blue - chip trên sàn TP. HCM. Chị Huyền cho biết, chỉ khi va chạm với sự thăng trầm của thị trường mình mới trưởng thành và có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc đầu tư chứng khóan. Khi thị trường hạ nhất là thời cơ rất thuận lợi để đầu tư các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Mua các loại cổ phiếu giá rẻ, theo tôi, cũng đồng nghĩa với việc phải chịu nguy cơ rủi ro cao...


    >>> đừng chà đạp cổ phiếu dưới 8x nha mấy thằng nhà báo
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Giá cao su Việt Nam vẫn ở mức cao
    05:32'' AM - Chủ nhật, 13/05/2007

    Nhu cầu từ khách hàng nước ngoài mạnh đã đẩy giá cao su Việt Nam tăng 2,4% trong tháng qua mặc dù bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới.

    Trong khi sản lượng chưa nhiều, cao su SVR 3L, loại cao su xuất khẩu thông dụng nhất hiện tăng tới 2.439 ?" 2.440 USD/tấn, giao ngay, FOB Cảng Sài Gòn, so với chỉ 2.382 USD/tấn một tháng trước đây. Tính từ đầu năm tới nay, giá đã tăng 26%.

    Loại cao su đặc biệt CV60 đã tăng 17% từ cuối năm 2006 lên 2.633 từ một tháng nay và giữ vững ở mức đó từ bấy đến nay.

    Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái lan, Indonexia và Malaysia. Khoảng 65% cao su xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất thế giới.

    Một số tỉnh miền nam Việt nam bắt đầu trở lại thu hoạch mủ cao su từ tháng 4 sau 2 tháng gián đoạn, song sản lượng vẫn thấp. Mùa thu hoạch cao điểm là tháng 10.

    Bộ Thương mại dự báo giá cao su nội địa sẽ vững trong tháng 5 sau khi tăng nhẹ trong tháng qua.

    Giá mủ cao su thiên nhiên đã dao động nhẹ trong tuần qua, quanh mức 1.485 USD/tấn. Vào đầu tháng 4, giá mủ cao su là 1.545 USD/tấn, tăng so với 1.188 USD/tấn cuối năm 2006.

    Các thương gia trong khu vực cho biết lúc này chỉ có các thương gia ở Singapore có đủ hàng dự trữ và có thể bán sang châu Âu và Mỹ, còn tại các nước sản xuất nguồn cung rất khan hiếm nên giá cao su nguyên liệu vẫn cao.

    Xuất khẩu cao su Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 4/2007 giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 176.300 tấn, với thu nhập cũng giảm 4,2% xuống 309 triệu tấn. Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2007 dự kiến tăng 10% so với năm ngoái, lên 780.000 tấn, bao gồm cả 250.000 tấn nhập từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu.

  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Việt Nam quyết tâm thực hiện phát triển bền vững
    05:31'' AM - Chủ nhật, 13/05/2007

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Bích Đạt khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững, thể hiện bằng việc thông qua Phương hướng chiến lược về phát triển bền vững (Chương trình nghị sự Việt Nam 21) và thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do một phó thủ tướng đứng đầu.
    Phát biểu tại phiên họp cấp cao Kỳ họp thứ 15 Ủy ban Liên hợp quốc về phát triển bền vững tại Niu Yoóc (Mỹ) ngày 9/5, Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đã nêu bật những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện 4 lĩnh vực chủ yếu của chiến lược phát triển bền vững được bàn thảo tại hội nghị lần này là chính sách năng lượng vì phát triển bền vững, phát triển công nghiệp, vấn đề ô nhiễm khí quyển và không khí, và tình trạng biến đổi khí hậu.

    Về chính sách năng lượng, Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược trọng điểm quốc gia về tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng giai đoạn 2006-2015, trong đó đề ra những biện pháp toàn diện nhằm thực hiện chương trình này.

    Bên cạnh đó, Việt Nam còn chú trọng phát triển các nguồn năng lượng truyền thống như nhiệt điện và thủy điện, khai thác và phát triển các nguồn năng lượng sạch như khí sinh học, năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

    Về phát triển công nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt cho biết Việt Nam đặc biệt ưu tiên chiến lược xây dựng một nền công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý và các cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh việc thay thế các phương tiện kỹ thuật sản xuất lạc hậu bằng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và thân thiện hơn với môi trường, áp dụng các biện pháp và chế tài để buộc các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực hiện quy định về bảo vệ môi trường.

