1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4686 người đang online, trong đó có 410 thành viên. 20:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14722 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 3: Vừa làm vợ vừa làm chồng


    14/12/2011 1:01
    Những tưởng lấy chồng sẽ tìm được nơi nương tựa, nhưng thực tế không ít cô dâu Việt vẫn phải quần quật làm việc để nuôi mình và gia đình.
    >> Kỳ 2: Tan vỡ ước mơ đổi đời
    Trụ cột gia đình
    Cuộc trò chuyện với chị Đặng Thị Xuân Diễm (quê Đồng Tháp) được thực hiện ở ngoài hiên trước cửa nhà chị, khi chị vẫn đang gia công hàng nhận về nhà. Sở dĩ phải tranh thủ làm việc như vậy vì gia đình chị có tới 3 đứa con, con út năm nay 8 tuổi. Chị Diễm đùa rằng cộng thêm anh chồng nông dân là đủ 4 đứa con mà chị phải chăm lo. Nhà chị Diễm rất nghèo, chồng chị làm nông, trồng măng và rau trên núi, thu nhập của chồng chỉ khoảng 20.000 Đài tệ/tháng (khoảng 14 triệu đồng). Bán lại măng cho người thu mua chỉ được 50 Đài tệ/600 gr. Do sinh con liên tiếp, chị Diễm đành ở nhà nội trợ, phải nhận đủ các loại hàng về gia công tại nhà, thu nhập chừng 15.000 Đài tệ/tháng, rất chật vật để lo kinh tế cho cả gia đình. Thấy vợ tần tảo chịu khó, cũng có khả năng kiếm được tiền, chồng chị đã đẩy phần lớn trách nhiệm chi tiêu trong gia đình cho vợ như tiền học hành của con cái, tiền ăn uống, sinh hoạt cho cả gia đình... Mọi thu nhập của chồng, chị không được giữ, cũng không được hỏi tới. “Giờ hỏi tài khoản của chồng có bao nhiêu tiền, mình chịu đấy!”, chị Diễm thành thật.



    Không muốn bị lệ thuộc về kinh tế
    Nhiều cô dâu khác cho biết, do xác định lấy chồng để gầy dựng một mái ấm, các cô đều mong mỏi được sớm đi làm để phụ giúp chồng chăm lo gia đình, mặt khác cũng tự chủ, không bị lệ thuộc về kinh tế, có thể phụ giúp cho gia đình bố mẹ, anh chị em ở quê. Cũng có không ít họ hàng, người thân ở Việt Nam không biết được các cô dâu Việt sinh sống ở xứ Đài vất vả ra sao, vẫn liên tục xin tiền và nhờ vả, khiến các cô lại phải nai lưng ra làm vừa để phụ lo gia đình riêng, vừa tằn tiện giúp người thân.


    Chị Diễm tâm sự nhờ tằn tiện nên cuộc sống gia đình hiện cũng đủ ăn, như rau phần lớn đều là do nhà tự trồng trên núi. Đồ ăn thì nhiều bữa mấy chị em đồng hương người Việt thương tình san sẻ bớt cho nhau. Nhà nào khá hơn một chút thì bữa nào nấu món gì cũng bớt cho nhà kia một ít.
    Xung quanh xóm chị Diễm cũng có vài cô dâu Việt khác, làm rất vất vả cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày do ai nấy oằn gánh gia đình. Mấy chị em đồng hương xứ người chỉ biết thương cảm nhau, động viên nhau, nhiều lúc khóc lóc tâm sự với nhau mỗi khi buồn chuyện gia đình. Niềm an ủi giải trí duy nhất của các chị là chuyền tay nhau mấy cuốn sách tiếng Việt hiếm hoi.
    Chị Diễm sống ở huyện Đài Bắc đã 11 năm, tuy không phải chịu cảnh mẹ chồng, nàng dâu nhưng gia đình cũng không mấy êm thấm. Chồng chị luôn mang tư tưởng vợ lấy mình vì tiền nên nhiều bữa cũng tiếng nặng, tiếng nhẹ, nhiều bữa không nói chuyện với vợ, làm chị lại giọt ngắn giọt dài. Cũng may các con đều ngoan ngoãn và chịu khó học tập. Chị Diễm bộc bạch, do trình độ văn hóa của chồng quá thấp, chưa hết tiểu học, nên chị chịu khó đi học lại từ lớp 1 theo chương trình giáo dục tiểu học của Đài Loan, tới nay đã tốt nghiệp cấp 1, trình độ học vấn cao hơn chồng nên chịu trách nhiệm dạy dỗ con cái. Nhìn đám con chị quây quần hỏi bài mẹ sau khi đi học về, khung cảnh gia đình mới thấy ấm áp lên đôi chút.
    Thấy tôi giới thiệu là người Việt Nam sang, chồng chị không mấy mặn mà, cũng không chịu cho chụp hình lẫn phỏng vấn. Ông cứ lặng lẽ ra ngồi một góc làm việc. Cô con gái cả của chị ngượng ngùng không chịu cho chụp hình. Cậu con út cũng xấu hổ núp sau lưng mẹ. Tất cả 3 đứa con chị đều không biết tiếng Việt bởi mẹ nó đâu còn thời gian dạy. Làm việc quần quật để lo kinh tế gia đình, lại phải chạy đua học thêm các buổi tối để đủ kiến thức hướng dẫn bài vở cho con cái, cùng việc đảm đương mọi việc nội trợ gia đình, đã vắt kiệt sức của chị. Nhìn mặt chị lúc nào cũng thấy buồn rười rượi.
    Lúc chia tay, giọng chị Diễm chùng xuống: “Khi nào ở Việt Nam có nhiều chính sách đảm bảo cho đời sống người nông dân được đủ ăn đủ mặc, mình và nhiều cô dâu Việt khác cũng ôm con về nước sinh sống thôi”.

