BCG - KQKD quý III.2020 điểm tựa kích hoạt Game phát hành quý IV.2020

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguoiphanxu, 27/10/2020.

2990 người đang online, trong đó có 195 thành viên. 06:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 584445 lượt đọc và 4224 bài trả lời
  1. HipXu

    HipXu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2019
    Đã được thích:
    83
  2. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    14.023
    [​IMG]
    Nhà máy điện mặt trời tại Long An của Bamboo Capital

    Năng lượng tái tạo được chứng minh nhiều ưu việt
    Tác giả Nguyễn Đoàn
    1 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Qua các dự án điện mặt trời đã xây dựng tại Việt Nam, có thể thấy, suất đầu tư trung bình đối với điện mặt trời hiện nay là 1.038 USD/kWp (tương đương trên 23 triệu đồng/1 kWp, thấp hơn bất cứ suất đầu tư nguồn điện nào.
    Suất đầu tư hợp lý
    Việt Nam gần đây có những bước phát triển kinh tế vượt bậc, tỷ lệ tăng trưởng luôn ở mức cao trong khu vực. Để giữ vững tốc độ phát triển này, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc được dự báo giai đoạn 2016 - 2020 là 10,6%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 là 8,5%/năm. Theo Bộ Công Thương, nhu cầu năng lượng cho năm 2020 phải đạt 235 tỷ kWh điện, đến năm 2025 cần 352 tỷ kWh.
    Để đáp ứng được nhu cầu này, mức tăng trưởng nguồn điện cần khoảng 60.000 MW công suất nguồn trong năm 2020 và sẽ còn tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo.

    Trong bối cảnh nguồn điện than không còn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển do tác động nguy hại đến môi trường, điện hạt nhân đã dừng, thủy điện không còn nhiều dư địa, các nguồn điện khí hóa lỏng cần thời gian dài để phát triển, sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đang là một chiến lược tốt để tăng nhanh nguồn cung và giảm sự thiếu hụt về điện năng.
    Từ năm 2018 đến tháng 6/2019, đã có hơn 330 dự án điện mặt trời trình Chính phủ phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch điện, trong đó có 121 dự án đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100 MW và năm 2030 là 7.200 MW. Ngoài ra, còn 221 dự án đang chờ phê duyệt, công suất đăng ký hơn 14.330 MW.
    Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, tính đến hết tháng 9/2020, tổng công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo đạt 5,5 GW, gồm điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối, chiếm khoảng 11,2% tổng công suất lắp đặt toàn quốc.
    Qua các dự án điện mặt trời đã xây dựng có thể thấy rằng, suất đầu tư trung bình đối với điện mặt trời hiện nay ở Việt Nam là 1.038 USD/kWp (tương đương trên 23 triệu đồng/1 kWp, thấp hơn bất cứ suất đầu tư nguồn điện nào.
    Trong khi đó, theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), suất đầu tư trên thế giới hiện nay đối với các công nghệ phát điện như sau: nhiệt điện than khoảng 1.600 USD/kW; điện gió trên bờ 1.765 USD/kW; điện gió ngoài khơi 4.480 USD/kW; thủy điện 1.764 USD/kW; điện sinh khối 2.200 USD/kW; điện địa nhiệt 3.734 USD/kW.

