1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển đảo thân yêu - Trường sa Hoàng sa là của Việt nam

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi daicanho, 23/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4971 người đang online, trong đó có 434 thành viên. 20:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 14728 lượt đọc và 524 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    22 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: TuGan


    Nhiều ninja thía ? :-o
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    34 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: TuGan


    Chà ! Dữ he ? :-??
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Làm tốt công tác xây dựng khu vực phòng thủ, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu



    QĐND - Thứ Ba, 27/12/2011, 18:22 (GMT+7)
    QĐND Online - Ngày 27-12, UBND tỉnh Phú Yên đã mở Hội nghị triển khai nhiệm vụ quốc phòng, quân sự (QP-QS) năm 2012. Thiếu tướng Lê Văn Hoàng, Phó chính ủy Quân khu V dự hội nghị.
    Năm 2012, tỉnh Phú Yên quyết tâm tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng khu vực phòng thủ - sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập, hội thi, hội thao; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc; xây dựng bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên và xây dựng cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang vững mạnh.
    Phú Yên xác định năm 2012 sẽ tổ chức, diễn tập chiến đấu trị an cho 25-30% số xã, phường, tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng đạt 100% chỉ tiêu .
    Xuân Hiếu
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/170249/Default.aspx


    Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2011
    Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung xây dựng khu vực phòng thủ và phát triển công nghiệp quốc phòng



    QĐND - Chủ Nhật, 18/12/2011, 18:14 (GMT+7)
    QĐND – Ngày 18-12, Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2011 tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 3 với các nội dung chính: Triển khai Chỉ thị số 07 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 28 về xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT); các quy định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về tổ chức đảng và tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội; Triển khai Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
    Thừa ủy quyền của Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT); Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm TCCT đã quán triệt, triển khai Chỉ thị số 07 của Ban Bí thư và phổ biến Hướng dẫn số 498 của Quân ủy Trung ương về thực hiện Chỉ thị 07. Nội dung Chỉ thị 07 chỉ rõ những mặt tích cực và kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT của các tỉnh, thành phố trên cả nước; đồng thời cũng thẳng thắn đề cập đến những hạn chế, khuyết điểm. Từ thực tế đó, Ban Bí thư xác định 4 giải pháp cơ bản triển khai thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian tới.
    Tiếp đó, thừa ủy quyền của Chủ nhiệm TCCT, Trung tướng Đào Duy Minh, Phó chủ nhiệm TCCT cũng đã quán triệt Quy định số 49 của Bộ Chính trị về tổ chức đảng và Quy định số 50 của Ban Bí thư về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội. Những quy định mới nói trên nhằm tuân thủ, cụ thể hóa Nghị quyết và Điều lệ Đảng đã được thông qua tại Đại hội XI của Đảng. Một số điểm mới nổi bật như: Bổ sung mới về quyền hạn của Quân ủy Trung ương; về tăng số lượng ủy viên thuộc cấp ủy đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội; về bổ sung chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy bộ phận tiểu đoàn; về việc tiếp tục xây dựng, phát triển chi bộ quân sự cấp xã… đã được hội nghị quan tâm nghiên cứu, quán triệt.
    Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được sự phân công của Quân ủy Trung ương đã giới thiệu tại hội nghị nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị (khóa XI). Tiếp theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển CNQP, việc Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết 06 chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực phát triển CNQP. Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết: Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, nền CNQP đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm CNQP cũng như tiềm lực quốc phòng – an ninh của đất nước. Tuy nhiên, việc quán triệt và triển khai Nghị quyết còn chậm; một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong Nghị quyết và kế hoạch 5 năm 2006-2010 chưa thực hiện được. Vì vậy, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị lần này đã nhấn mạnh quan điểm, coi xây dựng và phát triển CNQP là nhiệm vụ cơ bản vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; xây dựng và phát triển CNQP là chương trình mục tiêu trọng điểm quốc gia. Từ đó, Bộ Chính trị xác định 3 nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng và phát triển CNQP đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
    Hồng Hải
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Tin QP - AN

    Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng

    Đổi mới phương thức quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng

    QĐND - Thứ Ba, 27/12/2011, 20:33 (GMT+7)
    QĐND - Ngày 27-12, tại Hà Nội, Thường vụ Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu (BTTM)-Cơ quan Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các kết luận của Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) cho cán bộ, sĩ quan cấp cao; cán bộ chủ chốt trong toàn Đảng bộ. Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Bí thư Đảng ủy BTTM-Cơ quan Bộ Quốc phòng, Phó tổng Tham mưu trưởng dự và chỉ đạo hội nghị.
    Tại hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản được BCH Trung ương kết luận tại hội nghị lần thứ 3. Đặc biệt, quán triệt chủ trương đổi mới việc học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Thường vụ Đảng ủy BTTM-Cơ quan Bộ Quốc phòng đã chủ động mời các chuyên gia đầu ngành giới thiệu, phân tích làm rõ những nội dung trọng tâm, cốt lõi, từ đó giúp cấp ủy, chỉ huy và đội ngũ cán bộ, đảng viên xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của BTTM.
    Duy Thành
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Ý kiến tâm huyết với Đảng

