BID, HAG lên tiếng và BĐS trả lời!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 19/03/2016.

2775 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 05:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3944 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. hihihehehaha

    hihihehehaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    2.223
    Tuần sau sóng ngân hàng : VCB cổ tức khủng :x, BID chọn cổ đông chiến lược :x, CTG mở room :x
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tuần sau....voi tin này BID ngon rồi giảm quá manh...nên phải tăng lại thôi @
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Cao su sẽ được giá và Việt Nam dẫn đầu
    CÔNG MINH

    07:00 20/03/2016

    BizLIVE - Theo dữ liệu của chuyên viên phân tích thuộc công ty Freedonia Group, nhu cầu thế giới với cao su đến năm 2019 sẽ tăng 3,9% mỗi năm.

    [​IMG]
    Nguồn: Sputnik.

    Theo dữ liệu của chuyên viên phân tích thuộc công ty Freedonia Group, nhu cầu thế giới với cao su đến năm 2019 sẽ tăng 3,9% mỗi năm, Sputnik cho biết.
    Sở dĩ như vậy phần lớn là do sự tăng trưởng trong ngành sản xuất lốp xe trên thế giới.
    Các chuyên viên của Freedonia Group cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt nhịp độ tăng trưởng toàn cầu và phô trương mức tăng 4,8% về nhu cầu. Như vậy là gấp đôi chỉ số dự kiến của Bắc Mỹ và vượt trội gấp năm lần so với mức tăng trưởng nhu cầu dự tính ở Tây Âu.
    Đến năm 2019, theo dự báo, các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thị trường cao su là Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.
  4. hoanagribank

    hoanagribank Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2012
    Đã được thích:
    10
    Hỗ trợ phân tích các cổ phiếu cho nhà đầu tư
    [​IMG]
  5. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.423
    Cùng nhau lao xuống cho có gia tốc ah?
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chủ nhật, 20/03/2016, 11:15

    Địa ốc Sài Gòn nhộn nhịp mua bán dự án bất động sản

    Chưa đầy một tháng trở lại đây, hàng loạt dự án BĐS đã được các doanh nghiệp có năng lực về tài chính mua lại hoặc hợp tác với chủ đầu tư cũ để tiếp tục triển khai. Các chủ đầu tư mạnh vì tiền cho rằng, thị trường BĐS 5-10 năm tới sẽ rất sôi động, do vậy từ bây giờ phải thực hiện chiến lược hợp tác để dành quỹ đất.

    Điều đáng chú ý là hầu hết các thị trường đều bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, nhưng lĩnh vực BĐS thì ngược lại. Nhận xét từ Hiệp hội Bất động sản TPHCM như sau: “Một kết quả đáng mừng là các doanh nghiệp BĐS Việt Nam đang thống lĩnh thị trường BĐS, kể cả trong hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài”.

    Từ đó, thị trường đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển BĐS trong nước lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, sản phẩm đa dạng để dẫn dắt thị trường và hợp tác bình đẳng với bên nước ngoài.

    Sự mua bán dự án vừa làm cho thị trường sôi động, tạo dựng nên nhiều quỹ nhà, nhưng đặc biệt sẽ giải phóng tồn kho, nợ xấu BĐS. Hiện nay, TPHCM có 1.219 dự án phát triển BĐS với quy mô 4.921,5ha, tương ứng với 315.506 căn hộ (tính gộp cả 502 dự án chưa khởi công và dự án tạm ngưng triển khai).

    Rõ ràng, nguồn cung dự án thật dồi dào, là cơ hội cho những ai thông thạo thị trường, dám đương đầu với thử thách, bởi thị trường BĐS luôn trắc trở, khó lường...

    Chẳng hạn, thị trường địa ốc TP.HCM sau tết rất “nóng” bởi chuyện tập đoàn Hưng Thịnh đã “bao” toàn bộ dự án Thảo Loan Plaza, tại khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh) để phát triển và chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường.

    Thực chất, dự án này gồm 7 lốc chung cư chưa xây, cùng với một lốc chung cư dở dang đã bán cho khách hàng, do Công ty BĐS Thảo Loan làm chủ đầu tư. Sự việc lùm xùm nổi lên vào năm 2013 khi khách hàng kéo nhau kiện tụng chủ đầu tư không chịu giao nhà. Lúc đó mới biết chủ đầu tư mất khả năng chi trả, dự án “trùm mền” đến khi có chủ đầu tư mới.

    Mới đây nhất, ngày 19/03/2016, Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã chính thức ký kết hợp tác toàn diện với các đối tác là Công ty CP Dệt may Liên Phương (LPTex) và Công ty CP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP.HCM (Fideco) để phát triển một loạt dự án BĐS trên quỹ đất khá lớn.

