1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7704 người đang online, trong đó có 1124 thành viên. 14:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14758 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Cám ơn Bác Tú đã tặng quà...
    Miu miu nằm ngủ ngộ quá ha...
    Ngủ ngon, mơ đẹp nhờ Bác Tú...
    Bây giờ mới dậy, muộn quá hà...

    [};-[};-[};-

  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Manila đưa chiếc tàu chiến lớn nhất ra Biển Đông

    27/12/2011 | 06:47:00


    BBC dẫn lời báo chí Philippines đưa tin nước này đã điều tàu chiến lớn nhất của mình ra Biển Đông hướng về khu vực có dự án khai thác khí đốt.

    Tàu BRP Gregorio del Pilar rời cảng ở Manila hôm 25/12 và đi về phía dự án khai thác khí đốt Malampaya.

    Tàu Gregorio del Pilar được lực lượng tuần duyên Mỹ chuyển giao cho Philippines để tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải trong chương trình mua bán với quân đội nước ngoài của Mỹ.

    Lực lượng tuần duyên Mỹ sử dụng con tàu này cho các nhiệm vụ ngăn chặn các hoạt động vận chuyển ma túy và nhập cư lậu, thực thi luật pháp, tìm kiếm cứu hộ, bảo vệ sinh vật biển và sẵn sàng chiến đấu. Thủy thủ đoàn 162 người trên tàu sẽ đón Giáng sinh và năm mới ngoài khơi khi tàu Gregorio del Pilar đến nơi vào sáng 26/12.

    Gregorio del Pilar là tàu chiến thứ ba được triển khai ra khu vực dự án Malampaya cùng với các tàu BRP Rajah Humabon và BRP Federico Martir. Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay cho biết là các tàu chiến khác của hải quân nước này cũng được triển khai ở "Biển Tây Philippines" và các khu vực khác xung quanh đảo Palawan.

    Các quan chức quân sự Philippines cho biết việc triển khai này sẽ không gây căng thẳng trong khu vực vì họ chỉ đơn thuần bảo vệ chủ quyền của mình. Họ cho biết tàu chiến Gregorio del Pilar tượng trưng cho sự phục hồi năng lực quân sự của nước này vốn đã giảm sút nhiều do thiếu thốn phương tiện.

    Mỹ đã cam kết cung cấp cho hải quân Philippines một tàu chiến lớp Hamilton nữa để giúp nước này tăng cường năng lực bảo vệ lãnh hải./


    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...c-tau-chien-lon-nhat-ra-Bien-Dong/7615430.epi

    [-)[-)[-)[-)[-)
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Rực lửa Cấm Sơn

    Cập nhật 27/12/2011 07:05 (GMT+7)


    Hơn 4 giờ sáng, dường như Sở Chỉ huy Trường bắn TB1 đã bừng tỉnh cùng tiếng thử máy của những chiến sĩ Thông tin Lữ đoàn 26. Khi mặt trời như một quả cầu lửa nhô lên đằng sau những dãy núi nhấp nhô, TB1 trông giống như một lòng chảo…


    Dưới chân đồi, sườn đồi thấp thoáng lán trại, khí tài tên lửa, pháo phòng không được ngụy trang cẩn thận chờ giờ khai hỏa. Xa xa, cánh sóng ra đa ngự trên đỉnh đồi đang miệt mài quay đều như vẽ lên những vòng tròn vô định trong không gian.

    Khoảnh khắc lặng im trước giờ khai hỏa làm Cấm Sơn như rộng hơn giữa bao la đồi núi. Đúng 8 giờ, tiếng Đại tá Nguyễn Văn Bình - Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Phó Ban chỉ đạo Trường bắn vang lên từ Sở chỉ huy xua đi tâm trạng bồn chồn chờ đợi của các thành phần tham gia bắn: “Mục tiêu cất cánh, các đơn vị hỏa lực bắt tiêu”. Kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 82, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn 363 vào cấp 1.

    Nhìn từ Sở Chỉ huy, quả tên lửa hùng dũng nghếch cao rồi bất chợt rời bệ lao vút về phía trước, đem theo quầng lửa lớn làm rực đỏ cả quả đồi. Cả trường bắn vang rộn tiếng reo hò khi đạn nổ đẹp, mục tiêu bị tiêu diệt.

