Bí Ẩn cha con nhà PVX: PVE-PVC-ICG-PHH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 13/04/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3266 người đang online, trong đó có 118 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87019 lượt đọc và 628 bài trả lời
  1. rautiato

    rautiato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Đã được thích:
    0

    :-*:-*:p:-*\:D/>:D<
    n...g...o...n quá =P~
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    =))=))=))=))
  3. VTHiep

    VTHiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Lưu ý các bác PVL cũng sẽ như anh em cùng nhà PVA, PHH, PVE, ICG của một mẹ PVX.

    Đây là một số dự án cho các bác tham khảo

    [​IMG]
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    CON NÀY NGON ĐÓ BÁC,,,,DÂN TA CHƯA VÀO VÌ CHƯA CÓ Data để PHÂN TÍCH....
  5. bietgikhong

    bietgikhong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã CK: PVX) đã bán 1.805.000 cổ phiếu giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 2.805.000 cổ phiếu tương đương tỷ lệ 28,05% xuống còn 1 triệu đơn vị tương đương tỷ lệ 10%. Giao dịch thực hiện từ 2/4/2010 đến 5/4/2010. (PVA có giá từ 65.3-69.8)

    PVX tiếp tục đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu còn lại để cơ cấu danh mục đầu tư. Dự kiến, giao dịch thực hiện từ 9/4/2010 đến 1/6/2010. (PVA có giá trên 80)

    Bình quân PVX bán PVA tệ lắm cũng giá 80. 2,8Tr PVA x 80 ~ 224tỷ; trừ giá vốn 2,8Tr PVA mệnh giá là 28 tỷ thì PVX lãi ròng là 196tỷ.

    PVX hiện cũng đang nắm hằng hà sa số CK dòng họ PV mua bằng mệnh giá. Như vậy, cho thấy riêng mảng đầu tư tài chính của PVX khó cty nào bì kịp. Khủng thiệt!!! Múc lăn chốt thôi kẻo sau chốt khỏi mua luôn.
  6. dieulinh0307

    dieulinh0307 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    15
    BÁC NÓI CŨNG CÓ LÝ ĐẤY. NHƯNG THEO EM VÀO SHN VẪN HAY HƠN NHIỀU!!!!:-bd:-bd:-bd
  7. fire2006

    fire2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Đã được thích:
    1
    Tùy từng con mới múc lăn chốt được nhé, múc con này ko có cửa sáng như SDH đâu[-X
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    trạng: Vui vẻ Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

    Đăng ngày: 09:18 28-03-2010 Thư mục: Tổng hợp



    Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

    Từ sau chánh sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình phát động vào tháng 12 năm 1978, Trung Quốc tự phong và thế giới xưng tụng Trung Quốc là một khủng long đang chỗi dậy. Đặc biệt người Pháp hay dùng những ẩn dụ tượng hình để thần thoại hóa Trung Quốc, nào là lời nói của Napoléon khi xưa «Quand la Chine s’éveillera, le monde tremblera» (Khi Trung Quốc thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển) được Alain Peyrefitte, một tổng trưởng của nội các De Gaulle lập lại dùng làm tựa cho quyển sách nổi tiếng của ông vào năm 1973, nào là « Quand la Chine change le monde» của Erik Izraelewicz vào năm 2005, và gần đây (2007), José Frèches, một nhà Trung hoa học (sinologue) đã lộng ngôn đề tựa cho quyển sách của ông « Quand les Chinois cesseront de rire, le monde pleurera » (Khi người Trung Quốc không cười nữa, thế giới sẽ khóc).
    Trung Quốc có thực sự vĩ đại đến độ làm tắt tiếng cười của nhân loại hay Trung Quốc chỉ là một người khổng lồ đang mắc nhiều chứng bịnh trầm kha.

    Không ai biết rõ Trung Quốc bởi lẽ chính người Trung Quốc, cho dù thông thái, cũng không biết hết đất nước của họ. Sách vở viết về Trung Quốc không sao kể xiết, và một người suốt cả đời sống với sách vở Trung Quốc, ông David Watt, Giám Đốc Bộ Sách Đông Nam Á của Thư Viện Cornell, đã thố lộ vài tháng trước khi mất là ông chỉ biết một ít về Trung Quốc.
    Trong ý nghĩa ấy, bài viết chỉ là một thứ tạp luận, bổ túc cho những tài liệu chính trị mà người Việt chúng ta gần đây đọc được qua internet và báo chí về hiểm họa Trung Quốc đối với Việt Nam. Một cách cụ thể hơn, bài viết còn mang mục đích như một thứ cẩm nang thông tin cho những du khách muốn biết sơ lược về đất nước nầy trước khi đặt chân đến, đặc biệt những địa danh dịch ra tiếng Việt chắc sẽ giúp du khách bớt đi bối rối khi nghe nói hay phải đọc những tài liệu bằng tiếng quan thoại.

    Căn bản của sự vĩ đại : đất rộng và dân đông
    Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2, đứng hạng ba trên thế giới sau Liên Sô và Canada, có 20 341 km ranh giới với 14 quốc gia :
    -phía Bắc và Tây Bắc (5) : Nga, Mông Cổ, Kazathstan, Kirghstan, Tadjikistan,
    -phía Tây và Tây Nam (5): Afghanistan, Pakistan, Népal, Bhoutan, Ấn Độ,
    -phía Nam (3) : Miến Điện, Lào, Việt Nam (riêng với VN dài 1282 km)
    -phía Đông (1) : Bắc Hàn.

    Tuy Liên Sô và Canada có diện tích rộng hơn Trung Quốc, nhưng hai nước nầy không được vinh dự mang tên vĩ đại. Trung Quốc vĩ đại bởi lẽ ngoài đất rộng, Trung Quốc còn có một dân số khổng lồ. Cuối năm 2009, dân số Trung Quốc là 1,3 tỷ và …thêm một con số lẻ tẻ (số lẻ tẻ nầy hơn cả dân số của Canada). Theo công bố chính thức của Tân Hoa Xả là 1 338 triệu ( 10/2009)
    Nhưng dưới mắt người Tây Phương và cả người dân Trung Quốc, những con số thống kê do Trung Quốc công bố rất ngờ vực, bởi lẽ chính phủ thêm bớt tùy theo nhu cầu.
    Ngày 6 tháng giêng năm 2005, nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của nhà nước tuyên bố là đứa con trai mang số 1, 3 tỷ vừa được sinh ra tại một bệnh viện ở Bắc Kinh. Tin thực buồn cười, bởi lẽ với một quốc gia có 40 000 trẻ sơ sinh mỗi ngày, cứ 4 giây đồng hồ thì có một đứa trẻ ra đời và với một hệ thống bệnh viện đủ loại trên một lãnh thỗ rộng hơn 9 triệu km2, với phương tiện truyền thông tại nhiều địa phương còn lạc hậu thì làm sao xác định được số thứ tự của một trẻ sơ sinh.
    Michel Cartier, trong một nghiên cứu tỉ mỉ dựa vào các niên giám dân số và các tài liệu thống kê của Trung Quốc từ 1982 đến 2000 đã đi đến kết luận là con số 1,3 tỷ kể trên chỉ là ước định dựa vào tỷ lệ số sinh và số tử chứ chẳng dựa vào một thống kê khoa học nào. Ông còn nói thêm dân số Trung Quốc thực sự có thể nhiều hơn, vì với chánh sách đứa con duy nhất, nhiều dân quê không khai báo đứa con thứ hai, nhưng dù sao đó cũng là một con số chuẩn để từ đó tính dân số về sau. (Frédéric Lasserre. L’éveil du dragon, p. 307-311).
    Trung Quốc cũng cho biết là mỗi năm Trung Quốc tăng độ 10 triệu dân, do đó mới có con số 1,3 tỷ vào năm 2005 và thêm 38 triệu vào năm 2009.
    Không phải chỉ có thống kê dân số bị ngụy tạo mà đa số thống kê trong nhiều lãnh vực cũng gian dối, đặc biệt về kinh tế. Một bài viết trong tờ Foreign Policy tháng 9 năm 2009 đã chứng minh vài sự kiện trong muôn một về sự bất khả tín những con số của chính quyền Trung Quốc đưa ra. Theo tờ báo nầy thì Tổng cục Thống kê của Trung Quốc đã công bố là sản lượng công kỹ nghệ của Trung Quốc đã tăng trong tháng 4/2009 là 8,3% so với cùng thời gian nầy năm trước và số tiêu thụ điện năng thì giảm 3,5%. Tổng Cục Thống Kê cũng cho biết là thị trường bán lẻ cũng tăng lên 14,8%. Làm sao mà công kỹ nghệ tăng sản lượng khi mà tiêu thụ điện năng giảm, số đầu tư ngoại tệ giảm (giảm 21%, con số xác thực do các ngân hàng đầu tư cung cấp), và làm sao mà thị trường bán lẻ gia tăng khi mà 20 triệu thợ di cư thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố từ 4 đến 10%. Tổng Cục Thống kê cũng công bố là số xe hơi bán ra ở Trung Quốc trong tháng 4/2009 là 1, 15 triệu chiếc, trong khi tại Hoa Kỳ chỉ có 820 000 chiếc. Con số trên bị «lật tẩy » khi đọ lại với con số phát hành bảng số của bộ *******, cơ quan phát hành số xe.
    Trong một cuộc hợp báo hồi tháng 9 năm 2008, Phó Lý Quốc Cường cũng đã công nhận ngành Thống Kê Trung Quốc còn yếu kém.
    Trước tình trạng ngụy tạo số thống kê, tạo sai lệch về thông tin và gây khó khăn trong việc soạn thảo chính sách kinh tế vĩ mô, chính phủ đã ban hành chỉ thị có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5/2009 theo đó bất cứ cơ quan nào báo cáo sai lệch hoặc ngụy tạo dữ kiện sẽ bị trừng phạt. Nếu cấp lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới ngụy tạo thống kê sẽ bị cách chức, sa thải hay xét xử trước tòa án. Theo Tân Hoa Xã, đây là lần đầu tiên chính phủ có biện pháp chế tài đối với hiện tượng « tham nhũng thống kê», nhưng theo Yi XianRong, một nhà nghiên cứu của CASS (China Academy of Social Sciences) thì « bao giờ chính phủ không thay đổi chánh sách thi công, thì bấy giờ chuyện gian trá thống kê vẫn tồn tại » (xinhuanet.com)
    Gian trá thống kê là chuyện thường tình của Trung Quốc, và những vĩ đại của Trung Quốc, có chuyện là sự thực, có chuyện là thổi phòng và nhiều chuyện là láo khoét. Đó là một loại mặt trái phổ quát của những vĩ đại Trung Quốc.

