Bắt đầu Thứ 2 tuần sau! TTCK sôi động hơn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 11/05/2007.

2444 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 7960 lượt đọc và 152 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Dự kiến từ tháng 1-2008
    Lương tối thiểu sẽ tăng lên 540.000 đồng
    SGGP:: Cập nhật ngày 12/05/2007 lúc 02:11''(GMT+7)
    Theo tin từ Bộ LĐ-TBXH ngày 11-5, trong tháng 5 này, bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2008 - 2012. Điều đáng chú ý là thời gian điều chỉnh mức lương tối thiểu (LTT) sẽ không phải là 1-10-2007 như lộ trình đề án cải cách chính sách tiền lương đã được Quốc hội thông qua, mà sẽ tăng từ năm 2008. Lý giải về điều này, Ban soạn thảo đề án cho rằng, tăng LTT từ năm 2008 sẽ thuận lợi cho việc tăng LTT liên tiếp, tiến tới nhập mức LTT chung, muộn nhất là vào năm 2012.

    Ban soạn thảo đã quyết định chọn phương án tăng 20% vào tháng 1-2008 (ở thời điểm đó mức LTT sẽ là 540.000 đồng/tháng). Việc tăng LTT sẽ được thực hiện đều đặn vào tháng 1 hàng năm. Dự kiến tháng 1-2008 tăng lên 540.000 đồng/tháng; tháng 1-2009 tăng lên 648.000 đồng/tháng và tiếp năm 2010 tăng lên 777.600 đồng/tháng (mỗi năm LTT sẽ tăng thêm 20%).

    Cùng với việc trình Chính phủ về thời điểm và mức tăng LTT, Bộ LĐ-TBXH cũng trình phương án hợp nhất mức LTT trong tất cả các loại hình DN

    >>> chứng tỏ đã biết dè chừng lạm phát híhí >>>> thế nào giữ năm mấy chả cũng thưởng cho người lao động chiêu này mình biết
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Thành lập Tập đoàn Công nghiệp cao su VN: Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực
    SGGP:: Cập nhật ngày 12/05/2007 lúc 00:46''(GMT+7)
    Tổng Công ty Cao su Việt Nam vừa chính thức ra mắt và đi vào hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực với tên gọi Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Đây cũng là đơn vị trong nước đầu tiên thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn từ ngành nông nghiệp chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ để từng bước mở rộng đầu tư đa ngành. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với ông Trần Kiên Quyết, Chủ tịch HĐQT VRG xung quanh sự kiện này.


    Khai thác và chế biến mủ vẫn là nhiệm vụ chính của Tập đoàn CN Cao su VN. Ảnh: Quốc Hùng

    - PV: Thưa ông, tại sao đến thời điểm này VRG mới quyết định ra mắt?

    Ông TRẦN KIÊN QUYẾT: Năm 2007, việc chuyển dịch cơ cấu ngành cao su trở thành ngành kinh tế công nghiệp dịch vụ là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành cao su nói riêng và công nghiệp Việt Nam nói chung. Mặt khác, sự ra mắt của VRG hoàn toàn phù hợp với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, nhằm khẳng định tầm vóc, vị thế của VRG trong nước và quốc tế.

    - Tập đoàn đầu tư đa ngành cụ thể là như thế nào?

    VRG chủ trương mở rộng theo hướng hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, nhưng nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su. Chúng tôi đang đầu tư sản xuất săm lốp ô tô (khoảng 3 triệu bộ/năm), băng tải cao su (700 km/năm) và các loại sản phẩm có giá trị tăng cao như chỉ thun phục vụ cho ngành may mặc cũng như các phụ kiện cao su trong các ngành công nghiệp khác. Năm 2006, VRG đã đầu tư trên 400 tỷ đồng vào nhà máy sản xuất băng tải cao su Bến Thành tại huyện Củ Chi và Nhà máy Chế biến gỗ Quảng Trị. Sản phẩm này chúng tôi cung cấp cho ngành xi măng, than, có giá thành rẻ hơn 2 - 3 lần so với băng tải nhập khẩu.

    Ngoài ra, VRG cũng đang xúc tiến hợp tác với Công ty Cao su Đà Nẵng, Casumina và Aboll Ấn Độ đầu tư sản xuất săm lốp, nâng công suất 4 nhà máy chế biến gỗ hiện có, xây dựng nhà máy mới tại Bình Phước, sản phẩm chính là gỗ DMF và bàn ghế với công suất 150.000m³/năm, duy trì và phát triển các sản phẩm bóng cao su, giày thể thao? VRG còn đầu tư khoảng 300 triệu USD vào ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, kinh doanh vận tải, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế?

    - Về nhiệm vụ chính là trồng và khai thác mủ cao su thì như thế nào?

    Theo chỉ đạo của Thủ tướng ***************, đã là VRG thì nhiệm vụ chính không thể xa rời là việc trồng và khai thác mủ cao su, tập trung sản xuất sản phẩm từ cao su phục vụ cho các ngành công nghiệp. Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng thời giải quyết việc làm cho người dân tại các địa phương, vùng sâu vùng xa có trồng cao su trong cả nước.

    - Có dư luận cho rằng, một số công ty cạnh tranh hạ giá bán, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho ngành cao su trong nước, VRG sẽ xử lý hiện tượng này như thế nào?

