1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6327 người đang online, trong đó có 795 thành viên. 12:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14750 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Phụ nữ TPHCM tặng quà các chiến sĩ Trường Sa
    Chủ nhật, 25/12/2011, 02:00 (GMT+7)
    (SGGP).- Sáng 24-12, Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy vùng 4 Hải quân đã trao quà của Hội LHPN, Nhà Văn hóa và Báo Phụ nữ TPHCM tặng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo Sơn Ca, huyện Trường Sa (Khánh Hòa).
    Dịp này, các đơn vị trên cũng đã tặng quân dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ trên tất cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa những món quà tết. Đại tá Nguyễn Đức Vượng cho biết: “Chúng tôi rất cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của phụ nữ TPHCM đã dành cho quân dân Trường Sa”.
    C.HOAN
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bác @GiaLongVT ạ.
    Hiện tại, cả 2 nick @ThaiDương và @TưGan đều ko thể post bài nói chuyện với ai được, là người quân tử, đừng nói xấu, nói xiên xỏ gì người vắng mặt , mà đánh người đang bị trói tay trói chân thì rõ là tiểu nhân.
    Tin là bác ko là hạng đó.
    Chúng ta chờ đợi bác @ThaiDuong bác TuGan có mặt hẵn nói chuyện, như vậy mới tỏ rõ phong độ đàng hoàng quân tử.:-w
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm còn đây ... ai có hay ! Sao nghe thổn thức trái tim này ! Bên đường ... những cánh bằng lăng tím ! Chung thủy chờ ai trong đắng cay ! - NuHoangTuyet-
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    21:59, 21/01/11


    Được cảm ơn 1975 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 23/12/11, 23:32 #1 Các bạn thân yêu!

    Em xin mở topic này để những người yêu nước như chúng ta vào chia sẻ những hình ảnh, những tư liệu về Biển Đảo quê hương Việt Nam ta! Hi vọng căn nhà mới này sẽ thực sự là một chiến trường nhỏ góp sức vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà Đảng , Nhà Nước và toàn dân ta đang cố gắng thực hiện.
    Yêu cầu những thành viên không có tinh thần xây dụng Topic không comment! Thanks


    P/s: Nhớ đã trao đổi với các Mod và quyet định lấy tên căn nhà mới của chúng ta như trên, mời các bạn @ptkh @TuGan @phuongxa20 @tridunghtvc @hoatimbanglang @Thai_Duong @namson67 các bạn kêu thêm anh em khác nhé :-bd


    MV Bay qua biển Đông làm mưa làm gió trong giới trẻ
    (VTC News) - MV chính thức của bản rock Bay qua biển Đông do tác giả Lê Việt Khánh sáng tác được nhóm M4U trình bày đã hoàn thành sau 5 tháng ấp ủ, ca khúc tràn đầy lòng yêu nước đang làm mưa làm gió trong đời sống giới trẻ.
    [​IMG]
    [​IMG]Hình ảnh trong clip


    Cách đây 5 tháng, những nốt nhạc được cất lên từ một tay guitar chưa thạo hết những ngón đàn đã trở thành một hiện tượng trong cộng đồng mạng, từ những cô bé học trò 9X đến cậu sinh viên cần mẫn trên giảng đường, đi đâu người ta cũng bắt gặp chất rock dữ dội đầy lửa ngập tràn lòng yêu nước được ngân lên.



    [​IMG]Hình ảnh trong clip
    Lấy ý tưởng từ người chiến sĩ Hải quân trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, MV Bay qua biển Đông đã khiến người xem xúc động với những hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa, thể hiện ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn của những người trẻ ngày hôm nay.


    MV Bay qua biển Đông

    Nhiều người đã hoài nghi về lòng yêu nước của những người trẻ, rằng liệu có còn những thế hệ người "Ta sẵn sàng xé trái tim ta. Cho Tổ quốc và cho tất cả" như cha ông họ cách đây nửa thế kỉ? Và Bay qua biển Đông đã trả lời cho câu hỏi đó, còn đó rất nhiều những trái tim yêu tha thiết non sông đất nước này, những người trẻ ngày hôm nay yêu từng nếp nhà, ngọn núi, con sông, yêu mỗi gương mặt người trên dải đất hình chữ S nép mình bên bờ biển Đông, nhưng theo một cách khác, trong thời đại khác.