    Mỗi tỉnh Trung Quốc là một quốc gia
    Với một diện tích bao la và một dân số khổng lồ, Trung Quốc lại phân chia ra rất ít đơn vị hành chánh, do đó mỗi đơn vị hành chánh có diện tích và dân số to lớn như một quốc gia.
    Trung Quốc có 56 chủng tộc trong đó 92% là người Hán cư trú trong vùng nội địa Trung Quốc, còn 55 chủng tộc dân tộc thiểu số cư trú đa số ở các khu tự trị vùng ngoại vi .
    Trung Quốc có 22 tỉnh (vì lý do chính trị, Trung Quốc kể Đài Loan như tỉnh thứ 23), 4 thành phố trực thuộc trung ương mà mỗi thành phố được xem như một tỉnh, 5 khu tự trị, và 2 đặc khu hành chánh có quy chế chánh trị riêng (một quốc gia, hai hệ thống).
    [​IMG]

    STT
    Đơn vị hành chánh
    Thủ phủ
    Dân số
    (triệu)

    4 thành phố trực thuộc
    trung ương

    cuối 2007
    1
    Bắc Kinh (Beijing)

    16,3
    2
    Thiên Tân (Tianjin)

    11
    3
    Trùng Khánh (Chongqing)

    28
    4
    Thượng Hải ( Shanghai)

    13,8

    22 tỉnh


    1
    Hắc Long Giang (Hailongjiang)
    Cáp Nhĩ Tân (Harbin)
    38,2
    2
    Cát Lâm (Jilin)
    TrườngXuân (Changchun)
    27,3
    3
    Liêu Ninh (Liaoning)
    Thẩm Dương (Shenyang)
    43
    4
    Hà Bắc (Hebei)
    Thạch Gia Tran (Shijia…)
    69,4
    5
    Hà Nam (Henan)
    Trịnh Châu (Zhengzhou)
    98,7
    6
    Sơn Tây (Shanxi)
    Thái Nguyên (Taiyuan)
    34
    7
    Sơn Đông (Shandong)
    Tế Nam (Jinan)
    93,6
    8
    Thiểm Tây (Shaanxi )
    Tây An (Xian)
    37,5
    9
    Giang Tô (Jiangsu)
    Nam Kinh (Nanjing)
    76,2
    10
    An Huy (Anhui)
    Hợp Phi (Hefei)
    66,7
    11
    Triết Giang (Zhejiang)
    Hàng Châu (Hangzhou)
    50,6
    12
    Hồ Bắc (Hubei)
    Vũ Hán (Wuhan)
    60,7
    13
    Hồ Nam (Hunan)
    Trường Sa (Shangsha)
    68
    14
    Giang Tây (Jiangxi)
    Nam Xương (Nanchang)
    43,7
    15
    Phúc Kiến (Fujian)
    Phúc Châu (Fuzhou)
    35,8
    16
    Quảng Đông(Guangdong)
    Quảng Châu (Guangzhou)
    94,5
    17
    Cam Túc (Gansu)
    Lan Châu (Lanzhou)
    26
    18
    Thanh Hải (Qinghai)
    Tây Ninh (Xining)
    5,5
    19
    Tứ Xuyên (Sichuan)
    Thành Đô (Chengdu)
    81,2
    20
    Quý Châu (Guizhou)
    Quý Dương (Guiyang)
    40
    21
    Vân Nam (Yunnan)
    Côn Minh (Kunming)
    45
    22
    Hải Nam (Hainan)
    Hải Khẩu (Haikou)
    8,4





    5 khu tự trị dân tộc thiểu số


    1
    Nội Mông Cổ (Mongolie)
    Hohhot
    24
    2
    Ninh Hạ (Ningxia) người Hồi
    Ngân Xuyên
    6
    3
    Tân Cương(Xinjiang) ng. Uygur
    Urumqi
    21
    4
    Tây Tạng (Tibet/Xizang)
    Lhassa
    2,8
    5
    Quảng Tây (Guangxi) ng. Choan
    Nam Ninh
    50





    2 đặc khu hành chánh


    1
    Hongkong

    6,9
    2
    Macau

    0,5

    Với một diện tích và dân số to lớn như vậy, tổ chức hành chánh và chánh trị Trung Quốc hoàn toàn dựa theo mô hình của đảng Cộng Sản theo kiểu kim tự tháp có 5 cấp bậc:
    1- chính phủ trung ương (1, 3 tỷ dân)
    2-4 thành phố trực thuộc trung ương có tư cách như một tỉnh (dân số trung bình : 17 triệu) + 22 tỉnh và 5 khu tự trị (dân số trung bình : 45 triệu)
    3-333 thành phố (dân số trung bình : 3,7 triệu)
    4- 2816 thị trấn/huyện ( comtés) ; dân số trung bình 600 000
    5-44 016 làng (communes) : dân số trung bình : 30 000
    Cơ cấu trên được điều khiển bởi 70 triệu công chức trong đó có 5 triệu là đảng viên, tạo nên tình trạng lãnh chúa ở các địa phương (lãnh chúa chớ không là sứ quân bởi lẽ lãnh chúa tuân hành cấp trên, bắt nạt cấp dưới và dân chúng, và bất hợp tác hay chống đối với cấp lãnh đạo hàng ngang).

