Bất động sản đã chạm đáy hay giấc mơ "hoang tưởng" của các “ông trùm” bất động sản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 30/03/2012.

3318 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 03:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13882 lượt đọc và 173 bài trả lời
  1. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Tiền éo đâu mà đỡ cái đống giấy vụn ??
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Thu nhập của dân cư thấp là 1 thực tế, nhưng giá san lấp, đền bù (đã thấp quá và có bà con tụ tập ở các ngôi nhà màu vàng rồi) liệu có giảm ko?

    Các nước (thu nhập cao hơn VN) mà 2 vợ chồng đi làm cũng phải trả góp cả 20 năm đấy thôi.

    Túm lại, cuối năm nay múc BDS được (nhưng các dự án chắc ăn), căn được hàng giải chấp từ NH (sau DHCĐ xonng nó sẽ mạnh tay đấy) thì càng tốt.
  3. cayruong

    cayruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    272
    Vấn đề là thằng làm chính sách thì sân sau của nó đang ôm 1 đống hàng BĐS (CK gọi là kẹp hàng).
    Kiểu gì nó cũng phải tạo sóng BĐS để bà kon nhà nó xả bớt (CK gọi là bulltrap).
    Ai liều thì vẫn có thể nương theo quả bulltrap này để kiếm 1 ít.
    Lâu dài thì bác nhận định chuẩn.
    [r2)][r2)][r2)]
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tạo sóng chứng khoán thì dễ nhưng tạo sóng BĐS thì cực kỳ khó trong điều kiện chính sách về thị trường B ĐS đang được quản chặt… tôi viết bài này là có ý khuyuên mọi người thận trọng với các cổ phiếu BĐS khi báo cáo quý 1 sắp đến.
  5. cayruong

    cayruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    272
    OK. thanks bác
    =D>
  6. tiger_2010

    tiger_2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    195
    Bác Hòa chuẩn, theo em cứ bán CP BĐS múc CP khoáng sản năm nay là có ăn. Ví dụ: múc, xúc sàn KSS...keke\:D/\:D/\:D/
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Xèng đi du nịch hết roài
  8. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Ngân hàng: Sáp nhập hay 'hà hơi thổi ngạt' ?




    [​IMG]
    Tình trạng đua lãi suất đang tái diễn trên thị trường được dự đoán sẽ chấm dứt khi NHNN công bố mua bán, sáp nhập (M&A) những ngân hàng yếu vào tháng 4 tới.
    Tuy vậy, trước thời điểm này, vẫn còn nhiều băn khoăn về việc bắt buộc hay tự nguyện M&A ngân hàng.


    Không M&A, khó xử lý lách trần lãi suất


    Hơn một tuần nay, thị trường lãi suất huy động nóng trở lại với hàng loạt chương trình khuyến mãi, gửi tiền theo ngày. Tình trạng mặc cả lãi suất tái xuất hiện, người gửi tiền có thể được hưởng lãi từ 15 - 19% tùy mức tiền gửi. Điều đáng nói, tình trạng mặc cả lãi suất, đua lãi suất huy động bắt đầu ở một số ngân hàng nhỏ đã lan sang nhiều ngân hàng khác, gây rủi ro cho cả hệ thống, đe dọa đến mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ.


    Lãnh đạo một ngân hàng trong “nhóm G12” cho hay, hiện nay, lãi suất liên ngân hàng chỉ còn trên dưới 10% nhưng ngân hàng yếu hầu như không thể tiếp cận vì bị đòi hỏi rất cao về tài sản đảm bảo, buộc phải lách trần để xử lý thanh khoản của mình. Để giữ khách hàng lớn, nhiều ngân hàng khác dù không đói thanh khoản cũng phải lao theo.


    Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nói: “Hiện nay, nhiều ngân hàng không chỉ khuyến mãi vượt luật, mà còn tăng lãi suất huy động vượt trần. Tình trạng trên cũng nói lên thanh khoản của các ngân hàng chưa được xử lý dứt điểm. Đáng nói là chuyện vượt trần lãi suất chủ yếu diễn ra ở ngân hàng yếu kém. Vì vậy, xử lý tình trạng vượt trần, lách rào lãi suất, giải quyết thanh khoản ngân hàng phải gắn với xử lý ngân hàng yếu kém”.


    Đồng tình với ý kiến này, TS. Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia kiến nghị, trước mắt, để ổn định thị trường, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống ngân hàng, xử lý mạnh tay, yêu cầu các ngân hàng thương mại cam kết.