    QĐND - Thứ Ba, 27/12/2011, 20:33 (GMT+7)
    LTS: Sau bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã bày tỏ sự quan tâm và thể hiện những suy nghĩ tâm huyết của mình về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay với mong muốn Đảng ta đưa ra những quyết sách đúng đắn, khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng để Đảng ta thực sự tiêu biểu về "đạo đức, trí tuệ, văn minh", xứng đáng với lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu một số ý kiến.
    Việc rất khó nhưng không thể không làm
    Tôi hết sức tâm đắc với bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là một đảng viên có hơn 20 năm tuổi Đảng, tôi luôn đặc biệt quan tâm đến những chủ trương, giải pháp nhằm xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
    Bài phát biểu của Tổng bí thư đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng. Một trong những câu hỏi được Tổng bí thư đặt ra là: Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu? Tuy không trả lời một cách trực tiếp, nhưng tôi cho rằng, Tổng bí thư đã chỉ ra được nguyên nhân của tình trạng trên. Đó chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi, thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Tôi cho rằng, đây là nguyên nhân căn bản, cốt lõi dẫn đến công tác xây dựng Đảng trong những năm qua chưa đạt yêu cầu đề ra.
    Tôi đọc bài phát biểu nhiều lần. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, tôi càng thấy những vấn đề được Tổng bí thư đề cập trong bài phát biểu vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách trước mắt. Tôi có suy nghĩ rằng, việc phải làm trước tiên chính là tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng thực sự tiêu biểu về tư tưởng chính trị, năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị, gương mẫu, gắn bó với dân, đồng cam cộng khổ với dân. Trên thực tế, sức mạnh của Đảng, uy tín của Đảng thể hiện thông qua lời nói và việc làm hằng ngày của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cán bộ phải thực sự vì dân, phải gần dân, hiểu dân, trọng dân. Cán bộ xa dân chính là mầm mống của sự quan liêu trong Đảng.
    Tuy nhiên, đúng như Tổng bí thư khẳng định: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người. Vì thế, tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của đồng chí Tổng bí thư là không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn, càng không thể tạo ra kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng gây mất đoàn kết nội bộ, gây mất ổn định chính trị. Đồng chí Tổng bí thư cũng khẳng định: "Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ". Vì vậy, công tác xây dựng Đảng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải coi đây là việc làm hằng ngày của từng cán bộ, đảng viên...
    Công tác xây dựng Đảng đúng là một việc rất khó, nhưng đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Đảng đã nêu quyết tâm, khó không có nghĩa là không làm, mà phải làm quyết liệt hơn và làm ngay từ bây giờ, ngay từ từng cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng.
    Lê Mạnh Hùng - Phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa
    Cần làm ngay từ trên, từ Trung ương Đảng
    Từ tối 26-12 đến nay, nhiều đồng chí gọi điện cho tôi tỏ ý vui mừng về bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (Khóa XI) của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với chủ đề: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”…
    Ai cũng biết rằng, một đảng cầm quyền phải luôn luôn đổi mới thì mới đủ uy tín lãnh đạo nhân dân mình. Đảng ta chủ trương thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn là việc làm đúng quy luật, mang tính cách mạng, khoa học.
    Ba nội dung được đề cập là đúng, là trúng với tình hình cấp bách hiện nay đối với công tác xây dựng Đảng. Đúng như nhận định của đồng chí Tổng bí thư: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”… Tôi thấy đây là tiếng chuông báo động. Mỗi đảng viên của Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật này và bình tĩnh sáng suốt, tự giác chỉ ra những biểu hiện suy thoái trong chính con người mình, trong đảng bộ mình và tìm ra nguyên nhân sâu xa của các biểu hiện tiêu cực đó để tránh tình trạng chỉ nói chung chung, “hòa cả làng”.
    Về giải pháp, đã có nhiều giải pháp và sẽ có nhiều giải pháp nữa nhưng việc cần làm ngay thì như đồng chí Tổng bí thư đã chỉ ra: Cần làm từ trên, từ Trung ương Đảng. Đó là việc làm đúng vì “Đầu xuôi, đuôi lọt”, “một người lo bằng kho người làm”. Vai trò của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, các đồng chí đứng đầu các cấp của Đảng và chính quyền rất quan trọng. Sự tự giác nêu gương tự phê bình và phê bình trên tình thật sự thương yêu đồng chí vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân của các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đứng đầu các cấp sẽ tạo ra bầu không khí hồ hởi, tin cậy trong Đảng và nhân dân, mà một khi lòng dân đã thuận, đảng viên yên tâm thì không có khó khăn nào đáng ngại.
    Rất mong các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng với trách nhiệm cao cả trước Tổ quốc và dân tộc hãy mổ xẻ những vấn đề đồng chí Tổng bí thư nêu lên và ngay tại hội nghị này, nêu gương tự phê bình và phê bình, rồi công khai cho đảng viên và nhân dân biết. Tôi nhớ, khi Đảng ta mới ra đời, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã đề ra “tự chỉ trích” trong Đảng. Đồng chí khẳng định, Đảng phải tự chỉnh đốn và công khai khuyết điểm của mình, không sợ đế quốc, thực dân và bè lũ tay sai lợi dụng bôi nhọ Đảng. Bây giờ ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, cái đáng lo nhất là lòng dân không yên.
    Đảng ta có diễm phúc là được sinh ra từ nhân dân Việt Nam anh hùng với tấm lòng đầy khoan dung. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những đồng chí đứng đầu dám tự phê bình, dám nhận lỗi và kiên quyết sửa thì sẽ lấy lại được lòng tin của dân.
    Chúng tôi gửi gắm niềm tin ở Ban Chấp hành Trung ương; với quyết tâm chính trị lớn và thống nhất cao, các đồng chí sẽ ra được nghị quyết sát với tình hình, thiết thực rồi chỉ đạo thực hiện quyết liệt, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh.
    Vũ Quốc Hùng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm UBKTTW, Trưởng bộ phận thường trực TW6 (2)
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    http://www.mattran.org.vn/Home/DatnuocVN/vndncn/truongsa.htm

    [FONT=&quot]
    [/FONT] Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng
    !

    [FONT=&quot] Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]
    "Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...". Không hiểu sao trong suốt hải trình hơn 1100 hải lý, giai điệu của bài hát "Gần lắm Trường Sa" của nhạc sĩ Huỳnh Phước Liên cứ trở đi trở lại day dứt mãi trong tôi kể cả trong giấc ngủ chập chờn chao lắc của đại dương mênh mông...

    [​IMG]

    [FONT=&quot]
    Kỳ 1.
    [/FONT] [FONT=&quot] Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam !

    [/FONT]
    [FONT=&quot] Sáng 17/4 Đoàn đại biểu 54 dân tộc anh em (khu vực phía Bắc) đi thăm Trường Sa xuất phát từ Hà Nội lên cảng hàng không Nội Bài bay vào thành phố Hồ Chi Minh để "hội quân" với các đại biểu phía Nam tại Nhà khách của Quân chủng Hải quân số 1A - Tôn Đức Thắng, quận 1. Đã bao lần đi xa, từ thời trai trẻ đến nay tóc đã pha sương, cảm xúc trước mỗi chuyến đi xa dường như có "chai đi" theo năm tháng, nhưng lần này sự háo hức "nhổ neo ra khơi" trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ô tô của Quân chủng Hải quân đón Đoàn công tác đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất về thẳng Nhà khách của Quân chủng Hải quân để họp Đoàn, phổ biến, quán triệt những nội dung quan trọng phục vụ chuyến đi...

    [/FONT][​IMG]

    [FONT=&quot] Sáng 18/4 cả Đoàn dậy sớm, điểm tâm xong lên ô tô chạy thẳng về cảng Cát Lái. Đoàn vừa đặt chân lên Cảng đã được các chiến sỹ Hải quân đón tiếp chu đáo, giúp đỡ đưa đưa hành lý, quân tư trang cá nhân đến từng phòng trên tàu. Đúng 8 giờ, Lễ tiễn đoàn công tác đặc biệt diễn ra trang trọng theo đúng nghi thức của quân đội. Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh tiễn đoàn tại cầu tầu, tặng hoa và chúc Đoàn "hải lộ bình an". Đúng 8 giờ 5', con tàu kéo một hồi còi dài, trang nghiêm, trầm hùng tạm biệt đất liền, tạm biệt những người thân yêu. Chỉ trước đó 15 phút thôi anh em các cơ quan thông tấn, báo chí còn chen chúc thi nhau chĩa ống kính "tác nghiệp" vào những bộ quần áo dân tộc với rất nhiều màu sắc như trăm hoa đua nở của các đại biểu nữ, cả phóng viên và đại biểu đều vui vẻ, cười đùa. Khi con tầu từ từ tách bến, những bàn tay vẫy chào những bàn tay thì cả trên lan can boong tầu và trên bờ đều đã có những giọt nước mắt xúc động lăn xuống, những bàn tay quệt vội trên má. Chào "Đất Mẹ" nhé, chúng tôi ra Trường Sa đây ![/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]Để tổ chức Đoàn đại biểu đại diện 54 dân tộc Việt Nam thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 từ cách đây nhiều tháng Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh thành phố trong cả nước đã tiến hành công tác chuẩn bị rất chu đáo, công phu... Hầu hết các đại biểu khi được mời tham gia Đoàn công tác đều hết sức phấn khởi và sẵn sàng hoãn lại tất cả các công việc thường nhật để tham gia một hải trình lịch sử có một không hai. Thực vậy, từ hơn 300 năm nay đã có hàng ngàn lần hải trình của Người Việt Nam qua nhiều triều đại lịch sử đến với vùng đất thiêng liêng ấy của Tổ quốc để khai thác tài nguyên, trồng cây, xây miếu thờ, dựng chùa chiền, lập bia, đào giếng, xây hải đăng, làm khí tượng, lập trạm thuế, làm nhà, lập ấp, sinh sống bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo Quốc gia. Trong số họ có cả dân binh, lính thú, dân chài, nông dân, công nhân, quân nhân, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ, nhà tu hành... Nhưng một Đoàn đại biểu gần 150 người đại diện 54 dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc từ Hà Giang đến Hà Tiên với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp... đến với vùng hải đảo viễn đông ngàn năm sóng vỗ để khẳng định khối đoàn kết "đồng bào" triệu người như một, toàn dân một ý trí, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giữ gìn, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc và chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thì đây là lần đầu tiên trong lịch sử 4000 năm của dân tộc...