    Thật là hoang tưởng hay ngây ngô, khi nghĩ là Trung Quốc hôm nay đã chuyển thành tư bản đỏ khi thấy Trung Quốc mở cửa kinh tế làm ăn với tư bản.
    Thành lập ngày 01/07/1921 với 5 triệu đảng viên, đảng Cộng Sản gia tăng lên 10 triệu dưới thời Mao Trạch Đông (1956) và phát triển mạnh mẽ dưới thời Đặng Tiểu Bình : 35 triệu (năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu phát động chánh sách mở cửa). Trong 30 năm qua, đảng CS vẫn tiếp tục bành trướng mạnh mẽ: 76 triệu đảng viên vào cuối năm 2008. Điểm đáng chú ý là số đảng viên không phải chỉ thuộc giai cấp công nông như khi mới thành lập, mà số đảng viên hôm nay có học lực đại học chiếm đến 34%. (Xinhua News Agency 01/07/2009). Năm 2001, chủ tịch đảng Giang Trạch Dân cho phép chủ nhân các xí nghiệp gia nhập đảng, điều tối kỵ trước đó.
    Giới lãnh đạo trung ương đảng, tuy đa số thế hệ đang cầm quyền là thành phần trí thức: chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) là kỹ sư thủy học, Ôn Gia Bảo (Wen JiaBao) là kỹ sư địa chất, phó Wu Bangguo là kỹ sư địện, nhưng cấp lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương vẫn là thành phần ít học, bảo thủ, trung kiên với cung cách Mao, do đó, nạn cường hào ác bá, phép vua thua lệ làng là một trở ngại lớn trong mọi công cuộc cải cách và phát triển nạn tham nhũng. Trước tình trạng lão hóa cấp lãnh đạo, Đảng Cộng Sản đang «chuẩn bị» một số lãnh tụ trẻ (mà họ gọi là thế hệ thứ 5) lớn lên trong thời kỳ mở cửa của Đặng Tiểu Bình để trực diện với đổi mới kinh tế, nhưng thực sự đó chỉ là thứ bình phong cho các thái thượng hoàng thao túng.
    Tham nhũng là một đại nạn làm Trung Quốc bị thất thoát công quỹ từ 1,5% đến 5% sản lượng quốc gia theo một báo cáo của OCDE năm 2005. Trong vòng 10 năm, chính quyền đã điều tra 500 000 vụ tham nhũng lớn nhỏ. Trong 8 tháng đầu năm 2006, Ủy Ban điều tra tham nhũng cho biết có 15, 6 tỷ mỹ kim công quỹ bị thất thoát và có ít nhất 14 000 nhân viên cao cấp bị liên lụy. (Expansion.com 18/09/06). Và trong năm 2009, tháng nào cũng có một viên chức cấp thứ trưởng bị ra tòa với số tiền tham nhũng khổng lồ: nguyên giám đốc phi trường Bắc Kinh và nguyên giám đốc Tập đoàn công ty nguyên tử lực bị bị tử hình vì biển thủ và nhận hối lộ hàng trăm triệu MK, thứ trưởng bộ *******, giám đốc Cục Thống Kê, thị trưởng thành phố Thẩm Quyến bị bắt giam…
    Nạn tham nhũng làm mất uy tín với giới đầu tư, nhiều công ty ngoại quốc tố cáo nhân viên chức quyền Trung Quốc đòi 10% trên số tiền của dự án.
    Từ nhiều năm nay, chính phủ đã lập ra nhiều ủy ban bài trừ tham nhũng, và đặc biệt trong kỳ họp đảng hồi tháng 9 năm 2009, chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp chống rửa tiền và ký hiệp ước dẫn độ các phạm nhân với 23 nước trên thế giới (8000 phạm nhân chuyển ra ngoại quốc hàng chục tỷ mỹ kim), nhưng tham nhũng là căn bịnh nan y đối với xã hội Trung Quốc bởi lẽ chuyện « đền ơn » nằm trong tập tục giao tế của dân Trung Quốc. Ngoài ra, theo luật hình sự của Trung Quốc ban hành năm 1997, để bị kết tội là tham nhũng thì số tiền hối lộ phải từ 50 000 yuan trở lên (6 000$US), do đó theo China Daily, 98 % những vụ tham nhũng xảy ra tại nông thôn có liên hệ tới đảng viên. Tòa Án Tối Cao Nhân Dân đòi chánh phủ phải duyệt xét lại cái « ngưỡng tham nhũng » hợp pháp nầy.
    Ngoài yếu tố quyền lực của giới lãnh đạo, việc trị an một đất nước mênh mông như Trung Quốc sỡ dĩ tương đối được dễ dàng còn nhờ vào tinh thần kỹ luật, sự tôn trọng tôn ti của người dân Trung Quốc đã được un đúc qua bao thế kỷ. Phải hiểu rằng những cuộc bạo động của dân quê trong những năm gần đây (trừ cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị sâu sắc) là những vụ tức nước vỡ bờ của dân quê chống lại bọn cường hào ác bá, cưỡng chiếm đất đai hay những thanh toán nội bộ (làm ngơ cho dân biểu tình chống đối để loại trừ những đối thủ), mọi hình thức bạo động chính trị đều bị triệt để thanh trừng. Và cũng phải hiểu thêm rằng dưới mắt đảng Cộng Sản và người dân Trung Quốc, quan niệm nhân quyền theo kiểu Tây Phương sẽ đưa Trung Quốc đến chỗ hỗn loạn. Trước một chỉ trích vi phạm nhân quyền của một ký giả Mỹ trong một cuộc họp báo, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã trả lời: chúng tôi cai trị Trung Quốc theo luật pháp của một quốc gia có văn minh lâu đời và có 1,3 tỷ dân. Người Mỹ các anh chỉ có dân chủ giả hiệu. Luật Patriot Act của các anh kiểm duyệt báo chí, bắt giam người bị tình nghi chống đối chánh phủ còn tệ hại hơn luật pháp của chúng tôi…
    Lối so sánh trái lê với trái táo của Ôn Gia Bảo thực ra chỉ là một lối biện minh cho một chế độ độc tài, đảng trị.

    Về phương diện báo chí, Trung Quốc có 2081 nhật báo, 9363 tạp chí, 1000 đài phát thanh, 287 đài truyền hình (People’s daily online), tất cả đều đặt dưới dưới quyền kiểm soát của bộ Thông Tin Tuyên Truyền trực thuộc Ủy Ban Trung Ương đảng. Sự kiểm duyệt mọi phương tiện truyền thông là tuyệt đối. Đạo quân «cảnh sát internet» gồm 30 000 nhân viên thiết lập bức Vạn Lý Trường Thành lửa (Grande Muraille de feu) kiểm soát 338 triệu người sử dụng internet (tháng 6, 2009). Websites của đoàn thể, tư nhân bị xóa không cần thông báo, Google không được phép giới thiệu những bài viết, tin tức bất lợi cho chánh phủ.
    Những quyền sống căn bản của con người về y tế, giáo dục, nhà ở, hoàn toàn do chính phủ qui định. Chính phủ ép các sinh viên, học sinh học ngành kỹ thuật. Phụ nữ bị đối xữ bất công trong gia đình và xã hội (hơn 50% người thất nghiệp là phụ nữ vì xí nghiệp không muốn mướn phụ nữ để tránh trả phụ cấp hộ sản). Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (OMS), mỗi ngày có hơn 600 phụ nữ tự tử (La Chine nouvelle, p.67). Tân Cương, Tây Tạng thường xuyên nỗi dậy, FaLunggong bị , tất cả những quyền căn bản của con người bị phủ nhận, đó là mặt trái chính trị của Trung Quốc vĩ đại.

    Những công trình vĩ đại
    Dù thương, dù ghét Trung Quốc, ai ai cũng phải công nhận Trung Quốc có những công trình siêu việt phát xuất từ những bộ óc sáng tạo thông minh tuyệt vời và tinh thần làm việc kỹ luật của người Trung Quốc . Không kể đến những công trình kiến trúc từ 20 thế kỷ qua là chứng tích của một nền văn minh rực rỡ mà những di tích lịch sử của nhân loại đã được UNESCO công nhận, đa số đều nằm trong lãnh thỗ Trung Quốc, trong bài viết nầy, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình vĩ đại thực hiện trong 30 năm qua, biến đổi Trung Quốc từ một quốc gia chậm tiến sang một quốc gia kỹ nghệ.
    Trước tiên, cửa ngõ đến Trung Quốc là phi trường Bắc Kinh. Trung Quốc đã phô trương cho thế giới thấy sự vĩ đại của mình qua phi trường Bắc Kinh đã khánh thành nhân Thế Vận Hội 2008 với một nhà ga mới gọi là nhà ga số 3. Rộng gấp 2 lần tòa Bạch Ốc, lớn hơn cả nhà ga của phi trường Heathrow ở Luân Đôn được xem là lớn nhất trước đó, nhà ga của phi trường Bắc Kinh rộng 98 mẫu, được trang bị và kiến trúc tân kỳ, hiện đại, được xem là nhà ga lớn nhất thế giới hiện nay và được xếp hạng là phi trường thứ tư trong 10 phi trường lớn nhất thế giới (theo bảng xếp hạng của ACI năm 2009, phi trường số 1 thế giới là Hartsfield Jackson Atlanta tiếp nhận 59 triệu hành khách, thứ nhì là London Heathow: 44 triệu, thứ ba là O’Hare Chicago : 43,5 triệu, thứ tư là Beijing Int.Airport : 43 triệu; thứ 10 là HongKong Int. Airport : 30 triệu). Như vậy, chỉ riêng Trung Quốc đã có 2 phi trường trong top 10.
    [​IMG]
    Một trong những quày nhặt hàng hóa ở nhà ga số 3 phi trường Bắc Kinh

