Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4316 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 14625 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    [​IMG]


    @ptkh ...\m/\m/\m/ em ở đâu ?
    Để
    Đại ca Nhớ ngẩn ngơ sầu ...
    Cả ngày nay đi đâu vắng bóng ?
    Đi xa rồi , có nghĩ về nhau ?
    Ghé qua một lát thăm cũng được !
    Cho chú em trai anh bớt rầu !
    Để Đại ca Nhớ vui một chút !
    Thấy Nhớ buồn ... lòng anh cũng đau !

    :(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(


  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://vef.vn/2011-12-24-viet-nam-lep-ve-tu-que-tam-doi-dua

    Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa

    Tác giả: Quốc Dũng
    Bài đã được xuất bản.: 25/12/2011 06:00 GMT+7


    (VEF.VN) - “Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như que tăm, đôi đũa cũng phải nhập ngoại”. Điều này cho thấy tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt, nhưng cũng phản ánh một thực tế rằng, thương hiệu Việt vẫn lép vế so với các thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà.
    Sau 2 năm thực hiện chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đã có những chuyển biến tích cực trong tâm lý mua hàng của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tâm lý sính ngoại và sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển thương hiệu khiến nhiều sản phẩm dù đảm bảo chất lượng vẫn không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên sân nhà.
    Sính "ngoại", xem thường "nội"
    Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, nguồn vốn các doanh nghiệp nước ngoài lớn, sản phẩm ngoại nhập chất lượng, giá cả cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thị hiếu khách hàng, cũng như xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt.
    Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn mang tâm lý sính hàng ngoại, xem thường hàng nội. Tâm lý đám đông, phong trào lao vào mua sắm hay đầu tư theo tin đồn mà thiếu đi sự tính toán kỹ lưỡng cũng đang tồn tại khá phổ biến.
    Theo thống kê được công bố tháng 2/2011 của tổ chức tín dụng quốc tế MasterCard Worldwide, sau khi tiến hành khảo sát trên 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông về vấn đề tiêu dùng, cho thấy, về ưu tiên cho ăn uống và giải trí, Việt Nam đứng đầu với 86%, xếp trên Hàn Quốc 78%, Hồng Kông là 75%. Việt Nam cũng đứng đầu bảng về chi tiêu không toan tính với 63%, trong khi những quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Australia chỉ chiếm 59%...
    PGS, TS Dương Thị Liễu, khoa Quản trị Kinh Doanh, Đại học kinh tế Quốc dân trong buổi tọa đàm về "Văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam, từ tầm nhìn đến giải pháp" cho biết, hiện nay trong xã hội đang nổi lên khuynh hướng mua sắm xa xỉ để khẳng định địa vị và chơi trội. Bộ phận này sẵn sàng chi ra những khoản tiền lớn cho những mặt hàng "độc" nhằm tạo sự khác biệt trước đám đông. Bộ phận này cho rằng có tiền thì có quyền hưởng thụ. Việt Nam đã hội nhập, chuyện xài hàng hiệu, hàng đắt tiền cũng chứng minh sự phát triển của đất nước...
    Tuy nhiên, tất cả chỉ là ngụy biện nếu xét tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi nhập siêu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của nền kinh tế tồn tại nhiều năm qua. Việc xuất ra hàng tỉ USD để nhập siêu xe, rượu ngoại, hàng xa xỉ cũng góp phần làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực lên tỷ giá, lạm phát và nền kinh tế.
    Theo bà Liễu, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tuyên truyền để định hướng lại về tâm lý, tăng cường ý thức dân tộc, đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, qua đó định hình lại văn hóa tiêu dùng cho người Việt.
    Ngoài ra, cần đánh thuế thật mạnh các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu. Việc này không chỉ hạn chế nhập siêu, giảm tâm lý "sính ngoại" mà còn khuyến khích người dân sử dụng hàng sản xuất trong nước.
    Đẩy mạnh phát triển thương hiệu
    Bên cạnh việc kêu gọi sự thay đổi trong văn hóa tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng hơn việc phát triển thương hiệu cho riêng mình.
    Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò và giá trị của thương hiệu. Các điều tra gần đây cho thấy chỉ khoảng 10% doanh nghiệp nước nhà nhận thức được thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp; hơn 70% doanh nghiệp chỉ đầu tư chưa tới 5% doanh thu cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu; 20% không dành tiền để đầu tư thương hiệu. Điều này hoàn toàn trái ngược với tâm lý người tiêu dùng, khi một thăm dò từ nghiên cứu khách hàng của những bộ phận PR chuyên nghiệp cho thấy, tới 89% lượng khách hàng được hỏi cho biết thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sản phẩm.
    [​IMG]
    Việt Nam đã bắt đầu có những thương hiệu tạo được tiếng vang trong nước và thậm chí là ra thế giới. Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nó "Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như que tăm, đôi đũa cũng phải nhập ngoại". Điều này cho thấy tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt, nhưng cũng phản ánh một thực tế rằng, thương hiệu Việt vẫn lép vế so với các thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà.
    Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu có những thương hiệu tạo được tiếng vang trong nước và thậm chí là ra thế giới như sữa Vina Milk, cà phê Trung Nguyên, tập đoàn công nghệ thông tin FPT, kem đánh răng P/S, nước mắm Phú Quốc, phở 24...
    Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài khi thấy thương hiệu Việt nổi lên liền ngay lập tức mua lại rồi dùng luôn nó để quảng cáo danh tiếng cho mình. Có thể kể đến trường hợp Univer mua lại thương thiệu thuốc đánh răng P/S Việt Nam và khai thác chỉ dẫn địa lý đảo Phú Quốc bằng việc đưa ra sản phẩm "Nước mắm Knorr Phú Quốc" dưới thương hiệu Univer của Mỹ. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt đã đi mất quyền khai thác thương hiệu của chính mình.
    "Doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức đầy đủ về thương hiệu, đến lúc đấy doanh nhân Việt chắc chắn sẽ tập trung làm được sản phẩm phù hợp sở trường, lợi thế kinh doanh của mình, dần tự tin trước hết là kinh doanh trong nước, sau là mở ra thị trường ngoài nước.", ông Lê Thanh Bình Vụ trưởng, trưởng khoa thuộc Học viện ngoại giao nói.
    Điều này cũng tương tự như những gì ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT từng chia sẻ, doanh nghiệp ta khi làm việc với các đại gia nước ngoài vẫn thiếu đi sự tự tin cả trong ứng xử lẫn khi trình bày sản phẩm - thương hiệu của mình. Vì vậy doanh nghiệp nước nhà cần quyết liệt hơn, có tầm nhìn hơn, và mang tinh thần thượng võ hơn.