    [​IMG][/FONT]
    [FONT=&quot] "Nhổ neo ra khơi", ai đó bên cạnh tôi cất tiếng hát khe khẽ, bỗng dưng tôi cũng hát theo "Nhổ neo ra khơi, qua ngàn lớp sóng nhấp nhô...". Từ cảng Cát Lái tầu xuôi sông Sài Gòn ra Vũng Tàu rồi theo hải trình: Vũng Tàu - Cam Ranh - (Khánh Hòa) - Song Tử Tây. Quãng đường 480 hải lý với vận tốc khoảng 8-9 hải lý/giờ dự kiến phải gần 60 tiếng mới đến Song Tử Tây. Thành phần đoàn 54 dân tộc anh em đa số là đại biểu các tỉnh miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung Tây Nguyên và Nam Bộ, nhiều người ở miền núi chưa một lần nhìn thấy biển. Có con sóng lớn vỗ mạn tàu tung nước lên boong có người đã nếm thử vị nước biển xem có thực mặn hay không. HQ 996 là một trong những tàu vận tải hạng trung của Hải quân Việt Nam thiết kế theo kiểu tàu khách với nhiều buồng nhỏ chở được gần 200 người trên cả 4 tầng. Mỗi buồng nhỏ có 4 giường tầng cho 8 người. Theo kinh nghiệm dân gian các tỉnh duyên hải miền Trung "Tháng Ba bà già đi biển" có nghĩa là vào cữ tháng Ba âm lịch thì "trời yên biển lặng" nhất trong năm bà già cũng có thể đi biển được. Khi tàu chạy ven biển, sóng còn nhỏ nên chỉ có vài người say sóng. Sáng ngày thứ 2 tàu chúng tôi chạy thẳng về hướng mặt trời mọc - quần đảo Trường Sa. Nhiều lúc sóng vỗ ào ạt hai mạn tầu cùng với gió đại dương ầm ào, thân tàu chao lắc khiến nhiều người nôn nao. Khi ra đại dương mới thấy con tàu có lượng rẽ nước hơn 2500 tấn của chúng tôi quá nhỏ bé giữa biển trời bao la. Theo kinh nghiệm của những người đi biển lâu năm truyền lại, tôi thường lên boong tàu ngắm trời biển, hít thở không khí thoáng đãng, mát mẻ và chống say sóng. Đứng ở mũi boong tầu nhìn con tàu rẽ sóng lao lên phía trước trong miên man ầm ào của đại đương bất giác tôi nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu: "Tổ quốc tôi như một con tàu". Vâng, chúng tôi đang đến với một vùng biển đảo đất trời thiêng liêng của Tổ quốc. Nơi ấy từ mấy trăm năm trước... các triều đại phong kiến Việt Nam đã đã nhiều lần khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đó là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời Minh Mạng, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104 chép: "Năm 1833, Vua (Minh Mạng) bảo Bộ Công rằng dải Hoàng Sa nằm trong hải phận Quảng Ngãi", hoặc năm 1836, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165 chép: "Bộ Công tâu: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển của nước ta, rất là hiểm yếu". Năm 1847, tờ phúc tấu của Bộ Công trong tập châu bản tập 51, trang 235 ghi rõ: "Bộ Công tâu lên Vua [Thiệu Trị]: "Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa, thuộc hải cương nước nhà". Sách đại Nam Thực lục tiền biên quyển 10 chép: "Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa châu." Từ đầu Triều Nguyễn, những đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đã được thành lập hàng năm đều ra bảo vệ và khai thác tài nguyên ở hai quần đảo "thuộc hải cương nước nhà" ấy. Thời vua Minh Mạng, triều đình nhà Nguyễn đã cho dựng miếu bằng đá để thờ cúng, đào giếng lấy nước ngọt... và đã cho trồng cây tại các đảo để cho thuyền bè ở đằng xa nhận thấy, tránh bị nạn. Nhiều nhà cứu thừa nhận các thực vật cây cối ở Hoàng Sa, Trường Sa phần lớn có nguồn gốc ở miền Trung Việt Nam. Riêng tại đảo Phú Lâm, tài liệu Trung Quốc ghi rõ có miếu Hoàng Sa Tự của Việt Nam... Bắt đầu từ năm 1816, việc xem xét và đo đạc thuỷ trình... để vẽ bản đồ ở Hoàng Sa do Bộ Công chỉ đạo thuỷ quân phối hợp với giám thành, với địa phương Quảng Ngãi. Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công đẩy mạnh việc dựng bia chủ quyền, cắm cột mốc ở Hoàng Sa...

