BCG - Mơ những giấc mơ lớn & Làm những điều tuyệt vời. PIC kết nối cổ đông chân chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi no7legend, 04/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5067 người đang online, trong đó có 554 thành viên. 18:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 307772 lượt đọc và 2341 bài trả lời
  1. Johnanthony

    Johnanthony Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    145
    các bác còn trên tàu ko ak? e vẫn ở im ko giám động tĩnh gì
    faifoo thích bài này.
  2. Valenhu

    Valenhu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/01/2021
    Đã được thích:
    1.807
    Trong phiên e tăng động quá, giờ thở dốc
  3. ngbuithien

    ngbuithien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Đã được thích:
    1.140
    Nay e phải cắt phần lớn rồi. Tính sau
  4. no7legend

    no7legend Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2019
    Đã được thích:
    6.772
    Bác xem chi phí lãi vay là 1317 tỷ nhưng lãi phải thu của BCG là 1351 tỷ. Về số liệu thì đang lãi hơn 30 tỷ khoản này nên có gì đáng lo.
    Về 2021 do bđs chưa bàn giao do covid mà lnst đã đạt 1000 tỷ. Vậy 2022 các dự án bđs dự kiến bàn giao năm 2021 sẽ chuyển lợi nhuận sang 2022 (ở đây là dự án malibu hội an). Vậy lợi nhuận năm 2022 có cốt lõi và tăng trưởng so với năm 2021 không
    [​IMG]
  5. NamLucky

    NamLucky Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2021
    Đã được thích:
    4.800
    Đồng ý với Bạn lo lắng vấn đề nợ nần Cty, tuy nhiên để hiểu vấn đề nợ cần đi sâu nhiều vấn đề Bạn ạ? Nợ có nhiều loại? Nợ sinh lời, nợ tốt, nợ xấu và nợ k thể trả phải trích lập dự phờng...? Ai tận dụng đòn bẩy tốt đúng thời điểm đó là tài sản, nếu false dó là vô sản đấy?
    SongLong8888, Authentic, faifoo1 người khác thích bài này.
  6. no7legend

    no7legend Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2019
    Đã được thích:
    6.772
    Review báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021: BCG

    Một bctc review gần như tốn nhiều thời gian nhất!

    Mọi người đọc và tham khảo

    REVIEW BCTC NĂM 2021 CỦA BCG

    Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

    Những điểm chính trong kết quả hoạt động SXKD của BCG trong năm 2021 như sau:

    - Doanh thu tăng 40% đạt 2,589 tỷ (2020: 1,854 tỷ);
    - Lợi nhuận gộp tăng 123% đạt 938 tỷ (2020: 420 tỷ). Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23% năm 2020 lên 36% năm 2021;
    - Doanh thu tài chính tăng 175% đạt 2,346 tỷ (2020: 854 tỷ);
    - Chi phí tài chính tăng 168% đạt 1,483 tỷ (2020: 554 tỷ);
    - Lợi nhuận sau thuế tăng 276% đạt 1,000 tỷ (2020: 266 tỷ);
    - LNST phân bổ cho công ty mẹ tăng 188% đạt 608 tỷ (2020: 211 tỷ);

    - EPS tăng 49% đạt 2,678 (2020: 1,803).

    Đáng chú ý là trong sự tăng trưởng của tổng Doanh thu của Công ty đến từ tăng trưởng của doanh thu bán hàng (tăng 40%, và chiếm 55% tổng doanh thu, chủ yếu bao gồm doanh thu từ bán điện và bán BĐS). Do Công ty không thuyết minh chi tiết hơn (đặc biệt là không thuyết minh báo cáo bộ phận) nên chúng ta không biết rõ doanh thu bán hàng từ BĐS và Điện cụ thể là bao nhiêu.

    Tuy nhiên, do trong năm 2021, Công ty đã đưa vào vận hành, khai thác nhiều nhà máy điện lớn nên doanh thu từ bán điện tăng rất mạnh trong 2021. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid nên Công ty phải chậm bàn giao BĐS cho khách hàng nên doanh thu từ bán BĐS của Công ty sẽ được ghi nhận lùi vào trong năm 2022, 2023. Do đó, đóng góp của mảng BĐS trong năm 2021 là không nhiều. Điều rất tích cực là với việc tăng mạnh doanh thu bán điện nên lợi nhuận gộp của doanh thu bán hàng cũng tăng mạnh từ 12% năm 2020 lên 50% năm 2021.