    Bài hát như gửi gắm cả nỗi niềm chất chứa bay qua nghìn con sóng vỗ, bay qua biển khơi bao la đến với những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, trong lời ca có lửa và có những trái tim yêu nước nồng nàn.

    T.L


    Chúng ta thà hi sinh chứ không để mất nước. Từ ngày hôm nay cho đến mai sau chúng ta luôn phải ghi nhớ điều này, hãy coi Tàu Khựa là kẻ thù số 1 - Mỗi người hãy thể hiện tình yêu nước bằng việc tẩy chay hàng Tàu








    3 người đã loan tin này: daicanho (23/12/2011), gialongVT (Hôm nay), NuHoangTuyet (24/12/2011)



    5 người đã cảm ơn bài viết hữu ích: namson67 (24/12/11), NuHoangTuyet (24/12/11), ptkh (24/12/11), Thai_Duong (24/12/11), TuGan (24/12/11)
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nay làm món gì em ? [:p][:p][:p][:p]
    Daicanho của em đâu rùi ? :-":-"
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Nhà em ko có đạo Chúa nên ko nấu món gì tiệc tùng anh ạ.
    Mấy mẹ con nấu nướng đơn giản, rau cỏ là chính, rồi hát karaoke ở nhà cho vui thôi. Mẹ em tiết kiệm lắm, chẳng đi quán xá bao giờ đâu.
    Anh có đạo Chúa ko, để em chúc mừng anh.:-"
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Đến phiên mẹ với em của em song ca, em tranh thủ nói chuyện với anh đây.
    Ko có bác TD, ko có bác TG, ko có cả chị HTBL của các anh, buồn nhỉ!
    Chị Bằng Lăng ới ời...ới ời...ới ời...
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bằng Lăng em đang ở đâu ?:-??
    Anh như hụt hẫng đã lâu lắm rồi .:p
    Bằng Lăng tím em iu ơi !
    Bao người thân thiết đang đợi đang mong .
    Mong em ngày tháng thong dong.:-*
    Nhưng đừng quên nhé , biển Đông đang chờ !:-c
    [:p][:p][:p][:p]
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ý thơ tuyệt hay là thơ của Lý Thường Kiệt.
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]


    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:18, 18/03/08


    Được cảm ơn 1609 lần



    [​IMG] Hôm nay, 09:01 #155 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT

    Ai cho quyền được yêu nước mà cứ đòi yêu nước...[​IMG]

    =========================================================

    Vậy cả dòng họ nhà cụ chỉ được dạy cách bán nước thôi à ???[r23)][r23)][r23)][r23)]
    SOS !
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    GS. Phạm Quang Tuấn thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò như thế nào?

    “Họ đã ra quyết định tối hậu là chỉ đăng trên trang điện tử, đó là quyền của họ, mình chỉ đòi hỏi được đến mức đó. Tôi không hiểu thái độ của họ, nhưng có thể là những người trong ban biên tập – đều là khoa học gia – có quá nhiều nối kết khoa học với Tàu – đồng nghiệp, sinh viên, hợp tác khoa học, v.v. Đây là một điều vô cùng bất lợi cho Việt Nam, vì thực lực của mình trong trường khoa học quốc tế rất kém cỏi, chưa bằng một phần trăm của Tàu. Một phần vì dân số mình ít, nhưng một phần lớn hơn là vì sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam thua Tàu quá xa. Họ có quá nhiều khoa học gia tầm cỡ, nằm nhan nhản trong ban biên tập các tập san khoa học quốc tế, các hội khoa học, các đại học quốc tế. Trình độ nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu của họ lên đến tầm cỡ cao trên thế giới, có những công trình cộng tác với Tây phương ở tư cách ngang hàng (chứ không phải chỉ là xin tiền hay được giúp đỡ). Trừ phi Việt Nam có chính sách phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ đàng hoàng, tiếng nói của chúng ta sẽ càng ngày càng yếu ớt”GS. Phạm Quang Tuấn
    GS. Phạm Quang Tuấn thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò như thế nào?