    [​IMG][/FONT]
    Ảnh: Đền thờ bác Hồ trên đảo Trường Sa

    [FONT=&quot] Cho đến năm 1939, các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn do Pháp, thay mặt nước Việt Nam, thực hiện chủ quyền. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đôi lần nêu chủ quyền của họ nhưng khi Pháp đề nghị đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài họ lại khước từ. Từ 1939, quân đội Nhật Bản đã chiếm cả hai quần đảo cho đến khi họ buộc phải rút đi. Có một sự thật thú vị qua các tư liệu, thư tịch lịch sử thế giới cho thấy: Trong thời gian Đệ Nhị thế chiến, các nhà lãnh đạo Mỹ, Liên Xô, Anh (Franklin D. Roosevelt, Stalin, Winston Churchill) đã ba lần gặp nhau tại Teheran, Yalta, Potsdam đề bàn về những vấn đề chỉ đạo chiến tranh, vấn đề hợp tác trong và sau chiến tranh. Tổng thống F.D. Roosevelt, Thủ tướng W.Churchill và Thống chế Tưởng Giới Thạch cũng đã bí mật họp tại Cairo để bàn về kết thúc chiến tranh với Nhật Bản và việc giải quyết những vấn đề lãnh thổ Châu Á bị Nhật Bản chiếm đóng. Đây là những cuộc họp cấp cao cực kỳ quan trọng để chiến thắng chủ nghĩa phát xít và chuẩn bị tiến tới một thế giới hậu chiến. Đối với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt quan trọng là vấn đề những lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng. Tại Cairo, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra một bản Tuyên bố trong đó có đoạn nói rõ ràng: “Nhật Bản phải bị loại khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp đoạt, chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của Trung Hoa như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại Trung Hoa Dân Quốc” (Tuyên cáo Cairo ngày 26/11/1943). Sự thật lịch sử cho thấy Bản Tuyên bố hoàn toàn không đề cập đến số phận của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc nhận là lãnh thổ của họ. Thống chế Tưởng Giới Thạch đích thân tham dự cuộc họp thượng đỉnh này và cùng Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh bàn bạc trong bốn ngày, không thể không nêu vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa khi nêu vấn đề các lãnh thổ khác bị mất về tay Nhật Bản. Nhưng trong bản Tuyên bố Cairo mà ba vị lãnh đạo đã nhất trí thông qua, không có bảo lưu hay tuyên bố riêng nào của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó chứng tỏ không có vấn đề trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc. Trong Tuyên cáo Postdam ngày 26/7/1945, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã khẳng định rằng “các điều khoản của Tuyển bố Cairo sẽ được thi hành” và Liên Xô sau khi tuyên chiến với Nhật, đã tham gia bản Tuyên cáo Potsdam. Tại Hội nghị San Francisco 51 (ngày 15/8/1951), đại biểu các nước đều đòi giải quyết vấn đề Hoàng Sà và Trường Sa theo đúng Tuyên bố Cairo và thỏa ước Potsdam. Đại biểu Liên Xô A.Gromyko đưa ra đề nghị trao cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng đề nghị này bị bác bỏ vì có tới 48 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Đại biểu Việt Nam, ông Trần Văn Hữu (Thủ tướng CP Bảo Đại) tuyên bố: “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu là lãnh thổ Việt Nam”, không một đại biểu nào phản đối hay bảo lưu. Cuối cùng Hòa ước với Nhật Bản được ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 trong đó điều 2, điểm 7 nêu rõ: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi đối với Paracels và Spraly” (tức Hoàng Sa và Trường Sa). [/FONT]
    [​IMG]
    [FONT=&quot] Như thế với chức năng kiểm soát sự khai thác các sản vật ở biển Đông và những hành động cụ thể trực tiếp khai thác các sản vật của Đội Hoàng Sa, một tổ chức dân binh liên tục gần hai thế kỷ suốt từ đầu thế kỷ 17 cho đến năm 1816 cùng những hành động xác lập và thực thi chủ quyền rất cụ thể như xây cột mốc, dựng bia, xây miếu, trồng cây, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, khai thác tài nguyên của Việt Nam từ năm 1816 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua và triều đình cũng như những lời tuyên bố của triều đình nhà Nguyễn và sự quản hạt hành chính vào Quảng Ngãi từ đầu thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, tất cả là những bằng chứng hiển nhiên về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002... [/FONT]
    [​IMG] Ảnh: đảo Đá Tây
    [FONT=&quot] [​IMG] [/FONT]Ảnh: đảo Đá Đông
    [FONT=&quot] Tôi đang miên man trong dòng hồi tưởng về lịch sử chợt nghe tiếng ghi ta bập bùng, một giọng hát trong trẻo cất lên: Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa xa lắm em ơi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thân yêu chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô.Trường Sa ơi! Biển đảo yêu thương... Tôi đã nghe bài hát này không biết bao nhiêu lần, chỉ biết rằng từ khi con tàu nhổ neo rời bến giai điệu của bài hát cứ da diết trở đi trở lại mãi trong tôi hòa cùng tiếng ầm ào của sóng biển; khi một mình ngắm đại dương bao la với sự biến đổi kỳ ảo của những làn mây lúc mặt trời mọc và lặn; khi nhớ lại những dòng tư liệu lịch sử về bãi cát vàng Hoàng Sa - Trường Sa và trong cả giấc ngủ chập chờn trên boong tàu khi ngắm bầu trời sao của cả tuổi thơ bao nhiêu năm nay mới gặp lại. Có tiếng ai đó bỗng reo lên: đảo kia rồi ! Nhiều người cùng xô lại mũi tàu. Tôi vội nâng ống nhòm lên điều chỉnh tiêu cự. Phía chân trời một vệt xanh nổi trên biển như "mâm cốm" lớn dần lên. Có thể thấy rõ một màu xanh mát của cây cối, đảo của ta rất nhiều cây! (tiếng ai đó bình phẩm), kia là những cột đèn năng lượng mặt trời !, còn kia những hàng cột cao hơn có cánh chong chóng đang quay là tuốc - bin điện chạy bằng sức gió (tiếng một sỹ quan hải quân giải thích cho mọi người); những mái nhà trên đảo nhấp nhô theo từng ngọn sóng và cao nhất to nhất là có lẽ là cây đèn biển. Đúng là ngọn hải đăng rồi. Thế là sau 3 ngày 2 đêm lênh đênh trên sóng nước từ cảng Cát Lái TP Hồ Chí Minh qua hơn 873 km (480 hải lý) chúng tôi đã đến đảo Song Tử Tây điểm dừng chân đầu tiên trên hải trình thăm huyện đảo Trường Sa và nhà dàn DK1. Không dấu nổi xúc động nhiều tiếng hát cùng nghẹn ngào đồng thanh cất lên:"Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...,".[/FONT]
    [​IMG] Ảnh: nhà dàn DK trên biển
    [FONT=&quot] Trường Sa - Ngày Hạ tháng Tư 2011
    [/FONT] [FONT=&quot] Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]


  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng !
    [FONT=&quot] Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]
    "Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...". Không hiểu sao trong suốt hải trình hơn 1100 hải lý, giai điệu của bài hát "Gần lắm Trường Sa" của nhạc sĩ Huỳnh Phước Liên cứ trở đi trở lại day dứt mãi trong tôi kể cả trong giấc ngủ chập chờn chao lắc của đại dương mênh mông...
    [​IMG]