    Ngược lại với sự cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp của doanh thu bán hàng thì doanh thu xây lắp mặc dù cũng tăng rất tốt (63%), nhưng lợi nhuận gộp của mảng này bị sụt giảm mạnh từ 11% xuống còn 5%. Nguyên nhân có thể là do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh và ảnh hưởng dịch covid trong năm 2021. Do đó, đóng góp vào lợi nhuận chung của mảng xây lắp thực tế còn giảm đi mặc dù doanh thu tăng mạnh nhất.

    Doanh thu từ mảng dịch vụ duy trì ở mức hơn 240 tỷ, giảm 14% so với năm 2020. Đây là mảng kinh doanh không chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, và ít được đề cập khi nói về BCG, nhưng lại là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận gộp cao và ổn định nhất (trên 70%). Chiếm chủ yếu trong doanh thu dịch vụ là doanh thu từ thu phí đường bộ của các dự án BOT (BOT 830, 824).

    Một điểm rất đáng chú ý trong kết quả kinh doanh của năm 2021 là sự đóng góp rất quan trọng của hoạt động tài chính của Công ty. Lợi nhuận tài chính thuần (doanh thu – chi phí) trong năm 2021 là 863 tỷ. Trong đó, chủ yếu là lợi nhuận đến từ lãi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Trong năm 2021, Ban Lãnh đạo của BCG đã rất tích cực tham gia hoạt động đầu tư cổ phiếu, M&A và đã đạt được kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Mặc dù BCG hiện đang có số dư vay nợ nhiều nhưng Công ty lại đang điều phối dòng tiền rất tốt để không chịu áp lực lãi vay bào mòn kết quả kinh doanh. Cụ thể là trong năm 2021, tổng chi phí lãi đi vay và hợp tác đầu tư là 1,317 tỷ, nhưng ngược lại tổng lãi nhận từ cho vay và hợp tác đầu tư cũng là 1,388 tỷ. Như vậy, Công ty thậm chí còn có lãi trong hoạt động điều phối dòng tiền từ đi vay và cho vay (xem thêm nhận xét phần tài sản công nợ bên dưới).

    Với việc LNST tăng 276%, và lợi nhuận phân chia cho cổ đông công ty mẹ tăng 188% nên mặc dù Công ty phát hành mới cổ phiếu trong năm 2021 để tăng vốn nhưng EPS vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng là 49%.
    Tổng kết lại BCG đã có một năm 2021 thành công rực rỡ với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả hoạt động kinh doanh mặc dù Covid đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty trong đó đặc biệt là mảng BĐS và Xây lắp. Tuy nhiên, việc hoạt động hiệu quả của mảng đầu tư tài chính và mảng điện đã giúp cho Công ty có một kết quả kinh doanh rất tốt trong năm 2021. Chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng vào một kết quả kinh doanh ấn tượng tiếp theo trong năm 2022 và 2023 khi Công ty bắt đầu hạch toán mạnh doanh thu của các dự án BĐS (bị trì hoãn từ năm 2021) đã bàn giao bđs cho khách hàng và doanh thu ổn định trong cả năm của các dự án Điện đã hoàn thiện và đưa vào vận hành khai thác trong năm 2021.
    Tài sản và công nợ - Bảng cân đối kế toán

    • Tổng tài sản của BCG tại ngày 31/12/2021 là 37,689 tỷ tăng 56% so với đầu năm (24,136 tỷ), trong đó:
    - Đáng chú ý nhất trong tổng tài sản của Công ty là khoản Phải thu khác (ngắn và dài hạn) có tổng số dư là 17,987 tỷ (tăng 55% so với đầu năm là 11,545 tỷ), chiếm 48% tổng tài sản. Bao gồm trong khoản Phải thu khác chủ yếu là các khoản hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh ngắn và dài hạn. BCTC không thuyết minh rõ mục đích/dự án đầu tư của các khoản hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh là gì. Nhưng với việc ghi nhận lãi hàng năm thì ta hiểu bản chất của các khoản hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh chính là khoản cho vay và thu lãi hàng năm. Công ty đã đi huy động vốn (ngân hàng, trái phiếu, BCC) rồi cho bên khác vay lại để thực hiện hiện các dự án đầu tư. Như đã phân tích trong phần P&L, công ty đã cân đối lãi suất giữa đi vay và cho vay để đảm bảo không chịu áp lực lãi vay, thậm chí còn có lãi trong năm 2021. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới rủi ro thu hồi đối với các khoản cho vay này. Đây là khoản mục được đánh giá là có rủi ro cao trong bctc của Công ty. Thực tế, năm 2021, Công ty đã trích lập thêm dự phòng (số dư dự phòng cuối năm là 230 tỷ) đối với các khoản này.

    - Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, chứng khoán kinh doanh) với số dư là 1,583 tỷ, trong đó đáng chú ý là khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh 990 tỷ vào TPB hiện đang có giá thị trường vào khoảng 1,660 tỷ >> lãi chưa ghi nhận là 670 tỷ. Lãi này sẽ được hạch toán khi Công ty bán khoản đầu tư này.

    - Các khoản mục tài sản cố định và chi phí XDCB DD tăng 80% với tổng số dư là 7,919 tỷ (2020: 4,389 tỷ). Khoản mục này tăng mạnh trong năm 2021 chủ yếu là từ các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) mà Công ty đã hoàn thành xong và đưa vào sử dụng trong năm hay đang trong quá trình tiếp tục đầu tư xây dựng.

    - Các khoản mục hàng tồn kho và chi khí SXKD DD tăng 79% với tổng số dư là 4,099 tỷ (2020: 2,285 tỷ). Khoản mục này chủ yếu bao gồm giá trị của 2 dự án BĐS: dự án Malibu Hội An và dự án King Crown Infinity. Đây chính là kỳ vọng đối với doanh thu BĐS trong năm 2022 khi quá trình đầu tư của công ty đối với các dự án BĐS này đã hoàn thành và bắt đầu bàn giao bđs cho khách hàng.

    • Tổng nợ phải trả của BCG tại ngày 31/12/2021 là 29,339 tỷ tăng 39% so với đầu năm (2020: 21,173 tỷ), trong đó đáng chú ý:

    - Dư nợ vay là 14,046 tỷ, tăng 113% so với đầu năm (2020: 6,599 tỷ). Chủ yếu bao gồm các khoản vay ngân hàng và phát hành trái phiếu để tài trợ các dự án đầu tư và cho vay hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh.

    - Phải trả khác (ngắn và dài hạn) là 8,311 tỷ, tăng 17% so với đầu năm (2020: 7,127 tỷ). Khoản mục này chủ yếu bao gồm các khoản nhận từ hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh. Bản chất các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh này là các khoản đi vay và có trả lãi hàng năm.

    - Phải trả người bán (ngắn hạn và dài hạn) là 3,877 tỷ, giảm 29% so với đầu năm (2020: 5,468 tỷ) do nhiều dự án điện mặt trời, điện gió đầu tư trong các năm trước đã xong và đi vào hoạt động.

    - Người mua trả tiền trước là 2,168 tỷ, tăng 28% so với đầu năm (2020: 1,689 tỷ). Chủ yếu là các khoản khách hàng trả trước cho Điện gió và BĐS.

    • Vốn chủ sở hữu của Công ty tại ngày 31/12/2021 là 8,349 tỷ tăng mạnh 182% so với đầu năm (2020: 2,963 tỷ) do Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu trong năm cho cổ đông hiện hữu, trái phiếu chuyển đổi và kết quả kinh doanh rất tích cực trong năm 2021.

    • ROE (khả năng sinh lời của vốn CSH) năm 2021 là 18% (so với 12% năm 2020) >> tốt.
    • EPS năm 2021 là 2,678 tăng 49% so với năm 2020 (1,803) >> tốt

    • Hệ số thanh toán hiện hành: TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 1.6 lần (2020: 1.1 lần) >> tốt và cải thiện hơn nhiều so với năm 2020. Tuy nhiên, lưu ý là chất lượng thực của khả năng thanh toán của BCG phụ thuộc vào chất lượng của khoản mục Phải thu khác (cho vay). Nếu BCG gặp vấn đề đối với các khoản cho vay ( dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư và hợp tác kinh doanh) thì sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh toán hiện hành của công ty.

    • Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH = 3.5 lần (2020: 7.1 lần) >> ở mức cao tuy nhiên đã cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2020.

    • Hệ số nợ vay: Nợ vay/Vốn CSH = 1.7 lần (2020: 2 lần) >> cao, nhưng không quá cao so với các công ty trong ngành (tính riêng đối với vay ngân hàng và phát hành trái phiều) và đã có sự cải thiện so với năm 2020.

    Nhìn các chỉ số thì có thể thấy BCG đang có Hệ số nợ và Hệ số nợ vay khá cao. Tuy nhiên, khi nhìn rõ việc huy động vốn và sử dụng vốn của Công ty thì cũng không quá quan ngại nếu Công ty vẫn duy trì được chất lượng sử dụng vốn cao của mình (Hiện tại BCG đang làm rất tốt).