    ***​
    Như tin đã đưa, một lá thư phản đối về đường lưỡi bò phi lý của GS Phạm Quang Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) và một số tri thức Việt đã được tạp chí Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Đây là một thắng lợi to lớn của tri thức Việt trong quá trình “đánh trả” kiểu tuyên truyền vô lí của Trung Quốc về “chủ quyền” của họ trên Biển Đông thông qua “giấc mộng” đường lưỡi bò phi pháp.
    Tuy nhiên, thắng lợi này thật không đơn giản. Bài viết lược thuật lại cuộc chiến cân não này. Một số chia sẻ của GS Phạm Quang Tuấn cũng được trình bày ở cuối bài.
    Bài báo “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của Xizhe Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587, với các bản đồ Trung Quốc có chèn đường lưỡi bò phi pháp, đã bị nhiều tri thức Việt phản đối. Do Science nhận thức được sự vô lí của đường lưỡi bò trong bài báo của Xizhe Peng nên họ đã đăng cho đăng một thông báo của tổng biên tập. Tuy nhiên cái lưu ý mà Science đăng về vấn đề này có phần lấp liếm kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”.
    Không bằng lòng với sự không rõ ràng của Science, nhiều tri thức Việt đã tiếp tục gửi thư phản đối đến Science.
    GS Phạm Quang Tuấn cùng nhiều tri thức Việt đã gửi một lá thư cho Science (mã số: 177180) giải thích rõ về tính phi pháp của đường lưỡi bò, và đề nghị Science xét đăng lá thư này.
    Phản ứng của Science là im re trong một thời gian dài sau khi nhận được lá thư trên. GS Phạm Quang Tuấn đã hỏi Science “xin vui lòng cho tôi biết về tình trạng hiện tại của lá thư …”. Ngay lập tức, Jennifer Sills, phó ban biên tập trang thư của Science, đã hồi đáp bằng một giọng điệu có phần vô trách nhiệm ” … chúng tôi đã công bố một thông báo của tổng biên tập về vấn đề liên quan đến cái bản đồ, chỉ rõ rằng các đường biên trong bản đồ không phản ánh lập trường của Science. Chúng tôi đang rà soát lại quy trình để đảm bảo rằng chúng tôi thực hiện điều này một cách rõ ràng trong thời gian tới. Ông có thể xem cái lưu ý tại …”.
    Cũng xin nói thêm là Science đã dùng cách trả lời này để phản hồi cho nhiều tri thức Việt khác có thư phản đối. Không đồng ý với câu trả lời của bà Jennifer Sills, GS. Phạm Quang Tuấn đã phản ứng “Xin cảm ơn bà đã hồi âm. Tuy nhiên, bà đã không nói rõ liệu lá thư của chúng tôi sẽ được công bố hay không. Thông báo của tổng biên tập viên về các bản đồ Trung Quốc đề cập đến một vấn đề hoàn toàn khác với lá thư của chúng tôi. Tôi biết rằng đã có nhiều thư phản đối đưa đến việc Science đã ra một thông báo như vậy, nhưng lá thư của chúng tôi là về một vấn đề hoàn toàn khác. Chúng tôi không đặt vấn đề liệu các bản đồ có phản ánh một lập trường của Science hay không. Vấn đề mà lá thư của chúng tôi đề cập là tính khoa học và tính hợp pháp của các tài liệu trong một bài báo được xuất bản trên Science. Như vậy, nó cần phải được xem xét theo thủ tục bình thường dành cho các thư phản hồi, điều đó có nghĩa rằng nó phải được chuyển đến tác giả bài báo gốc để lấy ý kiến, và sau đó tổng biên tập sẽ quyết định có công bố lá thư hay không, dựa trên giá trị khoa học của nội dung. Tóm lại, tôi kính xin quý báo áp dụng một quy trình khoa học bình thường cho lá thư của chúng tôi. Tôi mong đợi thư trả lời của bà.”
    Trước sự phản hồi nhẹ nhàng, khoa học, và thẳng thắn của GS. Phạm Quang Tuấn, bà Jennifer Sills và Science đã phải im lặng. Chắc họ định “chịu đấm ăn xôi” cho qua chuyện, và họ có thể đã nghĩ rằng các tri thức Việt rồi cũng sẽ chán mà bỏ cuộc trước thái độ vô trách nhiệm của họ. Nhưng họ đã sai lầm! Một tuần sau đó, GS. Phạm Quang Tuấn đã gửi cho bà Jennifer Sills một bức thư quyết định “Tôi đã gửi bà bức thư đính kèm một tuần trước đây, nhưng vẫn chưa nhận được trả lời của bà. Chắc chắn thật là một vấn đề đơn giản để cho tôi biết liệu lá thư của chúng tôi có đang được xem xét để xuất bản hay không, và nếu nó đã bị bác thì dựa trên những căn cứ gì. Như bà phải biết, chúng tôi cần biết điều này để chúng tôi có thể sắp xếp cách khác, chẳng hạn như tìm kiếm một nơi thích hợp cho bức thư của chúng tôi. Tôi mong nhận được trả lời sớm của bà.”