    Tôi khẳng định, cạnh tranh gì thì cạnh tranh nhưng riêng mặt hàng mủ cao su thì không có. Giá xuất khẩu là do các công ty thành viên trong tập đoàn thống nhất đưa ra chứ không phải tự VRG hay công ty nào quyết định. VRG có bộ phận cập nhật giá cả và tập đoàn chỉ đạo các công ty thành viên không được bán giá thấp hơn mức giá chung đã thống nhất. Còn công ty nào bán giá cao hơn thì công ty đó thu lợi nhuận nhiều hơn. Như vậy, không thể có tình trạng một số công ty cao su bán phá giá được.



    - VRG hiện quản lý khoảng 83.000 lao động, tổng tài sản hơn 14.350 tỷ đồng. Năm 2006, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 12.900 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 4.100 tỷ đồng, lương công nhân đạt bình quân gần 4 triệu đồng/người/tháng.

    - VRG đang khai thác sản xuất trên diện tích 220.000 ha, trong đó có trên 180.000ha cao su khai thác, với tổng sản lượng 320.000 tấn mủ.

    Dự kiến, đến năm 2015 tập đoàn sẽ quản lý trực tiếp khoảng 500.000ha, trong đó trồng ở nước ngoài khoảng 200.000ha gồm 100.000ha ở Lào và 100.000ha ở Campuchia. Như vậy diện tích cao su Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 900.000ha (kể cả nước ngoài).

    - Thủ tướng đã chỉ đạo VRG phối hợp với các tỉnh thành rà soát lại tất cả loại rừng. Rừng nào không đạt hiệu quả kinh tế thì chuyển sang trồng cao su, VRG đã triển khai đến đâu?

    Việc này rất khó, chúng tôi đã đặt vấn đề với nhiều tỉnh thành, nhưng đến nay, chưa tỉnh nào đáp ứng hợp tác cụ thể. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhiều nơi và nhận thấy hầu hết rừng đã bị khai hoang trồng trọt các loại cây khác, nhưng khi đề cập chuyển sang trồng cao su thì bị phản ứng quyết liệt.

    Để triển khai nhanh, theo tôi, các tỉnh thành cần phân loại rừng - rừng nào không hiệu quả, đất nào trống thì giao cho VRG, phải có văn bản cụ thể. Hiện nay, nhiều tỉnh giao cho VRG đất trống đồi trọc, thậm chí, nhiều nơi nông dân còn trồng khoai mì, mía, nhưng lại bảo là rừng, làm sao chúng tôi dám nhận!

    - Còn việc xây dựng thương hiệu cao su VN?

    Nhiều sản phẩm của các đơn vị trực thuộc VRG như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Bình Long, Phước Hòa, Tây Ninh? đã tạo được thương hiệu riêng. Thời gian tới VRG sẽ phối hợp với các công ty thành viên nhằm xây dựng ngành cao su Việt Nam thành một thương hiệu lớn mạnh và uy tín trong khu vực và thế giới.
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    SÀI GÒN THỨ BẢY
    GS-TS Võ Tòng Xuân
    ?oThợ giỏi nên trả lương cao hơn thầy dở?
    SGGP:: Cập nhật ngày 07/05/2007 lúc 11:42''(GMT+7)
    Vào Đại học (ĐH) luôn là áp lực lớn đối với học sinh phổ thông. Thực tế, gia đình nào cũng muốn con em mình tốt nghiệp ĐH. Các cơ quan, doanh nghiệp... khi tuyển dụng lao động cũng đòi hỏi bằng cấp ĐH. Do đó, học ĐH gần như là một nhu cầu bắt buộc, thậm chí những học sinh trình độ thấp cũng cố gắng vào ĐH bằng được (!?). Điều này, dẫn đến tình trạng ?othừa thầy, thiếu thợ?. Trao đổi với phóng viên Tuần san SGGP Thứ Bảy, GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, người dành nhiều tâm huyết với sự nghiệp GD-ĐT, cho rằng:



    Nếu cứ nghĩ ai vào ĐH cũng giỏi, cũng tài, cũng có khả năng đáp ứng được công việc là chưa đúng. Nhìn vào cách đào tạo của ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự gắn với nhu cầu lao động. Mỗi năm, chúng ta đào tạo rất nhiều người tốt nghiệp ĐH nhưng không ít người vẫn không tìm được việc làm hoặc phải làm trái nghề. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế? khi sang Việt Nam tìm chuyên viên tỏ ra thất vọng vì sinh viên tốt nghiệp ĐH của ta không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

    - Thưa giáo sư, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

    - Có nhiều nguyên nhân, trong đó tâm lý học ĐH hiện nay còn ăn sâu vào suy nghĩ nhiều người. Mặt khác, việc sử dụng lao động, trả lương cán bộ? vẫn ưu tiên cho người có bằng ĐH, bất chấp năng lực thế nào. Từ đó, người người lao vào học ĐH? còn chất lượng ra sao lại là việc khác.

    Nhiều nước trên thế giới không cần ?othầy dở? mà cần ?othợ giỏi?. Họ khuyến khích học cao đẳng cộng đồng, đào tạo thợ giỏi để làm đúng nghề, phù hợp nhu cầu xã hội; khi ra trường có việc làm ngay và lương cao. Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm học ĐH: những ngành nào cần trình độ ĐH thì đào tạo ĐH, những ngành cần thợ thì đào tạo thợ giỏi. Theo đó, cơ quan sử dụng lao động nên trả lương cho ?othợ giỏi? cao gấp nhiều lần so với ?othầy dở?. Đây là điều hết sức công bằng và sẽ giảm áp lực vào ĐH hiện nay.

    - Tuy nhiên, thực tế hiện nay giữa đào tạo và sử dụng lao động còn khoảng cách?