    - Tổng nợ đi vay (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh) vào khoảng 22,000 tỷ. Đối ứng với cho vay, hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh, tiền gửi) vào khoảng 19,000 tỷ. Dư nợ thuần từ hoạt động đi vay và cho vay thực tế chỉ vào khoảng 3,000 tỷ và nằm trong các khoản đầu tư vào các dự án điện, bất động sản, chứng khoán kinh doanh. Như đã phân tích ở trên, các khoản đầu tư này rất khả quan và mang lại tiềm năng tăng trưởng lớn cho Công ty trong các năm tiếp theo. Do Công ty đã chủ động cân đối dòng vốn đi vay và cho vay nên áp lực chi phí lãi vay đối với công ty hiện là không có (thậm chí là lãi trong năm 2021). Tuy nhiên, chất lượng các khoản cho vay (dưới hình thức hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư) sẽ là một dấu hỏi lớn và cần theo sát. Nếu có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của Công ty. Còn hiện tại thì Công ty vẫn đang kiểm soát tốt.

    - Người mua trả tiền trước, đây là doanh thu nhận trước không phải là nghĩa vụ phải thanh toán;

    - Phải trả người bán (ngắn và dài hạn): có thể thấy rõ trong BCTC là BCG đã thỏa thuận với các nhà cung cấp để cân đối lại các khoản phải trả giữa ngắn và dài hạn. Do đó BCG có thể chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản phải trả này khi đến hạn.

    Tóm lại, BCG vẫn kiểm soát tốt tình hình tài chính và khả năng thanh toán. Thậm chí, BCG vẫn còn có khả năng huy động thêm nhiều vốn để thực hiện các thương vụ M&A (mua công ty bảo hiểm AAA, hay mua công ty Tipharco gần đây), tiếp tục đầu tư và thực hiện các dự án điện, bds lớn.

    Nếu Công ty kiểm soát tốt các khoản cho vay (cho vay/hợp tác kinh doanh/hợp tác đầu tư) thì không có vấn đề gì với khả năng tài chính và thanh toán của công ty.

    Dòng tiền – Lưu chuyển tiền tệ

    • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 9,012 tỷ (2020: âm 2,226 tỷ)
    • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 971 tỷ (2020: âm 613 tỷ)
    • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 10,123 tỷ (2020: dương 3,592 tỷ)
    • Lưu chuyển tiền thuần trong năm dương 140 tỷ (2020: dương 753 tỷ)

    Nếu nhìn qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BCG trong năm 2021 thì khá “choáng” với âm 9,012 tỷ trong dòng tiền hoạt động kinh doanh.

    Tuy nhiên, Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm mạnh là do ảnh hưởng lớn từ khoản mục các khoản phải thu/phải trả khác (chủ yếu là hợp đồng hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh (mà bản chất là đi vay và cho vay)) như phân tích bên trên. Do đó, ảnh hưởng này theo bản chất thì nên nằm ở hoạt động đầu tư thì chính xác hơn. Nếu không tính tính ảnh hưởng này thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm khoảng gần 2,000 tỷ chủ yếu là do tăng hàng tồn kho (các dự án bđs chờ để bán) và tăng chứng khoán kinh doanh (cp TPB). Dòng tiền hoạt động kinh doanh/hoạt động đầu tư hiện đang được tài trợ bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính (đi vay).