    Người Việt dùng hàng Việt là yêu nước !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Trung Quốc trình làng tàu siêu tốc 480km/h

    Trung Quốc đã chế tạo một con tàu thử nghiệm siêu tốc, có khả năng chạy với tốc độ cao, lên tới 480km/h, nhanh hơn tàu viên đạn đang chạy với tốc độ kỷ lục là 160km/h.

    [​IMG]

    Con tàu trên làm từ vật liệu nhựa và gia cố bằng sợi carbon, được thiết kế giống như một thanh gươm cổ của Trung Quốc. Nó sẽ cung cấp sự tham khảo hữu ích cho việc vận hành đường sắt tốc độ cao, chuyên gia tàu hỏa Shen Zhiyun nói.
    Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cho ra mắt đầu máy xe lửa nhanh nhất của nước này, có khả năng kéo tàu trên đoạn đường 1418km giữa Thượng Hải và Bắc Kinh trong 5 tiếng, đạt tốc độ tối đa, phá kỷ lục là 320km/h và duy trì tốc độ trung bình là 264km/h.
    Tàu siêu tốc mới của Trung Quốc có lực kéo tối đa là 22.800 kilowatts, trong khi đó các tàu hiện nay chạy giữa Bắc Kinh và Thượng Hải là 9.600 kilowatts. Tuy nhiên, trong tương lai, các con tàu của Trung Quốc không nhất thiết phải chạy với tốc độ cao như vậy. Quan chức Trung Quốc Zhao Xiaogang nói: "Chúng tôi hướng tới sự an toàn trong việc vận hành tàu".
    [​IMG]
    Trung Quốc hiện là nước có mạng lưới đường ray tàu viên đạn lớn nhất thế giới, với 12.800 km đường ray khắp nước. Dự kiến, tới 2015, sẽ có thêm 12.000 km đường ray mới được bổ sung.
    Ngành đường sắt Trung Quốc vừa trải qua một năm khó khăn mà nổi bật là vụ đâm nhau của hai tàu cao tốc vào tháng 7 làm ít nhất 40 người chết. Việc sản xuất tàu cao tốc mới ở Trung Quốc kể từ đó gần như đã bị đình lại.
    Tháng 2, Bộ trưởng Đường sắt Liu Zhijun, nhân vật chủ chốt đứng sau sự bùng nổ của ngành này đã bị sa thải vì các cáo buộc tham nhũng song không bị xử tại tòa.

