BĐS- vận tải - cảng biển , bộ 3 TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caoky1311, 19/10/2015.

3796 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 10:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4299 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    :drm cụ xem chart NTL cụ ah, đi lên và chỉnh rất đều đặn, nhịp này sẽ rất dài, cuốn theo dòng lợi nhuận tăng trưởng của NTL.
    cakiem060512 thích bài này.
  2. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.645
    Em đang chinh chiến con TRS cụ ạ. Chưa có xèng để múc thêm.
    caoky1311 thích bài này.
  3. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Gia nhập TPP: Bất động sản sẽ có bước ngoặt về thanh khoản
    “Chắc chắn sẽ có một bước ngoặt về thanh khoản” là nhận định của hầu hết các chủ đầu tư cũng như các đơn vị phân phối bất động sản tại Hà Nội khi được hỏi về ảnh hưởng của việc hoàn tất đàm phán TPP mà Việt Nam là một trong 12 nước tham gia hiệp định.
    Báo cáo thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2015 của Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, giới đầu tư bất động sản trong nước đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự bứt phá của thị trường ngay sau khi thông tin về đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc hôm 5/10 vừa qua.
    [​IMG]
    Bất động sản sẽ có bước ngoặt về thanh khoản khi gia nhập TPP
    Khi hiệp định TPP được ký kết và thông qua, hàng loạt các điều khoản vốn được xem là rào cản trước đây về thủ tục, hồ sơ cho DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như những nhà đầu tư bất động sản ngoại quốc sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.

    Việt Nam sẽ phải cắt giảm hoặc huỷ bỏ hoàn toàn không ít các quy định đối với 11 đối tác còn lại, nhằm tạo điều kiện cho DN, công dân các nước được thuận lợi trong kinh doanh, mua bán. Riêng với bất động sản, so với các quốc gia phát triển trong khu vực, giá nhà tại Việt Nam vẫn được đánh giá là "khá mềm" nếu so với GDP và mặt bằng thu nhập của các nước đó.

    Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm các kênh đầu tư như: chứng khoán, tiết kiệm, mua bán vàng, ngoại tệ... đang dần kém hấp dẫn, nên bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất.

    Cụ thể, trong 9 tháng qua, thị trường bất động sản tiếp tục sôi động, người mua nhà đã đặt niềm tin vào thị trường, một số các nhà đầu tư cũng quay trở lại thị trường bất động sản.

    Tổng giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) trên thị trường đã giảm. Tại Hà Nội, trong tháng 9 có khoảng 1.600 giao dịch thành công, giảm 16% so với tháng trước, tăng gần 40% so với cùng thời điểm năm 2014. Tính đến quý III/2015, Hà Nội có 5.300 giao dịch thành công, tăng 70% so với số giao dịch thành công của cùng kỳ năm trước.

    Tại TP.HCM có khoảng 1.550 giao dịch thành công, giảm gần 14% so với tháng trước, tăng 55% so với cùng thời điểm năm 2014. Tính đến quý III/2015, TP.HCM có khoảng 5.100 giao dịch thành công, tăng gần 2 lần số giao dịch thành công của cùng kỳ năm trước.

    Các dự án có căn hộ nhỏ ở khu vực có hạ tầng tốt, giá cả hợp lý, chủ đầu tư có uy tín cũng được người dân quan tâm. Ngoài ra, dự án căn hộ chung cư trung, cao cấp đang triển khai có vị trí đẹp, với tiến độ nhanh được nhiều khách hàng quan tâm.

    Trong 9 tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp thành lập hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tăng vượt trội đến 78,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp giải thể giảm đến 30%, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Về giá bán căn hộ, theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, giá căn hộ chung cư phần lớn giữ giá ổn định, một số dự án đang hoàn thiện, có vị trí tốt, giá tăng khoảng 2% - 4%. Các dự án có căn hộ nhỏ ở khu vực có hạ tầng tốt, giá cả hợp lý, chủ đầu tư có uy tín cũng được người dân quan tâm.

    Ngoài ra, dự án căn hộ chung cư trung, cao cấp đang triển khai có vị trí đẹp, với tiến độ nhanh được nhiều khách hàng quan tâm. Các đợt mở bán của những dự án này có khá nhiều khách hàng đặt mua.

    Tuy nhiên, thị trường TP HCM giá nhà ở những tháng gần đây tương đối ổn định, không có nhiều biến động, chỉ tăng nhẹ ở một số dự án sắp hoàn thành có hạ tầng tốt.


    Theo Châu Anh - VTC
    --- Gộp bài viết, 20/10/2015, Bài cũ: 20/10/2015 ---
    :drm nhóm vận tải đang vào sóng , chạy rất tốt
  4. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Tập quán kinh doanh của người Việt "kìm chân" ngành logistics
    [​IMG]
    Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, tập quán kinh doanh của doanh nghiệp Việt đang "vô tình" làm mất đi cơ hội phát triển của ngành logistics, đặc biệt ở một số khâu dịch vụ như vận tải, bảo hiểm…
    Theo số liệu thống kê, năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 298 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2013. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu những năm qua, logistics đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế.

    Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

    Chia sẻ về thực trạng ngành logistics hiện nay, Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hệ thống logistics của Việt Nam vẫn còn những “nút thắt” lớn kìm hãm sự phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.

    Hệ thống cầu cảng kết nối kém, khung thể chế pháp lý chưa hoàn thiện

    Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, trong những năm qua, Chính phủ đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Hệ thống cảng biển Việt Nam cũng đã và đang được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và trang thiết bị xếp dỡ hiện đại.

    Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn của các khu vực cảng là cơ sở hạ tầng kết nối với vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Đáng chú ý nhất là các địa phương hầu như còn thiếu trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp chuyên dụng.

    Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia một cách đồng bộ, hợp lý. Xã hội hóa việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, phát triển kết cấu hạ tầng logistics dựa trên sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm mục tiêu phát triển logistics bền vững.

    Bên cạnh đó, khung thể chế và pháp lý về logistics phức tạp và còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Thủ tục hành chính chậm trễ, sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý cũng như văn bản pháp luật ảnh hưởng tới sự hiệu quả của hoạt động logistics.

    Các quy định và khái niệm trong luật hiện nay về dịch vụ logistics còn có nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình mới và xu thế phát triển, chưa làm rõ, thể chế hóa dịch vụ logistics cũng như tạo thuận lợi cho người làm dịch vụ và thúc đẩy thị trường dịch vụ logistics.

    “Ngày 3/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phát triển phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu” – Thứ trưởng cho biết.

    Tập quán kinh doanh của DN xuất nhập khẩu làm mất đi cơ hội cho ngành logistics

    Với các con số về thị phần và thực trạng những nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam hiện khá khiêm tốn và ít ỏi, thị trường này đang nằm trong tay các công ty nước ngoài. Một số doanh nghiệp trong nước đã tiến hành các dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) nhưng sự “bứt phá” này vẫn chưa bền vững, còn thiếu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng, mạng lưới, công nghệ, kỹ thuật và vốn đầu tư hệ thống thông tin hiệu quả.

    Sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các 3PL, 4PL nước ngoài ngay tại sân nhà… vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhà nước có vốn và cơ sở vật chất khá lớn (nay đã cổ phần hóa) vẫn chưa đột phá, tiên phong trong lĩnh vực mới.

    Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, tập quán “mua CIF, bán FOB” của doanh nghiệp Việt cũng "vô tình" làm mất đi cơ hội phát triển của ngành logistics, đặc biệt ở một số khâu dịch vụ như vận tải, bảo hiểm…

    Tập quán "mua CIF, bán FOB" hiểu một cách đơn giản nghĩa là doanh nghiệp nhập khẩu mua hàng theo điều kiện CIF, bên bán phải trả cước phí vận tải và bảo hiểm. Ngược lại, khi bán hàng, doanh nghiệp Việt Nam lại chọn bán FOB, tức là doanh nghiệp chỉ phải giao hàng đến cảng, đẩy phần vận tải như thuê tàu, mua bảo hiểm cho đối tác nước ngoài để tránh rủi ro.

    Tập quán này một phần cũng xuất phát từ cơ cấu xuất nhập khẩu mang lại, do chúng ta chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thô, sơ chế. Khi đó, các đối tác thường có ưu thế trong đàm phán hợp đồng và thường giành quyền vận tải, bảo hiểm.

    Bên cạnh đó, hệ thống logistics trên thế giới hiện nay đang vận động theo xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhiều khâu của dịch vụ logistics như xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, thu hồi hàng hóa… được thực hiện thông qua thương mại điện tử; nhưng các khâu này của Việt Nam còn yếu.

    Ngoài ra, xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định kinh tế song phương và đa phương của các nước trên thế giới cũng định hướng ngành logistics phát triển theo những chiến lược nhất định.

    “Các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp vận tải biển (kể cả doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng…) phải liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nỗ lực tư vấn, cung cấp giải pháp tối ưu, tin cậy, đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam” – Thứ trưởng Công thương khẳng định.

    Ngành logistics: Đại gia trong nước có đấu lại được với những "gã khổng lồ"?
    Nguyệt Quế

    Theo Trí thức trẻ
  5. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    [infographics] Mạng lưới logistics Việt Nam đang nằm trong tay những đại gia nào?
    [​IMG]
    Các doanh nghiệp nội địa chiếm số lượng tới hơn 90% nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần logistics cả nước; Và 10% số doanh nghiệp còn lại là các liên doanh hay đại diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị phần còn lại.
    Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế trong những năm gần đây đã giúp cho ngành logistics có bước phát triển mạnh mẽ, với mức bình quân tăng trưởng trong giai đoạn 1992 - 2014 đạt mức 20,3%/năm theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.

    Theo tính toán, hiện chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, tức là tương đương khoảng 45 tỷ USD, riêng khâu vận tải chiếm khoảng 40 - 60% chi phí, là thị trường dịch vụ khổng lồ.

    Theo thống kê, hiện có khoảng 1200 doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại Việt Nam. Thời gian hoạt động trung bình của DN là 5 năm, với 80% doanh nghiệp có vốn đăng ký chỉ từ 1 - 1,5 tỷ đồng, chủ yếu là doanh nghiệp trong nước.

    Một nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp nội địa chiếm số lượng lớn nhất, tới hơn 90% số doanh nghiệp, nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần logistics cả nước. 10% số doanh nghiệp còn lại là các liên doanh hay đại diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị phần còn lại.

    [​IMG]

    Chi phí ngoài luồng kéo "tụt" ngành logistics Việt Nam
    Hương Xuân - An Ngọc

    Theo Trí thức trẻ
  6. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    Biên lợi nhuận cao thật, 30-40% là con số đáng mơ ước đối với nhiều doanh nghiệp đang niêm yết :drm
  7. choadan38

    choadan38 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2014
    Đã được thích:
    117

Chia sẻ trang này