    Lối đi rộng thênh thang, mái nhà cao vút mang những hình vảy của con rồng, tường và mái nhà làm bằng thép và kiếng mang hai màu vàng và đỏ là hai màu cổ truyền hoàng tộc, bãi đậu xe 2 tầng có thể tiếp nhận đến 7 000 xe đủ loại và hành khách di chuyển với 243 thang cuốn và thang máy. Hệ thống chuyển vận hàng hóa bằng đường rail tối tân nhất thế giới dài 2 km, có thể phân loại và di chuyển 20 000 valises trong 1 giờ với vận tốc 10m /giây, nghĩa là chỉ mất 5 phút để đưa hàng hóa lên phi cơ hay đến tay hành khách khi phi cơ đáp xuống.

    Trung Quốc cũng tự hào một kỳ công vĩ đại khác là vừa khánh thành một năm trước đó (tháng 6/2007) cầu Hàng Châu là chiếc cầu xuyên đại dương dài nhất thế giới ( 36 km) nối liền Thượng Hải với Ninh Ba (thuộc tỉnh Triết Giang). Kiến trúc chiếc cầu nầy vượt qua các kỹ lục về kỹ thuật xây cầu : chân cầu đóng sâu xuống nước đến 80m, dây cáp treo dài nhất (577 m), 2 ngọn tháp trên cầu cao nhất (300 m, tương đương với 100 tầng nhà). Năm 2006, Trung Quốc cũng khánh thành cầu Đông Hải cũng là một trong những cầu xuyên đại dương dài nhất thế giới (30,5 km) nối liền Thượng Hải với Yangshan. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Trung Quốc lại bắt đầu dự án xây một cây cầu xuyên đại dương khác, lần nầy dài 50 km nối liền Quảng Đông với Ma Cao và Hong Kong với ngân sách là 11 tỷ mỹ kim.
    Trung Quốc luôn muốn có tên mình trong Guinness : năm 2005, khánh thành đường hỏa xa Qinghai- Lhassa (Tây Tạng) dài 1400km xuyên qua đèo Tangula ở cao độ 5000 thước, một kỹ lục thế giới và một ngày sau lễ giáng sinh năm 2009, chiếc xe lửa tốc hành với vận tốc nhanh nhất thế giới (394 km/giờ) nối liền Vũ Hán-Quảng Đông dài 1 086 km trước đây phải mất 11 giờ nay rút lại chỉ còn có 3 giờ.

    Về phương diện thương mại, Trung Quốc tự hào là Trung Quốc có đến 4 trung tâm thương mại trong số 10 trung tâm lớn nhất thế giới (theo bảng sắp hạng của Forbes 2007)
    1- South China Mall (Quảng Đông) khánh thành 2005, rộng 600 000 m2, 1500 cửa hàng
    2- Golden Resources Shopping Mall (Beijing), khánh thành năm 2004, rộng 560 000 m2
    8- Beijing Mall khánh thành năm 2005
    9- Zhengja Plaza (Quảng Đông) khánh thành năm 2005

    Năm 2008, Arabie Séoudite khánh thành Dubai Mall với một trung tâm thương mại và một khách sạn, tuy rộng 800 000 km2 nhưng không phải là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới. Trung Quốc vẫn chiếm giữ hàng đầu.

    Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng cơ cấu hạ tầng trên khắp đất nước với kinh phí hàng trăm tỷ mỹ kim. Chỉ trong 2 năm 2001-2003, số đường sá được xây lên đến 200 000 km trong khi suốt nửa thế kỷ trước (1950-2000), Trung Quốc chỉ có 170 000 km đường nhỏ hẹp. Chỉ trong năm 2004, Thượng Hải đã xây số nhà chọc trời bằng tất cả nhà chọc trời ở New York gộp lại (La Chine nouvelle, p. 74) . Năm 2009, Thượng Hải đã có 1000 dự án xây cao ốc trên 30 tầng và phải chờ 4 năm nữa mới cứu xét các dự án mới.

    Nói đến Trung Quốc là phải nói đến chuyện xẻ núi lấp sông và trong các công trình vĩ đại nầy phải kể đến hai kỳ công mà Trung Quốc tự hào là xây đập thủy điện Tam Hiệp (Trois-Gorges) và là thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (Shenzhen).

    Sau vụ nổi loạn Thiên An Môn 1989, đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn chứng tỏ sức mạnh của mình nên quyết định xây đập nước Tam Hiệp sẽ là trung tâm thủy điện lớn nhất thế giới.
    Bắt đầu thiết kế từ năm 1994, khởi công từ 1997, hoàn tất năm 2009, đập thủy điện Tam Hiệp là tượng trưng cho sức kiến tạo vĩ đại của con người Trung Quốc: tường béton của hồ chứa nước cao 185m, dài 2 309 m, hệ thống đê giữ nước dài 600 km, dự trử 4 tỷ m3 nước và cung cấp 11% điện lực cho Trung Quốc, có thể đưa điện lực đến Thượng Hải cách xa 2 000 km.


    Để hoàn tất đập nước phải dùng 27 triệu m3 béton, và việc xây dựng con đê ngăn nước phá kỷ lục thế giới trong công trình thủy điện, bởi lẽ những chân béton được chôn sâu dưới nước 60m và công tác được thực hiện dưới một lưu lượng khổng lồ của sông Dương Tử là 11 600m3 mỗi phút.
    [​IMG]

    Đập Thủy Điện Tam Hiệp thực sự là một đại công trình thủy điện nhưng lại là một đại họa cho Trung Quốc.
    Trước tiên, đó là một quyết định chính trị của Lý Bằng (Li Peng), người đã ra lệnh Thiên An Môn, muốn dùng dự án nầy để phục hồi uy tín, nhưng dù bị chống đối (đa số vắng mặt lúc biểu quyết), Lý Bằng vẫn kiên quyết thực hiện. Dự án còn là biểu tượng cho chế độ gia đình trị trong giới lãnh đạo trung ương: vợ của Lý Bằng là Zhu Lin và con là Li Xiao Peng điều khiển đại công ty quốc doanh điện lực China Huanang, con gái là Li Xiao Sing là giám đốc Công Ty China Power, một đại công ty điện lực khác. Sở dĩ Lý Bằng lộng hành bởi lẽ chủ tịch đảng Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), trước đó làm giàu trong chức vụ thị trưởng Thượng Hải, nay đưa cả gia đình Jiang độc quyền trong kỹ nghệ télécoms.