    • Hoài Linh (Theo DailyMail)


    Cái bệnh háo danh chạy theo thành tích hão huyền của Trung Quốc vẫn chưa chừa ! :-"
    Nhanh tốt hơn , hay an toàn cho người dân tốt hơn ? :-??
    Một việc nữa là đạo đức kinh doanh của người Trung Quốc hầu như đã mất hết ! ^:)^
    Sau khi mua 1 chiếc tầu nhanh của Siemens - CHLB Đức , TQ vội vàng làm nhái chứ không mua tiếp hàng loạt như đã hứa khi đàm phán ! >:P
    Rốt cuộc hàng trăm mạng người dân vô tội đã chết oan uổng :(( chỉ vì lãnh đạo TQ muốn chứng tỏ cho thế giới thấy là TQ tự sản xuất được tàu siêu tốc ! [-(
    Người dân TQ khi bước lên tàu có biết rằng đấy là hàng nhái không ? :-??

    Có biết là mình đang bước lên chiếc quan tài sang trọng và đắt nhất thế giới không ? 8-x

    Hãy đợi xem rồi chiếc tàu trong hình này sẽ đưa hành khách TQ về đâu ?

    :-":-":-":-":-":-":-":-"

  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Việt - Trung chuẩn bị triển khai thỏa thuận trên biển

    Trao đổi với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng *************** nhắc lại lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đồng thời đề nghị hai bên căn cứ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp trên biển.
    Ngày 22/12, Thủ tướng *************** đã tiếp ông Tập Cận Bình đang thăm chính thức Việt Nam.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** tiếp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 22/12 tại Hà Nội. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

    Thủ tướng *************** và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí cho rằng hai bên cần tiếp tục củng cố sự tin cậy chính trị và hiểu biết giữa hai bên, duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, nâng cao vai trò và hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai nước, nhất là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

    Thủ tướng *************** đề nghị hai bên sớm thông qua các danh mục của kế hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế giữa hai nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại, mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên gấp đôi vào năm 2015, giảm dần nhập siêu của Việt Nam.

    Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực ưu tiên: giao thông vận tải, năng lượng, nông nghiệp, nghề cá... ; xác định mục tiêu thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD vào năm 2015, đồng thời đảm bảo cân bằng thương mại hai chiều giữa hai nước; xây dựng những dự án hợp tác trọng điểm trong khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa hai nước, ủng hộ các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư vào khu vực này.

    Về vấn đề biên giới trên bộ, Thủ tướng *************** đề nghị hai bên phối hợp thực hiện tốt 3 văn kiện đã ký kết, đồng thời thảo luận tích cực sớm ký kết Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc, Hiệp định về tàu thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân, thực hiện hợp tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước sông, suối ở khu vực biên giới.

    Đề cập vấn đề trên biển, Thủ tướng *************** nhắc lại lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, đồng thời đề nghị hai bên trên tinh thần đồng chí anh em, láng giềng hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần DOC, để giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp trên biển, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.
    Hai bên nhất trí cho rằng cần nhanh chóng thành lập cơ chế trao đổi về việc triển khai Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Trên tinh thần đó, Thủ tướng *************** đề nghị hai bên giao cho Đoàn đàm phán Chính phủ hai nước sớm gặp và trao đổi về việc triển khai thực hiện Thỏa thuận.

    Theo TTXVN

    Mấy cái loa đang ra rã hô hào bôi nhọ lãnh đạo nhà nước Việt Nam hãy mở to mắt ra mà xem bài viết này , đặc biệt là @gialongVT nhé !
    Trung Quốc từ trước đến nay luôn khăng khăng không chịu đưa Hoàng Sa vào chương trình đàm phán , xem đấy là lợi ích cốt lõi của TQ , là chuyện không tranh cãi gì nữa !
    Nay muốn giành lại Hoàng Sa , ta phải tìm cách đưa TQ vào thế phải chịu đàm phán ! Bước đi đầu tiên thế là đã thắng lợi ! :-bd
    Nói chung là phải tiến hành từng bước một , như đánh ván cờ cần đi nhiều nước , làm sao đi một nước mà đã chiếu tướng ngay đối thủ được ? :-??

    Thủ tướng *************** đã nhắc lại lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông , mà lập trường ấy là gì ?
    Là Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam , đã bị TQ dùng vũ lực cưỡng chiếm năm 1974 ! Thủ tướng vừa tuyên bố nhắc lại trước quốc hội VN hôm 25-11-2011 xong ! :)>-
    Nếu đi vào đàm phán , cả hai bên cần căn cứ vào
    cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần DOC ! :)>-

    Như vậy là ta sẽ thắng tiếp bước thứ hai !