    Tái chế pin có nhiều giải pháp

    Một vấn đề được quan tâm gần đây là tái chế tấm pin mặt trời. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quang năng, các tấm pin năng lượng mặt trời hoàn toàn có thể tái chế với tỷ lệ rất cao. Điều này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, mà còn một lần nữa khẳng định điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, các tấm pin mặt trời là những sản phẩm “double green”: sau nhiều năm tạo ra điện sạch từ quang năng tiếp tục được tái chế để làm ra những tấm pin mới hoặc sử dụng trong các ngành công nghiệp khác.
    Cụ thể, trong một tấm pin năng lượng mặt trời, tấm kính cường lực thường nặng nhất: chiếm tỷ trọng 65%; sau đó tới khung chiếm 20%; rồi đến các tế bào quang điện khoảng 6-8%, cuối cùng là các thành phần còn lại. Tổng khối lượng của tấm kính, khung và tế bào quang điện chiếm khoảng 91-93% khối lượng của toàn bộ tấm pin năng lượng mặt trời. Như vậy, phần lớn các vật liệu trong một tấm pin mặt trời là có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất.
    Chính vì vậy, các tấm pin mặt trời không sử dụng nữa (do hết vòng đời hoặc hỏng hóc) chính là tài nguyên làm vật liệu đầu vào sản xuất các tấm pin mới hoặc cho các mục đích khác (hầu hết được tái sử dụng để tiếp tục sản xuất tấm pin mới). Việc tái chế tấm pin mặt trời sẽ giúp ngành công nghiệp điện mặt trời ngày càng phát triển.
    IRENA tính toán, đến năm 2050, sẽ có 2 tỷ tấm pin năng lượng mặt trời mới được sản xuất hoàn toàn từ nguồn vật liệu tái sử dụng này. Điều này có nghĩa là sẽ có 630 GW năng lượng sạch được sản xuất nhờ nguồn vật liệu tái chế. Ngoài ra, các nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho con người.
    Trên thế giới, EU là khu vực đầu tiên ban hành các luật về phế thải điện mặt trời (Thông tư WEEE). Luật này bao gồm các vấn đề như thu gom, tái chế, tái sử dụng các tấm pin mặt trời phế thải, trách nhiệm của các nhà sản xuất, cung cấp tấm pin. Với các tấm pin mặt trời không còn sử dụng, EU quy định tỷ lệ tái chế/tái sử dụng là 85%/80%. Anh, Đức, Séc… là những quốc gia tiên phong thực hiện thông tư này.
    Hiện nay, đã có nhiều nhà máy xử lý các tấm pin mặt trời cũ với tỷ lệ tái chế lên đến 96%. Nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu các công nghệ để việc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng hiệu quả, chi phí thấp, rút ngắn thời gian tái chế…
    Chẳng hạn, năm 2018, Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia đã mở nhà máy tái chế tấm pin mặt trời tại Rousset, miền Nam nước Pháp. Đây là nhà máy tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên của châu Âu. Trong nhà máy này, robot sẽ tiến hành tháo rời các tấm pin mặt trời để thu hồi thủy tinh, silic, nhựa, đồng và bạc, nghiền nát thành các hạt có thể sử dụng để chế tạo các tấm pin mới.
    Mới đây, Veolia cho biết mỗi năm nhà máy này có thể tái chế được 40 tấn tấm pin mặt trời. Tái chế 1 tấn tấm pin mặt trời tương đương việc tránh được 1.2 tấn CO2 thải ra. Nhà máy mới ở Rousset, miền Nam nước Pháp dự kiến tái chế lên tới 4.000 tấn vào năm 2022.
    Trong một nghiên cứu về tái chế tấm pin năng lượng mặt trời IRENA cho rằng, về lâu dài, việc xây dựng các nhà máy tái chế chuyên dụng rất có ý nghĩa. IRENA ước tính các vật liệu thu hồi có thể trị giá 450 triệu USD vào năm 2030 và hơn 15 tỷ USD vào năm 2050.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/nang-luong-tai-tao-duoc-chung-minh-nhieu-uu-viet-post255375.html
  3. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.560
    Ngày mai 1 triệu cổ T+3 về tài khoản sẽ là cơ hội lên tàu cho những ai lỡ nhịp hoặc mất hàng đợt vừa qua.
    [​IMG]
    TuanTVN thích bài này.
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.988
    Điện mặt trời tốn đất: Hiệu quả ra sao?
    ĐẶNG ĐÌNH THỐNG - Hội KHCN Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (VECEA) | 18/11/2020, 11:00:00






    ENTERNEWS.VN Khó có thể tìm thấy loại cây trồng hay vật nuôi và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi nào trong sản xuất nông nghiệp có thể đạt được suất sinh lời cao như điện mặt trời.
    Nếu đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và khoa học về vấn đề sử dụng đất đối với nguồn điện mặt trời, thì mặc dù nguồn điện này cần diện tích đất đai lớn, nhưng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà nó mang lại thì hoàn toàn xứng đáng. Hơn nữa trong nhiều trường hợp thì chính điện mặt trời (ĐMT) là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo môi trường.