    Kỳ 2. Hành quân lên đảo
    Từ tàu lớn muốn vào đảo chúng tôi phải xuống xuồng nhỏ đáy phẳng, mỗi xuồng chở khoảng 25 đến 30 người. Mỗi người đều được trang bị áo phao và túi ni nông để bọc máy tính, máy quay phim, máy ảnh, điện thoại di động khỏi hư hại vì nước biển. Việc xuống xuồng tưởng chừng đơn giản nhưng không hề dễ dàng với những người lần đầu đi biển. Từ mạn tàu lớn cao hơn mạn xuồng khoảng 2,5 đến 3 m phải xuống bằng thang treo móc vào thành tàu, nhưng sóng đánh vào mạn tàu lớn và xuồng nhỏ tạo ra biên độ chênh nhau giữa sàn tàu và thuyền lúc sóng nhỏ cũng khoảng 1 m lúc sóng lớn có thể lên tới 2 đến 3 m nên không thể cứ xuống thang là vào xuồng vì rất nguy hiểm nếu không đúng biên độ. Bước chân từ thang xuống xuồng cần chờ con sóng dâng hết tầm có điểm dừng khoảng 1 giây phải bước sang xuồng ngay, đồng thời buông tay bám thang, nếu chậm chỉ vài giây sau mới bước chân thì sóng đã tụt xuống hàng mét và bước hụt có thể ngã xuống biển. Còn nếu chưa kịp buông tay người đang lơ lửng trong khoảng không mà con sóng sau dâng xuồng lên thì thành xuồng sẽ hất tung người lên. Nếu con sóng đang lên chưa đến điểm dừng đã bước chân xuống thì cạnh xuồng bằng sắt nghiến vào bậc thang như lưỡi kéo có thể cứa đứt cả bàn chân. Tuy vậy, nhờ các chiến sỹ hải quân thị phạm chu đáo và bảo hiểm cẩn thận (2 người trên tầu kéo giữ, 2 người dưới xuồng đỡ) nên không xảy ra tai nạn, thương vong đáng tiếc nào trong suốt cả hải trình trên 2000km trên biển với rất nhiều lần lên xuống tàu và lên đảo. Đối với 1 đoàn đông hàng trăm người, có nhiều đại biểu tuổi cao, sức yếu và chị em phụ nữ thì đó là một thành công đáng ghi nhận về sự đảm bảo an toàn của Quân chủng Hải quân cho các đoàn công tác trong mỗi chuyến đi.
    [​IMG]Sau khi các đại biểu đã ổn định trên xuồng đầy đủ các ca nô nhỏ của đảo đã chờ sẵn để áp gần, quăng dây kéo xuồng theo luồng lạch vào đảo mà chỉ có các chiến sỹ hải quân trên đảo là thành thạo nhất, nếu không xuồng rất đễ đâm vào đá ngầm hoặc san hô...
    Không thể tả hết niềm xúc động trào dâng khi con xuồng tiến về đảo mỗi lúc một gần hơn. Trên cầu cảng đảo Song Tử Tây toàn bộ cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ và nhân dân trên đảo đã đứng thành 4 hàng ngang tề chỉnh chờ đón Đoàn [FONT=&quot]đại biểu 54 dân tộc anh em lên thăm đảo. Đồng chí sỹ quan chỉ huy hô nghiêm - chào rồi chạy theo điều điều lệnh đến báo cáo đồng chí Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam - Trưởng đoàn công tác: Tôi Thượng tá Phạm Văn Hoà - Đảo trưởng - Chủ tịch xã đảo Song Tử Tây báo cáo, toàn bộ cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ và nhân dân trên đảo đã tập hợp đầy đủ để chào đón Đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam thăm đảo Song Tử Tây. Báo cáo hết - Xin chỉ thị đồng chí!... Nghe đồng chí đảo trưởng báo cáo đến đây thì nước mắt tôi đã nhoà đi trước lá cờ Tổ quốc đỏ thắm bao máu đào chiến sỹ đã hy sinh đang kiêu hãnh tung bay phần phần phật trong nắng gió đại dương... cảm xúc về Đất nước, về Tổ quốc, về nhân dân, về người lính, về tình đồng chí, nghĩa đồng bào dâng lên, hoà quyện thật cao cả, thiêng liêng, không thể nào tả xiết. Nếu không phải là người trong cuộc sẽ không thể bao giờ hiểu được điều thiêng liêng ấy. [/FONT]
    [​IMG]
    Ảnh: Quân dân trên đảo đón đoàn Đại biểu 54 dân tộc Việt Nam...
    Nơi chúng tôi đi là đất liền là đất nước Việt Nam yêu thương, là Tổ quốc. Nơi chúng tôi đến đây sau hành trình hàng trăm hải lý trên biển Đông là Trường Sa, là Tổ quốc tôi đây - là "Đất nước nơi đầu sóng" nơi có các đồng chí, đồng đội, đồng bào tôi đang ngày đêm canh giữ. Chúng tôi tiến đến hàng quân, từng sỹ quan đưa tay lên vành mũ kê pi Hải quân... chào và bắt tay từng đại biểu. Tôi đã nghẹn ngào không thể cất lên lời chào đành chỉ nắm chặt tay từng người, nhìn thật gần từng đôi mắt, từng khuôn mặt mỗi người để ghi nhớ và gật đầu chào thay cho lời nói (và tôi biết nhiều người trong chúng tôi cả những người đón và đại biểu đến thăm đều rưng rưng nước mắt).Cuối hàng quân là những người dân mặc thường phục như mỗi đồng bào trên đất liền cũng đang chờ đợi và xúc động chờ đón đoàn. Một tình cảm thân ái, chân tình, tự nhiên như gặp người thân trong gia đình, chúng tôi ôm nhau ríu rít giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung, giọng Hà Nội, giọng đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên nói tiếng phổ thông còn lơ lớ...: chào bác, chào cô, chào em, chào chị, chào chú, chào anh, có khoẻ không, mạnh giỏi hả...? Từ trong sâu thẳm tâm hồn tôi ghi nhận và nhắc nhở mình, đừng bao giờ và không bao giờ được quên những giờ phút thiêng liêng này. Tổ quốc ta, nhân dân ta cũng sẽ không bao giờ quên những người lính, những người dân Từ tuyến đầu Tổ quốc - Đất nước nơi đầu sóng.
    [​IMG] Ảnh : đồng bào gặp nhau tay bắt mặt mừng

    [FONT=&quot] Trường Sa - Ngày Hạ tháng Tư 2011[/FONT][FONT=&quot]
    Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112


    Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng !
    [FONT=&quot] Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]
    "Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...". Không hiểu sao trong suốt hải trình hơn 1100 hải lý, giai điệu của bài hát "Gần lắm Trường Sa" của nhạc sĩ Huỳnh Phước Liên cứ trở đi trở lại day dứt mãi trong tôi kể cả trong giấc ngủ chập chờn chao lắc của đại dương mênh mông...

    [​IMG]

    Kỳ 3. Gần lắm Trường Sa
    [FONT=&quot]Sau mấy ngày lênh đênh trên sóng nước, cảm giác khi chúng tôi ở trên đảo thật bình yên, gần gũi, thân thiết. [/FONT][FONT=&quot] Đảo Song Tử Tây Nằm ở vĩ độ 110 25' 54"N và kinh độ 1140 19' 48"E, cách đảo Song Tử Đông (do Philípin đang chiếm giữ) 1,5 hải lý; cách đảo Đá Nam 2,5 hải lý về phía Nam. Đảo có hình bầu dục , nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam chiều dài khoảng 630m rộng gần 300m diện tích phần nổi và thềm san hô khoảng 0,22km2, lòng đảo trũng, xung quanh cao so với mức nước biển từ 4m đến 6m. Trừ một số bãi cát, đá gần bờ và một vài điểm đang xây dựng còn lại khắp mặt đảo được phủ một màu xanh của cây phong ba, cây bàng quả vuông, cây bão táp, cây bàng lá đỏ, cây nho biển, cây nhàu, cây phi lao... Nhiều vị trí trên đảo, cây lớn chùm toả rộng xen nhau như những tán rừng nhỏ. Xen kẽ với các công trình quân sự và dân sinh trên đảo là những vườn rau muống, rau cải biển, đu đủ, chuối, bầu, bí, rau muống biển và nhiều loại rau xanh khác.

    [/FONT] [​IMG]
    Ảnh: Thăm hỏi bà con khu dân cư đảo Song Tử Tây

    Tôi may mắn được thưởng thức nước cây sâm đất là đặc sản của đảo mà bộ đội và nhân dân dùng làm nước uống giải nhiệt và tăng cường thể lực. Trên đảo có nhiều nước lợ thuận tiện cho tắm giặt, nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt. Vì thế ngoài cây cối và rau xanh cán bộ và nhân dân trên đảo trên đảo còn nuôi được lợn, gà và cả đàn bò... Tại nhà ăn tập thể trên đảo, thấy tôi chụp lại bảng tài chính công khai thực đơn bữa ăn và khen thực đơn phong phú, Đảo trưởng Phạm Văn Hoà cho biết đảo thường xuyên duy trì tốt bữa ăn tập trung cho bộ đội, tích cực cải tiến, chế biến nhiều món ăn như đậu phụ, giá sống, nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm tiêu chuẩn thường xuyên cũng như các ngày lễ, tết. Vườn rau, vườn cây ăn quả có trên 2.000m2, cây xanh các loại có trên 2.590 cây, đàn lợn có 29 con, gia súc khác 42 con, gia cầm 60 con, đàn bò 9 con... Ngay khi đặt chân lên đảo tôi đã ghi hình được đàn bò bình thản gặm cỏ gần lối vào Chùa Song Tử Tây. Sau hơn 2 giờ thăm đảo tôi lại chụp được hình ảnh những chú bò vàng bình yên nghỉ trưa dưới tán cây phong ba và bàng quả vuông ngay dưới chân ngọn Hải đăng Song Tử Tây. Đảo Song Tử Tây là đảo cao nhất trong quần đảo Trường Sa, vì vậy tàu ngược xuôi Nam - Bắc đều nhìn thấy. Anh Nguyễn Văn Tiến - Trạm trưởng trạm Hải đăng cho biết Hải đăng Song Tử Tây là ngọn hải đăng cấp 1 thuộc hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải Quốc tế được xây dựng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa. Hải đăng có chiều cao 38m, tầm hiệu lực ban ngày 21 hải lý, ban đêm 22 hải lý. Hải đăng Song Tử Tây cũng được các nhà hàng hải dùng làm tiêu điểm chuyển hướng cho các tàu qua lại trên tuyền hàng hải quốc tế từ Singapo đi Hồng Kông và Mannila.