    Lần này thì bà Jennifer Sills và Science đã không thể trốn tránh trách nhiệm vì họ biết rằng uy tín của Science có thể đang bị đe dọa. Bà Jennifer Sills đã lập tức đưa ra giải pháp mà tri thức Việt đang mong đợi “Chúng tôi có thể đăng lá thư của ông trên trang web của Science. Xin vui lòng cho tôi biết liệu ông muốn chúng tôi thực hiện giải pháp này, hay ông muốn tìm một giải pháp khác như ông đã đề cập”.
    Theo người viết được biết, ngoài việc GS. Phạm Quang Tuấn hồi đáp bà Jennifer Sills rằng ông hài lòng với quyết định của bà, ông còn yêu cầu Science phải đăng lá thư trên báo giấy của Science. Nhưng Science đã từ chối đề nghị này này. Tuy nhiên, việc Science buộc phải cho công bố lá thư phản đối trên trang web của họ và, xin nhấn mạnh, ngay sau bài báo của Xizhe Peng cũng đã là một thành công to lớn của tri thức Việt.
    Qua tranh luận giữa GS Phạm Quang Tuấn và vị đại diện của Science, chúng ta có thể thấy việc thuyết phục được Science nhận công bố lá thư phản đối là không hề đơn giản. Science đã chủ động tránh né ngay từ đầu. Họ đã trưng ra lá bùa “Thông báo của tổng biên tập” như là một cách hồi đáp chung cho tất cả các thư phản đối.
    Nhân dịp này, người viết có hỏi ý kiến riêng của GS Phạm Quang Tuấn về vấn đề trên và được ông chia sẻ như sau:
    Giáo sư đã nghĩ gì khi Science đã im lặng trước thư phản đối mà ông gửi cho họ, sau khi họ cho đăng cái “Thông báo của tổng biên tập” có phần lấp liếm?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi không nghĩ họ cố ý “lấp liếm” mà là không đủ quan tâm về vấn đề, nên không đọc kỹ mọi lá thư mà cho rằng chỉ cần một trả lời chung chung. Tuy nhiên, tôi nghĩ là phản ứng này khá đáng thất vọng. Họ là một trong hai tờ báo khoa học đa ngành nổi danh nhất mà phản ứng yếu xìu và có vẻ không quan tâm về vụ xâm phạm đạo đức khoa học trên tờ báo của họ.
    Việc họ trưng ra cái “Thông báo của tổng biên tập” sau khi bị ông nhắc nhở có làm giáo sư nản chí? Ông có nghĩ câu chuyện đã kết thúc ở đó không?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Dĩ nhiên là không, nhưng tôi khá ngạc nhiên khi họ không trả lời thẳng câu hỏi của mình là có định đăng bài hay không.
    Có thể nói bức thư ông phản ứng về việc họ trưng ra “thông báo của tổng biên tập” đã chuyển câu chuyện theo hướng tích cực? Xin ông vui lòng cho biết những điểm nhấn trong bức thư này là gì?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Căn bản là chỉ ra cho họ rằng nội dung bản thông báo của họ không áp dụng cho thư của chúng tôi, và yêu cầu họ xử lý lá thư theo thủ tục thông thường.
    Tại sao họ lại im lặng sau khi giáo sư phản ứng việc họ dùng “Thông báo của tổng biên tập” để hồi đáp lá thư phản đối của ông? Theo ông thì có phải họ bị đuối lí và quyết định “chịu đấm ăn xôi”?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi không biết tại sao. Tuy nhiên, trong việc gửi bài đăng báo khoa học, việc trì trệ, không được trả lời cả tuần hay cả tháng là thường. Việc phải viết thư nhắc nhở cũng rất thường.
    Theo giáo sư thì tại sao Science chưa chịu cho in lá thư phản đối trên báo giấy? Ông có đang tiếp tục yêu cầu họ về vấn đề này?