    [​IMG]
    Hình 1. Dàn PMT của nguồn ĐMT công suất lớn: Dàn PMT được lắp thành các dãy song song và cách nhau,có góc nghiêng và định hướng như nhau.

    ĐMT là nguồn điện sạch, sử dụng “nhiên liệu tự nhiên” là năng lượng mặt trời (NLMT) để sản xuất điện năng. Thành phần chính của một nguồn ĐMT là dàn pin mặt trời (PMT), có chức năng là thu NLMT và chuyển nó thành điện năng. Tùy thuộc vào công suất của nhà máy ĐMT mà dàn PMT có thể gồm vài ba tấm PMT với diện tích vài ba mét vuông đến hàng trăm, hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu tấm, có diện tích từ vài héc-ta (ha), hàng chục hay hàng trăm, đến hàng nghìn ha,… ghép nối (điện) lại với nhau như chỉ ra trên hình. Công suất dàn ĐMT chính là công suất nhà máy hay nguồn ĐMT.

    Vì sao phải sử dụng diện tích lớn?

    Như ta biết, mật độ NLTM đến trên bề mặt Trái đất không cao. Giá trị lớn nhất (vào thời gian giữa trưa của ngày nắng đẹp) chỉ là khoảng 1 kW trên 1 mét vuông (1 kW/m2). Ngoài ra, hiệu suất chuyển đổi NLMT thành điện năng của nguồn ĐMT chỉ khoảng 15% (hiệu suất của tấm PMT thương mại khoảng 17%, nhưng hiệu suất của cả nguồn ĐMT thì thấp hơn do còn hao phí trên các thành phần khác trong hệ nguồn điện). Điều đó có nghĩa là, một dàn PMT lắp trên 1 mét vuông mặt đất chỉ sản xuất được một công suất điện lớn nhất vào khoảng 0,15 kW.

    Như vậy nếu muốn có một nhà máy ĐMT công suất điện 1 MW hay 1000 kW, với giả thiết là các tấm PMT xếp khít nhau (không có khoảng trống) thì cần dàn PMT có diện tích khoảng 6.700 m2 hay 0,67 ha. Trong thực tế, do các tấm PMT được lắp thành các dãy song song và cách biệt nhau để dãy trước không che bóng dãy sau và để công nhân vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đi lại làm việc (xem hình 1), và còn cần thêm các diện tích cho hệ thống lưới điện, nhà điều hành, quản lý,…. nên trung bình cần khoảng 1,2 hamặt bằng để lắp một nhà máy ĐMT công suất 1 MW.

    Để ví dụ, ta tham khảo qui mô dự án ĐMT Trung Nam, tại Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư. Dàn PMT của nhà máy này có công suất 450 MW, sử dụng 1,4 triệu tấm PMT. Tổng diện tích đất cho nhà máy là 557 ha, trung bình sử dụng gần 1,24 ha/MW.

    Như vậy rõ ràng là nguồn ĐMT cần tốn rất nhiều diện tích mặt bằng, chủ yếu là để lắp đặt dàn PMT. Điều này là do mật độ NLMT trên mặt đất không cao và do hiệu suất chuyển đổi NLMT thành điện năng của nguồn ĐMT khá thấp như đã nói ở trên.