    [​IMG]
    Vừa lao động kiếm tiền, chị Diễm vừa dạy con học - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Chia sẻ gánh nặng kinh tế
    Tất cả các cô dâu Việt mà tôi từng tiếp xúc phần lớn đều sinh sống tại Đài Loan khá lâu năm. Vài năm đầu, họ đều phải ở nhà và sinh con, chấp nhận làm nội trợ và đi học tiếng Hoa. Qua vài năm chung sống, những cặp vợ chồng nào dần dần hiểu được nhau thì chịu thông cảm tính cách và cùng chia sẻ trách nhiệm kinh tế gia đình. Chị M.Linh, 30 tuổi, sống ở khu vực Đào Viên đã 10 năm qua, cho biết hiện chị đang làm công nhân, lương tháng ổn định khoảng 20.000 Đài tệ. Chồng chị làm công nhân điện lạnh với mức lương 50.000 Đài tệ/tháng. “Em phải đi làm để phụ giúp kinh tế cùng chồng. Muốn 2 con được học hành tử tế, có học thêm tiếng Anh, được sinh hoạt đầy đủ, cuộc sống gia đình tươm tất một tí thì vợ cũng phải đi làm cùng chồng”, chị nói. Chị cũng cho biết để đủ nuôi hai con, chi phí sinh hoạt trong gia đình tiêu tốn khoảng 50.000 Đài tệ/tháng. Do làm việc chăm chỉ, gia đình chị mua được xe hơi. Và cứ chủ nhật hằng tuần, chồng lại chịu khó lái xe đưa vợ con tới lớp học dành riêng cho các bà vợ Việt ở tận huyện Đài Bắc để các cô dâu Việt được sinh hoạt, trò chuyện cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà và trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, chị Linh cũng cho biết vợ chồng chị chỉ thực sự thông cảm với nhau trong thời gian gần đây. “Phần lớn các ông chồng xứ Đài vẫn không tin tưởng vợ, luôn cho rằng vợ lấy mình vì tiền và sẽ sẵn sàng bỏ mình để lấy người khác khá giả và trẻ trung hơn. Vì vậy không phải cô dâu nào cũng được đi làm ngay, chỉ sau khi đã chung sống với nhau nhiều năm và đã có con chung mới được đi làm. Có người sau cả chục năm vẫn chưa được chồng cho đi làm,” chị Linh tâm sự.
    Chị Phạm Thu Trang, 32 tuổi (quê Đồng Tháp), cho biết chị cũng mới đi làm công nhân sản xuất đồ điện tử dù hồi ở Việt Nam từng học hết trung cấp kế toán và làm việc tại kho bạc nhà nước. Do thu nhập lái taxi của chồng chị không đủ cho cả gia đình và hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn học, nên chị cương quyết vận động cho mình đi làm.
    Nguyễn Lệ Chi



    Cám cảnh ! :-w

    @ptkh và @hoatimbanglang xem xong mấy chuyện này có dám mơ lấy chồng Tàu nữa không ? :-??
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bản tin đầu ngày.

    Nga thử tên lửa “xuyên” hệ thống của phương Tây

    27/12/2011 | 21:57:00

    AFP đưa tin ngày 27/12, Nga đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa RS-18 mang theo một đầu đạn mới được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây.

    Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết RS-18, phương Tây gọi là Stileto, được phóng từ sân bay vũ trụ Baiknonur của Kazakhstan đã bắn trúng mục tiêu trên bán đảo Kamchatka ở Thái Bình Dương.

    Theo RIA Novosti, RS-18, được Bộ Quốc phòng Nga kéo dài thời gian sử dụng, hiện mang theo một đầu đạn mới được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng về các kế hoạch triển khai một lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

    Tên lửa RS-18 được trang bị phần đầu có thể chia tách với 6 đầu đạn, có tầm bắn tối đa 10.000 km. Theo con số được công bố, hiện lực lượng tên lửa chiến lược Nga được trang bị gần 160 tên lửa RS-18./.

    Cũng theo nguồn tin trên, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới ngoài Nga sẽ dược sở hữu loại vũ khí đầy uy lực này. Hai bên đang đàm phán những khâu cuối cùng để có thể ký được hợp đồng vào ngày 1/4 tới đây./.

    AFP


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang.

    Ui, đợi; Bác đợi với ......
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 4: Góa phụ không an phận
    15/12/2011 0:48
    >> Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 3: Vừa làm vợ vừa làm chồng
    Dẫu trải qua nhiều thăng trầm, một phụ nữ Việt vẫn giữ được sự lạc quan và khát vọng vươn lên, cống hiến cho xã hội và là một điểm sáng thành công hiếm hoi trong bức tranh các cô dâu Việt tại xứ Đài.

