Bí ẩn VHC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 20/12/2020.

4140 người đang online, trong đó có 350 thành viên. 07:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 199498 lượt đọc và 1071 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    https://vneconomy.vn/tin-hieu-tot-t...-thang-4-du-bao-tang-10-20210402063206331.htm
    Tín hiệu tốt từ Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản tháng 4 dự báo tăng 10%

    Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 4 dự báo sẽ tăng khoảng 10% đạt 680 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 lên 2,32 tỷ USD...
    [​IMG]Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tháng 4 và những tháng tới sẽ hồi phục mạnh hơn.
    NAM ANH
    07:09 GMT+7 - Thứ Sáu, 02/04/2021

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho rằng với những tín hiệu tốt từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 4 dự báo sẽ tăng khoảng 10% đạt 680 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 lên 2,32 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020.

    Hiệp hội này dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 326,3 triệu USD, lũy kế xuất khẩu thúy sản từ đầu năm đến giữa tháng 3/2021 đạt 1,327 tỷ USD. Ước tính xuất khẩu thủy sản tháng 3 đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ, theo đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý 1/2021 ước đạt 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

    Hai tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi các chi phí sản xuất tăng và tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vận tải lên cao vọt, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ và EU. Trong khi đó, vấn đề logistics khó khăn cũng làm tắc nghẽn tai các cảng nhập khẩu chính của Trung Quốc, cùng với việc thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát virut corona đối với hàng thủy sản nhập khẩu càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn.

    Theo Vasep, tình hình tại thị trường Trung Quốc có xu hướng cải thiện hơn từ giữa tháng 3, do vậy, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 có kết quả khả quan hơn.

    Xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, đã giảm 19% trong tháng 2, sang tháng 3 hồi phục với mức tăng khoảng 10% đạt khoảng 270 triệu USD và tính đến hết quý I/2021, XK tôm ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc và một số thị trường đều giảm so với cùng kỳ, trừ một số nước thành viên CPTPP có xu hướng tăng NK tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam.

    Tương tự tôm, xuất khẩu cá tra sang Mỹ và một số thị trường CPTPP như Mexico, Australia, Canada tăng nhưng sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, sang EU giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm.

    Tuy vậy, với sự cải thiện logistic tại Trung Quốc, tình hình xuất khẩu cá tra cũng như tôm sang Trung Quốc từ tháng 3 có xu hướng tích cực hơn. Do vậy, sau khi giảm 5,5% trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tăng trở lại với mức tăng 11% dạt 137 triệu USD. Tính đến hết quý 1/2021, xuất khẩu cá tra đạt 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2020.

    Trong số các mặt hàng hải sản, có mực, bạch tuộc và các loại sản phẩm liên quan đến cá biển (surimi, cá hộp, cá khô…) có tín hiệu xuất khẩu tích cực. Trong đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường châu Âu đang hồi phục tốt, một phần nhờ ưu đãi thuế quan từ hiệp định EVFTA, trong khi xuất sang Hàn Quốc giảm nhẹ. Xuất khẩu mực bạch tuộc 2 tháng đầu năm tăng nhẹ gần 2% và tiếp tục tăng 8% trong tháng 3 đạt 45 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu 3 tháng đầu năm lên 112 triệu USD.



    Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ 2 tháng đầu năm giảm 10% giảm ở hầu hết các thị trường, trừ Italy và Canada tăng mạnh 129% và 36% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu trong tháng 3 tăng 5% trong tháng 3 đạt 55 triệu USD, đưa kết quả 3 tháng đầu năm lên 140 triệu USD, giảm 11% so với quý 1/2020.

    Dịch Covid vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam, làm giảm nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhưng đồng thời là cơ hội cho các dòng sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập và suy giảm kinh tế ở các nước. Do vậy, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần cho bức tranh xuất khẩu thủy sản quý I và những quý tiếp theo sáng sủa, lạc quan hơn.

    Vasep cho rằng, dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tháng 4 và những tháng tới sẽ hồi phục mạnh hơn, khi nước này dần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển và nới lỏng các thủ tục kiểm soát Covid đối với thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh. Xuất khẩu tôm và cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại.

    Thị trường Mỹ sẽ vẫn tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những tháng tới, duy trì tăng trưởng dương khả quan như trong năm 2020 và những tháng đầu năm, tuy nhiên, xuất tôm sang thị trường này có thể không duy trì được tăng trưởng mạnh như năm qua, nhưng xuất khẩu cá tra đang có chiều hướng tốt hơn.

    Vấn đề cước phí vận tải đi châu Âu và Mỹ cao sẽ tiếp tục chi phối xuất khẩu thủy sản sang những thị trường này. Do vậy, xuất khẩu sang EU theo Vasep nhìn chung chưa thể hồi phục ngay trong tháng tới.