    Thượng tá Nguyễn Văn Nam - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238 cười rất tươi:” Thú thực, được chọn là đơn vị khai hỏa trong đợt bắn đạn thật các đơn vị phòng không năm nay, đơn vị chúng tôi không khỏi bị sức ép tâm lý. Tuy nhiên, đã dày công luyện tập, lại được sử dụng khí tài của chính mình cơ động lên trường bắn nên kíp của chúng tôi luôn vững tâm. Kết quả là chúng tôi đã tiêu diệt mục tiêu. Chắc rằng, đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”.

    Từ trận địa tên lửa, vượt qua đoạn đường ngoằn ngoèo trên sườn đồi, chúng tôi đến trận địa pháo 57 mm trước khi pháo phòng không bắn loạt đạn đầu. Đại tá Vương Thái Vũ - Trưởng Phòng Pháo Phòng không, tên lửa tầm thấp chia sẻ: “Mùa bắn đạn thật năm nay, pháo phòng không và tên lửa tầm thấp xung trận với lực lượng hùng hậu, pháo Zcy và tên lửa A89 lần đầu tiên qua sửa chữa lớn, tính ổn định cao… Tuy nhiên, cái khó là năm nay Quân chủng tổ chức bắn hiệp đồng giữa kíp chiến đấu của pháo cao xạ 57 mm và tên lửa petrora…”

    Đại tá Vũ vừa dứt lời, tiếng của chỉ huy trường bắn lại vang lên mạch lạc: “Mục tiêu M96 và M100 vào cấp 1, kíp chiến đấu của Đại đội 16, Trung đoàn 218, và Tiểu đoàn tên lửa 78, Trung đoàn 257 vào cấp 1”.

    Sau hồi kẻng đồn dập, các pháo thủ nhanh chóng vào vị trí. 4 khẩu pháo nghếch cao nòng, sục sạo mục tiêu. Rồi giây phút chờ đợi của các pháo thủ cũng đến. Những tiếng nổ chói tai, những quầng lửa lóe sáng, cùng những đụn khói đục ngầu. Mùi thuốc pháo tỏa rộng một vùng. Mục tiêu bị tiêu diệt. Mấy chiến sĩ của Đại đội 16 phăng phăng chạy đi nhặt xác máy bay đem về trận địa. Những mảnh mục tiêu màu vàng cam lỗ chỗ vết đạn 57 mm được chuyền tay nhau trong rộn vang tiếng nói, cười.

    Thượng tá Nguyễn Viết Vượng - Trung đoàn trưởng đến ngay trận địa bắt tay chúc mừng kíp chiến đấu. Binh nhất Nguyễn Khắc Hùng - Pháo thủ số 5 hổn hển: “Lần đầu được đến trường bắn, tuy hơi hồi hộp nhưng tôi vẫn giữ vững kết quả như lúc huấn luyện: nạp đạn chưa đến 7 giây. Tôi rất tự hào đã đóng góp sức mình cùng Đại đội tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu”.

    Trong cái hối hả của trường bắn, chẳng ai tâm tình được lâu, Cấm Sơn lại đỏ lửa và vang rền tiếng pháo, tiếng đạn tên lửa xé toạc không gian…

    Trên Sở chỉ huy trường bắn, đồng chí Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đồng chí Tư lệnh, Chính ủy và các đồng chí thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng chăm chú dõi đường bay của những quả đạn tên lửa với sự hài lòng.

    Thiếu tướng Lê Huy Vịnh - Phó Tư lệnh Quân chủng, Trưởng ban chỉ đạo Trường bắn cho biết: Đây là lần bắn đạn thật có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của các lực lượng phòng không với sự tham gia của hầu hết các loại khí tài phòng không hiện có trong Quân chủng. Rồi đây, kết quả của đợt diễn tập, bắn đạn thật sẽ được các đơn vị lấy làm bài học quý báu để nâng cao chất lượng huấn luyện cơ bản, thực hành thao tác chiến đấu, khả năng quan sát, phát hiện, bắn, bám sát mục tiêu của khí tài; rèn luyện sức chịu đựng, độ dẻo dai, bền bỉ; nâng cao trình độ hiệp đồng kíp chiến đấu phân đội trong mọi tình huống…

    Sau bữa ăn trưa trong cái nóng hầm hập, chúng tôi về doanh trại dã chiến của Trung đoàn 240, Sư đoàn 363 ngay đầu giờ chiều. Nhìn cảnh nhà bạt được sắp xếp quy củ, ngăn nắp, các thiết chế văn hóa được bố trí gọn gàng, hợp lý ở đây, tôi lại nhớ đến lời của Đại tá nguyễn Viết Xuân - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, thành viên Ban Chỉ đạo: Đêm nằm, năm ở, bộ đội phải được đảm bảo cái ăn, giấc ngủ để có sức khỏe tốt và tinh thần phấn khởi thì hiệu quả chiến đấu mới cao.