    [​IMG]
    Đào Duyên Hải chụp hình cùng lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (hai người ở giữa) tại một điểm vận động bầu cử ngày 19.11 Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
    Nhờ một người bạn nhà văn mau mắn, tôi liên hệ được với Đào Duyên Hải và được cô nhiệt tình đội mưa tới khách sạn đưa đi tham dự một số hoạt động xã hội sôi nổi liên quan tới cô dâu Việt Nam. Cô cũng là 1 trong 2 cô dâu Việt hiếm hoi được mời chụp hình với lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu trong tư cách đại diện cho những người di dân mới tại một điểm vận động bầu cử của ông tại Vùng đô thị mới Đài Bắc vào ngày 19.11 vừa qua.
    Chúng tôi đổi rất nhiều trạm tàu điện ngầm và xe buýt, mất hơn tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm công viên nơi tổ chức cuộc vận động bầu cử của đảng cầm quyền KMT (Quốc dân đảng) dưới trời mưa tầm tã. Hải cũng chính là cô dâu Việt được mời dạy lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Thị trưởng TP.Đài Bắc gói bánh chưng Việt Nam vào tháng 5 vừa qua. Cô khoe sau hơn chục phút loay hoay, cuối cùng vị lãnh đạo Đài Loan cũng gói xong, ông thở phào sung sướng và thừa nhận gói bánh chưng Việt Nam khó quá.
    Hải nói thêm, chính sách mới của ông Mã Anh Cửu đã giúp đỡ rất nhiều cho những người di dân mới (trong đó có cô dâu Việt) như chỉ cần sinh sống ở Đài Loan đủ 3 năm là các cô dâu nước ngoài được quyền làm chứng minh thư, mà không cần chồng hoặc nhà chồng cho phép, trong khi chính sách cũ là các cô dâu chỉ được nhập quốc tịch khi được nhà chồng chấp thuận bảo lãnh với số tiền bảo lãnh là 5 triệu Đài tệ. Điều này đã khiến các cô dâu Việt tự chủ hơn, và bảo đảm được quyền lợi cho mình, không còn bị lệ thuộc vào nhà chồng hoặc dẫu bị chồng bỏ, vẫn có thể đàng hoàng ở lại Đài Loan sinh sống, làm việc.
    Ngoài ra, các cô dâu nước ngoài cũng được hưởng nhiều quyền lợi như học tiểu học không mất tiền, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, xây dựng các trạm hỗ trợ người di dân mới để học tiếng, tìm hiểu phong tục tập quán người bản xứ, kịp thời chia sẻ thông tin và giúp đỡ những cô dâu nước ngoài khỏi bạo lực gia đình…
    Sở dĩ Hải được chọn là gương mặt tiêu biểu đại diện cho các cô dâu Việt như vậy vì cô rất hoạt bát, xông xáo, đặc biệt rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng, nhất là chương trình giúp ích cho cô dâu Việt, như: đi về các miền núi tuyên truyền chương trình chống bạo lực gia đình; làm t ình nguyện viên không lương cho hai đồn cảnh sát để phiên dịch giúp cho các cô dâu Việt khi có việc cần cảnh sát trợ giúp… Cũng nhờ công việc này, cô được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh cô dâu Việt và các cô dâu nước ngoài khác khá bất hạnh, để từ đó lại càng tự nhận thấy mình cần nỗ lực hơn nữa để giúp thêm nhiều người có hoàn cảnh khổ hơn.
    Có đêm sau khi nghe một cú điện thoại khóc kêu cứu của một cô dâu khác, Hải lao ra khỏi nhà lúc 3 giờ sáng, một mình phóng xe máy tới nhà cô dâu đó, lấy tang chứng bị bạo hành ******** giấu đi, để cô này có đủ bằng chứng ly dị, thoát khỏi ông chồng có vấn đề về thần kinh. Hải cho biết cô tích cực tham gia các hoạt động xã hội như vậy nhằm khẳng định vị trí và khả năng của cô dâu Việt trong xã hội Đài Loan, và cũng để chứng tỏ mục đích lấy chồng xứ Đài của cô dâu Việt không phải lúc nào cũng vì tiền.
    Truân chuyên dặm trường


    Hãnh diện về tà áo dài
    Khác với nhiều cô dâu Việt khác khi ra đường không muốn mặc áo dài, không nói tiếng Việt để lộ ra mình là người Việt Nam, nhằm tránh những con mắt tò mò, dò xét của một số người có cái nhìn phiến diện về cô dâu nước ngoài, Hải luôn tranh thủ mặc bộ áo dài truyền thống ở mọi lúc mọi nơi, trên xe buýt, trên tàu điện ngầm, trong lớp học, trên sân khấu, trong những hoạt động xã hội… “Áo dài Việt Nam đẹp lắm, tội gì mà không khoe, vả lại em muốn cho mọi người ở Đài Loan đều thấy cô dâu Việt sống ở đây vẫn tự tin và tự hào về quê hương mình”, Hải thổ lộ.

