Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3352 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 01:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14536 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chào Bằng Lăng hoa tím em iu !!![r32)][r32)][};-[};-
    Tất nhiên anh nhiều tội rồi ! Còn công của người khác , anh chẳng nói thêm gì đâu !:-??:-??:-??:-??
    =========================
    Nhớ em , anh nhớ thật nhiều.[};-[};-[};-
    Yêu em, yêu biết bao nhiêu cho vừa.
    Thương em chiều tối sớm trưa.
    Ngày ngày vất vả nắng mưa mịt mùng.
    Yêu em anh yêu khôn cùng.
    Nhớ em anh nhớ bịt bùng nguôi ngoai.[:p][:p][:p]
    Thương em hai hàng tóc mai.
    Làm thân phận gái mười hai bến đò !
    Xin em, em hãy nhớ cho !
    Anh luôn ngày đợi , đêm chờ em iu !![r32)][r32)][r32)]
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Theo kết quả sơ bộ đợt khảo sát do nhóm Công tác Tiểu ban San hô của dự án Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tiến hành, Việt Nam có khoảng 1.222km2 rạn san hô, được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam.

    Các nghiên cứu về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài.

    Việt Nam có số loài san hô vào loại đa dạng nhất thế giới
    Tại Việt Nam có tới 90% các loài san hô cứng của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và là khu vực có nhiều loài san hô mềm thuộc giống Alcyonaria nhất trong vùng Tây Ấn Độ - Thái Bình Dương.
    Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới.
    [​IMG]
    Các chuyên gia nước ngoài cũng đánh giá cao độ đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái biển của Việt Nam. Các hệ sinh thái biển này hiện đang nuôi dưỡng trên 11.000 loài sinh vật, trong đó có gần 2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 500 loài thực vật nổi, gần 700 loài động vật nổi, gần 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 43 loài chim biển.
    Theo các nhà hải dương học, những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ của hệ sinh thái ven biển, là nền, lá chắn cho hệ sinh thái ngoài khơi. Nếu cứ nổ mìn trên biển và tấn công san hô như hiện nay thì các loài thủy sản khác sẽ hết nơi trú ngụ và sinh sản. Theo điều tra của Viện Hải dương học, một diễn biến xấu đã và đang xảy ra đối với hệ sinh thái ven bờ ở các tỉnh Nam Trung Bộ là cùng với việc hàng loạt rạn san hô bị xóa sổ thì những thảm cỏ ven biển (có chức năng cân bằng sinh thái biển) cũng đột nhiên biến mất.
    San hô Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất
    TS Võ Sĩ Tuấn, Viện phó Viện Hải dương học VN nhận đinh: Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Những cây san hô được bày bán khắp các trung tâm du lịch biển Hạ Long, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... với sự phong phú về chủng loại, màu sắc. Thật là nghịch lý, ở Nha Trang, khi các nhà khoa học của Viện Hải dương học đang ngày đêm nghiên cứu vai trò của san hô với sinh thái biển, tìm cách bảo vệ nó thì ngay trước cổng Viện, các cửa hàng bày bán la liệt san hô.
    Những người bán mặt hàng này ở Nha Trang cho biết, họ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tại chỗ, mà còn cung cấp cho các nhà buôn san hô mỹ nghệ ở TP HCM và cả xuất khẩu. Một số khu bảo tồn thiên nhiên biển như: Hòn Mun (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh Thuận), dân khai thác san hô cũng đột nhập vào. San hô sống thì làm đồ mỹ nghệ, san hô chết thì là nguyên liệu cho các lò nung vôi, xây đầm nuôi tôm.
    Ông Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết, riêng ở vùng biển Vạn Ninh đã có ít nhất 300 người khai thác san hô chuyên nghiệp. Nhiều nhà máy xi măng chủ yếu hoạt động nhờ vào nguồn san hô. Nguy hại nhất là cách khai thác san hô, đánh bắt thủy sản bằng mìn. Các nhà hải dương học cho biết, khi đã dính mìn thì rạn san hô nào cũng tan tành. Tiếc thay chuyện này thường xuyên xảy ra trên các vùng biển nước ta.
    San hô không chỉ mất đi do bị khai thác mà còn do ô nhiễm môi trường. Thảm hoạ đối với san hô không chỉ xảy ra ở vùng biển miền Trung mà cả tại Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới.
    "Sau cuộc khảo sát san hô ở Vịnh Hạ Long, buồn lắm. Không còn gì để nói. San hô chết hết bao gồm cả mới lẫn cũ. Mới chết xương còn trắng. Cũ bị rong phủ gần hết", tiến sĩ Đàm Đức Tiến, Trưởng phòng Thực vật biển, Đội trưởng Đội Cảnh sát ngầm (Viện Tài nguyên Môi trường biển), cho biết.

    Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Yết, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, ở đâu rong phủ, ở đó san hô không còn đất sống. Trên nền đá cứng dưới đáy biển, san hô và rong cạnh tranh quyết liệt để lấy chỗ bám sinh sống và phát triển. San hô suy thoái và bị tiêu diệt đồng nghĩa với các nguồn lợi thủy sinh ở Vịnh Hạ Long và xung quanh bị suy giảm nghiêm trọng. Đó là chưa kể việc mất đi con đê chắn sóng tự nhiên mỗi khi gió bão hay sóng thần đánh vào bờ.

    Điều tra các nguồn đánh bắt hải sản thời gian gần đây ở vùng vịnh Hạ Long và xung quanh, các nhà khoa học cũng thấy vắng bóng các loại hải sản quý như cá ****, mú, kiếm, ốc nón, ốc tù và con tranh học, v.v... Bộ Thủy sản cho biết, sản lượng khai thác của các tàu giảm từ 1,1 tấn/sức ngựa vào năm 1985 xuống còn 0,45 tấn/sức ngựa vào năm 2000.

    Năm 2000, tiến sĩ Yết cùng cộng sự từng đi khảo sát san hô ở quần đảo Cô Tô, cách bờ biển Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh 30 km, gồm khoảng 15 đảo nhỏ và ba đảo lớn. “Hồi đó, tôi còn thấy san hô vẫn tốt, độ phủ nhiều rạn san hô sống đạt trên 50%", ông nói.

    Năm 1985, hầu như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hô. Đến năm 1998, mất 1/3 rạn san hô so với năm 1985. Khảo sát hồi giữa tháng 6/2007 cho thấy vịnh Hạ Long và Bái Tử Long hầu như không còn san hô nữa.

    Nhiều người đi nghỉ mát ở Bãi Cháy mấy năm gần đây phàn nàn nước biển nơi đây đục hơn xưa và sau khi bơi da thấy ngứa hơn trước. Trớ trêu là vịnh Hạ Long nằm trong số ba địa điểm được xếp loại có hiệu quả quản lý khá theo liêu chuẩn đánh giá của mô hình quốc tế: Cát Bà, Côn Đảo và vịnh Hạ Long.

    So sánh với tình trạng của các rạn san hô trong khu vực, mô hình tính toán mới nhất của các nhà khoa học cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ các rạn bị đe dọa nhiều nhất (cùng với Philippines, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia). 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể.

    Theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.200 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. Theo TS Võ Sĩ Tuấn, "Những rạn san hô mất đi đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Lúc đó, đừng có mơ tới chuyện làm du lịch biển bởi không ai dại bỏ tiền để lặn xuống đáy biển trơ trụi”.
    Thăng Long ( theo Tuổi Trẻ, VNA và VietNamNet)​
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net:Với sự phong phú về chủng loại, màu sắc, hình dáng, những rạn san hô được ví như những cánh rừng muôn màu dưới lòng đại dương…

    Biển Đông của Việt Nam là một xứ sở của những cánh rừng muôn màu ấy. Được coi là lá chắn cho đất liền và là hệ sinh thái ven biển, sự biến mất của những rạn san hô đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Trước thực trạng nhiều rạn san hô trong vùng biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị xoá xổ, nhiều loài san hô đã được đưa vào Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chúng ở Việt Nam để tạo cơ sở cho công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển.
    Hi vọng rằng trong tương lai, những rạn san hô Việt Nam sẽ được gìn giữ để thế hệ sau này có cơ hội thưởng lãm những vẻ đẹp thần tiên trong lòng biển Tổ quốc, và để môi trường biển Việt Nam mãi mãi vững bền.