    [​IMG] Ảnh: Chủ tịch MTTQ xã đảo Song Tu với đồng bào








    [FONT=&quot]Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã đảo Trương Xứ Long 24 tuổi (2/3/1987) có lẽ là một trong những Chủ tịch Uỷ ban MTTQ cấp xã trẻ nhất trong cả nước mà tôi biết. Trong bữa cơm trưa thân mật cùng cán bộ, chiến sỹ trên đảo ngoài thông tin tôi hỏi anh về tình chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 trên xã đảo, anh còn cho chúng tôi biết khá nhiều điều thú vị về cuộc sống của quân dân trên đảo. Đảo Song Tử Tây là 1 trong 3 xã, [/FONT][FONT=&quot]thị trấn của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo có khu dân cư, có công trình văn hoá, công trình dân sự phục vụ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Âu tàu trên đảo có sức chứa hàng chục tàu cá công suất lớn có dịch vụ sửa chữa máy tàu thuyền, cứu hộ cứu nạn (miễn phí), cung cấp dầu diezen, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, dịch vụ y tế phục vụ bà con ngư dân các tỉnh miền Trung đánh cá trên biển với giá cả như trong đất liền. Hệ thống năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã hoàn chỉnh, cung cấp điện ổn định phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ đảo. Trong tương lai gần sẽ mở ra nhiều dịch vụ tiện ích khác như thu mua, chế biến hải sản tại chỗ, sản xuất và cung cấp nước đá, cung cấp lương thực thực phẩm cho ngư dân... [/FONT]
    [FONT=&quot] [​IMG] Hoi tham chuyen que nha[/FONT]
    [FONT=&quot] Khu dân cư trên đảo Song Tử Tây nằm sát ven bờ biển ngay gần ngọn Hải Đăng, xung quanh có nhiều cây bàng quả vuông, phong ba và phi lao rất đẹp. Chúng tôi đến thăm hỏi và chuyển quà của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, của bà con 54 dân tộc anh em cả nước và của Bộ tư lệnh Hải quân đến từng gia đình bà con trên đảo. Các hộ dân trên đảo được đầu tư quy hoạch, xây dựng với tổng diện tích 200m2 mỗi hộ, kiến trúc phù hợp với cảnh quan, môi trường xung quanh. Mỗi hộ đều có cổng xây, có sân trước, sân sau, phòng khách, phòng ngủ, công trình phụ, tiện nghi đầy đủ... thiết kế rộng rãi, thoáng mát, chất lượng công trình tốt phù hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình. Khu dân cư có sân chơi, có cầu trượt, ghế đu, bập bênh... cho trẻ em vui chơi. Nghề nghiệp chính của bà con là ngư nghiệp, chủ yếu nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Riêng chị em nữ làm thêm dịch vụ quân nhu hậu cần cho các đơn vị trên đảo. Thu nhập bình quân mỗi hộ cũng được gần 18 triệu đồng/tháng. Toàn bộ nhân dân trên đảo đều có bảo hiểm y tế miễn phí, được khám bệnh, kiểm tra, chăm sóc sức khoẻ định kỳ. Các cháu trong độ tuổi đều được đến trường. Trường học của xã đảo được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho công tác giáo dục bậc tiểu học, có sân chơi đủ các tiện nghi. Các cháu học lớp ghép từ lớp 1 đến lớp 4 được duy trì đẩy đủ thời gian cũng như chương trình chung. Các cháu học xong chương trình tiểu học được đưa vào bờ học tiếp chương trình phổ thông cơ sở. Học lực của các cháu sau khi vào đất liền đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục đào tạo. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Thưởng chị Nguyễn Mạnh Kiều có 1 con nhỏ đang học lớp 1 tại đảo và con lớn 12 tuổi học lớp 6 được gửi vào bờ học rất giỏi. Anh Phan Thanh Cốc (tổ trưởng dân phố) và chị Đặng Thị Liễu dẫn con gái đang học lớp 4 ra tận cổng đón chào các vị khách quý đến thăm. Chị Trương Thị Liên vợ anh Hồ Dương bế cháu Hồ Song Tất Minh mới sinh tại bệnh xá quân y trên đảo trông rất khoẻ mạnh ra chào bà con các dân tộc ra thăm đảo. Chị Huỳnh Thanh Thuận vợ anh Nguyễn Xuân Quang tay dắt con trai Quang Vinh đang học lớp 2 tay bế con gái Thanh Vi mới 3 tháng tuổi ra tận thềm xin chụp ảnh kỷ niệm với bà con cô bác. Cả khu dân cư vui như ngày hội vì được đón các đại biểu về thăm. Cháu Tố Ngân (học lớp 4) cũng dẫn em gái Bảo Trân (học lớp 1) mặc quần áo đẹp cùng bố (anh Huỳnh Quyền) và mẹ (chị Trần Thị Nga) ra trước sân nhà chụp ảnh chung với các bác, các cô mặc quần áo đồng bào dân tộc nhiều màu đẹp quá...

    [​IMG]
    Ảnh: Cùng chia vui chuyện nhà, chuyện đảo

    Các đồng chí lãnh đạo Mặt trận, Quân chủng Hải quân và đại biểu các dân tộc chân tình, ân cần thăm hỏi đời sống, sức khoẻ, tình hình làm ăn, việc học tập của con trẻ, tâm tư, nguyện vọng của bà con. Các cháu nhỏ xà vào lòng các bác, các cô mặc trang phục Hmông, Dao, Thái, Thổ, Ê đê, Ba na, Xơ đăng, Xinh mun, Hà nhì, Thổ... để ngắm nhìn những hoa văn sặc sỡ, để sờ nắm những bông, tua, thao xanh đỏ trên trang phục bà con các dân tộc vùng cao của "đồng bào" mình mà lần đầu tiên trong đời các cháu được thấy. Không khí buổi thăm hỏi, gặp mặt của Đoàn công tác đại diện các dân tộc Việt Nam với bà con khu dân cư xã đảo thật đầm ấm, cởi mở, chân tình. Các hộ dân đều vui vẻ, yên tâm sinh sống lập nghiệp, gắn bó lâu dài với huyện đảo và chân thành cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và nhân dân cả nước luôn quan tâm. Không dấu được xúc động khi chia tay khu dân cư xã đảo ông Lê Bá Trình - Trưởng Đoàn công tác nghẹn ngào tâm tâm sự với bà con: [/FONT] “Sự có mặt của đại diện tất cả các dân tộc Việt Nam ở huyện đảo Trường Sa hôm nay chính là sự khẳng định rằng bà con huyện đảo luôn là một phần máu thịt trong khối đại đoàn kết dân tộc chúng ta[FONT=&quot]. Nhân dân cả nước quyết không phụ lòng chiến sỹ, đồng bào đang ngày đêm xây dựng, bảo vệ, canh giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc[/FONT]”.