    Trên chặng đường đi tàu điện ngầm dài lê thê, Hải tâm sự rất nhiều về cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Hải mang tiếng lấy chồng Đài Loan đã 11 năm qua nhưng thời gian chung sống vỏn vẹn chưa đầy 2 tháng, giờ cô vẫn đang sống trong cảnh góa chồng. Do thời gian đầu mới lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng gây hiểu lầm, khiến chồng cô nảy sinh ghen tuông tới mức Hải không chịu đựng nổi phải bỏ về nước chỉ 2 tháng sau ngày cưới. “Suốt 5 năm đó, cả chồng và gia đình chồng, em đều không hề liên lạc. Em rất muốn làm thủ tục ly dị nhưng cũng không biết phải làm cách nào vì không nhớ địa chỉ, không có số điện thoại, không biết tiếng Hoa để hỏi”, Hải kể.
    Mãi tới 5 năm sau, khi gia đình chồng gọi điện sang Việt Nam thông báo chồng cô sắp mất vì ốm nặng, cô liền thu xếp sang thăm chồng lần cuối, vì nghĩ rằng một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng. Thế nhưng sau khi vừa vội vã để sang kịp nhìn mặt chồng lần cuối, cô đã bất ngờ khi hay tin chồng đã qua đời được hai tháng và vẫn để ở nhà xác, chỉ chờ cô sang tới Đài Loan là phát tang. “Có lẽ người Đài Loan vẫn mang nặng tư tưởng truyền thống là khi chết phải có vợ đưa tiễn chồng nên mới gọi em sang. Em cũng làm cho trọn nghĩa vợ chồng, nhất nhất nghi lễ cúng tuần, cúng 49 ngày…, nhà chồng nói gì, bảo làm gì, em đều làm theo cả. Cứ thế dần dần mà ở lại Đài Loan từ bữa đó tới nay đã 6 năm rồi”. Từ chỗ bị gia đình chồng ngờ vực vì mục đích lấy chồng vì tiền, từng bị gọi điện báo cảnh sát vì sợ cô đòi chia gia sản của chồng, tới nay gia đình chồng đã phải thán phục về đức tính cần cù, chịu khó, sự thông minh và tính cương nghị vượt khó của Hải.
    Từ một người không biết một chữ cắn đôi tiếng Hoa, giờ đây cô đã có thể nói làu làu sau 6 năm sinh sống và làm việc ở xứ người và đã thử sức với rất nhiều nghề.
    Thoạt đầu, cô lên núi phụ bán hàng ăn cho gia đình anh chồng. Rồi cô vừa đi học vừa đi bán hoa quả thuê cho một công ty xuất khẩu đông lạnh với mức giá 70 Đài tệ/giờ (khoảng 50.000 đồng). Tiếp đó, cô trực điện thoại cho một công ty điện tín với mức lương trung bình là 15.000 Đài tệ/tháng. Không hài lòng với mức lương này, cô tự gọi điện tới ngân hàng, đề nghị làm một công việc chưa từng có trong tiền lệ là hướng dẫn các thủ tục gửi tiền về nước cho người Việt do cảm thấy nhiều cô dâu Việt rất lúng túng mỗi khi ra ngân hàng gửi tiền về quê. Cô làm công việc này hơn 1 năm với mức lương 33.000 Đài tệ/tháng, đi tới nhiều trường tiểu học để phát tờ rơi quảng cáo về dịch vụ này cho nhiều cô dâu Việt được biết. Không chịu an phận, Hải tiếp tục nhận làm việc phát thẻ điện thoại miễn phí cho một công ty điện thoại với mức lương 100 Đài tệ nếu phát được 200 thẻ. Công việc bận tới nỗi cô phải thuê thêm 2 sinh viên Việt Nam đang du học ở đây làm thêm ngoài giờ.
    Ước mơ của Hải trong tương lai là đi học đại học chuyên ngành xã hội học để giúp được nhiều người, mở một tờ báo tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt tại đây.
    Nguyễn Lệ Chi
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    7 phút ! Khá lắm ! =D>=D>=D>

    Nhưng chú ý gieo vần cho chuẩn nhé !
    Một điều cần chú ý là gieo vần cần tránh những từ đã dùng trước đó , ví dụ câu trước đã có từ thơ rồi , thì câu sau không dùng lại từ thơ nữa , mà nên tìm một từ khác , miễn cùng vầng ơ là được !
    Ví dụ bơ vơ , ngẫn ngơ , khờ , thờ , mờ , mơ , lờ , nhờ , đờ , hờ , ngờ , tờ , trơ , trờ ... nhưng phải hợp lý , ý tứ phải liền mạch , nếu không sẽ thành vè hoặc thơ con cóc ! [:D]

    Hôm nay mới chính thức bày BL làm thơ , thế từ nay gọi anh bằng thầy nhé !

    :)):)):))
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Em bí hiểm quá , Bằng Lăng ơi !
    Anh thật tình chưa hiểu rõ người ...
    Chưa hiểu nên thật thà hỏi lại !
    Cớ sao em lại mỉm môi cười ?