    Dưới đây là hình ảnh các loài san hô quý hiếm có mặt ở biển Đông, tổng hợp từ các trang web hải dương học quốc tế:
    [​IMG]

    Ở vùng biển của Việt Nam, san hô trúc (Isis hippuris) chỉ hiện diện tại quần đảo Trường Sa. Loài san hô quý hiếm này có hình thù khá kỳ ảo với màu vàng hoặc đỏ tươi.
    [​IMG]

    San hô lỗ đỉnh xù xì (Acropora aspera) cũng có hình thù khá lạ mắt, phân bố ở các vùng biển Hạ Long, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, đảo Lý Sơn, vịnh Nha Trang, quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam.
    [​IMG]

    Cùng họ và cùng địa điểm phân bố với san hô lỗ đỉnh xù xì, nhưng san hô lỗ đỉnh au-te (Acropora austera) có màu sắc tươi tắn hơn.
    [​IMG]

    Sắc tím dịu dàng rất thích hợp với vẻ mềm mại của san hô lỗ đỉnh hạt (Acropora cerealis). Loài này có mặt ở vùng biển đảo Hạ Mai (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, các đảo ven bờ của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bà Rịa-Vũng Tàu, các đảo Tây Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.
    [​IMG]

    San hô lỗ đỉnh hoa (Acropora florida) phân bố rộng trên các rạn san hô từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
    [​IMG]

    Mọc thành những tảng lớn, san hô cành đa mi (Pocillopora damicornis) xuất hiện tại các vùng biển từ Quảng Trị xuống phía Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
    [​IMG]

    San hô cành sần sùi (Pocillopora verrucosa) có mặt tại biển miền Trung, miền Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
    San hô khối đầu thùy (Porites lobata) tạo thành những khối lớn có bề mặt uốn lượn mềm mại. Chúng có mặt trên hầu hết các khu vực của biển Đông.
    BDN ( theo Đất Việt )
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Đìu hiu Chợ dừa vì thương lái Trung Quốc giảm mua