    Suất sinh lời về mặt kinh tế khi sử dụng đất

    Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh diện tích cần cho nguồn ĐMT lớn mà “đổ tội” hay “lên án” nó thì hoàn toàn không công bằng và thiếu tính khách quan khoa học. Tại sao vậy? Ta hãy xem, thực tế ĐMT đã mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường như thế nào cho địa phương có dự án nguồn ĐMT?

    Như ta biết, Chương trình trọng điểm quốc gia về nông thôn mới đã triển khai thực hiện ở nước ta hàng chục năm nay và đã mang lại cho nông thôn Việt Nam những khởi sắc rất đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần cho bà con ở các khu vực nông thôn nước ta. Một trong các chỉ tiêu quan trọng của Chương trình này là phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế khoảng 50 triệu đồng trên 1 ha diện tích trồng trọt trong 1 năm (tương đương với sản lượng 8,3 tấn lúa/ha với giá 6 triệu đồng/tấn).

    Bây giờ hãy ước tính xem, nếu sử dụng 1 ha cho ĐMT sẽ thu được bao nhiêu trong một năm.

    Nếu lấy mật độ lắp đặt PMT là 1,2 ha/MW, thì 1 ha sẽ lắp được dàn PMT có công suất 0,83 MW hay 830 kW. Với bức xạ mặt trời trung bình ở nước ta là 4,5 kWh/m2.ngày, và với hiệu suất nguồn ĐMT là 15%, thì một trong một năm, nguồn ĐMT này sẽ sản xuất được 204.400 kWh (= 830 x 4,5 x 0,15 x 365). Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, đối với ĐMT mặt đất giá mua điện là 7,09 Uscens/kWh, tương đường với 1.644 đồng/kWh. Từ đó tính được, tiền bán điện của nguồn ĐMT sử dụng 1 ha đất trong 1 năm là 336 triệu đồng (= 204.400 x 1.644), tức là gấp hơn 6,7 lần so với chỉ tiêu kinh tế về sản xuất nông nghiệp của Chương trình nông thôn mới.

    Nếu tính đầy đủ và thực tế hơn, thì hiệu quả về mặt kinh tế còn cao hơn con số ước tính nói trên vì rằng các diện tích đất được sử dụng cho các dự án ĐMT ở các tỉnh được xem là Trung tâm ĐMT của cả nước là Ninh Thuận và Bình Thuận hầu như là đất hoang hóa cằn cỗi, không có giá trị gì lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, ở các tỉnh này, cường độ NLMT cao hơn con số trung bình nói trên (4,5 kWh/m2.ngày).

    Qua đó, ta thấy rõ ràng rằng, suất sinh lời về mặt kinh tế khi sử dụng đất cho ĐMT cao hơn hẳn. Khó có thể có tìm thấy loại cây trồng hay vật nuôi và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi nào trong sản xuất nông nghiệp có thể đạt được suất sinh lời cao như ĐMT.

    Thực tế cho thấy, các tỉnh Miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận,… trước đây là những tỉnh rất nghèo do khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi do bị sa mạc hóa. Thế nhưng, từ vài năm trở lại đây, nhờ chính sách phát triển ĐMT mà thu ngân sách của tỉnh đã tăng vượt bậc, gấp năm, bảy lần so với trước đây, đưa các tỉnh này trở thành các tỉnh có thu ngân sách khá và đang ngày càng giàu lên rõ rệt.

    [​IMG]
    Hiện nay, một số dự án điện mặt trời đã bắt đầu thử nghiệm nuôi trồng các loại cây thích hợp dưới các dàn pin mặt trời để tạo thêm nguồn thu nhập phụ, tăng hiệu quả sử dụng đất và cải tạo môi trường.