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 5: Học để vươn lên


    16/12/2011 1:06
    Khác với một số người chỉ cần học để vượt qua rào cản ngôn ngữ, không ít cô dâu Việt lại chọn con đường học hành để nâng cao trình độ, khẳng định vị trí xã hội và tìm công việc tốt hơn.
    >> Góa phụ không an phận
    Học từ thực tế cuộc sống
    Từ lúc không biết một chữ cắn đôi, cô dâu Đào Duyên Hải (32 tuổi), người Hà Nội, dần dà học tiếng, trải qua vô số nghề để sinh sống. Được chứng kiến cảnh ngộ không may mắn của nhiều cô dâu Việt khác, Hải lại càng quyết tâm làm việc và khẳng định vị trí xã hội với mong muốn giúp đỡ được nhiều cô dâu Việt đồng cảnh ngộ. Cô được coi như thủ lĩnh tinh thần của các cô dâu Việt ở Vùng đô thị mới Đài Bắc (New Taipei City). Giờ đây, cô rất tự tin khi làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc và tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thiện. “Em thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hẳn vì được thử sức với rất nhiều việc, học được rất nhiều kinh nghiệm sống. Từ đó, ngôn ngữ của em cũng giỏi hơn, thấu hiểu dần phong tục tập quán và lối sống, sinh hoạt của người dân xứ Đài”.
    [​IMG]
    Các cô dâu Việt trong lớp học đan - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Nhìn Hải hoạt bát tự tin đi lại trên đường phố Đài Bắc, di chuyển thành thạo bằng các phương tiện công cộng và giúp đỡ được nhiều người khác, ít ai biết rằng cô đã phải tự vượt qua những ngày tháng khó khăn nhường nào khi sống cảnh góa chồng, một mình trên đất khách. Sức chịu đựng và ý chí vươn lên của cô đã chinh phục cả gia đình bên chồng. Sau 6 năm ở lại làm dâu, hết lòng chăm sóc bố chồng bị trúng phong nằm liệt một chỗ, anh trai cả nhà chồng đã động viên cô nên đi thêm bước nữa. “Hãy coi gia đình này như gia đình mẹ đẻ của mình. Em hãy tìm một người đàn ông khác để nương tựa. Đừng ngại điều tiếng gì. Mọi người trong nhà đều rất thông cảm với em”, anh chồng nói.
    Hải khoe hai chiếc túi hoa rất đẹp mà cô phải làm từ tối đến 3 giờ sáng để kịp đi tặng lãnh đạo Đài Loan. Thoạt đầu, cô học nghề thủ công này chỉ để cho vui và giết thời gian, nhưng nhờ khéo tay, sáng ý và tiếp thu nhanh, Hải mau chóng làm ra được nhiều sản phẩm thủ công tỉ mỉ và sắc sảo như dây tết thủy tinh đeo chìa khóa hoặc vật trang trí kết đá, kết cườm, giỏ đi làm, đi chợ, giỏ đựng cơm trưa... Với chứng chỉ nghề thủ công, giờ đây Hải đã đứng lớp dạy lại nghề cho các cô dâu Việt khác. Cô còn nhận một số đơn hàng thủ công mỹ nghệ về cho lớp để tăng thêm thu nhập cho các cô dâu hoặc làm hàng bán quyên góp từ thiện.
    Miệt mài đèn sách
    Không ít cô dâu khác như Phạm Thu Trang (32 tuổi, người Đồng Tháp), Hứa Thanh Hân (35 tuổi, người Bạc Liêu)... lại tìm đến con đường học tập như một cứu cánh trong cuộc đời. Được chồng là Trương Kim Tài làm nghề lái taxi hết lòng ủng hộ, sau khi vừa sinh con được 2 tháng, Trang đã liên tiếp học từ tiểu học, tới nay đã là lớp 10. Đây là một nỗ lực rất lớn mà không phải cô dâu nào cũng học được vì còn bận sinh con, chăm sóc gia đình và lo kiếm sống. “Mình có 2 con nhỏ, không hướng dẫn con cái bài vở được thì buồn lắm. Vì vậy cũng phải gắng học, vừa để mình có cơ sở tìm được công việc tốt, ổn định sau này, vừa biết kiến thức cơ bản để kèm cặp con cái”, cô nói. Tuy nhiên, để theo học được các lớp học buổi tối từ 18 - 20 giờ liên tục từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, cô phải tranh thủ làm xong mọi việc nhà, vừa phải chăm sóc má chồng đang bệnh. Trang hồ hởi cho biết học tiểu học không mất tiền, học phí trung học cơ sở khoảng 2.500 Đài tệ/học kỳ (nay được chính phủ Đài Loan ưu đãi, hạ xuống chỉ còn 1.000 Đài tệ/học kỳ), học phí trung học phổ thông khoảng 7.000 Đài tệ/học kỳ. Mỗi lớp học buổi tối có 30 học sinh, trong đó chỉ có 5 cô dâu Việt, còn lại đều là người bản xứ, nhưng phần lớn người Việt đều học hết tiểu học, đủ biết nói chuyện và võ vẽ dăm chữ là bỏ, không học lên tiếp, phần vì khó, không đủ kiên nhẫn, phần vì bận mưu sinh.
    Không chỉ dừng ở việc học kiến thức cơ bản, nhiều cô dâu Việt còn chịu khó tham gia rất nhiều khóa học dạy nghề như thủ công, đan lát, may vá, vi tính, nấu ăn, tìm hiểu về luật pháp Đài Loan... Bản thân Trang cũng rất tích cực tham gia nhiều khóa học này và được nhận rất nhiều văn bằng chứng chỉ. “Em học nhiều lớp quá khiến chồng em có lúc cũng sợ vợ học nhiều quá sẽ bị khùng. Nhưng em cứ nghĩ học được nhiều càng tốt, có nhiều kiến thức, nhiều văn bằng, càng dễ xin việc tốt sau này. Vả lại không phải ai cũng được chồng tạo điều kiện cho ăn học như vậy, tội gì mà không học”, Trang thổ lộ. Tới nay, với vốn kiến thức và ngôn ngữ có được, Trang đang làm Đội trưởng Đội tình nguyện khu Tam Hiệp trực thuộc Hiệp hội Giáo dục tình nguyện gia đình Vùng đô thị mới Đài Bắc. Ngoài các hoạt động xã hội giúp ích cho các cô dâu Việt, cô còn nhận phiên dịch thêm...
    Tạo điều kiện cho vợ ăn học
    Hỏi chuyện anh Trương Kim Tài, chồng chị Trang, anh vui vẻ tâm sự: “Tôi hơn Trang 18 tuổi, lấy nhau qua công ty môi giới hôn nhân. Tôi cũng biết vì cuộc sống gia đình cô ấy rất khó khăn, cô ấy mới chịu lấy chồng xa và già như tôi. Vì vậy tôi rất trân trọng cô ấy và luôn tạo điều kiện để vợ được ăn học, nhanh chóng và tự tin hòa nhập vào xã hội Đài Loan”.
    [​IMG]
    Không phải ai cũng có được gia đình hạnh phúc như cô dâu Phạm Thu Trang - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Nguyễn Lệ Chi
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 6: Một thế hệ con lai