    [​IMG]
    Thương lái thuê lột vỏ, phân loại vẫn khó bán

    Do có nhiều công ty, DN của Trung Quốc hoạt động tại “Chợ dừa” nên nắm rất rõ quy luật cung - cầu và đồng loạt hạ giá thu mua.
    “Chợ dừa”- nơi chuyên mua bán dừa cho các vựa cặp sông Thom, thuộc các xã An Thạnh, Tân Hội, Khánh Thạnh Tân, huyên Mỏ Cày Nam ở Bến Tre hiện khá trầm lắng do bán chậm, giá bất ổn theo ngày.Các thương lái đang chờ bán dừa ở “Chợ dừa” bày tỏ, nhiều ghe cặp bến nhưng chưa biết khi nào mới bán hết, nhanh nhất cũng mất từ 2 - 3 ngày, trong khi giá dừa mỗi ngày mỗi giảm.
    Chị Lê Thị Mai, chủ một cơ sở thu mua dừa tại đây cho biết, vào thời điểm trái dừa khô giá cao, cơ sở mua sỉ cả ghe của thương lái. Nhưng nay, người bán thuê lột vỏ, phân loại mà vẫn ế, bởi các cơ sở thu mua căn cứ vào số lượng đặt hàng rồi mới quyết định số lượng mua vào.
    Theo chị Mai, trước đây mỗi ngày cơ sở chị bán cho các tàu nước ngoài 70% số lượng dừa trái thu mua, 30% tiêu thụ mỗi trong tỉnh. Trong đó, dừa khô từ 1 kg trở lên bán cho tàu chuyển sang thị trường Trung Quốc tiêu thụ. Số còn lại, phần cơm dừa bán cho DN chế biến cơm dừa nạo sấy, nước dừa bán cho DN sản xuất thạch dừa, vỏ dừa đưa vào máy dập để lấy chỉ và mụn.
    Thế nhưng hiện nay, tàu nước ngoài chỉ thu mua than gáo dừa, hoặc các sản phẩm khác từ dừa. Chỉ khi nào đến thời điểm vận chuyển sang Trung Quốc mà tàu chưa đầy hàng mới mua thêm dừa trái.
    Hiện trái dừa khô xuất sang Trung Quốc chủ yếu bằng đường bộ, số lượng chỉ đạt khoảng 30% so với trước đây và phân loại nghiêm ngặt.
    Theo các cơ sở kinh doanh ở "Chợ dừa", dừa khô rớt giá đã kéo vỏ dừa từ 1,4 - 1,5 triệu đồng/thiên (1.200 trái), giảm xuống còn 700.000 - 800.000đ/thiên; chỉ xơ dừa từ 3.500- 4.000 đồng/kg, giảm còn 1.700 - 2.500 đồng/kg; mụn dừa của 4 - 5 thiên vỏ dừa giá từ 900.000 đồng, nay giảm còn 600.000 đồng.

    [​IMG]
    Giá dừa thế giới đang giảm
    Do có nhiều công ty, DN của Trung Quốc hoạt động tại “Chợ dừa” nên nắm rất rõ quy luật cung - cầu và đồng loạt hạ giá thu mua dừa trái cũng như các sản phẩm khác từ dừa. Trong khi giá dừa khô, chỉ xơ dừa phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc. Mặt khác, gần đến Tết Nguyên đán nên các DN đến từ Trung Quốc ngưng hoạt động trở về nước, sau Tết mới trở lại nên giá dừa khô khó có thể tăng.
    Để có tiền xài Tết, ngay thời điểm này đã có tình trạng nhiều hộ dân thu hoạch cùng lúc 2 buồng dừa/cây/tháng thay vì 1 buồng/cây/tháng. Như vậy sau Tết, giá dừa khô nếu có tăng trở lại thì không có dừa để bán.
    Tuy nhiên theo ông Trương Minh Nhựt, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, nguyên nhân giá dừa khô giảm là do giá mua sản phẩm dừa qua chế biến trên thế giới giảm mạnh.
    Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2010, cơm dừa nạo sấy xuất khẩu giá dao động từ 2.700 - 2.800 USD/tấn thì hiện giảm còn từ 1.600 - 1.700 USD/tấn (giảm khoảng 40%). Các nước có trồng dừa trên thế giới và Việt Nam sau thời kỳ dừa treo trái, nay đã vào vụ và được mùa, sản lượng trái tăng hơn các năm trước, nguồn cung đã vượt cầu kéo theo giá dừa giảm.
    [​IMG]
    Dừa Bến Tre đạt chất lượng cao
    Trong xu thế hội nhập, giá dừa của Việt Nam, trong đó có Bến Tre tiếp cận gần với giá dừa của thế giới. Vì thế, Hiệp hội Dừa Bến Tre cần khẳng định vai trò cầu nối giữa DN và người trồng dừa để góp phần giảm chi phí trung gian, để người trồng dừa an tâm gắn bó với cây dừa.
    Theo Chu Bảo Trinh
    Infonet

    Đầu tiên ra giá cao thu mua để người ta đổ tiền vào đầu tư nuôi trồng , sau đó khi thấy hàng hoá đã dồi dào thì đồng loạt hạ giá mua để ép nông dân phải bán như cho !

    Đây là thủ đoạn quen thuộc của thương lái TQ với dưa hấu , vải , nhản , tiêu , cà phê , nông sản , thuỷ sản nói chung từ lâu rồi !