    - Điều này đúng. Tôi đơn cử, hiện nay nhiều cơ quan luôn nói đủ biên chế, đủ người nhưng không ai dám loại bỏ những người dở, yếu kém, không làm được việc mà chỉ ngồi hưởng lương. Tại sao không thay đổi bằng những cán bộ trẻ năng động?

    Tại ĐH An Giang, trước đây khi lên kế hoạch đào tạo 140 - 150 sinh viên để làm chủ nhiệm hợp tác xã, lập tức được các địa phương ủng hộ. Tuy nhiên, khi ra trường, nhiều em không phát huy năng lực do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc HTX không biết sử dụng người là điều đáng tiếc. Thật ra, ở mỗi xã nên có 1 cán bộ phát triển nông thôn, nhất là ở nước ta khi kinh tế nông nghiệp còn đóng vai trò chủ đạo. Việc gia nhập WTO, lĩnh vực nông nghiệp cũng khá quan trọng, theo đó, cán bộ phát triển nông thôn được đào tạo căn cơ, gần dân, sẽ giúp ích nhiều cho nông dân và địa phương.

    - Theo giáo sư, việc ĐBSCL đang mở nhiều trường ĐH có cần thiết không? Đây có phải là giải pháp tốt nhất để nâng cao dân trí?

    - Nhiều trường ĐH ra đời bất chấp việc thiếu giảng viên giỏi, cơ sở vật chất? là không nên. Nhiều trường ĐH không nên quá chú trọng vào đào tạo kiến thức hàn lâm mà nên đi theo hướng cộng đồng, đào tạo nghề khi ra trường có việc làm ngay. Vấn đề phổ cập hiện nay cũng nên xem lại bởi chất lượng không cao mà mỗi năm chúng ta tốn tiền tỷ. Điều quan trọng là tăng cường truyền thông để thay đổi suy nghĩ của người dân đồng bằng, xóa ý nghĩ ?okhông học vẫn sống được, dốt vẫn vào xã làm việc?? Làm được điều này, Nhà nước phải có sự ràng buộc để người dân thấy được việc học là cần thiết. Ví dụ như muốn có bằng lái xe phải quy định học lớp mấy mới đủ điều kiện dự thi.

    Ngoài ra, phải thay đổi phương pháp giảng dạy từ tiểu học đến trung học, cao đẳng, ĐH? Đã vào WTO là mở ra cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Giáo dục ĐBSCL chuyển hướng chậm sẽ bị thua thiệt nhiều điều.

    - Xin cám ơn giáo sư.


    >>>> đúng rồi nè
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Thứ Bảy, 12/05/2007, 18:06 (GMT+7)

    Ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á:

    Một chút cổ phần có là bao!



    TTCT - Cổ phiếu ngân hàng (NH) được xem là cổ phiếu ?ovua?, thế nhưng ngay trên sàn chứng khoán, giá của các ?ovua? lại thấp hơn một loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp khác như FPT, Kinh Đô, Vinamilk, nhà Thủ Đức, SJS...

    Vì sao lại có sự chênh lệch này? Ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc NH Đông Á, nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần: ?oTôi cũng đang tìm hiểu lý do?.

    20% = 150 triệu USD?

    * Giới đầu tư nói NH Đông Á rất chậm chân trong việc ?ođại chúng hóa? so với ACB hay Sacombank vì ông Trần Phương Bình và vợ (bà Cao Thị Ngọc Dung, tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quí Phú Nhuận - PNJ - cổ đông lớn thứ hai trong Đông Á) rất ?obảo thủ?. Ông thấy họ có lý không?

    - Tôi bảo thủ thì được gì cho mình? Tôi chỉ nắm 2,1% cổ phần trong Đông Á, số cổ phần sở hữu riêng của vợ con tôi còn ít hơn rất nhiều, vậy làm sao nói tôi bo bo giữ Đông Á cho mình được! Mà hội đồng quản trị (HĐQT) cũng đã quyết sau khi bán đủ 30% cổ phần theo tỉ lệ được Chính phủ cho phép, Đông Á sẽ lên sàn. Tôi đâu thể cưỡng lại lộ trình này.

    * Nhưng nhắc tới tên lãnh đạo của Đông Á thì dường như chỉ có ông, trong khi ở các NH cổ phần khác quyền lực được chia sẻ cho nhiều người, mà như thế cũng đồng nghĩa với việc tập hợp được sức của nhiều người để phát triển NH?

    - Tôi đâu cần phải vừa điều hành NH hằng ngày vừa lo thảo chiến lược phát triển đến bạc cả tóc thế này! Nhưng cũng có cái khó là trong khi HĐQT của một số NH khác chỉ chú tâm lo cho NH thì hầu hết thành viên trong HĐQT của Đông Á là kiêm nhiệm (chủ tịch HĐQT của Đông Á là ông Phạm Văn Bự, phó trưởng ban tài chính - quản trị thành ủy, là cổ đông lớn nhất của Đông Á với 20% cổ phần - NV). Ngay cả khi ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần với Citigroup, tôi cũng gần như chỉ có một thân một mình.

    * Nhưng Đông Á đàm phán với Citigroup lâu hơn hẳn quá trình này ở các NH khác, có phải vì ông ?otreo? giá cao? Nghe nói các NH khác bán 10% cổ phần với giá chừng vài chục triệu USD, còn Đông Á thì ?ohét? đến 75 triệu?