    17/12/2011 1:27
    Hơn 17 năm kể từ khi phong trào lấy cô dâu Việt ở xứ Đài phát triển rầm rộ tới nay, một thế hệ con lai Việt - Đài ra đời và trưởng thành. Tuy nhiên cũng có không ít lo ngại.
    >> Kỳ 5: Học để vươn lên
    Mất gốc



    Mong được giữ quốc tịch Việt Nam
    Tâm sự với nhiều cô dâu Việt, không ít người cho biết họ rất mong Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho giữ lại quốc tịch Việt Nam trong khi họ đã được cấp chứng minh thư Đài Loan. Lý do thật đơn giản: quốc tịch Việt Nam như một bước lùi an toàn, một “bùa hộ mệnh” cho họ nếu chẳng may cuộc sống của họ ở Đài Loan gặp trắc trở.


    Rất nhiều đứa trẻ lai Việt - Đài đều ngơ ngác khi tôi nói chuyện với chúng bằng tiếng Việt, dù chỉ là những từ xã giao đơn giản nhất. Đây cũng chính là điểm chung và rõ nét nhất trong thế hệ trẻ lai Việt - Đài. Em nào giỏi lắm chỉ biết 1 - 2 câu đơn giản, như: xin chào, đói quá... Bé Hoàng Gia Dư, 12 tuổi, và em trai là Hoàng Vũ Sinh, 4 tuổi, cũng không biết một câu tiếng Việt, dù từng về Việt Nam 2 lần. Hỏi mẹ hai bé là chị H.T.M.Linh, 30 tuổi, người Đồng Tháp, đã làm dâu tại TP.Đào Viên 10 năm qua, chị cho biết do lịch học của các bé đã quá nặng, thêm cả học tiếng Anh nên chị chủ trương không dạy con tiếng Việt. “Giờ bắt các con học cả tiếng Việt thì chúng sao học nổi. Sau này lớn hẵng hay”, chị thẳng thắn nói. Bé Trương Gia Trân, 8 tuổi, hiện đang học lớp 2 rất tinh nghịch và lanh lẹ. Cháu và em trai hay được mẹ là Phạm Thu Trang, người Đồng Tháp, đưa đi tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện liên quan tới người Việt. Hai cháu cũng được cùng mẹ đại diện cho di dân mới chụp hình cùng lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tại một điểm vận động bầu cử ở TP.Đài Bắc vào ngày 19.11 vừa qua. Gia Trân khoe cháu biết đếm từ 1-10 bằng tiếng Việt, đã về Việt Nam chơi 5 lần nhưng khi không có mẹ, bé đành chịu, không thể trò chuyện với ông bà ngoại hoặc các bác. “Những lúc đó, cháu toàn im lặng, chả biết làm sao. Mẹ quá bận, không có thời gian dạy tiếng Việt cho chúng cháu”, Gia Trân thổ lộ. Tuy nhiên, Gia Trân và em trai thường được nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Hoa. Hai con của chị Nhã Tú (người Đồng Nai, 32 tuổi) cũng không hề biết tiếng Việt, dù đứa nhỏ hiện đang học lớp 5. “Lịch học của bọn trẻ kín lắm, lại phải học cả tiếng Anh nữa, nên mình chưa dạy tiếng Việt cho chúng được,” chị Nhã Tú thanh minh. 3 đứa con của chị Đặng Thị Xuân Diễm, người Đồng Tháp, đang sống tại Vùng đô thị mới Đài Bắc cũng không biết một chữ tiếng Việt.
    Các bà mẹ quá bận mưu sinh, không còn thời gian dạy con học tiếng Việt, chứ chưa nói tới việc dạy lịch sử, những phong tục tập quán, văn hóa... của người Việt. Mặt khác, phần lớn những người chồng Đài Loan lấy cô dâu Việt đều xuất thân từ tầng lớp lao động, thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, nên nhiều người trong số họ còn không đủ trình độ và thời gian dạy dỗ con cái, nói gì cho con biết thêm văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ... của quê ngoại.