    Việt Nam cũng đã chú trọng các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, pháp lý và thiết chế nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm khí quyển và không khí, giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề này.

    Cùng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan khí tượng thuỷ văn trong công tác giám sát và dự báo thời tiết nhằm hỗ trợ tốt hơn việc phòng tránh thiên tai, Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt cho biết, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là nước thành viên, tập trung thực hiện Chương trình quốc gia nhằm loại bỏ các chất gây suy thoái tầng ôzôn và xúc tiến Chương trình quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

    Trong khuôn khổ hội nghị, đại biểu Việt Nam Nguyễn Thị Thái Phương, cán bộ Chương trình nghị sự 21, đã giới thiệu báo cáo về các chính sách bảo tồn sinh quyển và phát triển bền vững ở Việt Nam.

  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [VIB BANK và PVFC:
    ?oBắt tay? đầu tư dài hạn
    05:17'' AM - Chủ nhật, 13/05/2007

    VIB Bank và Cty tài chính dầu khí (PVFC) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với cam kết sẽ cùng nhau hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực về nguồn vốn, đầu tư, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ thanh toán, tín dụng và thu xếp vốn. Bên cạnh thỏa thuận chính thức, 2 bên còn ký hợp tác vốn tương hỗ với trị giá khoảng 300 tỷ đồng.


    Theo ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng Giám đốc VIB Bank: hiện đang có một xu hướng các Cty trong nước cùng bắt tay hợp tác phát triển và cùng hỗ trợ nhau về nguồn vốn và tăng tính khả thi của các dự án đầu tư trên cơ sở các bên cùng có lợi. Để phát triển và tạo đối trọng với các tập đoàn nước ngoài, DN cần thay đổi tập quán kinh doanh đơn lẻ, phân tán để liên minh lại với nhau mới mong có sức mạnh đối diện với sự cạnh tranh mang tầm vóc của thị trường mới. Vì vậy, VIB Bank và PVFC muốn tạo điều kiện tối đa cho các đối tác cũng như tận dụng mọi cơ hội đầu tư.

    Được biết, theo thỏa thuận, PVFC sẽ có thể tận dụng những cơ hội để phát triển mạng lưới (cụ thể là nhằm hỗ trợ cho các Cty thành viên của PVFC phát triển), phát triển khách hàng và cơ cấu vốn của VIB Bank để phục vụ cho những hoạt động kinh doanh cũng như ?obắt tay? với VIB Bank trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là những lĩnh vực đầu tư lớn, dài hạn trong xây dựng, dầu khí.

    Cùng với thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên, VIB Bank và PVFC sẽ đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển vào các lĩnh vực năng lượng (nhiệt điện, thủy điện, dầu khí), sản xuất công nghiệp (chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ, các sản phẩm phục vụ công nghiệp dầu khí, năng lượng, xây dựng), xây dựng (các dự án dầu khí, năng lượng, khu đô thị, khu thương mại, khu công nghiệp, chế xuất), bất động sản? Theo ông Vũ, với những dự án đầu tư lớn và dài hạn như vậy rất cần sự đồng thuận lâu dài và vì vậy trên cơ sở thỏa thuận hợp tác toàn diện này, hai bên sẽ cam kết xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể cho từng năm. Hai bên cam kết hỗ trợ các đơn vị thành viên, hợp tác thực hiện và triển khai các cơ hội đầu tư như đã thỏa thuận.

    Cũng cần khẳng định rằng, từ đầu năm 2007 đến nay, gần như tuần nào cũng có thông tin về những cái bắt tay hợp tác tương tự của các DN có vốn lớn, một số tập đoàn. TCty lớn và một số ngân hàng cổ phần. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành tài chính, sự liên kết này sẽ tạo ra những group thực sự tại VN. Bởi những cái ?obắt tay? này sẽ tạo nên những cơ hội thực sự cho những nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, từ việc ?obắt tay? của VIB bank và PVFC cũng đã cho thấy, các DN VN đang rất cần sự hợp tác toàn diện hơn nữa để cùng lớn mạnh như ông Vũ khẳng định: ?oChúng tôi luôn chú trọng phát triển quan hệ hợp tác đa liên kết với các DN lớn để từ đó 2 bên có thế cùng phát huy mọi lợi thể trong các lĩnh vực như nguồn vốn, đầu tư, tài chính và dịch vụ?.

Chia sẻ trang này