    Bởi lẽ căn cứ theo luật pháp quốc tế , với những chứng cứ về qúa trình thực thi chủ quyền liên tục hơn 400 năm của Việt Nam tại Hoàng Sa , thì Trung Quốc phải trả Hoàng Sa về cho Việt Nam !
    Từ từ từng bước một ! :)>-
    Ngày xách cặp đến Paris dự hòa đàm với Mỹ , cả Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình đều đâu có ngờ được ngày 27-01-1973 , Mỹ phải ký Hiệp định Paris , chịu rút hoàn toàn khỏi VN ? :-??
    Tất nhiên là ai ra đi không mong ngày chiến thắng , nhưng có ai ngờ ngày chiến thắng đến nhanh như thế ?

    Vậy nên chúng ta hãy tin tưởng bước đi sáng tạo khôn khéo linh hoạt của Đảng và nhà nước VN trong đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa , nhất quyết không để các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc bôi nhọ nhà nước CH XHCN Việt Nam , mà ở đây , ngay trong chủ đề này , ta thấy rõ nhất sự chống phá đó là từ gialongVT !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w

  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Đôi lời tâm sự gửi các bạn tham gia thường xuyên chủ đề này , cũng như các bạn thành viên khác , vì bận nhiều việc mà chỉ thỉnh thoảng mới vào !

    Có thể một vài bạn không đồng tình khi thấy đôi khi bản thân tôi cũng như vài bạn ở đây làm thơ tình tán tỉnh nhau hoặc vui đùa trêu chọc nhau , đôi khi đi xa chủ đề bảo vệ chủ quyền Biển Đông ...
    Thật sự nếu chỉ đưa tin thời sự chính trị thì nội dung sẽ rất khô khan , đôi khi buồn chán tẻ nhạt !
    Vì thế , có đôi lúc để thay đổi không khí mà chúng tôi có tâm sự riêng tư một chút , chọc phá nhau một chút cho vui , cũng là để cho chủ đề có thêm chút sinh khí vui tươi và thắt chặt thêm tình cảm bạn bè giữa các thành viên !
    Bản thân tôi cũng thật sự rất vui khi thấy qua sinh hoạt trong chủ đề này đã có vài bạn thật sự có cảm tình quý mến nhau , điều đó là tốt chứ ? :-??
    Còn tình cảm bạn bè anh em trong sáng đó có phát triển tiếp tục tốt hơn hay không thì lại do nổ lực của các bạn trẻ đó , quan điểm cá nhân của tôi thì hoàn toàn ủng hộ ! =D>=D>=D>

    Mong các bạn thông cảm và đừng cảm thấy nặng nề phiền lòng !
    Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết này !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Khóc cạn nước mắt vì con trót lấy chồng Tàu !

    [​IMG] - 4 năm nay, gia đình bà Trần Thị Điền, ở thôn Thanh Mỹ, xã Phú Diên, huyện Phú Vang đứng ngồi không yên trước việc con gái lấy chồng ngoại bị chồng đánh và đứt liên lạc về với gia đình.

    Lo sợ, bà Điền nhiều lần gọi điện cho con nhưng chỉ nghe tiếng “xì lô xì la”, còn thầy bói thì phán bị chồng bắt nhốt khiến gia đình hết sức hoang mang.

    Mộng chồng...ngoại

    Trong sổ hộ khẩu, cô gái trẻ Huỳnh Thị Vui sinh năm 1982, nhưng thực tế Vui sinh năm 1986.

    Nhưng mẹ cô - bà Trần Thị Điền nói rằng, khi Vui mới 16 tuổi, gia đình phải chạy ngược xuôi để “đôn” tuổi cho con đủ điều kiện để bà cô đưa du lịch và lấy chồng ở Pháp.

    Chuyến xuất ngoại bất thành, tháng 9/2004, Vui vào thôn Tân Lý 3, xã Tân Bình, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận ở với người bà con để kiếm việc làm, đến cuối năm 2004 Vui vào TP.HCM.



    [​IMG]
    Bốn năm nay, bà Trần Thị Điền khóc cạn nước mắt vì con. Ảnh: ĐK.

    Tại TP.HCM, Vui được bạn bè giới thiệu tới một đường dây chuyên môi giới lấy chồng nước ngoài để tìm cơ hội lấy chồng ngoại.