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Họ đã ra quyết định tối hậu là chỉ đăng trên trang điện tử, đó là quyền của họ, mình chỉ đòi hỏi được đến mức đó. Tôi không hiểu thái độ của họ, nhưng có thể là những người trong ban biên tập – đều là khoa học gia – có quá nhiều nối kết khoa học với Tàu – đồng nghiệp, sinh viên, hợp tác khoa học, v.v. Đây là một điều vô cùng bất lợi cho Việt Nam, vì thực lực của mình trong trường khoa học quốc tế rất kém cỏi, chưa bằng một phần trăm của Tàu. Một phần vì dân số mình ít, nhưng một phần lớn hơn là vì sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam thua Tàu quá xa. Họ có quá nhiều khoa học gia tầm cỡ, nằm nhan nhản trong ban biên tập các tập san khoa học quốc tế, các hội khoa học, các đại học quốc tế. Trình độ nhiều đại học và trung tâm nghiên cứu của họ lên đến tầm cỡ cao trên thế giới, có những công trình cộng tác với Tây phương ở tư cách ngang hàng (chứ không phải chỉ là xin tiền hay được giúp đỡ). Trừ phi Việt Nam có chính sách phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ đàng hoàng, tiếng nói của chúng ta sẽ càng ngày càng yếu ớt.
    [​IMG](ảnh do GS. Phạm Quang Tuấn cung cấp)​
    Giáo sư nghĩ gì về quá trình tranh luận giữa ông và vị đại diện của Science, và sự thắng lợi vừa qua? Những kinh nghiệm gì mà ông muốn chia sẽ với những người gửi thư phản đối các tạp chí khoa học có đăng bài dính đường lưỡi bò?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Thư phải đi thẳng vào vấn đề, xác thực, dẫn chứng đầy đủ. Nên viết với tư cách một nhà khoa học hay ít ra một người khách quan, chứ đừng viết trên cương vị của một người Việt Nam, vì độc giả không phải chỉ có người Việt Nam. Nếu không được đăng ngay thì cần phải để tâm theo đuổi.
    Các tạp chí bị phản đối về đường lưỡi bò thường có chiêu bài rất chung chung “đó trách nhiệm của tác giả” hay “chúng tôi không quan tâm chính trị”. Giáo sư nghĩ sao về vấn đề này?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Tôi nghĩ là các báo khoa học cũng rất lúng túng về vấn đề các tác giả Tàu lợi dụng họ để tuyên truyền. Người chịu trách nhiệm đăng bài là tổng biên tập, nhưng thường thường tổng biên tập không có thì giờ đọc kỹ hết các bài gửi đến mà dựa lên các người bình duyệt (reviewers). Người bình duyệt thì rất đông, trên nguyên tắc toàn thể các nhà khoa học trên thế giới ai cũng có thể được chọn để bình duyệt nếu thông thạo đề tài. Vì không tìm được biện pháp cụ thể, họ phản ứng lập lờ và lúng túng. Có lẽ chúng ta phải tìm cách giúp họ bằng cách đưa tra những đề nghị cụ thể và khả thi
    Được biết giáo sư đang tham gia ban biên tập của hai tạp chí quốc tế và đã công bố hàng trăm công trình khoa học, có phải chỉ những kinh nghiệm này làm nên thắng lợi vừa qua hay không? Những người không có thành tích khoa học như giáo sư có thể làm nên những thắng lợi tương tự hay không?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Mỗi người chúng ta đều có thể làm theo cách của mình. Chẳng hạn, thư phản đối gửi cho các báo của các cựu sinh viên New Zealand, tuy không theo quy củ hàn lâm, nhưng đã đưa tới hai bài viết rất mạnh trên báo Nature. Tuy nhiên, với những người không thông thạo tiếng Anh và văn hóa Tây phương thì việc này rất khó và cần sự cộng tác của những người đã ở ngoại quốc lâu năm.
    Giáo sư nghĩ sao về phản ứng của hai tạp chí lừng danh Nature và Science đối với quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông?
    GS. Phạm Quang Tuấn: Nature và Science đã có những phản ứng hoàn toàn đối nghịch. Phản ứng của Nature rạch ròi, quyết liệt, dựa trên đạo đức khoa học, của Science thì lúng túng, lập lờ và không đề cập gì đến đạo đức khoa học. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc tránh bản đồ đường lưỡi bò lọt lưới rất khó và tôi cũng không biết là Nature có phương pháp cụ thể gì để ngăn cản nó không. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi và sẵn sàng phản ứng. Nhưng ít ra là bây giờ chúng ta đã có tiếng nói trên cả hai tạp chí khoa học lớn nhất thế giới.
    Xin cảm ơn giáo sư!
    ———–
    Acknowledgement: The author would like to thank Professor Pham Quang Tuan for the interview and valuable comments.
    ———–
    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
  11. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam chiếm 5/10 hợp đồng vũ khí lớn của Nga