    Ngoài ra, ĐMT còn góp phần cải tạo môi trường rất tốt. Ví dụ, như ở Ninh Thuận và Bình Thuận, phần lớn các vùng đất sử dụng cho dự án ĐMT trước đây là những vùng “đất chết”, thậm chí đến cỏ dại cũng không sống được. Thế mà nay, khi xây dựng ĐMT, do được các dàn PMT che nắng và gió, lại có thêm nước vệ sinh lau rửa dàn PMT chảy thấm xuống, nên đất đai trở nên ngày càng tốt hơn và do đó cây cỏ đã phát triển tươi tốt. Hiện nay, một số dự án ĐMT ở các tỉnh này đã bắt đầu thử nghiệm nuôi trồng các loại cây thích hợp dưới các dàn PMT để tạo thêm nguồn thu nhập phụ, tăng hiệu quả sử dụng đất và cải tạo môi trường.

    Các dự án ĐMT còn mang lại nhiều lợi ích xã hội rất tích cực khác, ngoài việc đóng góp tiền thuế rất lớn cho các Tỉnh và Trung ương, còn: đóng góp, hỗ trợ và giúp đỡ các địa phương trên địa bàn về xây dựng tình nghĩa, trường lớp học, trạm xá, đường nông thôn,…Tạo công ăn việc làm thông qua việc thu nhận hàng trăm lao động địa phương làm việc trong nhà máy ĐMT đối với nhiều công việc như bảo vệ, lau rửa dàn PMT và nhiều công việc dịch vụ liên quan khác với mức lương ổn định khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tạo ra nguồn điện sạch, góp phần bảo vệ môi trường và tăng cường an ninh năng lượng cho đất nước.

    Khi đánh giá vấn đề sử dụng đất đối với một dự án ĐMT cần phải có cái nhìn tổng thể, khách quan và khoa học. Như ta thấy, mặc dù nguồn điện này cần diện tích đất đai lớn để lắp đặt dàn PMT, nhưng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà nó mang lại thì hoàn toàn xứng đáng.

    Thực tế cho thấy, đối với nhiều miền đất cằn cỗi, bị sa mạc hóa, thì chính ĐMT là giải pháp tốt nhất mang lại lợi ích tổng hợp vượt trội, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi hẳn cảnh quan, môi trường các địa phương. Vấn đề chỉ là ở chỗ các địa phương cần cân nhắc, tính toán và quy hoạch các vùng đất phù hợp để phát triển các dự án về nguồn ĐMT, để nó mang lại ngày càng nhiều lợi ích hơn.
    WanBes thích bài này.
    WanBes đã loan bài này
  5. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.560
    Nay chỉnh là cơ hội lên tàu nhé.
    --- Gộp bài viết, 19/11/2020, Bài cũ: 19/11/2020 ---
    @Tryn Bên CK Yuanta hỗ trợ BCG kèo tăng vốn hả bác.
    WanBes thích bài này.
  6. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    14.023
    Yuanta làm game cho BCG kéo vượt mệnh để PHT đấy . AE có giá hợp lý thì múc
  7. nguoiphanxu

    nguoiphanxu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    9.560
    Đợt trước khi trả cổ tức khi giá đang 6.5k Yuanta cũng định giá lần đầu khuyến nghị mua với giá mục tiêu 8.3k (bao gồm cả 800 đ cổ tức) sau đó thì lên được đến tận 8.8k (+ 800 đ cổ tức) tương đương với 9.6k.
    Lần này định giá từ 8.3k khuyến nghị mua với giá mục tiêu 11.5k không biết các anh còn thiêng không nhể?
    Giờ mua vào còn được dưới cả giá 8.3k. Thời gian sẽ cho câu trả lời. Chỉ cần kiên nhẫn thôi.
    [​IMG]
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    14.023
    Canh chỉnh thì mua . Nắm giữ cuối năm 2020. Gần hết năm rồi
  9. BHS2017

    BHS2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2017
    Đã được thích:
    318
    Giá căn hộ quận 9 tăng vọt

    https://zingnews.vn/gia-can-ho-quan-9-tang-vot-post1154694.html

  10. Stock.Captain

    Stock.Captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2012
    Đã được thích:
    180
    Cả sàn còn con này chưa chạy nhỉ? Khả năng quý 4 mới bung lãi lớn

Chia sẻ trang này