    10gogreen thích bài này.
  2. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    8.008
    Tích lũy thôi các bác, cổ nào cũng có thời cơ của nó, VHC chưa đến rồi sẽ đến thôi
    nguyenhuong2011bloombergvn thích bài này.
  3. Nobivavt

    Nobivavt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2016
    Đã được thích:
    72
    Dấu hiệu có vẻ như các quỹ đang rút thì phải. Sàng sê thoái từ từ.
  4. pigbirdcaptain

    pigbirdcaptain Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    1.814
    Toàn tin tốt ra thì cắm là đúng rồi! chắc còn lại toàn tin xấu!
    chuki thích bài này.
  5. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Thấy người ta chạy rần rần xanh tím tía lia mình cũng nôn hén.:))
  6. nguyendungct

    nguyendungct Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    2.652
    Mai canh bình quân giá nào, hic!
  7. gameckgame

    gameckgame Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2016
    Đã được thích:
    5.469
    Sao lại kêu là bình quân giá còn khóc nữa, phải cười chứ. Chúng ta đầu tư vì " một tương lai giàu sang ".:)):)):))
    bloombergvn thích bài này.
  8. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    129.204
    Tôi cắt một nửa rồi các bác ạ, đau hơn hoạn ý....
    Giữ lại chút chờ chạy tới ga 42 thì tôi cắt nốt, gỡ chút lỗ, haizzzz....
    b-)b-)
    nguyendungct thích bài này.
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Fitch Ratings: Chính quyền Joe Biden sẽ giảm căng thẳng chính sách tỷ giá với các nước châu Á trong đó có Việt Nam
    Theo lý giải của Fitch, một phần của điều này là bởi Mỹ sẽ phải có những cân nhắc lại về các yếu tố địa chính trị dù rằng một số nước hiện đang hoặc có thể sẽ bị đưa vào danh sách theo dõi tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ.
    [​IMG]
    Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự báo rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ làm giảm căng thẳng liên quan đến chính sách tỷ giá với các đối tác thương mại tại châu Á.

    Fitch cho biết quan điểm rằng chính quyền ông Biden sẽ hạn chế bớt rủi ro căng thẳng về tiền tệ có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa qua lại gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

    Trong báo cáo gần đây nhất công bố vào tháng 12/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã có những cân nhắc về việc liệu một số nước có thao túng tỷ giá tiền tệ nhằm giành lợi thế thiếu công bằng trong thương mại. Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách nhóm nước thao túng tiền tệ.

    Một số nước khác dù không bị đưa vào danh sách nước thao túng tiền tệ tuy nhiên cũng xuất hiện trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ bao gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ. Ấn Độ và Singapore bị đánh giá đã có can thiệp vào thị trường ngoại hối.

    Việc bị Mỹ đưa vào danh sách nước thao túng tiền tệ không lập tức đồng nghĩa với nước đó sẽ ngay lập tức phải chịu chế tài phạt nào. Tuy nhiên, nó sẽ cần đến việc trao đổi song phương về chính sách tỷ giá, đồng thời nó có thể ảnh hưởng đến các thị trường ngoại hối, nó thể hiện việc phía Mỹ không hài lòng với chính sách tiền tệ hiện tại.

    Tuy nhiên, Fitch lo ngại về rủi ro quy định mới sẽ có thể được áp dụng, đặc biệt nếu căng thẳng leo thang. Dưới thời của Tổng thống Trump, Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 5/2019 từng đề xuất biện pháp cho phép áp dụng biện pháp phạt với những nước hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc hạ giá đồng tiền, dù rằng cuối cùng chưa có biện pháp nào được áp dụng.

    Cho đến nay, chính quyền của ông Joe Biden vẫn giữ nguyên quan điểm chính sách cứng rắn với Trung Quốc mà chính quyền tiềm nhiệm Donald Trump đã áp dụng, tuy nhiên Fitch tin chính quyền Biden sẽ có chiến lược bớt đối đầu hơn với các nước đối tác thương mại tại châu Á bởi đã phát đi tín hiệu sẽ có cách tiếp cận đa phương với nhiều vấn đề căng thẳng kinh tế kéo dài.

    Việc dự trữ ngoại hối tại nhóm các nền kinh tế châu Á từng được đề cập đến trong báo cáo mới đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ tăng cao trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 12/2020 chắc chắn sẽ khiến phía Mỹ quan tâm.

    Tất nhiên, có nhiều yếu tố đằng sau việc dự trữ ngoại hối tăng, trong đó có thể là điều chỉnh tỷ giá, cũng có thể là do những nỗ lực điều chỉnh thay đổi cán cân thanh toán.

    Fitch dự báo gói kích cầu của chính phủ Mỹ sẽ giúp hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế nội địa và đẩy nhanh xuất khẩu của Mỹ, yếu tố này sẽ khiến cho thâm hụt hai chiều trong ngắn hạn với một số đối tác thương mại của châu Á leo thang, đặc biệt nơi mà nhu cầu nội địa bị hạn chế bởi các ảnh hưởng liên quan đến Covid-19.

    Thặng dư thương mại cao sẽ có thể giúp cho dự trữ ngoại hối tăng cao nếu giới chức địa phương hạn chế nâng giá đồng tiền, tuy nhiên tác động của nó sẽ có thể được bù đắp bởi việc dòng vốn bị rút đi, cụ thể nếu như lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng khiến dòng vốn bị rút khỏi các thị trường châu Á.

    Nếu căng thẳng tiền tệ giữa Mỹ và các nước đối tác châu Á không đúng như kỳ vọng của Fitch, so với các nền kinh tế châu Á được nhắc đến trong báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ lần trước, Việt Nam và Singapore sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất liên quan đến các rủi ro vĩ mô. Hai nền kinh tế này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, xuất khẩu của hai nước này sang Mỹ chiếm tỷ lệ cao trong tổng xuất khẩu nói chung.

    Mỹ sắp công bố danh sách thao túng tỷ giá, Trung Quốc có "thoát"?
    Theo Ngọc Diệp
  10. kha_nguyen

    kha_nguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2018
    Đã được thích:
    1.695
    cắt hết chưa các cụ, sắp phá sản rồi, lao dốc ko phanh hả chị Khanh:D

Chia sẻ trang này