    Chỉ sau một tuần đăng ký, Vui được chủ đường dây gọi tới để hai bên xem mặt. Người chọn Vui làm vợ là Cung Trung Tiến, ngoài bốn mươi tuổi, làm nghề thợ nề, còn bố mẹ làm ruộng ở Đài Loan.

    Một tháng sau, vào ngày 4/1/2005 đám cưới của Vui và 4 cặp đôi khác (cô dâu Việt - chú rể Đài Loan) tổ chức ở công viên Đầm Sen (TP.HCM).

    Lật mở từng bức ảnh đám cưới của con, bà Điền, mếu máo: “Đám cưới có vợ chồng tui, bè bạn nó ở quê vào TP.HCM làm việc cũng đến dự. Ngoài con tôi còn có 8 cặp khác, đều các cô gái Việt lấy chồng Đài Loan cũng được tổ chức chung. Ngày cưới con tui, vợ chồng ông bà chủ đường dây môi giới cũng đến tham dự”.

    Trong đám cưới tại Đầm Sen, chú rể Cung Trung Tiến trao cho cô dâu 5 chỉ vàng nhưng sau đó lấy lại với lý do là để làm quà cưới ở Đài Loan. Còn vợ chồng bà Điền chỉ được con rể cho 2 triệu đồng làm kinh phí ăn ở và về quê.

    Ông Huỳnh Văn Hai, cha của Vui cho biết: “Đợt vào đám cưới tôi cũng tới nơi các cô gái Việt, trong đó có Vui được chủ đường dây môi giới bao ăn ở. Nơi này cách Đầm Sen khoảng 5 km, tại đây còn có trên 10 cô gái Việt Nam”.

    Sau đám cưới khoảng 1 tháng, ông Hai lại vào TP.HCM đưa hộ chiếu cho con gái để làm thủ tục theo chồng qua Đài Loan. Không đến 1 tuần sau thì Vui cùng chồng đã bay qua Đài Loan mà không có sự tiễn đưa của người thân, bạn bè.

    Bị chồng đánh và mất liên lạc

    Gần một năm sau khi sinh đứa con gái đầu lòng, Vui mới điện thoại về gia đình kể rằng: Sang Đài Loan sống với bố mẹ chồng. Vui đi học thợ may với lương khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Vui còn khóc trong điện thoại kể với mẹ việc Cung Trung Tiến hay cờ bạc và thường xuyên đập đánh mỗi lần thua bạc.

    Bà Điền nói giọng mếu máo: “Con tui còn kể anh chồng cũng sa vô cờ bạc nên hay đến mượn tiền em dâu, không cho mượn thì bị chồng đập đánh. Còn mỗi lần Vui điện thoại về quê thì chồng và mẹ chồng thường xuyên đi sau lưng để quản thúc, họ không cho nó tiếp xúc với người Việt”. Thời gian đó, mỗi tháng ít nhất Vui điện thoại về nhà 2 lần.
    [​IMG]
    Cuộc hôn nhân chớp nhoáng của cô dâu Huỳnh Thị Vui và chú rể Đài Loan Cung Trung Tiến (Ảnh chụp lại)

    Đến đầu năm 2008, sau khi xin được việc làm ở một xưởng may của một chủ người Đài Loan thuê công nhân Việt, Vui có điện thoại về gia đình và hỏi địa chỉ để chuyển tiền về cho cha mẹ trang trải số nợ làm thủ tục để Vui đi lấy chồng.

    Sau cuộc điện thoại đó đến nay Vui không còn liên lạc gì về gia đình nữa. Bà Điền chua xót: “Trước đó, khi gia đình tui gọi sang thăm, Tiến bắt máy rồi đưa cho vợ nghe. Nhưng từ năm 2008, gia đình gọi toàn nghe tiếng “xì lô xì la” rồi tắt máy cái rụp. Lo quá, tui điện thoại vào bà chủ đường dây môi giới nhờ tìm, nhưng bà này bảo quá nhiều cô gái Việt kết hôn với người Đài Loan nên không thể nhớ nỗi người chồng này quê ở đâu nên bất lực”.

    Hỏi về quê quán của chồng con gái mình, bà Điền và ông Hai đều bảo không biết, chỉ nhớ là có lần con gái qua bên đó điện thoại về bảo mình đang sống trên một hòn đảo nhưng nhà ở sát núi.

    Không còn cách tìm con, bà Điền liên tục đi coi bói mong có tín hiệu tốt về con. Tuy nhiên, “mười lần như chục, thầy nói con tui bị chồng bắt nhốt lại ở bên Đài Loan rồi. Tui không sống nổi nếu đó là sự thật”, bà Điền thút thít.