    Nói chung, BCG đang trong quá trình đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng tái tạo và dự án BDS nên cần phải huy động một lượng lớn vốn đầu tư. Nguồn vốn huy động thông qua vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu mới, hợp tác đầu tư và hợp tác kinh doanh. Do đó, dòng tiền âm mạnh ở các hoạt động tài chính và hoạt đồng đầu tư là có thể hiểu được. Tuy nhiên, như phân tích ở bên trên, hiện tại BCG vẫn đang cân đối được để đảm bảo tình hình tài chính ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán.
    Nhận xét chung:
    • Năm 2021 ghi nhận kết quả hoạt động SXKD ấn tượng với tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu và lợi nhuận. Trong đó 2 điểm sáng là: 1) Doanh thu từ mảng điện tăng mạnh giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận và góp phần bù đắp cho mảng xây lắp (mặc dù doanh thu tăng nhưng biên ln bị giảm sút mạnh); 2) Hoạt động tài chính (đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, m&a) rất hiệu quả trong năm 2021 mang lại khoản lợi nhuận lớn cho công ty (gần tương đương với lợi nhuận gộp cả năm). Năm 2022 cũng sẽ là một năm đáng mong đợi đối với BCG khi các dự án BĐS bắt đầu hạch toán doanh thu mạnh. Doanh thu mảng Điện đối với các dự án đưa vào vận hành năm 2021 cũng sẽ được ghi đủ năm. Mảng Xây lắp sau Covid lockdown cũng sẽ được kỳ vọng trở lại mạnh mẽ.
    • Tổng tài sản tăng mạnh kéo theo Nợ phải trả cũng tăng mạnh. Đáng chú ý là: 1) số dư lớn của các khoản mục phải thu khác/phải trả khác (trong đó chủ yếu là các hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp tác đầu tư). Chất lượng (khả năng thu hồi đủ và đúng hạn) của các khoản cho vay dưới hình thức hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh sẽ tác động lớn tới tình hình tài chính của công ty. Hiện tại, BCG vẫn đang đảm bảo tốt tình hình tài chính và khả năng thanh toán. Ngoài ra, số dư của các khoản mục TSCĐ và hàng tồn kho cũng tăng mạnh từ kết quả đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện và BĐS của Công ty. Nó mang lại kỳ vọng lớn tăng trưởng doanh thu từ 2 mảng này trong các năm tiếp theo, đặc biệt là 2022 và 2023.
    • Dòng tiền hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đang bị thâm hụt mạnh chính từ bởi các hoạt động đầu tư vào các dự án Điện và BĐS nêu trên và đang được tài trợ bằng dòng tiền đi vay và phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, dòng tiền huy động từ đi vay, hợp tác đầu tư/hợp tác kinh doanh rồi công ty lại cho vay lại cũng dưới hình thức hợp tác đầu tư đang “làm xấu” báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BCG và gây quan ngại về khả năng thanh toán, áp lực nợ vay và lãi vay.

    ==========================================

    Các bác có thể tham khảo bài review này của bác An Le Nhu. Tôi thấy khá hay và chi tiết
  7. MrLiu

    MrLiu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2021
    Đã được thích:
    345
    Sao lại đi so sánh lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư với chi phí lãi vay kia
    Lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư là lãi từ các dự án trong năm mà mấy ông góp vốn cùng nhau làm đấy
    Không phải lúc nào cũng có các hoạt đồng đều đều như thế này để đầu tư sinh lời đâu, nó chỉ là hoạt động bất thường
    Tóm lại lợi nhuận của BCG vẫn đang tới chủ đạo từ Bất động sản
    Mà ngoài thị trường BĐS đang bị ý chí của nn ép nên cũng cần quản trị rủi ro cho cẩn trọng
    thuyquai29 thích bài này.
  8. faifoo

    faifoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Đã được thích:
    411
    Mình cũng rất nhiều lần giải thích cho mọi người ở những diễn đàn khác vì sao âm dòng tiền 9000 tỉ. Nay mới thấy 1 bác nói đúng ý.
    Do thằng BCG hợp tác đầu tư kiểu BCC (bên NVL và VIC cũng hay xài). Nên thay vì dòng tiền ghi vào investing cashflow lại ghi vào receivable, khiến receivable tăng mạnh.
    mà cash flow from operating = net income + depreciation + decrease in receivable + decrease in inventory + increase in payable.

    Rất nhiều bài báo viết âm dòng tiền operating mà ko hiểu bản chất của mô hình kinh xoành của BCG.

    Nhìn vào dòng tiền âm 9000 tỉ của BCG ko thể kết luận được gì. Vì mô hình BCC có ưu điểm là giúp triển khai đầu tư nhanh, ít thủ tục, dễ chốt deal, không phải trình board tốn thờigian. Nhưng nhược điểm là nếu mấy sếp ko trung thực thì tha hồ rút ruột. (như bên DIG). Nên nhìn vào BCG phải nhìn vào lãnh đạo chứ bctc không là chưa đủ.
  9. no7legend

    no7legend Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2019
    Đã được thích:
    6.772


    Bác Tuấn lại lên thời sự hôm nay :))
    SongLong8888, DLM88, Authentic1 người khác thích bài này.
  10. faifoo

    faifoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2009
    Đã được thích:
    411
    Hợp tác đầu từ (BCC) ở đây là kiểu góp vốn vào chung 1 dự án, mỗi dự án là 1 dự án nlmt chẳng han. Thì nó cũng khá là đều đấy chứ.
    Mà BCG cũng ý thức là lãi vay cao nên mới phải thay bằng equity.
    Mấy sếp bữa cũng nói mấy năm trước là giai đoạn phát triển thần tốc nên xài đòn bẩy nhiều, còn giờ là tái cơ cấu vốn mà.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này