    Về phương diện môi trường, dự án đã tiêu diệt nhiều thủy sản hiếm và hồ chứa nước là một đống rác lộ thiên khổng lồ. Đất phù sa bị giữ lại ở thượng lưu (mỗi năm 500 triệu tấn) bám vào lòng sông và bờ sông khiến mực nước dâng cao gây lũ lụt ở vùng thượng lưu (điều nghịch lý là mục đích của đập là giảm bớt lũ lụt ở một vùng, nhưng lại gây ra lũ lụt ở một vùng khác), ngược lại đất đai ở hạ lưu chóng cằn cỗi phải dùng nhiều phân bón (phosphore và azote nhiều gấp 20 lần) nông nghiệp kém hiệu năng, nước bị ô nhiểm.
    Hồ nước khổng lồ tạo sức ép cho đất đai xung quanh, nhà cửa bị hư hỏng, và ngay cho các đê và hồ chứa nước cũng đã bắt đầu có vết nứt. Chi phí cho dự án là 30 tỷ mỹ kim nhưng theo China Global Times ngày 30/9/09 thì chi phí thực sự là 73 tỷ chưa kể 25 tỷ mà chính phủ phải dự trù để sửa chửa liên tục và đền bồi cho 1,5 triệu người tại 12 thành phố trong vùng xây đập phải bị dời nhà.
    Đập Tam Hiệp gây bất mãn cho người dân trong vùng vì số người bị dời nhà kể như mất nhà, mất đất canh tác, mất xí nghiệp, mất các di tích lịch sử, bởi lẽ số tiền đền bồi thiệt hại chẳng thấm vào đâu. Một trong hàng số hàng triệu dân sơ tán được báo Global Times ngày 30/09/09 kể :
    Fu Chenquian là chủ nhân một ngôi nhà kiên cố nền đúc béton bị phá hủy được đền bù 6 000 yuan (700 mỹ kim) và được cấp một mãnh đất bùn cho một gia đình 11 người. Ông phải đi vay nợ thêm để cất một ngôi nhà thô sơ không có cửa sổ với giá 50 000 yuan.
    Người dân phải sơ tán vì đập Tam Hiệp, họ sống lang thang khắp nước. Trên hàng mươi cây số dọc theo xa lộ từ Hàng Châu đến Thượng Hải, những ngôi nhà nhỏ như chiếc hộp bằng ciment bỏ hoang từ khi mới cất vì những người được đền bồi thiệt hại không đủ tiền để mua và nếu đến ở cũng không biết sinh sống bằng nghề gì trên một vùng đất xa lạ.
    Đập Tam Hiệp thực sự vĩ đại, nhưng những hậu quả về xã hội, kinh tế và môi trường cũng vĩ đại.


    Nói đến chánh sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình thì phải nói đến câu nói bất hủ của ông : Mèo đen hay mèo trắng, miễn là nó bắt được chuột và sáng kiến táo bạo của ông là kêu gọi tư bản đến đầu tư tại các đặc khu kinh tế.
    Để thu hút đầu tư và kỹ thuật của tư bản Tây Phương, Đặng Tiểu Bình thành lập những đặc khu kinh tế và mời Tây Phương đến kinh doanh, mở các công ty hỗn hợp (Joint Venture) theo đó giới kinh doanh ngoại quốc đầu tư tại các đặc khu được đặc quyền là miễn thuế lợi tức hoàn toàn trong hai năm đầu và 50% trong 3 năm sau.

    Đặc khu đầu tiên được ra đời ở Thẩm Quyến (Shenzhen) vốn là một làng đánh cá nghèo có 30 000 dân thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông.
    Chỉ sau 20 năm, Thẩm Quyến trở nên một đại trung tâm kỹ nghệ qui tụ 150 đại công ty trên thế giới trong danh sách 500 đại công ty do tạp chí Forbes xếp hạng, với hơn 6 triệu dân, với những trung tâm nghiên cứu, đại học tối tân, với một lợi tức đồng niên của người dân xấp xỉ với Thượng Hải, cao nhất của Trung quốc (5500 mỹ kim trong khi An Huy, cách đó vài trăm cây số chỉ có 700 mỹ kim).
    Trên thế giới, chưa có một quốc gia nào xây dựng và phát triển những thành phố kỹ nghệ với một vận tốc kinh khủng mà vào cuối thập niên 1990, chính quyền Thẩm Quyến đã có khẩu hiệu: Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ (ý nói cứu xét dự án).

    Thẩm Quyến là biểu tượng cho sức mạnh kỹ nghệ của Trung Quốc do đó Bộ Du Lịch của Trung Quốc đã quảng cáo cho du khách là : Nếu bạn muốn xem nền văn minh Vạn Lý Trường Thành cách đây 2000 năm thì đến Trường An (Tây An), nền văn minh một ngàn năm thì đến Bắc Kinh, nền văn minh 100 năm thì đến Thượng Hải và nền văn minh của thế kỷ 21 thì đến Thẩm Quyến.
    Sau Thẩm Quyến, những đặc khu khác như Chu Hải (ZhuHai) gần Macao, Sán Đầu (Shantou), đảo Hải Nam và sau đó 14 khu kỹ nghệ lần lược được mở ra tại nhiều thành phố dọc theo bờ biển và vùng đồng bằng sông Châu Giang (Rivière des Perles) .

    Nhưng phía sau bước nhảy vọt vĩ đại kinh tế, chuyện gì đã xảy ra và đang xảy ra ?
    Trước tiên, chuyện làm ăn giũa tư bản trắng và tư bản đỏ là một liên minh bốc lột sức lao động của người dân Trung Quốc, bần cùng hóa nông dân và công nhân, đào sâu hố chia cách giàu nghèo. Sự đô thị hóa (xây cất cao ốc, hạ tầng cơ sở) và thiết lập cơ sở kỹ nghệ ở vùng ven biên nông thôn đã khiến người trung lưu, nông dân, phải bán nhà, rồi trở nên không nhà vì giá nhà, giá đất tăng lên vượt quá mức lợi tức. Hỗn loạn xã hội là điều tất nhiên, người biểu tình, nổi loạn, nhất là ở thôn quê, chống lại bọn cường hào ác bá là đảng viên, lợi dụng quyền lực để đuổi nhà, chiếm đất (với lý do đất đai là của chánh phủ, người dân chỉ có quyền khai thác mà thôi), thông đồng với tư bản mới để trục lợi. Từ khi có chánh sách mở cửa kinh tế năm 1979, Trung Quốc mất mỗi năm 1 triệu mẫu đất canh tác vì nhu cầu kỹ nghệ hóa, 200 triệu nông dân phải bỏ nông thôn lên các thành phố sống vất vưởng tạo thành một giai cấp bần cùng không nhà, không hộ khẩu gọi là dân di cư. Tại các thành phố, cứ mỗi sáng sớm, số người nầy tụ tập ở các ngã đường chờ người đến mướn, làm đủ các nghề nặng nhọc (phần lớn làm phu trong kỹ nghệ xây cất, phụ nữ làm tạp dịch cho nhà giàu). Họ bị giới chủ nhân bóc lột một cách vô nhân đạo, làm việc không giờ giấc có khi một ngày chỉ được trả 10 yuan (hơn 1 mỹ kim), đau ốm, bị thương vì tai nạn lao động không được săn sóc.
    Những người may mắn có một công việc làm thường xuyên trong các công ty hỗn hợp như Wal-Mart, Nike, General Electric... số phận cũng không khá gì hơn. Một trường hợp trong muôn một được Antony Bianco kể là tại công ty Chun Si Entreprise Handbag Factory ở Thẩm Quyến : 1000 nhân công bị nhốt trong một tòa nhà chật chội,nóng bức, làm việc 12 giờ chỉ có 60 phút để ăn, được trả 22 mỹ kim mỗi tháng nhưng phải hoàn lại cho công ty 15 mỹ kim tiền ăn và ở. Một nhân công đã kể : Muốn đi nhà vệ sinh phải xin phép người cai, và mỗi khâu 70 người chỉ có 2 người đi nhà vệ sinh cùng lúc và không quá 5 phút và khoảng cách đến nhà vệ sinh rất xa chỉ vừa đủ thời gian để chạy. Vắng mặt lâu hơn thì bị khiển trách và có thể bị sa thải . (Antony Bianco. The bully of Bentonville, p.189).
    Một trường hợp khác cũng tại đặc khu kinh tế được kể trên China Labor Watch ngày 21, tháng 12 năm 2005 : Nhân công làm đồ chơi tại một xưởng ở Quảng Đông phải đạt được quota là sơn 8900 mãnh trong một ngày làm việc 12 gi mới được lảnh 3,45 mỹ kim. Nếu không đạt được, công ty chỉ trả có 1,25$/ngày. Dĩ nhiên sự cách biệt lương bỗng như thế khiến nhân công làm việc trối chết, đó là chánh sách khai thác nhân lực tàn bạo của thời nô lệ.