    Tung tích đứa con gái lấy chồng ngoại mù tịt trong bốn năm qua khiến bà Điền, ông Hai nhiều đêm khóc cạn nước mắt và không nghĩ được cách gì để có thể tìm được con.
    Đăng Khoa


    Đài Loan thì cũng là Tàu !
    Tàu nào không ác , Tàu nào không thâm ?
    Tham tiền quá hóa thành hâm !
    Bán con cho quỷ , vô tâm hóa khờ !

    [-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-([-(

  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Hệ thống định vị của Trung Quốc hoạt động


    27/12/2011 11:17
    (TNO) Tân Hoa xã loan báo hệ thống vệ tinh dẫn đường do Trung Quốc tự phát triển đã cung cấp dịch vụ định vị hạn chế, bao gồm dẫn đường và định vị, vào hôm nay, 27.12, trong lúc nước này tìm cách phá bỏ sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
    [​IMG]
    Đĩa vệ tinh tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP
    Trung Quốc xúc tiến xây dựng mạng lưới định vị riêng vào năm 2000 nhằm chấm dứt việc trông cậy vào Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) do Mỹ kiểm soát.
    Các tường thuật trước đó cho biết, Trung Quốc sẽ cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới vào năm 2020.
    Hệ thống định vị Bắc Đẩu hiện cung cấp dịch vụ cho Trung Quốc và “các khu vực lân cận”, theo Tân Hoa xã.
    Bắc Kinh sẽ phóng thêm sáu vệ tinh vào năm 2012 để mở rộng phạm vi hoạt động ra phần lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Vệ tinh Bắc Đẩu đầu tiên được phóng vào tháng 4.2007 sau khi bốn vệ tinh thử nghiệm được đưa lên quỹ đạo trước đó.
    Hiện không rõ có bao nhiêu vệ tinh loại này đã được phóng cho đến nay, theo AFP.
    Một khi hoàn thành, hệ thống Bắc Đẩu sẽ có 35 vệ tinh phát triển theo công nghệ Trung Quốc và sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động vẽ bản đồ, giao thông, khí tượng học và viễn thông.
    >> Trung Quốc phóng vệ tinh định vị thứ 10
    >> Nga phóng vệ tinh hàng hải Glonass

    >> Nga phóng tên lửa Soyuz mang 6 vệ tinh

    Sơn Duân
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cô dâu Việt ở Đài Loan


    12/12/2011 2:08
    Phóng viên Lệ Chi, Ban Quốc tế Báo Thanh Niên, đã có chuyến đi Đài Bắc tìm hiểu về đời sống của những cô dâu Việt, từ nơi đô thị đến vùng núi xa xôi, hẻo lánh...
    Hơn 40.000 cô dâu Việt đang sinh sống tại Đài Loan với rất nhiều cảnh ngộ khác nhau. Một số tạm hài lòng với cuộc sống ổn định, êm đềm, nhưng cũng không ít người vẫn phải sống trong nước mắt.
    Tôi gắng chờ chị Lê Thị Bích Vĩ (33 tuổi), làm dâu gần 9 năm ở khu vực Tam Hiệp, đường Đại Đồng, vùng đô thị mới Đài Bắc Mới (trước là huyện Đài Bắc), tan giờ làm công nhân điện lạnh trong tiết trời mưa rét. Thường cứ sau giờ làm, chị lại hối hả đón cô con gái 8 tuổi đi học về và nấu nướng cho hai cậu con riêng của chồng lớn lộc ngộc. Vì vậy, chị dành cho tôi cuộc trò chuyện hơn 1 giờ đồng hồ ngay bên lề đường, vì “sợ gia đình chồng phát hiện sẽ la mắng”.


    [​IMG]
    Chị Bích tự sắm chiếc xe máy này sau 1 năm dành dụm từ việc dán thùng giấy - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Chị Bích (tên gọi thân mật của chị Bích Vĩ) chỉ là một trong những số phận đau đớn cho kiếp cô dâu Việt nơi đất khách. Gốc người Kiên Giang, bố mẹ làm nghề nông, gia cảnh quá nghèo, chị Bích nhắm mắt nhận lời lấy chồng Đài Loan làm nghề lái xe tải qua một công ty môi giới, với mong ước gầy dựng được một cuộc sống bình dị, đủ ăn, đủ mặc. Thế nhưng, khi vừa đặt chân về làm dâu, cuộc đời chị đã rơi vào địa ngục. Hoàn cảnh thương tâm của chị khiến gần 20 cô dâu Việt sống quanh đó ai cũng phải xót xa.