    [​IMG]
    Hai chị em Hoàng Gia Dư và Hoàng Vũ Sinh
    Ước mơ của mẹ và con
    “Em rất mong được giữ lại quốc tịch Việt Nam, vì nếu có chuyện gì xảy ra, em vẫn có thể quay về quê hương để sinh sống và làm việc, được hưởng mọi chế độ bảo hiểm chăm sóc”, cô dâu Phan Ngọc Huyền 36 tuổi, người Vĩnh Long, tâm sự. Nhiều cô dâu khác cũng cho biết có một số cô dâu sau khi được cấp chứng minh thư và cư trú hợp pháp tại Đài Loan, bị bệnh, nhưng nhà chồng không quan tâm, một mình trên đất khách rất khổ sở, muốn về quê hương để được gia đình mình chăm sóc thì phải xin visa và gia hạn theo định kỳ, vừa tốn kém, sơ sẩy quên không đăng ký gia hạn thì bị phạt. Vì vậy không ít cô dâu Việt có cảm giác tủi hổ vì mình bị quê hương chối từ. Có cô dâu đã được cấp chứng minh thư Đài Loan (xin giấu tên) cho biết, do sơ suất khi mang con về Việt Nam, cô quên không đăng ký khai báo tạm trú cho con, tới khi về lại Đài Loan, phía ******* Việt Nam nhất định không cho xuất cảnh, cô đành phải nhờ Phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc can thiệp mới đưa được con về. Rất nhiều cô dâu Việt sống tại Đài Loan tới hơn 10 năm mới chịu xin cấp chứng minh thư Đài Loan, phần lớn đều cho biết không muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam.

    [​IMG]
    Trẻ em lai Việt - Đài thường chơi với nhau - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi
    Còn bé Trương Gia Trân tiết lộ ước mơ của mình là trở thành một hộ lý, và được về Việt Nam sinh sống vì thích ăn nem và cảm thấy sống ở Việt Nam vui hơn. “Cháu từng ăn tết ở Việt Nam một lần. Được nhận rất nhiều tiền mừng tuổi. Thích lắm”, cô bé hồn nhiên khoe. Gia Trân cũng thừa nhận trong lớp 29 bạn, thành tích của bé chỉ xếp thứ mười mấy, và chỉ học tốt những môn về cuộc sống và môi trường. Lớp Gia Trân cũng có 5 học sinh là con lai, nhưng không bao giờ bị các bạn khác trêu ghẹo hoặc tò mò hỏi về nguồn gốc của mẹ chúng.
    Nguyễn Lệ Chi
    (từ Đài Bắc)




  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 7: Rẻ rúng tận cùng


    18/12/2011 0:36
    >> Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 6: Một thế hệ con lai
    Phần lớn bất hạnh của các cô dâu Việt đều bởi hôn nhân không tình yêu. Chính việc môi giới gả bán này khiến cuộc đời họ như bị đặt vào một canh bạc đầy rủi ro.
    [​IMG]
    Biển môi giới hôn nhân với cô dâu Việt tràn lan ở Đài Loan - ảnh: sina.com
    Tân Hoa xã ngày 24.6.2011 đã công bố rất nhiều bức hình chụp về đề tài cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan qua môi giới hôn nhân của nhiếp ảnh gia Mỹ gốc Đài Loan Trương Càn Kì.
    Trong suốt 4 năm (2004-2008), ông Kì bỏ công chụp hình cưới từng cặp đôi và bám theo một số nhân vật chụp hình qua nhiều giai đoạn: từ chọn cô dâu, đăng ký kết hôn, giao tiền, đặt vé máy bay khứ hồi, đám cưới tập thể, tới khi vợ chồng sinh sống ở Đài Loan, vợ mang bầu, sinh con… Ngoài chụp hình, ông Kì còn dành nhiều thời gian phỏng vấn và nghiên cứu về cuộc sống sau hôn nhân của một số cặp đôi. Từ đó, ông nhận thấy phần lớn cô dâu Việt nhận lời lấy đàn ông Đài Loan nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn và có khả năng tài chính giúp đỡ lại bố mẹ và người thân ở quê. Tuy nhiên, phần lớn cuộc sống hôn nhân của các cô dâu này đều không được như ý, chủ yếu do bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về thói quen sinh hoạt và tình cảm quá mỏng manh. Từ số liệu thống kê của ông Kì cho thấy khi kinh tế Việt Nam khởi sắc, số lượng các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan đã giảm đáng kể, từ 12.000 cặp đôi trong năm 2004 đã tụt xuống chỉ còn hơn 2.400 cặp đôi trong năm 2008.
    Quảng cáo xúc phạm
    Việc quảng bá môi giới kết hôn với cô dâu Việt tại Đài Loan không chỉ còn giới hạn trong các trung tâm môi giới hôn nhân hoặc các công ty du lịch, mà được phát triển tới mức như một sản phẩm chào bán rộng rãi trên kênh truyền hình mua sắm ở Đài Loan. Kênh này đã phát sóng rộng rãi hình ảnh các cô gái Việt e lệ trong bộ áo dài truyền thống khi đang học tiếng Hoa, học nấu đồ ăn Đài Loan và học cách ứng xử trong một gia đình Đài Loan kèm theo những lời giới thiệu: “Da trắng, thân thế gia đình trong sạch, không mắc bệnh phụ khoa, tính nết dịu dàng…”.
    Nhiều người dân Đài Loan cho biết họ không lạ lẫm gì về việc môi giới hôn nhân với cô dâu Việt. Bởi ngoài quảng cáo trên kênh mua sắm, các bảng hiệu giới thiệu về cô dâu Việt đầy rẫy khắp nơi với những lời quảng cáo coi thường nhân phẩm như: “Lấy cô dâu Việt chỉ cần từ 18.000-20.000 Đài tệ (129-144 triệu đồng), cam kết 4 điều: bảo đảm còn trinh; bảo đảm 3 tháng cưới được về nhà; bảo đảm không tăng giá; trong một năm nếu cô dâu bỏ chạy, bảo đảm đền một cô khác”. Chính những lời lẽ quảng cáo này đã khiến người dân Đài Loan có cái nhìn khinh miệt và rẻ rúng cô dâu Việt.
    Ngay cả báo Văn Hối (Hồng Kông) ngày 26.12.2006 cũng viết một bài cám cảnh cho các cô dâu Việt với nhan đề Vì cuộc sống, cô dâu Việt tại Đài Loan đánh bạc cả tính mạng. Theo bài báo, phong trào lấy cô dâu nước ngoài bắt đầu rộ lên ở Đài Loan từ năm 1994 và vẫn phát triển liên tục cho tới nay, tuy từng bị phản đối mấy năm vừa qua bởi sự lo ngại về một thế hệ tương lai Đài Loan có dân trí thấp và hôn nhân không bền vững.
    Theo một số phóng sự truyền hình, chỉ riêng năm 2003, số cô dâu Việt được gả sang Đài Loan lên tới 10.000 người và phần lớn gặp cảnh ngộ không may. Tháng 6 vừa qua, chỉ vì tranh chấp nuôi con sau khi ly dị vợ Việt, một ông chồng Đài Loan đã đâm trọng thương vợ ngay trên phố và một ông chồng khác đã tẩm xăng hỏa thiêu đứa con gái 2 tuổi ngay tại nhà. Ông Ngô Triệu Quân - một nhà tâm lý học ở Đài Loan - thừa nhận thực chất của việc môi giới hôn nhân chính là sự mua bán.
    Con sâu làm rầu nồi canh