    Để sản xuất nhanh và giá rẻ, Trung Quốc không tôn trọng việc bảo vệ môi trường, thải các hóa chất xuống đất, xuống nước, trong không khí. Mặc dù Trung Quốc thiếu nước (mỗi người dân chỉ có thể sử dụng trung bình 300 m3 nước/một năm, trong khi nhu cầu tối thiểu là 1000m3) nhưng nước lại bị ô nhiểm trầm trọng: 1 triệu tấn thuốc nhuộm ngấm xuống nước sông hồ hay mạch nước ngầm. Cuộc điều tra của OMS năm 2004 tại 412 địa điểm trên 7 con sông chính cho biết có đến 58% nước bị ô nhiểm không dùng được. Nguồn nhiệt lượng chính yếu của Trung Quốc là than đá, Trung Quốc đã thải ra trong không khí một lượng C02 khổng lồ. Một cuộc khảo sát của Đại học Qinghua năm 2004 tại 338 thành phố Trung Quốc cho biết có 63,5% thành phố có mức độ ô nhiểm không khí từ trung bình đến trầm trọng, đa số các thành phố này ở miền kỹ nghê phía Nam và Tây Nam. Ngoài ra, 30% lãnh thổ Trung Quốc bị ô nhiểm vì mưa acide, làm thiệt hại mỗi năm 13 tỷ mỹ kim (L’éveil du dragon, p.121)
    Học Viện Bảo Vệ Môi Trường của Trung Quốc đã công bố năm 2003 là mỗi năm Trung Quốc có 400 000 người chết vì lý do ô nhiểm và 116 triệu thị dân sống trong những điều kiện môi sinh nguy hiểm. Con số nầy còn có thể cao hơn, theo lời của Giám đốc cơ quan Wang Jinan nói với AFP.
    Ngoài ra, Ngân Hàng Thế Giới cho biết là ô nhiểm nước và không khí làm thiệt hại từ 3 đến 8% sản lượng quốc gia, và trong số 50 thành phố lớn trên thế giới bị ô nhiểm nhiều nhất, Trung Quốc có 16 , mà Bắc Kinh, Thượng Hải đứng đầu (Le défi chinois, p. 60).
    Tuy là quốc gia không tôn trọng các tiêu chuẩn môi trường, nhưng trong các hội nghị quốc tế, như hội nghị ở Copenhague vừa qua, Trung Quốc lại lên giọng đạo đức giả kết tội các quốc gia kỹ nghệ khác, đưa ra những tiêu chuẩn thật cao nhưng lật lọng không chịu đưa ra những chỉ tiêu mà Trung Quốc sẽ thực hiện với lý do bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Sự khai phóng Trung Quốc đã mở đường cho sự phân cách các giai cấp và hỗn loạn xã hội. Trước 1990, Trung Quốc chỉ có 2 giai cấp : công nhân , nông dân và một thiểu số trí thức. Từ 2001, theo Viện Khoa Học Xã Hội (China Academy of Social Sciences) Trung Quốc có đến 10 giai cấp chênh lệch rất nhiều về lợi tức.
    -Giới nhà giàu (7,5%): gồm có giới tỷ-triệu phú (0,5%), nhà giàu mới (5%), con cháu giới lãnh đạo cao cấp (2%)
    -Giới trung lưu (20%) : gồm giới trí thức, nông dân giàu, nhân viên chính phủ và cơ quan quốc doanh và hỗn hợp (đảng viên và liên hệ làm ăn với đảng viên)
    -Giới nhà nghèo (70%) gồm công nhân, nông dân và dân lao động di cư.

    Nói chung, Trung Quốc có độ 800 triệu người nghèo trong đó có 200 triệu người di dân không hộ khẩu, không việc làm thường xuyên, không được hưởng các quyền lợi căn bản của người dân.
    Quý Châu, tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc có lợi tức đồng niên trung bình là 350 mỹ kim một năm, bằng với Bangla Desh, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất (81 triệu) có lợi tức là 650 mỹ kim/năm, ngang hàng với Pakistan.
    (Chine : de Pékin à Hong Kong, p.83)

    Theo thống kê của Bộ Tài Chánh, tài sản của 10% người giàu chiếm 45% tài sản của cư dân đô thị.
    Zeng Xianquan, Giám Đốc Trường Lao Động và Nhân sự ở đại học Bắc Kinh cho biết là tại đô thị, lợi tức của nhóm người giàu gấp 9 lần nhóm người nghèo và tại nông thôn, tỷ lệ nầy là gấp 7 lần.
    Ông cũng cho biết là 65% dân số sống dưới ngưỡng nghèo của Liên Hiệp Quốc là 1,25 mỹ kim/ngày.
    Trong khi giới nhà giàu gia tăng tài sản thì 80% người dân không có lợi tức gia tăng . Bởi lẽ giá sinh hoạt tăng lên khiến họ phải cắt giảm chi tiêu, nhiều người không mướn hay mua được nhà vì nạn đầu cơ địa ốc. Cũng theo Viện Khoa Học Xã Hội, trong phúc trình ngày 8/12/2008, giá nhà đã vượt quá mức lợi tức của người dân và 85% người Trung Quốc không có nhà riêng cho họ dù mua hay thuê. Phúc trình cũng yêu cầu chính phủ phải can thiệp để kiểm soát giá nhà chống bọn đầu cơ địa ốc, hạn chế người giàu mua nhà với giá cao hơn giá thị trường làm khan hiếm nhà ở cho giới trung lưu. Hiện tượng dân ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hong Kong bán nhà cho giới nhà giàu vì thất nghiệp trong thời gian suy thoái kinh tế để rồi trở nên những người vô gia cư hợp cùng với những nông dân đổ ra thành phố kiếm việc làm trong đám 200 triệu dân di cư phải sống chui rúc trong các khu nhà ổ chuột hay trong các công viên, tạo nên bất ổn về xã hội và an ninh tại các thành phố là một khó khăn trầm trọng cho chính quyền Trung Quốc. (Global Times 11/12/2009)

    Tân Hoa Xã đã thuật một cảnh mua một căn nhà trong một chung cư ở thị trấn Rinpu như sau : « 5000 người xếp hàng qua đêm để tranh nhau mua 100 căn nhà dự định xây cất với giá 100 000 yuan (12 000 mỹ kim). Người may mắn nhận được phiếu mua phải trả 500 000 yuan, và muốn lựa vị trí căn nhà thì phải trả thêm 80 000 yuan. Được hỏi bao giờ nhà được giao, nhân viên của dự án trả lời : Chúng tôi chưa xác định được»
    Theo tạp chí Forbes, năm 2009, Trung Quốc có 79 tỷ phú với tài sản tổng cộng là 314 tỷ không kể 400 triệu phú và 1/3 số tỷ-triệu phú nầy là đảng viên Cộng Sản. (Người giàu nhất TQ là Wang Chuanfu, giám đốc công ty BYD chuyên sản xuất pile điện thoại cầm tay và xe hơi, có tài sản là 5,8 tỷ mỹ kim, kế đó là nữ tỷ phú Liu Yongning, chủ nhân công ty thực phẩm với tài sản là 5 tỷ MK).

    Tại trung tâm các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, chỉ có giới nhà giàu mới mưa được nhà : từ 10 000 đến 100 000 yuan một m2, diện tích cho mỗi người là 4m2, một condo nhỏ khoảng 40-50m2 cho một gia đình 1-2-4 (sẽ giải thích phần sau), condo trung bình khoảng 100 m2. Để có ý niệm về lương bổng, năm 1991, tiền lương trung bình mỗi tháng của một thị dân là 130 yuans (khoảng 15 MK), của một nông dân là 60 yuans (khoảng 8MK). Năm 2008, tiền lương trung bình mỗi tháng của một công chức từ 1 500 đến 3 000 yuans (200 - 400 MK) và công nhân thuộc nhóm di dân không quá 600 yuans (80 MK). Với mức lương bỗng như vậy, bao nhiêu người trong gia đình và tiết kiệm trong bao nhiêu năm mới mua được một căn nhà nhỏ.