    - Citigroup là một thương hiệu chúng tôi kỳ vọng được hợp tác. Nhưng nếu Citigroup không có hai chi nhánh ở VN thì mọi việc đàm phán sẽ dễ dàng hơn. Hai chi nhánh này đang tập trung vào bán sỉ (tài trợ cho các doanh nghiệp) và nghiệp vụ NH đầu tư, điều đó có nghĩa Citigroup đầu tư vào Đông Á để tấn công thị trường bán lẻ.

    Nhưng chúng tôi không cam tâm mãi làm NH bán lẻ, bởi hướng phát triển lâu dài của Đông Á là trở thành tập đoàn tài chính, được hỗ trợ bởi các công ty con như bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, thẻ... Làm sao để hài hòa con đường phát triển của cả hai bên, đấy là điều tôi còn băn khoăn chưa tìm được câu trả lời.

    Còn giá cả hiện nay chúng tôi vẫn đang thỏa thuận nên chưa thể tiết lộ, nhưng có một điều chắc chắn là hai bên thương lượng trên thế cân bằng. Với lại, không thể so sánh giá chuyển nhượng cổ phần của Đông Á với các NH đi trước, vì VN-Index hiện nay so với năm 2005 cách nhau một trời một vực.

    Đông Á sẽ bắt tay với Bệnh viện Bình Dân?


    Các nhà đầu tư theo dõi giá khớp lệnh ở sàn giao dịch chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong ngày đầu tiên đưa vào hoạt động tại quận 1, TP.HCM (ảnh chụp sáng 2-5)

    * Cổ phiếu NH được đánh giá cao vì lợi nhuận của ngành này ngày càng tăng mạnh. Ba tháng đầu năm nay, lợi nhuận của nhiều NH thương mại cổ phần tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận NH tăng thì gánh nặng chi phí vốn đè lên doanh nghiệp, ông nghĩ sao?

    - Hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70-80% tổng lợi nhuận của nhiều NH, Đông Á cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu phân tích kỹ, hoạt động đầu tư tài chính sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho NH hơn đi cho vay, nhưng rủi ro thì cũng như nhau cả thôi. Nền kinh tế vẫn đang cần vốn do các NH cung cấp, vì thế chúng tôi cũng phải cân đối để làm tốt vai trò này.

    Về đầu tư tài chính, hiện nay Đông Á không đầu tư trên sàn, chúng tôi chủ yếu tham gia đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, nước, bưu điện... để trở thành cổ đông chiến lược của họ. Lúc trước, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn đấu giá một số công ty thành viên, Đông Á tham gia đủ, mỗi công ty mua 10% cổ phần. Đầu tư vào ngành nước không lỗ nhưng lời cũng chẳng là bao, nhưng cái đích tôi nhắm đến là sau này khuyến khích khách hàng thanh toán tiền nước qua NH.

    * Nghe nói Đông Á cũng được ?otuyển chọn? làm cổ đông chiến lược của Bệnh viện Bình Dân khi bệnh viện này cổ phần hóa?

    - Chúng tôi cũng đã bàn đến nhưng vẫn chưa gút được phương thức hợp tác. Bình Dân từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển sang làm kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức lại hệ thống tài chính. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trong vấn đề này, nhưng phải chờ đến khi đề án cổ phần hóa Bình Dân được thông qua mới nói tiếp câu chuyện này được.

    * Trong rổ VN-Index, đóng góp của ACB và Sacombank chẳng là bao bởi giá của hai NH này rất thấp so với các cổ phiếu khác. Trên sàn OTC, giá của Đông Á cũng chỉ ở mức tương đương với hai NH bạn. Theo ông, vì sao cổ phiếu ?ovua? lại không cạnh tranh nổi với các ?ođại gia? khác trên sàn?

    - Để giải thích lý do thì phải bàn nhiều, mà lý do cũng khó có thể rõ ràng trong tình hình giá chứng khoán biến động không biết đường nào mà lần thế này. Thật ra, lên cao như cổ phiếu FPT tôi nghĩ sẽ là một áp lực rất lớn cho ban điều hành, bởi qui luật thị trường có lên thì có xuống, mà lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Giá trị cổ phiếu lên nhanh xét về mặt tâm lý cán bộ công nhân viên cũng có ảnh hưởng không tốt. Có người ở một vị trí bình thường, sau một thời gian ngắn tự nhiên thấy mình có tiền tỉ trong tay thì tốc độ làm việc cũng chùng xuống.

    Tôi cũng cho rằng biến động của VN-Index hiện nay chưa cho thấy rõ xu hướng của thị trường. Theo lẽ thường, nếu nhóm cổ phiếu của ngành nào lên giá liên tục thì hẳn ngành đó đang ăn nên làm ra, rất nên đầu tư, còn nhóm cổ phiếu của ngành nào đi xuống mãi thì phải xem lại. Có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phân định tiềm năng phát triển của ngành thông qua rổ VN-Index. Còn hiện nay, vì sao FPT cao giá thì chỉ có thể giải thích vì công nghệ thông tin đang là ngành thời thượng.

    * Còn ngành kinh doanh NH thì sao, thưa ông?

    - Giới đầu tư vẫn đánh giá cao ngành NH, xét về mặt dư địa thị trường còn rộng lớn do chỉ có chưa đầy 10% dân số đang sử dụng dịch vụ NH. Các NH nước ngoài muốn tấn công vào thị trường bán lẻ cũng là để khai thác thị trường này. Cái thiếu của ngành NH hiện nay là nhân lực, bởi ai cũng thấy lãnh đạo các NH cứ chạy loanh quanh qua lại với nhau, tìm không ra gương mặt mới.