    Theo thống kê của Cục Di dân Đài Loan, tính tới tháng 2.2011, tổng số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan lên tới 254.984 người, trong đó tổng số cô dâu Việt lên tới 43.875 người, vượt xa số cô dâu các nước Đông Nam Á khác tại Đài Loan.


    Cũng có một số trường hợp cá biệt cô dâu Việt lừa tiền gia đình chồng, được cấp chứng minh thư xong là lấy cớ đòi ly dị, lấy tiền của chồng già đi bao bồ trẻ, đánh bạc, lén lút làm gái bao… Một số cô dâu tham gia các hoạt động xã hội tự nguyện để giúp các cô dâu nước ngoài khỏi bạo lực gia đình cho biết trong vài năm qua, họ từng chứng kiến một số cô dâu Việt “kêu cứu”, vu cáo chồng đánh mình để đòi ly dị, nhưng thực chất là họ đã gặp được những người đàn ông khác ở bên ngoài, tình nguyện chu cấp cho họ sung túc hơn. Một cuộc hôn nhân có xuất phát điểm là sự đánh đổi về vật chất đương nhiên dễ lung lay khi nó được so sánh về vật chất và có điều kiện được đổi chác. Sau khi vượt qua rào cản ngôn ngữ, sinh sống tại Đài Loan nhiều năm, được đi làm và cọ xát với xã hội, nhiều cô dâu đã không cưỡng lại được cám dỗ, và kết quả là ôm con bỏ trốn hoặc ly dị chồng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến các ông chồng xứ Đài không hề muốn vợ Việt đi làm. “Em từng nhận được không ít lời đề nghị làm nghề mát xa với mức lương ít nhất trên 100.000 Đài tệ/tháng, nhưng em không làm, vì không thể biết thực chất công việc đó làm gì. Tại sao người ta dám trả cao vậy đâu phải vô cớ”, cô dâu Đào Duyên Hải nói. Cô cũng tâm sự một vài người bạn Đài Loan là nam giới cảm thông với hoàn cảnh của cô, từng đưa tiền đề nghị giúp đỡ và chăm sóc cô, nhưng cô đều từ chối. “Em không muốn họ có cái nhìn xấu về tất cả cô dâu Việt là đều ham tiền. Em muốn kiếm sống bằng chính những đồng tiền lương thiện do mình làm ra, dẫu cả tháng lương chỉ hơn 30.000 Đài tệ”, cô nói.
    Nguyễn Lệ Chi




    Được mấy người như Đào Duyên Hải ? :-??
    Hay lại muốn dụ thêm gà Cần Thơ qua đó mà bán ? ^:)^
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    TuGan
    Học trò Tú Xương !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    14:47, 29/11/10


    Được cảm ơn 3638 lần

    Tài Lộc Tài Phát bát ngát luôn !
    Thơ tình như nước suối tràn tuôn !
    Yêu ai yêu cả bằng lăng tím !
    Dào dạt tình dâng như suối nguồn !

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này