    Trong tình trạng khốn đốn của giới trung lưu và giới nghèo như vậy, 100 triệu người giàu có mức sống như người giàu có Tây Phương. Dọc theo bờ biển từ Chu Hải đến Ma Cao, hàng cây số những ngôi biệt thự tráng lệ xây trên núi trông ra biển, kiến trúc và trang trí chắc chắn làm các chủ nhân các ngôi nhà ở Palm Beach, Monaco phải chào thua, và những sân golf với 100 000 mỹ kim để vô hội, 30 000 MK niên liểm và 100 MK mỗi giờ chơi mà số người chờ tới phiên mình được gia nhập hội cũng giống như các bà mẹ ở Québec trông chờ một chỗ trống cho con mình trong nhà giữ trẻ 7$ , thì quả tình xã hội Trung Quốc đã thay hình đổi dạng chỉ sau 30 năm bắt tay với tư bản. (chơi golf ở Trung Quốc là môn thể thao đắc tiền vì Trung Quốc thiếu đất, thiếu nước tưới cỏ, chính quyền hạn chế mở sân golf mà nhu cầu quá nhiều cho các tư bản ngoại quốc và tư bản đỏ)

    Xã hội Trung Quốc đã xuống cấp chỉ sau 30 năm mở cửa. Nạn băng đảng bành trướng khắp nơi, không ngày nào trong nước không có những vụ tử hình các người phạm pháp hình sự. Thiếu nhi phạm pháp cũng là hậu quả tất nhiên của nghèo đói, bị trường học xua đuổi vì không có tiền đóng học phí (con của người di dân không có hộ khẩu), ảnh hưởng của phim ảnh đồi trụy tràn lan tại các thành phố kỹ nghệ. Nạn mãi dâm trước kia giấu diếm, nay trở nên công khai tại nhiều thành phố : 8 triệu gái mãi dâm và 30% mắc bịnh Sida theo Onusida, hậu quả của nghèo đói và chánh sách một con. (Chine, de Pékin à Hong Kong, p. 82,86)
    Những bước tiến kinh tế của Trung Quốc thật vĩ đại, nhưng những tụt hậu xã hội của Trung Quốc cũng vĩ đại.

    Nhà máy vĩ đại hàng giả và hàng rẻ tiền
    Trung Quốc chẳng vẻ vang gì với giới đầu tư và người tiêu thụ trên thế giới vì Made in China đồng nghĩa với hàng giả và hàng rẻ tiền, kém phẩm chất. Phải hiểu rằng mục tiêu của đa số du khách đến Trung Quốc, ngoài việc thăm viếng thắng cảnh còn có dự định mua hàng hóa rẻ tiền. Chánh phủ và các hảng du lịch Trung Quốc biết rõ điều nầy nên đã khôn ngoan «sắp xếp» là du khách khi đến Trung Quốc chỉ được mang một valise, nhưng khi rời Trung Quốc thì được 2 valises không phải trả thêm cước phí phụ trội.
    Hàng giả là sở trường của Trung Quốc, phân nửa hàng hóa giả lưu hành trên thế giới phát xuất từ Trung Quốc, nuôi sống 5 triệu người và đem lại 8% lợi tức quốc gia. 90% dĩa hát và 95% DVD phim ảnh lưu hành tại Trung Quốc là những copies. Hàng giả (nói theo danh từ là hàng nhái) bao gồm luôn cả dược phẩm, thực phẩm, thuốc lá, bộ phận rời xe hơi, và 60% hàng đắc giá .
    (Chine nouvelle, p 80).
    Bị thế giới lên án, nhất là sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế giới năm 2001, chính phủ tuy có ban hành một số biện pháp, nhưng tất cả chỉ là bề mặt, chứ thật ra chính phủ trừng phạt ai khi mà chính phủ chủ trương gian dối. Hiệu xe QQ xem như là Mercedes Trung Quốc, sản xuất từ một xưởng xe quốc doanh ở Quảng Đông là bắt chước Mercedes của Đức và Buick của Mỹ. Cần gì phải đầu tư hàng tỷ bạc cho việc tìm tòi nghiên cứu R&D.
    Tại các «outlet» ở Thượng Hải (dọc theo đại lộ Huahai) hay ở biên giới giữa Chu Hải và MaCao, du khách có thể đi shopping hàng giả đủ loại suốt cả ngày vẫn chưa đi qua hết các cửa hàng với sự gìn giữ an ninh trật tự của cảnh sát !

    Trong lãnh vực sách báo, dĩa nhạc, ngay cả những logiciels (Windows XP bán ở cửa métro Thượng Hải giá 100 yuans), chuyện làm giả là một kỹ nghệ. Khi quyển My life của Bill Clinton vừa phát hành ở Mỹ thì hai tuần sau, tại các hiệu sách ở Trung Quốc đã có bản dịch tiếng Tàu tựa là Wode Shenguo bán với giá 15 yuans (2MK). Nhà xuất bản tuyên bố không hề ký hợp đồng chuyển nhượng quyền phiên dịch cho một cá nhân hay nhà xuất bản nào ở Trung Quốc. Chuyện tương tự đối với bộ sách Harry Potter là những best sellers của JK Rowling. Trước đó không lâu, hảng truyền hình quốc gia China Central Television (CCTV) mua bản quyền của Mỹ để chiếu hằng tuần bộ phim Friends rất ăn khách đối với giới trẻ Trung Quốc. Sau vài tháng, CCTV phải thương lượng hủy bỏ hợp đồng với lý do nội dung đồi trụy. Sự thực mà CCTV không nói ra là nguyên cả bộ phim Friends đã được in lậu thành DVD bán ra ở khắp các góc đường với giá 100 yuans.

    Mặc dù số hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc vĩ đại, nhưng Trung Quốc chỉ sản xuất đa số là các hàng hóa gia dụng rẻ tiền, và đối với các hàng kỹ nghệ nhẹ trang bị máy móc, Trung Quốc cũng chỉ đóng vai trò lắp ráp các bộ phận chế biến từ các xứ kỹ nghệ Âu Mỹ theo các mẫu thiết kế, phiếu đặt hàng của các xí nghiệp Âu Mỹ rồi xuất cảng trở lại. Trong chuổi công tác sản xuất nầy, đầu não là Tây Phương, còn Trung Quốc giống như thứ công nhân cổ xanh (col bleu) chỉ biết thừa hành. Số xuất cảng của Trung Quốc khổng lồ thật, nhưng số lợi nhuận rất khiêm tốn bởi lẽ nếu 55% số hàng hóa xuất cảng là hàng lắp ráp thì Trung Quốc phải nhập cảng vào 50% nguyên liệu hay bộ phận rời. Chính vì sở trường sản xuất các vật dụng rẻ tiền và một số máy móc theo phương pháp lắp ráp, Trung Quốc xuất cảng rất ít các loại máy móc và dụng cụ hạng nặng là các sản phẩm có giá trị thặng dư (plus-value), sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, do đó chỉ có bề mặt mà không có bề sâu, và vì vậy sự trao đổi hàng hóa với các quốc gia kỹ nghệ rất bất lợi cho Trung Quốc. Thử tưởng tượng muốn mua một chiếc máy bay Airbus 380, Trung Quốc phải xuất cảng 800 triệu chiếc áo chemises, thì với lợi nhuận trung bình khoảng 50 tỷ mỗi năm, chính yếu là do bốc lột nhân công rẻ, thì phải lâu lắm Trung Quốc mới ngồi chung hàng ngũ với các quốc gia thực sự kỹ nghệ.

    Đó là mặt trái của sự vĩ đại kinh tế của Trung Quốc. Người Cộng Sản hay dùng câu nói bất hủ của Lénine để đề cao sự ưu việt của người Cộng Sản : Tư bản bán cho chúng ta sợi dây để chúng ta treo cổ chúng (Les capitalistes nous vendent la corde qui nous servira à les pendre) thì trước hiện tượng Cộng Sản bị Tư Bản khai thác và bốc lột, Trung Quốc nên tự hỏi ai treo cổ ai ?