    [​IMG]
    Ảnh: Chúng tôi đồng hành cùng dân tộc

    [FONT=&quot] Trường Sa - Ngày Hạ tháng Tư 2011[/FONT][FONT=&quot]
    Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]


  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng !
    [FONT=&quot] Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]
    "Không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...". Không hiểu sao trong suốt hải trình hơn 1100 hải lý, giai điệu của bài hát "Gần lắm Trường Sa" của nhạc sĩ Huỳnh Phước Liên cứ trở đi trở lại day dứt mãi trong tôi kể cả trong giấc ngủ chập chờn chao lắc của đại dương mênh mông...
    [​IMG]


    Kỳ [FONT=&quot] 4. Lung linh ánh sáng nơi đảo xa[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    Suốt hành trình thăm huyện đảo Trường Sa qua các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Nam Yết, Đá Đông, Đá Tây, Trường Sa... và các nhà dàn DK chúng tôi đều hết sức ngạc nhiên và bất ngờ vì ánh điện đêm lung linh của những cột đèn năng lượng mặt trời và những hàng cột tuốc - bin điện gió... Những chiếc cột tuốc - bin thu năng lượng gió và [FONT=&quot] những cột đèn [/FONT] pin mặt trời[FONT=&quot] chạy dài xung quanh các đảo[/FONT] [FONT=&quot]và [/FONT] những cột ăng ten tiếp sóng điện thoại[FONT=&quot] di động[/FONT], tiếp sóng truyền hình[FONT=&quot] đã [/FONT] thực sự trở thành điểm nhấn [FONT=&quot] mới [/FONT] của các đảo [FONT=&quot] thuộc[/FONT] huyện đảo Trường Sa.

    [​IMG] Qua tìm hiểu chúng tôi được biết [FONT=&quot] n[/FONT]ăm 2008, dự án xây dựng hệ thống năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK được [FONT=&quot] thực hiện[/FONT]. Năm 2010 dự án hoàn thành. Theo đó, tất cả 33 điểm đảo và 15 nhà giàn DK của quần đảo Trường Sa có điện 24/24 giờ. Đây là Dự án năng lượng sạch do Bộ Tư lệnh Hải quân làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Mặt trời Bách Khoa là đơn vị thi công. Trước đó, Trường Sa không có điện. Việc thắp sáng [FONT=&quot] phục vụ sinh hoạt của quân, dân đảo [/FONT] chủ yếu dùng dầu hỏa. [FONT=&quot]Trong những ngày hè cuối tháng 4/2011 này khi chúng tôi đến với Trường Sa, tất cả các cơ sở làm việc, trụ sở các cơ quan khí tượng, thuỷ văn, trạm hải đăng, trạm y tế, trường học, văn phòng UBND các xã đảo, huyện đảo, nơi ở của cán bộ, chiến sỹ và nhà dân đều đã có điện sử dụng từ thắp sắng, xem truyền hình, làm mát, chạy các thiết bị văn phòng. Hôm đến [/FONT] đảo Trường Sa [FONT=&quot]l[/FONT]ớn [FONT=&quot]chúng tôi được bố trí ở Nhà khách Thủ đô do Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội xây tặng quân dân huyện đảo [/FONT] Trường Sa[FONT=&quot].[/FONT] [FONT=&quot] Trang bị trong các phòng nghỉ ở đây có đầy đủ máy lạnh, quạt điện, bình nóng lạnh hiện đại như các thành phố lớn. Tin tức, phóng sự truyền hình, phát thanh, bài viết và ảnh của anh em báo chí chúng tôi đều được tranh thủ truyền về đất liền qua mạng di động 3G của Vietel. Mỗi khi tàu gần đến các đảo là mọi người đều tranh thủ lên boong tàu để gọi điện về cho người thân ở đất liền. Các chiến sỹ trên các đảo nổi, đảo chìm, nhà dàn DK đều có thể gọi điện về thăm gia đình qua mạng di động. Trận lượt đi cúp C1 châu Âu năm 2011 giữa MU và San - kơ 04, giữa biển khơi chúng tôi đã xem trận đấu trên tàu qua truyền hình in-te-net từ máy tính xách tay nhờ mạng D-com 3G của Viễn thông quân đội. [/FONT] Sự xuất hiện của[FONT=&quot] điện sạch và[/FONT] công nghệ [FONT=&quot]thông tin [/FONT] đã thực sự thay đổi cuộc sống nơi đảo[FONT=&quot] xa[/FONT].[FONT=&quot] Khoảng cách giữa Trường Sa và đất liền trên nhiều phương diện đã trở nên rất gần.[/FONT]