    Cần nhắm tới những thị trường khác để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc , nếu không , nông dân Việt Nam còng lưng một nắng hai sương để làm giàu cho các ông chủ Trung Quốc vi vu lái xe triệu đô sang Ma Cao đánh bạc du hí !

    Tiền từ đây chứ từ đâu mà ra ?

    :-??:-??:-??:-??:-??
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cập nhật 26/12/2011 06:03:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao ngày cuối năm

    [​IMG]- 2011 khép lại, đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang tích cực chủ động hội nhập quốc tế toàn diện. Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ với VietNamNet những thách thức của ngành ngoại giao, nhiệm vụ năm 2012 và dự án Luật Biển.



    Bộ trưởng Ngoại giao nói:

    Chúng ta nhận định được những cơ hội nhưng phải thừa nhận rằng những thách thức lại vô cùng lớn. Tôi muốn nhấn mạnh 4 thách thức lớn nhất.

    Thứ nhất, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, chậm phụ hồi, chắc chắn tác động đến kinh tế chung của khu vực cũng như kinh tế của đất nước. Do đó, việc triển khai quan hệ với các nước trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thu hút đầu tư, mở rộng ODA cũng như các lĩnh vực khác sẽ gặp những khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến các mục tiêu phát triển.





    [​IMG]
    Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Minh Thăng





    Thứ hai, sự biến động nhanh chóng, những tác động của khu vực Trung Đông, Bắc Phi, sự chuyển dịch trọng tâm của các nước đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn đối với các nước trong khu vực trong việc định hình chính sách sự chuyển dịch đó.
    Thứ ba, những vấn đề trong khu vực liên quan đến Biển Đông, thách thức đối với chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập lãnh thổ.



    Thứ tư, những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống ngày càng trở thành những vấn đề lớn trên thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.



    Rất khó dự báo đúng



    Bối cảnh thế giới 2011 cho thấy sự biến động nhanh chóng, phức tạp khó lường, tạo những dịch chuyển quan trọng. Tại hội nghị của ngành ngoại giao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến công tác dự báo diễn biến thế giới để định hướng đường lối, chiến lược đối ngoại. Vấn đề này sẽ được đẩy mạnh triển khai ra sao?


    Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn.


    Thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng tăng cường công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, trong đó có việc thành lập, nâng cấp Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Ngoại giao, tăng cường việc nghiên cứu của các đơn vị của Bộ cũng như cơ quan đại diện ở nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình diễn biến nhanh chóng, dự báo cũng nhiều khó khăn. Dự báo đúng rất khó, nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng.


    Nhận xét của Tổng bí thư rất đúng là công tác nghiên cứu, dự báo còn hạn chế. Trong chương trình hành động, Bộ Ngoại giao đã giao cho các đơn vị trong bộ, đặc biệt là Viện Nghiên cứu chiến lược tăng cường công tác nghiên cứu, đồng thời giao trách nhiệm cho các cơ quan đại diện ở bên ngoài tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu và đóng góp vào dự báo tình hình chiến lược đối với trong nước.


    Một trong những biện pháp rất quan trọng là con người, nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu, dự báo thì cần tăng cường đào tạo hơn nữa, đặc biệt là cán bộ trẻ trong ngành. Hiện nay số lượng cán bộ trẻ trong Bộ lớn, làm sao đào tạo cho họ có tinh thần, tâm huyết với công tác nghiên cứu.



    Về Luật Biển



    Năm 2012, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận dự án Luật Biển Việt Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo. Ý nghĩa của luật này trong bối cảnh phát triển của đất nước, thưa Bộ trưởng?