    Chánh sách đứa con duy nhất và thân phận người già
    Theo Ủy Ban Dân Số và Gia Đình Trung Quốc ước tính, nếu không có chánh sách đứa con duy nhất áp dụng từ 1978 đến nay, dân số Trung Quốc hiện nay phải là 1,7 tỷ. Trung Quốc phải hạn chế sinh sản, qui định mỗi vợ chồng chỉ có 1 con, ấn định tuổi tối thiểu thành hôn, cốt để giảm bớt gia tăng dân số mỗi năm từ 20 triệu xuống còn 10 triệu. Nếu chánh sách đứa con duy nhất giải quyết phần nào vấn đề nhân mãn, chính sách nầy đã mang lại những hậu quả xã hội và kinh tế trầm trọng.
    Trước tiên, dân số lao động mỗi năm giảm 10 triệu từ năm 2005 và dân số trẻ từ 20-24 tuổi sẽ giảm 25% trong thập niên tới.
    Trong khi lực lượng người trai trẻ làm việc giảm xuống, số người cao niên tăng theo nhịp điệu lũy tiến : năm 2008, Trung Quốc có 169 triệu người trên 60 tuổi (13% dân số), sẽ tăng lên 250 triệu trong 10 năm nữa và đến năm 2050, cứ 3 người dân thì có 1 người già. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn là số người già sống đến 80 tuổi càng ngày càng đông, cứ 5 người già thì có 1 người già 80 tuổi vào năm 2050. Việc săn sóc và vấn đề an sinh người già là vấn đề trọng đại cho quốc gia và gia đình.
    Theo đạo lý và luật pháp Trung Quốc, người con phải nuôi cha mẹ và ông bà. Đó là cái cơ cấu đại gia đình 4-2-1 (1 : đứa con, 2 : cha mẹ, 4 : ông bà nội, ngoại) mà đứa con trai phải đảm nhận (người con gái khi lấy chồng thì thuộc nhà chồng, bi đát cho vợ chồng có đứa con duy nhất là con gái).
    Ngoài việc gồng gánh gia đình, người trẻ tuổi trong tuổi lao động hôm nay còn phải đóng góp quỹ hưu bỗng càng lúc càng nặng để nuôi người già càng lúc càng tăng. Năm 1980, 13 người làm việc để nuôi 1 người già, tỷ lệ nầy giảm xuống còn 3/1 năm 2003, và đến năm 2050, cứ 2 người làm việc để nuôi 1 người già. Đó là một viễn ảnh kinh tế đen tối mà chính phủ Trung Quốc phải đối diện.
    Trung Quốc hiện nay có 41 000 nhà dưỡng lảo, chỉ có thể cung cấp 11 chỗ cho 1000 người so với tỷ lệ thông thường từ 50 đến 70 chỗ tại các quốc gia phát triển.

    [​IMG]
    cơ cấu 1-2-4 : cặp vợ chồng trẻ và 1 con,
    + cha mẹ (2), + ông bà(4)
    Bà già 72 tuổi ở Tế Nam nhặt hộp lon để nuôi bà mẹ 93 tuổi
    Bởi lẽ chế độ hưu bỗng tại Trung Quốc chỉ bắt đầu năm 1997 tại một số thành phố, đa số là cho công chức và xí nghiệp, năm 2005 chỉ có 170 triệu người có hưu bỗng, còn tại thôn quê thì người già chỉ trông cậy vào con (gần đây, tại một số tỉnh ở phía Bắc và phía Tây, chính phủ phát cho người già mỗi năm 600 yuans (75 MK), nhưng với cơ cấu kinh tế và xã hội kỹ nghệ, đa số người già bị bỏ rơi vì con cái không lo nỗi cho đời sống của chính chúng nó. Theo Daily China cho biết, chỉ riêng tại Bắc Kinh có 2000 vụ cha mẹ kiện con mỗi năm vì con không cấp dưỡng, nhưng ở nông thôn những vụ kiện nầy rất hiếm vì cha mẹ sợ mất mặt. Cũng theo báo nầy, một cụ già ở làng Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông cố ý đốt một khu rừng để trở lại nhà tù, nơi ông vừa ở tù 5 năm vì theo ông nơi đó có cơm ăn, có chỗ ngủ. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 2 triệu người tự tử, đa số là người già, và 25% thực hiện được ý định. (China Daily, 14/2/2006).

    Bởi lẽ Khổng Giáo buộc phải có con trai để nối dỏi tông đường, nên chế độ một con đã tạo ra việc phá thai khi làm siêu âm bào thai biết là con gái, và dù rằng luật lệ hiện nay cấm đoán, nhưng hiện tượng phá thai, giết trẻ sơ sinh là gái hay cho con gái cho viện mồ côi vẫn là chuyện thường tình ở nông thôn. Hậu quả của hiện tượng nầy làm đảo lộn giới tính, tỷ lệ thông thường là 106 nam/100 nữ, nhưng ở Trung Quốc là 123 nam/100 nữ (Autrement . Paris, 2007 p. 21). Đàn ông không kiếm được vợ, và hiện nay, 90% người độc thân trên 30 tuổi là đàn ông. Năm 2020, 40 triệu thanh niên sẽ không kiếm được vợ. (La Chine nouvelle, p. 54)

    Kết luận
    Sau 30 năm mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện được nhiều kỳ công kinh tế vĩ đại. Nếu tính theo tổng sản lượng quốc gia (PNB), năm 2007, Trung Quốc đứng hạng 4 thế giới với 3250 tỷ MK, (sau Hoa Kỳ :13 850 tỷ, Nhựt : 4500 tỷ, Đức : 3350 tỷ (populationdata.net ). Nếu tính theo sản lượng đầu người, Trung Quốc hiện có 200 triệu người có lợi tức dưới ngưỡng nghèo do Liên Hiệp Quốc qui định (1,25MK mỗi ngày) và 600 triệu người có lợi tức 2MK/ngày, như vậy Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia nghèo. Tuy nhiên, đàng sau những kỳ công vĩ đại, Trung Quốc phải đương đầu với nhiều thách thức vĩ đại trong đó có 3 khó khăn cơ cấu là sự lão hóa dân số, sự tàn phá môi trường và sự bất bình đẳng lợi tức giữa các địa phương và các tầng lớp dân chúng.

    Tuy Trung Quốc đang có trong tay 1000 tỷ mỹ kim mà phần lớn là trái phiếu của Mỹ, và xuất cảng một khối hàng hóa khổng lồ, Trung Quốc lại bị lệ thuộc vào đồng mỹ kim và mọi căng thẳng với Mỹ sẽ không có lợi cho Trung Quốc. Trong trò đấu gươm, Trung Quốc đang cầm ngọn lưởi.
    Trung Quốc và một số quốc gia đang lên (pays émergents) gọi là BRIC (Brésil, Russie, Inde, Chine) đang tìm phương cách thoát ra khỏi ảnh hưởng cùa đồng mỹ kim, nhưng vì không phải là một liên minh chính thức và những quyền lợi bất đồng giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khối nên hi vọng thành công rất mong manh. Trung Quốc đang bành trướng thế lực ở Phi Châu, đưa nhân công đến để khai thác tài nguyên và hành xử với cung cách của một thứ thực dân mới, hợp tác với nhiều chính phủ độc tài thường bị thế giới kết án là quốc gia hung đồ (états voyous) và dân chúng các xứ Phi Châu Hồi Giáo cũng không có thiện cảm với Trung Quốc sau vụ người Trung Quốc Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc đã và đang gặp nhiều khó khăn trên mặt ngoại giao với thế giới.

    Trong viễn tượng ấy, nếu như người Pháp đã huyễn hoặc gọi Thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc và một số tài chánh gia Wall Street nghĩ đến việc thay thế G8 bằng G2 (Mỹ-Trung Quốc), liệu với những thách thức vĩ đại nội bộ và ngoại giao, Trung Quốc có hi vọng gì sẽ đạt được vị trí mà các nhà tiên trí kinh tế Âu Mỹ, thường có thói quen thần thoại hóa con Rồng.

    Lâm Văn Bé
    05/02/2010

    Thư mục chính yếu
    - Thierry Sanjuan. Le défi chinois. - Paris : La Documentation française. (Dossier no. 8064, juillet-août 2008).
    - Chine : de Pékin à Hong Kong. - Paris : Hachette, 2007.
    - Jean-Marc Plantade. La face cachée de la Chine. - Paris : Bourin Éditeur, 2006.
    - Cyrille J-D. Javary. La Chine nouvelle : être riche est glorieux. - Paris : Larousse, 2006.
    - Frédéric Lasserre (éd.). L’éveil du dragon .- Ste-Foy, Québec : Presses de l’Université du Québec, 2006.
    - Anthony Bianco. The Bully of Bentoville.- New York : Doubleday, 2005.
    -Một số websites của Trung Quốc đọc được bằng tiếng Pháp và tiếng Anh


    Nguồn trích dẫn (0)
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]................[​IMG]..

    [​IMG] .............[​IMG]....


    [​IMG]


    túng rùi , chỉ có túng ,, tèn ten tén


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    hãy bay vào tài khoản xxxxx
    http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif http://forum.*********.vn/images/*********/smilies/flagfrance.gif​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này