    Theo đó, Thuduc House bắt tay với Fideccco để phát triển dự án 28 Phùng Khắc Khoan, quận 1. Đây là dự án trung tâm thương mại – văn phòng có diện tích 1,238 m2 , dự kiến sẽ hoàn thành công tác thiết kế và xây dựng vào cuối năm 2016 và phát triển Khu dân cư cao cấp Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ.

    Bên cạnh đó, Thuduc House bắt tay với LPTex để phát triển các dự án gồm: Văn phòng - Căn hộ cao cấp V. Building tại Trung tâm Quận 1; Khu dân cư Thuduc House - Liên Phương (Q.9), Khu đô thị mới Nam Định (TP.Nam Định), Chung cư Vĩnh Hải (Nha Trang).

    Để thực chiến lược này, Thuduc House cũng tiến hành ký kết hợp tác chiến lược với Quỹ đầu tư PAVO (Pavo Capital), nhằm huy động vốn mạnh vào các dự án có qui mô lớn mà Thuduc House sẽ triển khai trong thời gian tới.

    Trước đó, công ty CP Phát Triển BĐS Phát Đạt với Công Ty An Gia Investment và Quỹ Đầu Tư Creed Group (Nhật Bản) để triển khai dự án River City (Q.7) có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD.

    Một thương vụ khác, công ty TNHH Keppel Land đã ký kết thỏa thuận đầu tư có điều kiện để nắm giữ 40% cổ phần tại Công ty TNHH Empire City - đơn vị sẽ bỏ ra 1,2 tỉ USD để xây dựng khu phức hợp tháp quan sát cao 86 tầng ở Khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM.

    Giao dịch có giá trị 93,9 triệu USD này đưa Keppel Land trở thành cổ đông lớn nhất trong Liên doanh Empire City bên cạnh hai đối tác Việt Nam là Công ty CP Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái (hai công ty này góp 30% vốn) cùng Quỹ đầu tư BĐS tư nhân Gaw Capital Partners có trụ sở tại Hồng Kông góp 30%. Giao dịch này dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 2/2016.

    Nhận định về con đường hợp tác cùng có lợi, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, cho biết không phải dự án nào cũng được mua lại mà phải xem xét nhiều yếu tố để đảm bảo dự án sẽ “sống lại”. Khi chủ đầu tư dự án khó khăn về tài chính mới tìm đối tác mạnh về tài chính, chuyên nghiệp về bán hàng, để hồi sinh dự án. Nếu đối tác không đảm bảo 2 yếu tố trên thì dự án khó “hồi sinh”.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Dồn dập!


    Chủ nhật, 20/03/2016, 11:07

    Vốn “ngoại” dồn dập chọn Việt Nam là điểm đến


    Những tháng đầu năm 2016, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. Một trong những yếu tố tạo nên bức tranh thu hút FDI đầy sắc hồng này là nhờ những hiệp định thương mại tự do được ký kết hay hoàn tất đàm phán gần đây.
    Thu hút FDI cao nhất trong nhiều năm trở lại đây

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2015, vốn FDI đăng ký là 22,757 tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 2014), vốn thực hiện là 14,5 tỷ USD (tăng 17,4% so với năm 2014). Nhiều dự án FDI có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.

    Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20-2-2016 cả nước có 291 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là hơn 1,9 tỷ USD, tăng tới 167,5% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra, còn có 137 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 898 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2015.

    Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đã lên đến con số là 2,803 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm 2015.

    Đây là mức thu hút FDI cao nhất cùng kỳ trong vòng nhiều năm trở lại đây, kể từ năm 2010. Vì sao FDI vào Việt Nam lại tăng cao như vậy?

    GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài đã chỉ ra 5 lý do chủ yếu.

    Một là, với 14,5 tỷ USD vốn FDI thực hiện năm 2015, vốn FDI đổ vào Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% FDI toàn cầu. Như vậy, dư địa để thu hút thêm FDI còn khá lớn.

    Hai là, xu hướng mới của FDI vào châu Á đang có sự chuyển dịch từ Trung Quốc (hiện đứng đầu thế giới về thu hút FDI) sang các nước khác, mà Việt Nam được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lựa chọn là phương án số 1.

    Ba là, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), không gian kinh tế của nước ta đã được mở rộng ra khu vực.

    Bốn là, môi trường đầu tư của Việt Nam từ giữa năm 2014 đến nay đã được cải thiện rõ rệt.

    Năm là, nhờ “chất xúc tác” của các hiệp định thương mại tự do mới giữa nước ta với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, tác động tích cực đến FDI từ những nước đó vào Việt Nam.

    Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), 49% trong tổng số gần 540 DN Hàn Quốc tham gia khảo sát về môi trường đầu tư tại 32 quốc gia khẳng định có kế hoạch phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

    Các nhà đầu tư châu Âu cũng kỳ vọng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ không chỉ góp phần tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều mà dự báo FDI từ các nước thành viên EU vào Việt Nam sẽ gia tăng. Hiện EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong năm 2015. Các DN EU trong 3 năm qua đang tăng lượng đầu tư một cách nhanh chóng vào Việt Nam.

    Trong bài phát biểu tại buổi lễ công bố Sách trắng 2016 vào đầu tháng 3 này, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam tin tưởng rằng, EVFTA sẽ kích hoạt cho một làn sóng đầu tư chất lượng cao lớn hơn của châu Âu vào Việt Nam và thúc đẩy hội nhập sâu và giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam. Song, đại sứ EU cũng lưu ý điều này phải được hỗ trợ bằng chính khu vực tư nhân của Việt Nam. Theo đó, khu vực này phải tăng cường cung cấp cho các công ty châu Âu tại Việt Nam để họ có thể tìm nguồn tại chỗ thay vì NK linh kiện từ nước ngoài.

    Theo khảo sát công bố hồi tháng 2 năm nay của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), hơn 60% DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ gần như cao nhất trong các quốc gia được khảo sát. Trong đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang được các DN Nhật Bản đặt rất nhiều kỳ vọng, đặc biệt là khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành và Hiệp định TPP được ký kết. Riêng đối với Hiệp định TPP, 66% các DN Nhật Bản đặt kỳ vọng cao sẽ giúp thuận lợi hóa thương mại và thuế quan, đứng đầu trong các nước là đối tuợng của khảo sát.

    Phải cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa

    Tuy lạc quan với việc đầu tư ở Việt Nam nhưng ông Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội vẫn còn lo ngại về môi trường đầu tư với nhiều thủ tục nhiêu khê, phức tạp, không rõ ràng; cơ sở hạ tầng yếu kém... Ông Kawada Atsusuke cho rằng: Dù Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực và có nhiều hành động cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thời gian qua, nhưng đối với các DN Nhật Bản, họ vẫn chưa thấy được kết quả thực sự từ những cải cách đem lại. Điều này như một lời cảnh báo cho Chính phủ Việt Nam khi mà hiệu quả từ việc cải cách đem lại còn rất thấp.

    Theo ông Bruno Angelet, để tạo ra thêm giá trị gia tăng, Việt Nam sẽ phải giải quyết vấn đề nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề, tăng năng suất lao động và cải thiện việc phân bổ vốn thông qua các quá trình ra quyết định tốt hơn và minh bạch hơn. “Nói cách khác, các hiệp định thương mại tự do sẽ hỗ trợ cải cách và trở thành có hiệu quả hơn đối với người Việt Nam, nhưng các hiệp định sẽ không kích hoạt cải cách. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ Việt Nam và ban lãnh đạo sắp tới trong việc nắm lấy cơ hội và thực thi sứ mệnh lịch sử cho quốc gia” – Đại sứ EU nhấn mạnh.

    Dù lạc quan vào triển vọng FDI của Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Anh Dương, Phó Ban chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) lưu ý: Thu hút thêm đầu tư nước ngoài cần thêm một sức kéo đủ mạnh từ cải cách môi trường kinh doanh trong nước. Sức kéo ấy có thể đến từ mức độ thông thoáng về chính sách, từ thái độ tích cực trong quan hệ đối tác giữa Nhà nước với tư nhân và giữa tư nhân trong nước với DN FDI, và ưu tiên phát triển ngành phù hợp với sự quan tâm của DN FDI. Với tư duy và hành động đột phá theo hướng này, gia tăng thu hút FDI trong nửa đầu năm 2016 sẽ là nền tảng để thu hút được nhiều dự án chất lượng hơn, phù hợp hơn với ưu tiên của Việt Nam trong nửa cuối năm 2016 và các năm tiếp theo.
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.242
    HAG được cứu toàn diện rồi nhé ae
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Giá thế nầy còn nói gì nữa!
    [​IMG][​IMG]


    Hãy để cho Hoàng Anh Gia Lai “yên”...

    [​IMG]TS. Nguyễn Quang A (viết riêng cho Dân Việt) [​IMG]Thứ Ba, ngày 22/03/2016 07:44 AM (GMT+7)
    (Dân Việt) Người ngoài nên ủng hộ các công ty tư nhân đi tiên phong như Hoàng Anh Gia Lai, và không nên phóng đại hay thổi phồng khó khăn của họ. Hãy để họ yên.