    * Tìm không ra, có nghĩa ông sẽ tiếp tục ở lại vị trí tổng giám đốc của NH Đông Á nhiều năm nữa?

    - Tôi không nói thế! Hiện nay, công việc tôi đã chia sẻ với cấp dưới nhưng trách nhiệm thì không thể. Tháng bảy này Đông Á sẽ bổ sung một số vị trí mới để chuẩn bị cho sự kế thừa. Tôi đang làm việc với ông Richard Moore, giám đốc sáng tạo của Công ty Richard Moore Associates, để thay đổi toàn bộ hình ảnh thương hiệu của Đông Á. Tôi biết rằng điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là phải học cách suy nghĩ của người đã từng làm việc với nhiều người khác.

    ĐÔNG GIẢN thực hiện
    nước ơồ hơi bị cao đó, hichic, tranh giành nào anh em



    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 12/05/2007
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Hoa Kỳ từ chối nhập khẩu 27 lô hàng thuỷ sản của VN

    Lao Động số 107 Ngày 12/05/2007 Cập nhật: 7:05 AM, 12/05/2007


    (LĐ) - Nguồn tin Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VN ngày 11.5 cho biết, chỉ riêng trong tháng 4.2007, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối nhập khẩu 27 lô hàng thuỷ sản của VN, phần lớn nhiễm các tạp chất và hoá chất cấm như salmonella, chloramp và poisonus.
    Chủ các lô hàng này có trụ sở tại TPHCM, Vũng Tàu, Bến Tre, Nha Trang.


  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [liên quan đến TRIBECO< SCD ý nói nước yến mắc hơn nước ngọt mà bằng nườc ngọt


    Nước yến đóng lon: Không hơn gì nước ngọt


    Khách chọn mua nước yến tại một siêu thị TPHCM.
    Do giá yến sào hiện nay không dưới 45 triệu đồng/kg nên ngay cả với những đơn vị làm ăn đàng hoàng, việc đưa nguyên liệu yến sào vào sản phẩm cũng chỉ với tỉ lệ không đáng kể. Chẳng hạn sản xuất 2.000 lon nước yến ngân nhĩ thì thành phần yến sào chỉ có từ 50-100g.


    Nhu cầu sử dụng các loại nước yến đóng lon hiện nay khá cao, trong đó rất nhiều người bệnh, thể trạng yếu rất thích mua dùng. Nguyên nhân là do nhiều người vẫn nghĩ rằng yến sào là một trong những loại rất bổ dưỡng, nên có lẽ nước yến đóng lon cũng sẽ có tác dụng bồi bổ rất cao. Sự thật như thế nào?

    Có bao nhiêu phần trăm yến?

    Hiện nay có hàng chục đơn vị trong nước đang sản xuất mặt hàng này. Mẫu mã, màu sắc lon nước cũng na ná như nhau. Do có nhiều cơ sở sản xuất, nên giá bán ngày càng cạnh tranh, hiện chỉ còn bằng giá một số loại nước ngọt khác (từ 4.000 đồng- 6.500 đồng/lon).

    Giới sản xuất chế biến đồ uống cho biết, quy trình sản xuất nước yến cũng giống như sản phẩm nước ngọt, chỉ có khác một số thành phần nguyên liệu. Thậm chí không cần phải đầu tư dây chuyền máy móc gì hiện đại mà chỉ cần vài cái thau, chậu dùng để pha chế rồi đóng lon theo dạng thủ công là xong.

    Do giá yến sào trên thị trường hiện nay không dưới 45 triệu đồng/kg nên ngay cả với những đơn vị làm ăn đàng hoàng, việc đưa nguyên liệu yến sào vào sản phẩm cũng chỉ với tỉ lệ không đáng kể.

    Chẳng hạn sản xuất 2.000 lon nước yến ngân nhĩ thì thành phần yến sào chỉ có từ 50 - 100 g. Với tỉ lệ khiêm tốn như trên nhưng tính ra chi phí cũng đã lên tới từ 1.500 đồng- 2.000 đồng cho một lon sản phẩm.

    Chất lợn cợn, dai dai giống như tổ chim yến, vốn là nguyên liệu chính, thực ra chỉ là một thứ nguyên liệu bán đầy ở các chợ. Chất lợn cợn này hoàn toàn không phải là yến sào chiết xuất từ tổ yến, mà đó là nấm tuyết, một loại nấm thường được các bà nội trợ mua với giá vài ngàn đồng/bó để chế thành các món xào, gỏi hoặc nấu canh.

    Ngoài ra, trong thành phần nước yến đóng lon còn có độ sền sệt mà nhà sản xuất cố ý tạo ra. Theo kỹ sư Bùi Văn Hải, phụ trách kỹ thuật Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Tâm, thì độ nhớt, nhầy trong nước yến là do sử dụng chất tạo nhớt, tạo đặc công nghiệp mà có.

    Một số cơ sở còn sử dụng nguyên liệu thạch trắng, rau câu (agar) để tạo độ nhớt hoặc tạo thành hạt có độ dai. Nhà sản xuất còn sử dụng chất ổn định để các thành phần trong sản phẩm không bị lắng xuống.

    Không hơn gì nước ngọt

    Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết các chất dinh dưỡng từ tổ yến đều do nước dãi yến tiết ra. Trong thành phần dãi yến có 50% protein, 30,55% gluxit, 6,19% khoáng (phốt pho, sắt, kali, canxi), tác dụng nuôi phế âm, tiêu đàm hết ho, trị ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết... Sử dụng làm món ăn bổ dưỡng với liều lượng từ 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc mới có tác dụng.