    Băn khoăn khi giờ G sắp điểm


    TS Võ Trí Thành nhận định: “Để giải quyết được thanh khoản của hệ thống ngân hàng, phải xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém. Hiện nay, lạm phát giảm, nhưng lãi suất chưa thể giảm là do thanh khoản vẫn còn căng”.


    Nhiều nguồn tin đang cho rằng, việc mua bán, sáp nhập 5 - 8 ngân hàng sẽ được công bố ngay đầu tháng 4 tới. Trên thực tế, ngoài thương vụ ồn ào giữa Eximbank và Sacombank, Habubank và SHB, nhiều ngân hàng cũng đã lên tiếng về ý định mua lại cổ phần của các ngân hàng khác như Đông Á, Maritime Bank…


    Tuy nhiên, câu hỏi “các ngân hàng bị bắt buộc M&A sẽ đối mặt với những rủi ro hậu sáp nhập ra sao, nhất là khi hành lang pháp lý về vấn đề này chưa rõ ràng” vẫn là chủ đề nóng.


    Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Công ty luật quốc tế Mayer Brown cho hay, nhiều nước trên thế giới thường ban hành luật trước khi M&A ngân hàng. Ở Việt Nam, thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên diễn ra êm đẹp vì cùng một chủ. Còn để việc M&A ngân hàng bắt buộc diễn ra thuận lợi, thì cần có luật.


    Một luật sư từng tham gia tư vấn M&A trong lĩnh vực ngân hàng cũng cho hay, việc bắt buộc M&A ngân hàng, nếu chiểu theo luật của Việt Nam hiện nay là bất khả thi. “Đơn cử, theo luật, nếu chuyển nhượng ngân hàng thì phải thông báo với các chủ nợ. Một ngân hàng hiện có khoảng 50.000 người gửi tiền, có nghĩa, các ngân hàng muốn thực hiện M&A phải được đồng ý của 50.000 người gửi tiền. Chưa kể, hiện nay NHNN quy định ngân hàng không được sở hữu chéo”, vị luật sư này cho biết.


    Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh cho rằng, việc tái cơ cấu ngân hàng đang theo hình thức “hà hơi thổi ngạt” cho ngân hàng làm ăn yếu kém. Vẫn theo chuyên gia này, việc tuyên bố không để ngân hàng nào phá sản không khác gì... thưởng cho ngân hàng sai phạm.


    Theo Hà Tâm
    Báo đầu tư​
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm trước nhiều pak cư hô hào múc xúc cổ BĐS… giờ chạy té khói…kẹt hàng roài.
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp bất động sản: “Khó nhưng chưa đến mức phá sản”

    2012 vẫn là một năm đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản và các doanh nghiệp liên quan đến thị trường này.
    Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thì chưa đến mức phải lo ngại về sự đổ vỡ thị trường bất động sản.

    Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng bất động sản là nguyên nhân chủ yếu gây đổ vỡ tín dụng. Ông nghĩ sao về điều này?

    Đây là đánh giá theo cảm tính bởi từ trước đến nay bất động sản vẫn luôn là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, bất động sản nhà ở luôn có nhu cầu cao. Thực tế thì ngược lại, bất động sản là nạn nhân của những bất ổn, những cách thức điều phối sai lầm rất cơ bản trong ngân hàng.

    Theo con số chính thức mà ngành ngân hàng đưa ra, tổng dư nợ tín dụng bất động sản hiện nay, tính cả đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà máy, hạ tầng, khu công nghiệp... chỉ chiếm khoảng 8%. Đây không phải con số lớn và vẫn thuộc ngưỡng an toàn.

    Thời gian qua, dư nợ bất động sản liên tục giảm, từ khoảng 270.000 tỷ đồng năm 2010 đến nay là khoảng 203.000 tỷ đồng. Nợ xấu của bất động sản hiện cũng chỉ xấp xỉ mức nợ xấu trung bình của toàn hệ thống (khoảng 3%). Như vậy, hơn 90% dư nợ là nằm ở khối khác, không liên quan đến bất động sản như sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thủy sản...

    Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cũng có một số ngân hàng, dư nợ tín dụng bất động sản lên đến mấy chục phần trăm trong tổng dư nợ?

    Trong hệ thống ngân hàng, cá biệt có một số ngân hàng là của các đại gia bất động sản, cho vay nội bộ, không theo chuẩn, thì tỷ lệ dư nợ bất động sản lên đến 30%, thậm chí 50%. Đây là trường hợp cá biệt và là do lỗi của các ngân hàng này. Còn nếu tính trên trung bình toàn hệ thống, dư nợ bất động sản là thấp.