    Nếu thông tin về nợ nần của Hoàng Anh Gia Lai vào cuối năm 2015 mà báo chí đưa là chính xác, theo đó nợ là 32.650 tỷ đồng, tổng tài sản là 48.604 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 15.963 tỷ đồng, thì tỷ lệ nợ/tổng tài sản 0,672; tỷ lệ đòn bẩy là tỷ số giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu (của Hoàng Anh Gia Lai là 2,045 một tỷ lệ lớn nhưng không phải là“quá lớn” như có báo đã nhận xét).

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Toàn cảnh khu phức hợp HAGL Myanmar Centre tại TP.Yangon.

    Tỷ lệ nợ càng thấp (chẳng hạn nhỏ hơn 0,4) thì doanh nghiệp nợ càng ít. Nếu tỷ lệ này là 0 (tức là tổng tài sản bằng vốn chủ sở hữu) thì doanh nghiệp không bị rủi ro về tín dụng, về lãi suất, nhưng chi phí cơ hội có thể cao, cho nên các nhà đầu tư không thích các công ty có tỷ lệ nợ quá thấp (thí dụ nhỏ hơn 0,3) do chi phí cơ hội có thể cao (tức là không được lợi nhiều bằng đầu tư vào thứ khác có lợi hơn). Như thế luôn phải xem cả rủi ro tín dụng lẫn chi phí cơ hội.

    Một tỷ lệ nợ cao hơn (0,6 hay cao hơn) làm cho việc vay vốn tiếp của doanh nghiệp khó khăn, rủi ro tín dụng cao. Nhiều nhà đầu tư tìm các công ty có tỷ lệ nợ giữa 0,3 và 0,6. Công ty càng lớn càng dễ có khả năng kiếm tín dụng, nói cách khác có thể có tỷ lệ nợ cao, tuy nhiên khó có thể nói tỷ lệ nào là tốt, tỷ lệ nào là xấu mà phải luôn xem xét các mặt khác trong hoạt động của công ty, như ngành kinh doanh, tình hình dòng tiền, lãi suất, vân vân.

    Ngành nghề của Hoàng Anh Gia Lai không phải là các ngành đang cóthành tích tồi (khai khoáng, chế biến, dịch vụ phân phối, công nghệ điện tử) cũng chẳng phải là các ngành đang có thành tích tốt (công nghệ sức khỏe, các đồ tiêu dùng mau hỏng, truyền thông, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ thương mại), cho nên hiện tại xét về ngành nghề không phải là mối lo.

    Hoàng Anh Gia Lai đầu tư dự án khách sạn-văn phòng lớn ở Myanmar, nếu dữ liệu mà báo chí đưa ra là đúng, thì dự án này theo tôi là khá tốt và không nên dùng từ ngữ phóng đại có thể gây hiểu nhầm hoặc gây hoang mang cho công chúng.

    Có thể do các khoản đầu tư vào nông nghiệp, cao su (thường có rủi ro lớn về thời vụ, về giá cả quốc tế, nhưng cũng có lúc lời lớn) và có lẽ do giá cả thế giới biến động và những khó khăn khác làm cho tình hình dòng tiền có thể có khó khăn, khiến nhà đầu tư lo lắng và giá cổ phiếu sụt giảm.

    Quay lại câu hỏi chính: nợ của Hoàng Anh Gia Lai có đáng lo? Tỷ lệ nợ của Hoàng Anh Gia Lai là 0,672, tức là cao hơn 0,6 và nên giảm đi, nhưng tỷ lệ đó cũng không phải là quá cao. Các ngân hàng đã cho Hoàng Anh Gia Lai vay, nếu công ty có khó khăn trong trả nợ, thì nên tái cơ cấu lại nợ, với sự nỗ lực của cả hai phía và vì chính lợi ích của cả hai phía - Hoàng Anh Gia Lai và các ngân hàng cho vay – tôi nghĩ không khó giải quyết vấn đề này, nếu có vấn đề, thí dụ nhằm đưa tỷ lệ nợ giảm đi một chút (thí dụ xuống 0,6).

    Bài này không bàn về các vấn đề khác, nhưng tôi nghĩ không phải đáng lo cho nợ nần của Hoàng Anh Gia Lai (bản thân công ty và các ngân hàng họ giỏi hơn các chuyên gia đứng ngoài nói chi đến công chúng, và họ thừa khả năng giải quyết). Người ngoài nên ủng hộ các công ty tư nhân đi tiên phong như Hoàng Anh Gia Lai, và không nên phóng đại hay thổi phồng khó khăn của họ. Hãy để họ yên.

Chia sẻ trang này