    Nước yến đóng lon với thành phần và hàm lượng protein, đường, chất xơ như ghi trên bao bì cho thấy không có tác dụng gì nhiều đối với sức khỏe, nó cũng chỉ tương tự các loại nước giải khát đóng chai khác. Chưa kể sản phẩm bên trong có đúng như ghi trên bao bì hay không thì còn kiểm tra mới xác định được.

    Nguồn tin từ Chi cục Quản lý Thị trường TPHCM cho biết, vừa qua đơn vị này đã kiểm tra một số cơ sở nhỏ sản xuất nước giải khát có sản xuất mặt hàng nước yến đóng lon đã phát hiện một số sản phẩm không bảo đảm chất lượng, có sử dụng đường hóa học, phẩm màu.

    Riêng mặt hàng nước yến, cơ sở khai nhận là không có thành phần yến sào bên trong sản phẩm. Rất tiếc, đến nay các đơn vị chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm như Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, hay Viện Vệ sinh Y tế công cộng đều chưa có đợt kiểm tra chất lượng chi tiết nào liên quan đến loại sản phẩm này.

    Viện Vệ sinh Y tế công cộng cho biết muốn kiểm tra sản phẩm nước yến đóng lon phải biết được cấu trúc của yến sào như thế nào mới lấy mẫu phân tích được cho nên viện cũng chưa ?ođụng? đến mặt hàng này.

    Theo Long Giang
    Người Lao Độ



    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 12/05/2007

    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 12/05/2007

    Được kakalotta sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 12/05/2007
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Thứ Bẩy, 12/05/2007 - 11:42 AM


    Những đêm thác loạn ở New qua lời kể của dân chơi


    .H.H đang kể chuyện với phóng viên.
    N.H.H, chưa tới 18 tuổi, một ?odân chơi thứ thiệt? thường ?obay? ở vũ trường lớn nhất Hà thành, kể: ?oMa túy và mại dâm lọt vào New chủ yếu do các ?ochân dài? đưa vào trước sự ?olàm ngơ? của vũ trường?...


    Sau ngày vũ trường New Century bị lực lượng ******* triệt phá, H than khi vẫn còn phảng phất ?okhói bay? của những đêm trước: ?oChán thật, biết đến bao giờ New mới mở cửa trở lại!?

    Và rồi chép miệng: ?oMay quá. Trước một ngày New bị đột kích, bọn em vừa ?obay? ở đó?. H cho biết trước hôm 28/4, nhóm bạn gần 30 người của họ vừa được ?obay? với cảm giác ?othăng? thật sự tại New Century. Mỗi tuần nhóm bạn của H có mặt ở New ít nhất một lần, có tuần tới hai lần.



    Theo H, sở dĩ ?obay? ở New ?othăng? là vì ở đó mặt sàn rộng (khoảng 400-500m2), lại ngay trung tâm Hà Nội, cộng với đội ngũ DJ (người điều khiển nhạc) lão luyện, hệ thống âm thanh cực xịn và cảm giác ?oan toàn? gần như tuyệt đối nên dân chơi ?otụ hội? cực đông. H cho biết, phải sau 10 giờ đêm, dân ?obay? thực sự mới tới chứ ai mà đến nghe nhạc từ 8 giờ tối thì bị coi là ?onhà quê?!



    Theo lời kể của V.B - một cán bộ vài lần được đối tác ?otiếp? ở New: Ở vũ trường này có một thứ ám hiệu mà bất cứ dân chơi nào cũng biết, là thấy khách đàn ông đi lẻ, bàn có bày rượu tây (bàn nào gọi bia bị coi là khách hạng ruồi), là các cô đều lượn sát ?otrình làng? với ánh mắt đong đưa.



    Chỉ cần thấy khách mỉm cười là nàng sẽ ghé sát xin phép ngồi ké. Sau đó điều phải đến sẽ diễn ra ngay... V.B kể, những cô gái này hầu hết đến từ miền Tây, ăn nói cực kỳ dễ nghe và giá ?oqua đêm? rất ?omềm?, khoảng 100 USD.

    New bắt đầu mở cửa đón khách từ 8 giờ tối. H kể giọng pha chút thách thức: ?oChị biết không, ngay bậc lên đầu tiên của vũ trường có hàng chữ rất lớn ?oNghiêm cấm mang các chất gây nghiện vào? cộng với hàng rào bảo vệ đứng dọc đường để khám, kiểm tra khách mới đến cổng nhưng đó chỉ là hình thức.



    Họ chỉ cần khám lướt từ trên xuống, ngó nghiêng chút ít rồi cho qua. Riêng với phụ nữ thì việc kiểm tra lại càng lỏng lẻo, nên chị em cứ vô tư mang thuốc lắc, hay bao cao su, thậm chí heroin cũng qua cổng dễ dàng?.



    H cười sành điệu: ?oTất cả nhân viên bảo vệ quá biết nếu dân chơi vào New chỉ để nghe nhạc thì sẽ đau đầu ngay bởi không chịu nổi công suất quá lớn từ những thùng loa đặt ở mọi chỗ, mọi nơi. Thuốc lắc ?onó? giỏi lắm, khiến mình không đau đầu vì nhạc và luôn tạo cảm giác hưng phấn?.



    H kể, tại sàn nhân viên kê hàng trăm chiếc bàn để rượu mạnh, thuốc lá, hoa quả phục vụ khách. Đến 10 giờ đêm, sau bài cuối cùng của một ca sĩ nào đó thì hàng trăm chiếc bàn này bị dọn sạch.