    Chiều về trên Cấm Sơn, sương mù xuống nhanh và dày đặc. Cái nóng khó chịu buổi trưa bỗng chuyển sang cái lạnh tê tái. Trên trận địa tên lửa Petrora của Tiểu đoàn 123, Trung đoàn 284, Sư đoàn 365, bộ khí tài tên lửa petrora cải tiến đang trong tư thế sẵn sàng. Khi kíp bắn thực hiện thành công, trong khói lửa đỏ rực một góc núi đồi Cấm Sơn, các chuyên gia nước bạn ôm nhau nhảy lên và vui mừng bắt tay nhau.


    http://phapluatvn.vn/thoi-su/201112/Ruc-lua-Cam-Son-2062037/

    [};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    2012: hoàn thành công tác cắm mốc thực địa biên giới Việt - Lào (26/12/2011)

    Từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 12 năm 2011, tại Hà Nội đã diễn ra Cuộc họp Thường niên lần thứ XXI giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao,Hồ Xuân Sơn Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Lào do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bun Kợt Sẳng Sổm Sắc, Trưởng ban Ban biên giới Lào - Việt Nam làm Trưởng đoàn.

    Tại cuộc họp, hai bên cùng nhau đánh giá một năm thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào và Biên bản cuộc họp lần thứ XX giữa hai Đoàn đại biểu biên giới và nhất trí cho rằng năm qua hai bên đã phối hợp tổ chức thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế biên giới và các thoả thuận khác có liên quan đến công tác biên giới lãnh thổ. Nhìn chung, tình hình biên giới giữa hai nước cơ bản ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhận định vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý biên giới, cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các Bộ, ngành và địa phương hữu quan hai bên để giải quyết.

    Hai Bên cũng đã tập trung thảo luận và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là trong công tác quản lý qua lại biên giới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới; giải quyết vấn đề dân di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.

    Hai bên cam kết đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào để bảo đảm hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên thực địa trong năm 2012; từng bước triển khai xây dựng Nghị định thư ghi nhận thành quả công tác cắm mốc để kết thúc dự án vào năm 2014 theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
    Chào mừng "Năm đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào 2012", hai Bên nhất trí phối hợp tổ chức một số hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào (18/7/1977 -
    18/7/2012)./

    .........................................

    Thế trận phòng thủ chiến lược đã sẵn sàng[r2)]
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    "Đường lưỡi bò" phi lý

    Đường lưỡi bò” - Yêu sách hoang đường trên Biển Đông (26/12/2011)

    Lời Tòa soạn:

    Tháng 5-2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông.

    Biên giới và chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, hệ trọng từ rất lâu trong lịch sử của mọi dân tộc. Các cơ sở pháp lý quốc tế đều coi trọng việc bảo vệ đường biên giới ổn định của các quốc gia. Do vậy, đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà trong vấn đề "đường lưỡi bò” không ít người Trung Quốc, còn chưa biết nó được xác định cụ thể như thế nào thì làm sao có thể gọi đó là "biên giới quốc gia”?

    Báo Đại Đoàn Kết xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả loạt bài "Đường lưỡi bò” – Yêu sách hoang đường trên Biển Đông”, trên các số báo xuất bản ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần kể từ số báo này với mong muốn đóng góp một cái nhìn có hệ thống và cung cấp các thông tin nhiều mặt từ lịch sử, pháp lý quốc tế đến thực tiễn đang diễn ra trên Biển Đông cũng như phản ứng của cộng đồng quốc tế về yêu sách "đường lưỡi bò” ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia ven Biển Đông.