    Trong 10 hợp đồng cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Nga trong năm 2011, một nửa trong số 10 hợp đồng cung cấp vũ khí này thuộc về Việt Nam.

    Theo TSAMTO, trong 10 sự kiện cung cấp các thiết bị, vũ khí quan trọng hàng đầu của Nga trong năm 2011, gồm 8 hợp đồng đã bàn giao theo kế hoạch (các hợp đồng đã được ký kết trước đó), 1 hợp đồng đang thực hiện, 1 hợp đồng đang được thảo luận.



    Dưới đây là xếp hạng của Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO:

    1. Hải quân Ấn Độ thuê tàu ngầm K-152 Nerpa thuộc Project 971U Pike-B trong 10 năm
    [​IMG]
    Tàu ngầm K-152 Nerpa.


    Theo kết quả của cuộc họp Ủy ban nhà nước, được tổ chức vào cuối tháng 8/2011, Bộ Quốc phòng (BQP) Nga đã quyết định chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân K-152 Nerpa thuộc Project 971U Pike-B vào cuối năm 2011.

    Cuộc họp được tổ chức tại Komsomolsk-on-Amur, với sự tham gia của Rosoboronexport và các công ty công nghiệp - quốc phòng.

    NPS sẽ được cho Hải quân Ấn Độ thuê tàu ngầm K-152 trong thời gian 10 năm với trị giá 650 triệu USD.

    Tthời hạn chuyển giao có thể diễn ra trong qúy I năm 2012.

    2. Cung cấp thêm 2 tàu Project 11661E Gepard 3.9 cho Việt Nam

    Hợp đồng này được Interfax tiết lộ vào đầu tháng 12/2011. Hãng tin dẫn nguồn từ Phó Giám đốc kinh tến đối ngoại của Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk Sergei Rudenko. Theo yêu cầu của phía Việt Nam, hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo sẽ được tăng cường vũ khí chống ngầm.

    Theo TSAMTO, Việt Nam từ lâu đã bày tỏ ý định để mua thêm được hai tàu tương tự, và sau đó xin giấy phép để tự đóng tàu Gepard tại Việt Nam.

    Hiện tại, các thông số kỹ thuật của 2 tàu Gepard mới cũng như giá trị của hợp đồng cũng chưa được công bố.

    3. Cung cấp 2 tàu Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam

    Trong năm 2011, hai chiến hạm hộ tống Gepard 3.9 trong hợp đồng đầu tiên được Việt Nam ký kết với công ty Gorky Zelenodolsk vào tháng 12/2006 đã lần lượt được phía Nga bàn giao cho Hải quân Việt Nam.
    [​IMG]

    Chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng của HQ Việt Nam.