    Trên sàn diễn xuất hiện 3-4 cô gái mặc bikini siêu nhỏ bắt đầu điệu lắc ?oôm? cột. Thân thể như những con rắn trườn, bò rồi nằm ườn ra sàn, những đường cong rung rinh... ánh mắt đong đưa như mời gọi kèm lẫn tiếng nhạc hừng hực, giậm giựt.



    Khi ấy là lúc nhân viên tha hồ khui rượu. Một cặp rượu từ 1-2 triệu đồng, trung bình mỗi người rời khỏi sàn cũng phải uống hết cả chai. Cộng với tiền mua thuốc lắc vào xài thì mỗi lần vào New, dân chơi chi tiền triệu là ít.



    Mỗi đợt ?obay?, nhóm của em gần 20 người sơ sơ cũng hết gần 20 triệu đồng. Cuộc vui thường tàn lúc 3 giờ sáng ngày hôm sau.

    Qua khám xét tại New, cơ quan công án phát hiện hai loại ma túy lần đầu tiên có ở Việt Nam. Trong đó có loại ?odân bay? thường gọi là ?ođầu chó?, là loại ma túy tổng hợp cực mạnh, màu xám in hình đầu chó. Tại New mỗi viên được bán với giá hơn 700.000 đồng; các loại ma túy tổng hợp khác có giá bán từ 150.000 đến 350.000 đồng/viên.



    Một cán bộ điều tra nói: Chỉ cần ?ocắn? 1/4 là con nghiện có thể lắc suốt đêm và người cắn thuốc không còn biết mình là ai. Đặc biệt, do ?ođầu chó? kích thích rất mạnh nên sau khi cắn thuốc, dân chơi luôn lột bỏ hết quần áo rồi... lắc. Ngoài ra hàng trăm chai rượu ngoại bị nghi ngờ đã bị thu giữ để đem đi giám định.
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Thứ Bảy, 12/05/2007, 11:14

    Cổ phần hóa Hacinco: DN bị đẩy vào ''mê hồn trận''

    TP - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin hướng giải quyết những khúc mắc trong việc cổ phần hóa (CPH) Cty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco). Theo một số cổ đông, đề xuất mới của chính quyền tiếp tục đẩy tiến trình CPH của Hacinco vào ?omê hồn trận?...

    Theo đó, UBND TP Hà Nội đề xuất hai phương án để giải quyết những khúc mắc về CPH của Hacinco. Cụ thể: Cty cổ phần chấp nhận khoản lỗ của doanh nghiệp nhà nước từ khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH đến hết năm 2006.

    Sau đó tiến hành đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục chuyển sang Cty cổ phần; Trong trường hợp Đại hội cổ đông không chấp nhận kế thừa khoản lỗ của doanh nghiệp nhà nước thì Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội thực hiện củng cố lại tổ chức, lành mạnh hóa tình hình tài chính, để CPH vào các năm sau.

    Dù thực hiện theo phương án nào thì người thiệt hại vẫn là chính các nhà đầu tư, những người đã trót mua cổ phần của Cty từ sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.

    Trong trường hợp thực hiện phương án 2 sẽ phải trả lại tiền cho 58 nhà đầu tư đã mua 3,7 triệu cổ phần (hơn 37 tỷ đồng) và trả tiền các nhà đầu tư chuyển nợ thành vốn góp hợp lệ. Đây là điều chưa từng có trong tiền lệ. Điều này càng đẩy Hacinco ?olún sâu? vào mớ bùng nhùng.

    Ông Nguyễn Kim Long, Cty Phú Quang - Một trong các nhà đầu tư theo phương thức chuyển nợ thành vốn góp khẳng định: ?oTại thời điểm 11/2005, Cty Hacinco gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, họ còn nợ Cty tôi hơn 600 triệu đồng, chỉ vì chúng tôi nhận thấy đây là một DN có thương hiệu, có phương án kinh doanh tốt, có khả năng phát triển lâu dài chúng tôi mới chấp nhận đầu tư...?.

    Nhiều nhà đầu tư còn khẳng định ngoài thiệt hại cụ thể về việc bị đình trệ không triển khai đúng theo phương án kinh doanh đã được thông qua tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất thì họ còn bị thiệt hại lớn.

    Bởi thời điểm 12/2005 (thời điểm dự kiến Hacinco lên sàn), thị trường chứng khoán VN mới chập chững với số điểm VN-Index hơn 300 điểm, trong năm 2006 đã có lúc VN-Index lên tới trên 1.300 điểm thì thiệt hại kinh tế của họ là rất lớn, ai là người sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó?

    Như Tiền phong đã thông tin, Cty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Cty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội. Ngày 29/9/2005, UBND TP Hà Nội ra quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa Hacinco, với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng.

    Ngày 25/10/2005, Hacinco tổ chức đấu giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả đã bán được 37.026.600.000 đồng. Số tiền còn lại Cty thực hiện chuyển nợ thành vốn góp và thu trực tiếp tại Cty đảm bảo trước thời hạn theo quy chế đấu giá và thanh toán tiền mua cổ phiếu là: 14.360.500.000 đồng.

    Việc cho chuyển nợ thành vốn góp chính là một trong những lý do để ông Phạm Công Bình, Phó GĐ Sở Tài chính chi cục trưởng Chi cục Tài chính DN TP Hà Nội, đề nghị lãnh đạo thành phố và cơ quan chức năng ?ostop? việc CPH của Hacinco.
    Nay với những phương án giải quyết mới này, không biết doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã mua cổ phần ở Hacinco sẽ đi về đâu?