    Hơn nữa, tài sản đảm bảo cơ bản là bất động sản, những khối lượng đo đếm được mà giá trị thường là đi lên theo thời gian. Vừa qua, có thể tài sản thế chấp được định giá so với giá thị trường có giảm nhưng nhìn chung, tài sản đảm bảo bằng bất động sản là rất chắc chắn.

    Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều kêu khó. Điều này có đáng lo ngại, thưa ông?

    Cả nền kinh tế đình trệ thì các doanh nghiệp khó khăn cũng là tất yếu. Đối với các doanh nghiệp bất động sản lớn cũng vẫn phải vay vốn từ ngân hàng để thực hiện dự án. Họ không đi sai đường, không sử dụng vốn sai mục đích, nhưng do cùng lúc triển khai nhiều dự án có quy mô lớn, trong khi đầu ra thị trường “lạnh”, dòng tiền thu về giảm sút, vốn vay tiếp từ ngân hàng cũng bị giảm sút, đương nhiên sẽ khó khăn.

    Tuy nhiên, khi kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải tính toán, chuẩn bị tình huống xấu nhất để có giải pháp đối phó phù hợp. Nói chung, các doanh nghiệp bất động sản kêu khó nhưng theo tôi, chưa khó đến mức phải phá sản.

    Trong khi tình trạng này đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty xây dựng, công ty vật liệu xây dựng... sử dụng khối lượng lớn thiết bị nhân công. Còn với doanh nghiệp bất động sản thì tài sản nằm ở hàng hóa, bộ máy hoạt động lại không cồng kềnh nên chưa phải lo ngại về sự đổ vỡ.

    Thưa ông, mới đây, các tổ chức tín dụng đã đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định 254/QĐ-TTg: “Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước”. Ông nhận định thế nào?

    Theo tôi, nhà nước không chỉ tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh mà cũng phải tham gia như một chủ thể, một nhà đầu tư vào việc tạo lập nhà ở. Nhà nước bỏ tiền ngân sách để tạo lập nhà, có thể xây hoặc mua lại các dự án bất động sản có nợ xấu để phục vụ cho hai mục đích rõ ràng là an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

    Việc mua - bán nhà ở vào các thời điểm thuận lợi là cách thức nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc... đang làm. Chính phủ bỏ tiền mua nhà lúc giá giảm xuống và bán ra khi giá lên cao để góp phần điều tiết thị trường bất động sản.

    Ở nước ta, nguồn lực còn hạn chế nhưng nhu cầu nhà ở công vụ cho cán bộ, viên chức nhà nước là rất lớn. Cách đây 2 năm, khi thị trường bất động sản trầm lắng, một số bộ, ngành cũng đã đưa ra giải pháp này và muốn được mua lại một lượng nhà ở thương mại làm nhà công vụ. Hiện nhiều lãnh đạo của các cơ quan cấp bộ vẫn còn đang phải ở trong nhà khách, chật chội, không có nhà bếp.

    Trong giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, của ngân hàng hiện nay thì việc nhà nước tham gia vào thị trường này sẽ giúp đạt được nhiều mục tiêu: ngân hàng giải phóng được nợ xấu, doanh nghiệp bất động sản thu hồi, quay vòng được vốn, các mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước được tăng cường, đẩy mạnh. Ở đây không phải mua để cứu doanh nghiệp bất động sản cụ thể nào.

    Trong điều kiện kinh tế bình thường, doanh nghiệp không gặp khó khăn thì Nhà nước vẫn có thể mua, nhưng mua vào thời điểm này thì có lợi vì giá rẻ. Giá đưa ra mang tính thỏa thuận, Nhà nước mua theo nhu cầu, nếu doanh nghiệp không bán thì Nhà nước cũng không ép.

    Về các mục tiêu an sinh xã hội, Nhà nước sẽ tập trung cho những đối tượng có thu nhập thấp, những đối tượng gia đình chính sách. Đối với nhóm này thì Nhà nước nên đứng ra mua các dự án có giá trung bình trở xuống, tất nhiên phải chấp nhận quy mô và mức độ hoàn thiện vừa phải, vị trí không được đắc địa lắm, giá rơi vào tầm 15 - 17 triệu đồng/m2.

    Theo Huyền Ngân
    Vneconomy

Chia sẻ trang này