    Bị đánh để... mẹ chồng vui!



    " Đến khi sinh con gái, hai mẹ con em càng bị gia đình chồng hắt hủi. Em nằm một mình trong bệnh viện khóc ròng, không hiểu tiếng và cũng không một ai chăm sóc, phải tự mình lê từ lầu nọ sang lầu kia bệnh viện cho con bú. Không có một xu mua quần áo sơ sinh cho con, em phải đi xin quần áo cũ của con cái những cô dâu Việt khác."
    Chị Lê Thị Bích Vĩ, 33 tuổi, làm dâu ở Đài Loan


    Giọng nghẹn ngào, chị Bích thuật lại những trận đòn thừa sống thiếu chết bởi người chồng vũ phu. Sau 9 năm chung sống với chồng, trong đó có 8 năm sống chung với gia đình nhà chồng, chị không thể nhớ nổi mình đã chịu bao nhiêu trận đòn của cả chồng và người nhà chồng. “Cho tới giờ, em cũng không hiểu tại sao em bị đánh, em đã làm gì sai?”, chị Bích nói. Bởi bất kể lúc nào và đang làm gì, chỉ cần mẹ chồng phàn nàn, chị lập tức bị chồng đánh tàn nhẫn cho... mẹ vui (!?). Có lần, chị đang tắm trên lầu, chồng chạy xồng xộc lên nhà, tông cửa đấm đá chị túi bụi, khiến chị hoảng loạn vì không rõ lý do. Có lần, chị vừa từ Việt Nam trở về sau chuyến thăm gia đình, chưa kịp mở va li ra, chị đã bị chồng đánh tới mức phải leo lên mái nhà, nhảy liên tiếp sang các mái nhà hàng xóm chạy trốn. Lần nặng nhất, khi chị đang mang bầu 6 tháng, người chồng tàn nhẫn đưa chị lên núi, đấm đá vào bụng vợ tới mức ra huyết, nhưng vẫn không cho vợ đi cấp cứu, thậm chí còn thách thức: “Tao đánh mày trên núi, xem có ai bênh mày không? Vì ở dưới núi, có người Việt tới bênh mày!”. Chị đau đớn ngất đi, những tưởng mất đứa con trong bụng. Chỉ đến khi bà dì chồng xin mãi, chị mới được đưa xuống núi, đến bệnh viện.
    Chị tủi thân kể lại lần bị em gái chồng đánh ngay trước mặt chồng và mẹ chồng nhưng không hề có ai bênh vực, chỉ với lý do chị không chịu đưa tiền cho chồng đi ăn chơi. Chị uất ức bỏ lên phòng khóc vẫn bị em chồng cầm dao rượt theo, chém chảy máu chân. Sau khi chị chạy thoát thân ra khỏi nhà, tới được đồn ******* trình báo thì mặt mày đã xanh lét vì đau và mất máu quá nhiều. Lần đó, chị phải khâu 6 mũi, vẫn còn vết sẹo trên chân, nhưng bị gia đình chồng đổ lỗi là chị hỗn láo với mẹ chồng nên bị chồng đánh.
    Tháng 7 vừa qua, chị vừa bị chồng đánh nứt xương chân vì “dám đi chùa trong khi má chồng không... thích”!
    3 lần bỏ đi và tự tử không thành
    8 năm sống cùng gia đình chồng là 8 năm chị không được tự ý ra khỏi cửa, mọi ăn uống sinh hoạt đều do má chồng quyết định. Khi chị có bầu cũng không được đưa đi khám thai, không được ăn uống tẩm bổ, thậm chí còn bị bắt phá thai để ở vậy nuôi 2 cậu con riêng của chồng với vợ trước.
    Do chị không chịu phá thai, chồng chị bỏ ra ngoài ngang nhiên sống với bồ nhí, chỉ sau 2 tháng chị vừa về làm dâu. “Đến khi sinh con gái, hai mẹ con em càng bị gia đình chồng hắt hủi. Em nằm một mình trong bệnh viện khóc ròng, không hiểu tiếng và cũng không một ai chăm sóc, phải tự mình lê từ lầu nọ sang lầu kia bệnh viện cho con bú. Không có một xu mua quần áo sơ sinh cho con, em phải đi xin quần áo cũ của con cái những cô dâu Việt khác”, chị Bích kể trong tiếng nấc. Chán nản và tuyệt vọng, không biết số phận mình tiếp theo sẽ ra sao, chị từng muốn bỏ về Việt Nam nhiều lần nhưng hộ chiếu lại bị mẹ chồng cất kỹ và cũng không có tiền về.