    Đầu tháng 3/2011, tại căn cứ hải quân Cam Ranh, Nga đã chuyển giao chiếc tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 đầu tiên cho Hải quân Việt Nam trong một nghi lễ trang trọng. Tàu được đặt theo tên một vị hoàng đế Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng).

    Tiếp sau đó, tháng 8/2011, Nga tiếp tục bàn giao tàu Gepard thứ hai cho Việt Nam và tàu được đặt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ.

    Tàu Gepard thứ hai đã được cải thiện hiệu suất đi biển, khả năng cơ động linh hoạt, có phạm vi hoạt động rộng.

    Nội thất ở tàu Gepard thứ hai tiện nghi hơn. Giá trị của hợp đồng trên được TSAMTOước tính khoảng 350 triệu USD.

    4. Bàn giao cho Syria 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P

    Nga đã cung cấp Syria hai hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P trong khuôn khổ của hợp đồng được ký kết từ năm 2007, Interfax thông báo dẫn nguồn tin ngoại giao - quân sự tại Moscow.

    Nguồn tin cũng lưu ý, hợp đồng cung cấp 2 hệ thống này cho Syria chưa được thực hiện đầy đủ bởi vì cần có thời gian đào tạo sỹ quan vận hành.

    Nhiều nguồn tin ở cả Nga và phương Tây đã cho biết, ít nhất hai hệ thống Bastion được trang bị 72 tên lửa Yakhont cho mỗi hệ thống.

    Theo số liệu không chính thức, tổng số tiền của hợp đồng được ước tính vào khoảng 300 triệu USD.
    TSAMTO cho biết, tổ hợp Bastion-P đầu tiên đã được bàn giao cho Syria vào cuối tháng 8/2010, và tổ hợp thứ hai vào tháng 6/2011.

    5. Bàn giao cho Việt Nam hệ thống Bastion-P thứ hai Giữa tháng 10/2011, Rosoboronexport đã bàn giao cho Việt Nam tổ hợp tên lửa bờ biển K-300P Bastion-P thứ hai theo hợp đồng đã được ký kết từ năm 2005.


    Theo đó, Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên nhận được tổ hợp tên lửa Bastion–P từ Nga.

    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P.​

    Tờ Kommersant dẫn lời nguồn tin thân cận trong Bộ Tài chính, Việt Nam đang đàm phán với Nga để ký kết một hợp đồng để mua thêm vài tổ hợp Bastion–P nữa.

    Tạp chí Jane’s Defense cho biết, hợp đồng mới sẽ được phân bổ từ nguồn tín dụng của Nga cấp cho Việt Nam, và các hệ thống Bastion-P mới có thể được thực hiện trong năm 2013-2014.

    6. Cung cấp 2 tàu tên lửa Molnya cho Hải quân Turkmenistan

    Turkmenistan đã nhận được hai tàu tên lửa cao tốc Project 12418 Molniya, được đóng bởi Công ty Cổ phần Nhà máy đóng tàu Trung ương Nevsky.

    Theo TSAMTO, bản hợp đồng được ký kết vào năm 2008 có giá trị khoảng 200 triệu USD.

    Trong đó, chiếc tàu Molnya đầu tiên của hợp đồng này đã được bàn giao trong tháng 6/2011 và tàu thứ hai vào tháng 10/2011.

    7. Đóng tàu hộ tống Project 20382Tiger cho Hải quân AlgeriaTàu hộ tống Project 20382 Tiger (biến thể xuất khẩu của Project 20380 Guarding) đã giành chiến thắng trong hợp đồng đấu thầu của Hải quân Algeria.

    Theo kế hoạch, 2 tàu Project 20382 sẽ được đóng để cung cấp cho khách hàng.

    Thông tin trên đã được Chủ tịch của Tập đoàn đóng tàu Quốc gia (USC) Roman Trotsenko cho biết tại triển lãm IMDS-2011.

    Tuy nhiên đến nay, tiến trình của cuộc đàm phán để ký kết hợp đồng cuối cùng vẫn chưa được thông báo.