    Nhân đây, chúng tôi trân trọng cảm ơn quý học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã dành cho báo Đại Đoàn Kết nhiều ưu ái và hỗ trợ các nguồn tài liệu cũng như các kiến giải quan trọng để chúng tôi có thể thực hiện tốt nhất các loạt bài về chủ đề này trong thời gian qua, góp một phần nhỏ vào sự nghiệp khẳng định và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta trên Biển Đông.

    [Lịch sử hoang đường của yêu sách "đường lưỡi bò”]
    ĐĐK

    http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=44178&Style=1

    [};-
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    "Đường lưỡi bò" phi lý

    Lịch sử hoang đường của yêu sách “đường lưỡi bò” (26/12/2011)

    Thạc sĩ Hoàng Việt, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho biết, yêu sách về "đường lưỡi bò” ban đầu được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền, một là từ Cộng hòa Trung Hoa (sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan, từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là Chính phủ Trung Quốc).

    Hội nghị San Francisco năm 1951 tại Hoa Kỳ đã biểu quyết phủ nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc

    Theo các học giả Trung Quốc kể cả Đài Loan, vào năm 1935 để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông, Cộng hòa Trung Hoa (CHTH) đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên về các đảo trên Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông), bản đồ này chưa thể hiện "đường lưỡi bò”. Tháng 2 năm 1947, Bộ Nội vụ nước CHTH đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở Nam Hải, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội vụ nước CHTH chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Quốc gọi là "đường chữ U”, một số học giả gọi nó là "đường lưỡi bò”, bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông, được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Trong đó "đường lưỡi bò” được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa). Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác.
    Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời, cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó "đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn. Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ "đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện "đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả CHTH lẫn CHNDTH chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về "đường lưỡi bò” đó cả.

    Năm 2003, các học giả Li Jin Ming và Li De Xia của Trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với "đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong "đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường yêu sách này sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét, mặc dù "Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng Biển Đông”, nhưng "tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”.

    Zou Keyuan cho rằng, yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách "vùng nước lịch sử” theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự ngụỵ biện liên hệ "đường lưỡi bò” với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

    Tháng 7 năm 1996, Nhà xuất bản Thông tin Kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn The petropolitics of the Nansa islands – China's indisputable legal case của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying), theo lời của ông ta thì "Chính phủ CHNDTH thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế: 1) Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử. 2) Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong Biển Đông và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý. 3) Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc "chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.

    Với Công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ "đường lưỡi bò”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận "tính chất lịch sử của "đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một "vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.

    Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là "vùng nước lịch sử”, thì Trung Quốc phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên Nhất Thống Chí (1294), Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Đại Thanh Nhất Thống Chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định "cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: "nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, Công hàm ngày 29-9-1932 của Phái đoàn ngoại giao CHTH tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo "Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và "Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) "tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.

    Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là "ao hồ của Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn (Việt Nam). Ngược lại còn có những sự kiện lịch sử thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774 quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

    Theo Yann Huei Song thì mặc dù "đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ CHNDTH yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của CHNDTH đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật Biển lần III. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra. Như vậy, kể cả CHTH lẫn CHNDTH đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong "đường lưỡi bò” đó. Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của CHNDTH đã nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lãnh hải nước CHNDTH là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước CHNDTH, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả”.

    Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là "vùng nước lịch sử”. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của CHNDTH là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi "đường lưỡi bò”. Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15-5-1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.

    Hơn nữa, tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là "đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

    Theo thạc sĩ Hoàng Việt, bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy quốc gia này thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng Biển Đông. Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên Trung Quốc không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của "đường lưỡi bò” cũng như chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi nó.

    Nhóm PV Biển Đông


    [-X[-X[-X
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    [​IMG]
    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Ngoài đó lạnh lắm phải không em ?
    Thương Hoa tím đêm đêm lạnh lòng.
    Ước gì anh hóa chăn bông.
    Đắp nàng Hoa tím đêm Đông ngọt ngào !
    [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^ I VAI YOU ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    [-X ...Ơ QUẢ MƠ CÓ HỘT ... [-X
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Có bột mới gột nên hồ.
    Qủa mơ có hột trên bờ mọc cây.
    Em ngoài đó còn anh đây.
    Chúng mình hẹn nhé xum vầy nay mai . [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [:p][:p][:p][:p][:p]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này