    Hơn 40.000 cô dâu Việt ở Đài Loan
    Theo số liệu thống kê của Bộ Nội chính và Cục Di dân Đài Loan, tính tới tháng 2.2011, số cô dâu Việt ở vùng đô thị mới Đài Bắc là 14.209 người, ở TP.Cao Hùng: 9.860 người, ở TP.Đài Bắc: 4.513 người, ở TP.Đài Trung: 8.642 người, ở TP.Đài Nam: 6.651 người. Tuy nhiên, theo một số website Đài Loan đăng tải thì con số này lớn hơn rất nhiều.
    Liên tiếp bị đánh đập và phải ở trong nhà, luôn phải dè chừng không dám làm điều gì trái ý mẹ chồng, chị Bích có những lúc tưởng không thể chịu đựng nổi, đã 3 lần bỏ nhà đi tìm đường về nước, thậm chí từng leo lên núi định gieo mình tự vẫn. Nhưng rồi nghĩ thương con gái nhỏ vốn bị ghét bỏ ruồng rẫy ngay chính trong gia đình chồng, chị lại cắn răng trở về “địa ngục”. “Nó là con gái, nhà chồng không thương nó, bỏ nó tội nghiệp lắm”, chị nói trong nước mắt. Do chồng bỏ đi ra ngoài sống biền biệt, không thèm đoái hoài, cũng không hề đưa tiền cho vợ, mọi chi phí sinh hoạt nuôi 2 con riêng của chồng cùng con đẻ đổ hết lên vai chị, chị Bích lần hồi sinh sống bằng nhiều nghề: nhận đồ gia công vải tại nhà, phụ bán đồ ăn sáng với mức lương 100 Đài tệ/giờ, dán thùng giấy cũng với mức lương đó, và gần đây nhất là xin được làm công nhân tại một công ty điện lạnh với mức lương 23.000 Đài tệ/tháng.
    Chấp nhận lấy chồng xa xứ, những tưởng tìm được chốn nương tựa thì nay chị Bích lại phải trần mình đi làm tự nuôi thân, nuôi con mình và con chồng. Mọi ăn uống chi tiêu sinh hoạt, học hành của 3 đứa con đều do chị một tay gánh vác. Bữa nào không kịp đóng tiền học cho con chồng, chị lại bị mẹ chồng la mắng thậm tệ. Chưa hết, người chồng vô trách nhiệm thấy vợ đi làm thì quay sang nã tiền vợ. Mỗi lần chị không chịu đưa tiền cho chồng xài, chồng chị lập tức đánh đứa con chung với lời đe dọa: “Mày không cho tao tiền, tao sẽ đánh con mày!”. Xót con, chị đành nhắm mắt đưa số tiền vất vả mới kiếm được…
    Mọi nhọc nhằn đau đớn bất công mà chị phải trải qua gần 9 năm, chị luôn dằn lại trong lòng, không dám nói một lời cho con gái biết vì sợ con còn quá nhỏ, không muốn gây ấn tượng xấu cho con về bố và bà nội. Chị cũng không dám hé răng kể cho bố mẹ và các em ở Việt Nam nghe, sợ mọi người đau buồn.
    Đã hơn 1 năm nay, chị không biết chồng ở đâu, làm gì, thu nhập bao nhiêu. Do mẹ chồng mới chuyển sang nhà mới ở nên cuộc sống của mẹ con chị Bích hơn 1 năm qua mới dễ thở hơn một chút. Chị vẫn phải làm cật lực hằng ngày và sống vì con, gắng nuôi con lớn với hy vọng có thể về Việt Nam. “Giờ em cũng không biết làm sao nữa. Thôi cứ nghĩ duy tâm theo nhà Phật là kiếp trước mình thiếu nợ người ta, kiếp này phải trả lại”, chị bùi ngùi nói.
    Dõi theo chị Bích co ro trong làn mưa vội vã đi về vì sợ mẹ chồng sang kiểm tra và la mắng, lòng tôi không khỏi xót xa cho một kiếp người. Đợi tới khi con gái chị khôn lớn tự nuôi thân được để chị yên tâm dứt áo về nước thì cuộc đời chị cũng gần bước sang tuổi xế chiều. (Còn tiếp)
    Nguyễn Lệ Chi
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác à, bác nhầm rùi.
    Chao xín không phải là tiếng Chung hoa; mà là tiếng Việt do Tây nói...
    Chao xín là Xin cháo - tức Xin chào..
    Hì hì ...[};-
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: TuGan, hoatimbanglang


    [r32)][r32)][r32)][r32)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này