    Theo một nguồn tin, chính Thanh tra thành phố Hà Nội, khi thanh tra vụ việc này cũng cho rằng: Việc vi phạm quy chế của Cty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội và một số nhà đầu tư là vi phạm về thủ tục thanh toán qua tổ chức trung gian, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của hai bên là nhà đầu tư và doanh nghiệp cổ phần hóa. Do đó, việc không công nhận số tiền mua và đặt cọc của một số nhà đầu tư là chưa hợp lý.

    >>>> bỏ qua chuyện này đê, cái này là có sự đồng ý của chủ nợ, nhưng phải có biên bản đồng ý của bên đấy, bây giờ stop lại thì sao cổ đông được hưởng, kiến thức của em thấy cái này được, đừng can thiệp vào kinh doanh để chúng tự phát triển
  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [''Yêu'' trong vòng bí mật

    Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn có căn hộ riêng và mời chàng đến qua đêm ở đó. Nhưng bạn đang ở chung phòng hay sống cùng với phụ huynh thì bạn sẽ phải làm thế nào đây? Thay vì được hưởng thụ thì bạn lo ngại rằng cảm hứng sẽ tuột dốc. Vậy làm thế nào để bạn vẫn có cuộc sống ******** đầy đủ khi vẫn sống chung với người khác.

    Giữ trật tự

    Điều đầu tiên mà bạn cần phải cân nhắc đó là phải giảm đến mức thấp nhất ?otiếng động? phát ra từ cuộc yêu đương với ********. Không một ai muốn nghe thấy tiếng động lạ, tiếng kêu gợi sự nhục cảm hay tiếng rúc rích trên giường.

    ?oBạn nên chắc rằng chiếc giường của bạn không cọt kẹt và ổn định. Nếu không muốn bị phát hiện, bạn nên thay bằng một chiếc giường mới để tránh tiếng động?, Elina Furman, tác giả cuốn sách: ?oCách yêu đương trong khi sống cùng gia đình?.

    Có vài cách làm chuyện đó một cách bí mật mà vẫn thỏa mãn được niềm khoái lạc của cả hai:

    - Chuyển chiếc giường của bạn ra cách xa bờ tường. Dù chỉ vài cm thôi nhưng nó cũng tạo nên sự khác biệt với đôi tai thính của lũ bạn cùng phòng.

    - Bật tivi, máy nghe nhạc thậm chí là cả máy làm sạch không khí. Bất cứ thứ gì có thể phát ra tiếng động thì nên tận dụng để có thể tránh việc nghe lỏm của người khác. Thà để đứa bạn cùng phòng nghĩ rằng bạn đang xem phim khiêu dâm còn hơn là biết bạn đang là nhân vật chính trong vở kịch của mình.

    Làm ?ochuyện đó? ở bên ngoài

    Việc đối mặt với tiếng ồn hay âm thanh lạ khi có tình ái bí mật khiến bạn thường xuyên phải lo nghĩ. Đôi khi những người cùng phòng hay bố mẹ bạn lại không cho bạn có cơ hội để ?olách luật?. Vì thế, biện pháp tốt nhất là nên tiết kiệm một khoản nhỏ để thuê phòng trong khách sạn hay tại một nơi nào đó cách căn hộ bạn đang sống.

    Có một số cách để bạn ra khỏi tình trạng này

    - Thuê một phòng: Theo Savvymiss, những khách sạn gần sân bay hay những khu vực ngoại ô sẽ phù hợp với túi tiền không rủng rỉnh. Ưu điểm: đem đến cho bạn không không gian riêng tư và kéo dài thời gian.

    - ?oĐánh nhanh thắng nhanh?: Tuy không được lãng mạn cho lắm nhưng cách này sẽ rút ngắn thời gian quấy rầy những người xung quanh.

    - Nếu bạn ưa thích sự mạo hiểm và táo bạo hơn thì có thể làm chuyện đó trong buồng tắm khi thời gian phù hợp cho cả hai. Tiếng vòi nước chảy sẽ là thứ âm thanh tuyệt vời nhất để kéo dài hơn khoảng thời gian hai người ?oyêu đương? ít nhất là 30 phút.

    Tặng nguyễn tiến dũng đang xxx yếu vì chứng khoán
  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Cựu Thủ tướng Đức: VN đang phát triển đúng hướng

    11/05/2007 -- 9:29 PM

    Hà Nội (TTXVN) - Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder nhận xét rằng trong phát triển đất nước, Việt Nam đang đi đúng hướng, bởi vì Việt Nam đặt trọng tâm vào giáo dục-đào tạo cho thế hệ trẻ nhằm tạo nguồn lực và hội nhập quốc tế thành công.

    Tại cuộc gặp Thủ tưởng ***************, ngày 11/5 tại Hà Nội, cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder đã bày tỏ những cảm nhận của ông về sự đổi thay của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao quá trình hội nhập thành công của Việt Nam, nhất là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Thủ tướng *************** bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đức trong mọi lĩnh vực.

    Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Cựu Thủ tướng Schroeder và tin tưởng với uy tín và ảnh hưởng của mình, Cựu Thủ tướng sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

    Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm qua, cựu Thủ tướng Schroeder trở lại Việt Nam, trong vai trò cố vấn của tập đoàn Ringier AG, tập đoàn truyền thông lớn nhất Thụy Sỹ với nhiều ấn phẩm báo và tạp chí bằng cả tiếng Đức và tiếng Pháp./


Chia sẻ trang này