    [​IMG]
    Tàu hộ tống Project 20380 của Hải quân Nga.​

    8. Cung cấp tàu tuần tra thuộc Project 10412 Svetlyak cho Hải quân Việt Nam

    Ngày 20/10/2011, nhà máy đóng tàu Almaz đã tiến hành ký kết văn bản bàn giao tiếp hai tàu tuần tra cao tốc Svetlyak cho Hải quân Việt Nam .

    Hai tàu tuần tra cao tốc mang số hiệu tạm thời là 044 và 045 đã tiến hành các thử nghiệm trong tháng 10/2011 và sẽ được chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

    [​IMG]

    Ngoài ra, 2 tàu tuần tra cao tốc khác mang số hiệu tạm thời là 420 và 421 cũng đang được gấp rút hoàn thành để bàn giao cho Việt Nam.
    Năm 2002, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak đầu tiên theo hợp đồng đã ký trước đó.

    Trong tháng 3/2010, các phương tiện truyền thông cho biết, Việt Nam đã đồng ý mua của Nga 10 tàu tuần tra cao tốc Project 10412 Svetlyak.

    9. Chuyển giao hai tàu tuần tra Project 1159T và 1234E cho Hải quân Algeria


    Tháng 2/2011, Nhà máy đóng tàu phương Bắc đã thực hiện buổi lễ chuyển giao hai tàu tuần tra Project 1159T và 1234E cho hải quân Algeria sau khi đại tu và hiện đại hoá.

    Hai tàu trên được trang bị nội thất hiện đại, hệ thống thông tin, hệ thống sonar, hệ thống tên lửa mới và radar được nâng cấp.

    Trong quá trình sửa chữa, khoảng 80% các hệ thống của tàu đã được thay thế để kéo dài thêm thời gian hoạt động 10 năm.

    Ngoài ra, các cuộc đàm phán đang để tiếp tục hiện đại hóa hai tàu Project 1159T và 1234E khác cũng đang được tiến hành.

    10. Chương trình cung cấp bộ phận để lắp đóng tàu Molniya tại Việt Nam

    Nhà máy đóng tàu Vympel đã ký một hợp đồng phụ với Doanh nghiệp nhà nước Tổ hợp khoa học-công nghiệp Turbine khí Zoria-Mashproekt (Ukraine) để cung cấp các hệ thống động cơ đẩy tàu P-15 cho bốn tàu tên lửa Molniya thuộc Project 1241.8 đang được đóng cho Hải quân tại Việt Nam.

    [​IMG]

    Theo hợp đồng, Zoria-Mashproekt sẽ cung cấp các động cơ P-15 cho 4 tàu Molniya của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013. Bốn tàu tên lửa này sẽ được các kỹ sư từ nhà máy Vympel tham gia giám sát và tư vấn.

    Như kế hoạch trước đó, các tổ hợp máy điện đầu tiên cho Việt Nam sẽ được bàn giao trong tháng 12/2011.

    Theo ARMS-TASS, một hợp đồng để cung cấp các thành phần thiết bị cho 6 tàu tên lửa Molnya đã được ký kết với Việt Nam trong năm 2010.

    Năm 1990, Việt Nam đã mua được 4 tàu Molniya từ Nga, được trang bị hệ thống tên lửa Termit.

    Năm 1993, Việt Nam đã mua giấy phép để tự đóng loại tàu tên lửa này được trang bị với hệ thống tên lửa Uran.

    Các tài liệu kỹ thuật, pháp lý và để có thể đóng các tàu này bắt đầu vào năm 2005. Từ năm 2006, bắt đầu quá trình chuẩn bị cho sản xuất.

    Theo hợp đồng đã ký trong năm 2003, hai tàu Molniya trang bị tổ hợp tên lửa Uran đã được lên kế hoạch đóng ở Nga và 10 tàu sẽ được đóng theo giấy phép tại Việt Nam.

    Tàu tên lửa Molnya đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2007, tàu thứ hai vào năm 2008.

    Trong năm 2010, chiếc tàu Molniya đầu tiên đã được bắt đầu đóng tại xưởng ở TP Hồ Chí Minh, mở đầu cho hợp đồng đóng theo giấy phép 10 tàu Molniya đến năm 2016.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này