    [​IMG]
    Ảnh : đèn phin mặt trời đảo Song Tử Tây

    [FONT=&quot] Tình cờ, buổi trưa hôm ở[/FONT] đảo Song Tử Tây[FONT=&quot] khi đang một mình ghi thêm mấy hình ảnh hàng cột [/FONT] tuốc - bin điện gió[FONT=&quot] trên đảo tôi gặp [/FONT] Thượng uý Thái Đàm Hồng quê Thanh Thịnh, Thanh Chương, Nghệ An[FONT=&quot] phụ trách công tác duy trì điện [/FONT] năng lượng mặt trời và điện gió[FONT=&quot] trên xã đảo. Anh[/FONT] nhập ngũ[FONT=&quot] năm[/FONT] 1992 đã[FONT=&quot] có [/FONT] vợ làm bác sỹ[FONT=&quot],[/FONT] quê ở thành phố biển Nha Trang [FONT=&quot] - Khánh Hoà. Họ đã [/FONT] có 1 con gái 4 tuổi[FONT=&quot] đang gửi bà ngoại trông hộ vì mẹ đang học thạc sỹ ở TP Hồ Chí Minh còn bố đang công tác ngoài đảo xa[/FONT]... Anh đã từng đóng quân trên các đảo Trường Sa[FONT=&quot] Đông[/FONT], Phan Vinh, Trường sa lớn, Nam Yết và hiện nay ở đảo Song Tử Tây[FONT=&quot] nên rất biết hệ thống năng lượng sạch trên các đảo[/FONT].[FONT=&quot] [/FONT] Thái Đàm Hồng[FONT=&quot] [/FONT] đã ra đảo 6 tăng (mỗi tăng 18 tháng) [FONT=&quot] và [/FONT] đã 8 lần đón Tết trên đảo. [FONT=&quot] Dù nước da sạm nắng gió Trường Sa nhưng trong quân phục sỹ quan Hải quân trông Anh vẫn rất đẹp trai, tóc xoăn nhẹ bồng bềnh, đôi mắt buồn mơ mộng và cái miệng kể chuyện rủ rỉ rất có duyên. [/FONT] Anh cho biết [FONT=&quot]nguyên lý cung cấp điện của hệ thống năng lượng sạch đi cùng với nguồn máy phát dự phòng sẽ duy trì sự ổn định cao cho nguồn điện trên đảo. Khi hệ thống cung cấp điện bằng nguồn năng lượng sạch gặp sự cố thì nguồn điện trên đảo được duy trì bằng máy phát 3 pha dự phòng. Như đ[/FONT]ảo Song Tử Tây[FONT=&quot] hiện [/FONT] có 175 cột đèn năng lượ[FONT=&quot]ng[/FONT] mặt trời xen kẽ thắp sắng toàn đảo[FONT=&quot] và[/FONT] 21 tháp tuốc - bin điện gió, công suất 848 Kw[FONT=&quot] cùng[/FONT] 640 ắc quy tích điện. [FONT=&quot]Mỗi cột chiếu sáng gồm một tấm pin mặt trời, một bộ điều khiển tự động, một ắc quy, một đèn chiếu sáng.[/FONT] Với lượng gió cấp 6 cấp 7 [FONT=&quot] có khả năng [/FONT] nạp ác - quy tích trữ sử dụng[FONT=&quot] điện[/FONT] 2-3 ngày[FONT=&quot] cho những lúc gió yếu [/FONT] tuốc - bin [FONT=&quot] không đủ sức phát điện[/FONT]. Trong phân bố điện năng ở quần đảo Trường Sa thì năng lượng gió chiếm 70%, năng lượng mặt trời 30%. Sử dụng cả hai, hỗ trợ nhau khi ánh nắng kém, [FONT=&quot]gió mạnh hoặc khi nắng to gió yếu. [/FONT] Nếu điện sụt dưới 46[FONT=&quot] von hệ thống sẽ[/FONT] tự động phát điện hạn chế cấp cho những nơi sử dụng ưu tiên[FONT=&quot]. Ngoài ra các đảo đều có máy phát điện dự phòng...[/FONT] [FONT=&quot]Quân[/FONT] và dân trên đảo có thể sử dụng khá thoải mái các thiết bị điện như ti vi, quạt máy, nồi cơm, ấm nước, tủ lạnh...[FONT=&quot] bằng điện xoay chiều 220v.[/FONT] [FONT=&quot] Ngoài ra dự án cũng trang bị hàng trăm đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tôi chỉ vào một số thiết bị, máy móc và cả chiếc máy thu hình đang bọc ni - nông..., [/FONT] Đàm Hồng[FONT=&quot] bảo đó là biện pháp làm chậm sự tàn phá của hơi muối và gió mặn của biển tàn chú ạ. Ở Trường Sa n[/FONT]goài việc lựa chọn các thiết bị phù hợp với điều kiện khí hậu vùng biển với độ tin cậy cao, việc bảo dưỡng chống ăn mòn ở đây được thực hiện nghiêm ngặt.[FONT=&quot] Đơn giản như chiếc xe cải tiến dùng ngoài đảo cũng có giá thành đến hàng chục triệu đồng vì phải làm bằng [/FONT] inox[FONT=&quot] mới chống được gió mặn, còn xe cải tiến bằng tôn chỉ một thời gian ngắn là han gỉ hết vì hơi muối.[/FONT] Đối với tua-bin gió [FONT=&quot] phải [/FONT][FONT=&quot]m[/FONT] [FONT=&quot] bằng [/FONT] thép nhúng kẽm[FONT=&quot] và[/FONT] bảo trì định kỳ bằng cách sơn chống gỉ. Các cột tháp, cột đèn đều được nhúng kẽm chống mặn. Các bu-lông, ốc vít sử dụng loại inox chống gỉ sét sét tốt[FONT=&quot] và mỡ bảo quản[/FONT]. Loại tháp này có khả năng chịu được sức gió cấp 12 và phù hợp với điều kiện khí hậu biển[FONT=&quot],[/FONT] chống ăn mòn[FONT=&quot] của muối[/FONT]. [FONT=&quot]Một điều nữa dễ thấy trên các đảo ở Trường Sa là không có hệ thống dây dẫn điện, cáp điện thoại, cáp ADSL hay cáp truyền hình giăng mắc loằng ngoằng trên các cột điện. Tất cả hầu như đã được "ngầm hoá" vừa thẩm mỹ lại đạt độ an toàn cao cả về dân sinh cũng như quốc phòng, an ninh và chống được sự khắc nghiệt của thời tiết. Giêng việc "ngầm hoá" này, ngay các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cần phải học tập và chắc cũng sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa mới theo kịp Trương Sa.[/FONT]

    [FONT=&quot] [​IMG] Thực tế cho thấy, việc áp dụng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để phát điện tại Trường Sa được đánh giá là rất hiệu quả vì vừa tận dụng được nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời, năng lượng gió dồi dào tại đảo lại bảo vệ được môi trường, không gây ô nhiễm như với các nguồn năng lượng hoá thạch, hay phá vỡ cân bằng sinh thái của các đập thuỷ điện. Thực tế, hệ thống điện mặt trời và điện gió được xây dựng đã cung cấp gần 100% nhu cầu điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt của các đảo. [/FONT]
    [FONT=&quot] Để đạt được điều đó ngoài sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân cả nước còn có sự đóng góp rất lớn của những người lính đảo đang ngày đêm vững chắc tay súng gìn giữ biên cương. Là sự hy sinh hạnh phúc cá nhân rất nhiều của những sỹ quan trẻ như Thái Đàm Hồng và cả vợ và con Anh. Thời chiến tranh chống Mỹ xâm lược, cả thế hệ chúng tôi, cả đất nước phải chịu cảnh gia đình 3 - 4 ngả, những đứa trẻ phải đi học sơ tán xa bố mẹ suốt cả tuổi thơ đến khi nhập ngũ là bình thường. Còn trong thời bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, với 1 gia đình nhỏ của Thái Đàm Hồng (và nhiều người lính khác) "bố đóng quân đảo xa, mẹ bận công tác xa, con lớn lên với bà..." là một sự hy sinh cần được trân trọng tôn vinh. Giữa cái trưa của nắng gắt Trường Sa trong cái ầm ào, mặn mòi của gió biển, tôi ngắm nhìn những giọt nắng xuyên qua kẽ lá cây phong ba nhảy nhót trên gương mặt sạm nắng của người lính Hải quân (lúc đầu tôi gọi là sỹ quan trẻ) [/FONT] đã 8 lần đón Tết trên các đảo Trường Sa[FONT=&quot] Đông[/FONT], Trường [FONT=&quot]S[/FONT]a lớn, Phan Vinh, Nam Yết[FONT=&quot], [/FONT] Song Tử Tây[FONT=&quot]... tôi[/FONT] [FONT=&quot]không ngăn nổi giọt nước từ đâu trào ngược lên khoé mắt. Tôi cố hít thật sâu để nén lại cảm xúc... và nhận được trở lại cả vị cay cay, mằn mặn. (Hình như ở biển nước mắt cũng mặn hơn.) Người lính ấy ước mơ trong những năm tới có một ngôi nhà nhỏ ở thành phố biển Nha Trang bên người vợ hiền và sau mỗi ngày làm việc được cùng học bài với cô con gái nhỏ... Tôi bảo cái ước mơ dản dị của Hồng là đơn giản, bình thường với nhiều người nhưng nó đáng trân trọng và vô cùng chính đáng mà mỗi người trong chúng ta cùng có trách nhiệm vun đắp. Hồng dừng lời tâm sự với nụ cười thật tươi và những giọt nắng ánh lên nơi khoé mắt Lung linh ánh sáng nơi đảo xa...[/FONT]
    [FONT=&quot] Trường Sa - Ngày Hạ tháng Tư 2011[/FONT][FONT=&quot]
    Kinh Bắc Đông Ngàn Tử - Tuấn Anh[/FONT]


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này