    Với một quốc gia có chiều dài bờ biển 3.200 km, 28 tỉnh, thành nằm ven biển và một nền kinh tế liên quan đến biển chiếm đến 50% tổng thu nhập GDP, việc xây dựng một luật về biển là điều đương nhiên. Biển, đối với Việt Nam quan trọng về nhiều ý nghĩa, từ chính trị, kinh tế đến các lĩnh vực khác. Các quốc gia có biển cũng đều có luật liên quan đến biển, nên việc chúng ta ra một luật biển là vấn đề bình thường.


    Đó là khẳng định những khía cạnh liên quan pháp lý đối với chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động của chúng ta trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trên biển. Vừa qua, Luật Biển đã được thảo luận kỳ họp thứ 2 của Quốc hội và sẽ tiếp tục được thảo luận tại các kỳ họp tới để thông qua chính thức.




    2012: Bảo vệ vững chắc chủ quyền




    Các nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao năm 2012, theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, gồm:

    Xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực.
    Tiếp tục đưa các mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu.

    Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định.

    Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo các định hướng phát triển mới.

    Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các binh chủng, các bộ, ngành, địa phương.

    Xây dựng ngành ngoại giao chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp để tạo môi trường thuận lợi nhất cho đất nước phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    Linh Thư
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cập nhật 26/12/2011 07:30:11 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Phú Yên: Cứu sống 9 ngư dân bị tàu lạ đâm thủng

    [​IMG] - Khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 1-12, tàu cá PY 90965 TS do ông Trần Văn Đông, SN 1972 ở phường 6, TP Tuy Hòa làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đang hành nghề trên biển tại 9 độ 47 phút độ vĩ bắc; 109 độ 43 phút độ kinh đông (cách đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận khoảng 70 hải lý về hướng đông), đã bị một tàu vận tải không rõ đặc điểm đang chạy theo hướng Bắc Nam đâm thủng.


    Nhận được tin báo, qua bộ đàm, Bộ đội biên phòng Phú Yên đã liên lạc, kêu gọi các phương tiện hành nghề gần đó đến ứng cứu. Rất khẩn trương, tàu cá PY 90019 TS do ông Võ Đường (cùng ở phường 6, TP Tuy Hoà) làm thuyền trưởng đã chạy đến ứng cứu.

    [​IMG]
    Liên lạc qua bộ đàm liên hệ gặp 9 ngư dân


    Sau khi đưa được 9 thuyền viên sang tàu mình an toàn, chiếc tàu cá của ông Võ Đường đã tìm cách tiếp cận, cặp mạng tàu bị nạn, tổ chức khắc phục lỗ thủng.

    [​IMG]
    Gia đình 9 ngư dân khấn nguyện cầu mong may mắn cho người thân



    Theo tin từ trực ban tác chiến Bộ đội biên phòng Phú Yên, đến 13 giờ 30 phút chiều cùng ngày, sự cố tàu cá nói trên đã được khắc phục và hai tàu này đang lai dắt nhau về đảo Phú Quý để sửa chữa.

    Mạnh Hoài Nam


    Lại là tàu lạ ! [r37)][r37)][r37)]
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chổ anh em bạn bè , có quý có thương nhau thì mới có lời góp ý !
    Mình là đàn ông , đừng nên hờn dỗi thế !
    Thật tình yêu thương ai rồi , thì chỉ biết người đó , nếu tình cờ có bóng hồng khác chợt đến thì hãy để họ lại chợt đi ...
    Mình cầu mong có một người chung thuỷ yêu thương mình thì trước hết bản thân mình cũng nên thuỷ chung son sắt đã !

    Anh tâm sự chân tình như thế , chú đừng hiểu sai mà giận anh !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    9 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: TuGan, ptkh, daicanho


    Chào hai em !

    Mãi mê gom hàng rẻ ?
    Hay chạy đứt dép rồi ?
    Thị trường đang rực lửa !
    Ngồi im chờ thời thôi ?
    Gan to thì thắng lớn !
    Nhát gan thì mất lời !
    Gan to quá cũng chết !
    Sưng gan thì toi đời !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  9. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o:-o
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ôi TTCKVN !
    [​IMG]
    ~X~X~X~X[:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này