Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6946 người đang online, trong đó có 835 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149215 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. sactim

    sactim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    35
    Vậy là nội bộ của họ nguy cấp rồi, các nước láng giềng với họ phải cẩn trọng
  2. dapxichlo_cu

    dapxichlo_cu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Đã được thích:
    128
    Bác này chuối vãi, =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  3. HongHa789

    HongHa789 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/06/2010
    Đã được thích:
    0
    vote
  4. botaydotcom

    botaydotcom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    19
    Tranh chấp biển Đông: Đài Loan bất ngờ lên tiếng đòi "chủ quyền"

    (GDVN) - Sau một thời gian "im hơi lặng tiếng" trước những diễn biến phức tạp và căng thẳng trên biển Đông, tối qua 10/6 giới chức đảo Đài Loan lại lên tiếng khẳng định "chủ quyền" của hòn đảo này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng như vùng biển phụ cận.

    [​IMG]

    Lãnh đạo đảo Đài Loan - Mã Anh Cửu

    Vẫn những lý lẽ đã nhàm, giới chức Đài Loan khăng khăng hai quần đảo này và vùng biển phụ cận (thuộc chủ quyền Việt Nam) dù xét trên khía cạnh lịch sử, địa lý hay pháp luật quốc tế đều thuộc về chính quyền "Trung Hoa dân quốc" - chính thể tồn tại ở Trung Quốc đại lục trước 1949 và tại Đài Loan từ 1949 đến nay vốn không được Bắc Kinh công nhận.

    Lực lượng quân sự Đài Loan hiện đang chiếm đóng đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mặc dù không tham gia vào bất cứ hoạt động đàm phán song phương hay đa phương nào liên quan đến chủ quyền biển Đông, nhưng giới chức Đài Loan vẫn thỉnh thoảng lên tiếng khẳng định chủ quyền mỗi khi xảy ra tranh chấp, gần đây họ còn tăng cường thêm lực lượng thủy quân lục chiến ra đảo Ba Bình.


    [​IMG]
    Hạ Doanh Châu, cựu Thượng
    tướng không quân đang bị dư luận
    Đài Loan chỉ trích là "ăn nói hồ đồ"


    Quan điểm giải quyết tranh chấp biển Đông mà giới chức đảo này đưa ra cũng tương tự như Bắc Kinh "chủ quyền ở tôi, gác lại tranh chấp, hòa bình cùng thắng, cùng chung khai thác", đồng thời một lần nữa bày tỏ mong muốn được tham gia cơ chế đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Điều đáng nói là những lần trước, mỗi khi biển Đông xảy ra sự vụ nào căng thẳng, Cơ quan ngoại giao của đảo Đài Loan đều lên tiếng gần như lập tức sau khi Bắc Kinh phát biểu với giọng điệu không khác nhau là mấy.


    Riêng căng thẳng lần này bởi những vụ gây hấn liên tục của Bắc Kinh trên biển Đông, tuyệt nhiên không thấy giới chức đảo này phản ứng gì, ngay cả báo chí Đài Loan cũng ít đưa tin về sự kiện này cho tới khi một số học giả lên tiếng chỉ trích, chiều qua họ mới lên tiếng, tuy nhiên nội dung chỉ dừng lại ở chỗ "khẳng định chủ quyền" và kêu gọi các bên đồng ý cho tham gia đàm phán, tuyệt nhiên không bình luận gì về những sự vụ căng thẳng vừa qua.


    Quan hệ chính trị hai bờ eo biển Đài Loan đã có những cải thiện rất lớn kể từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền ở hòn đảo này, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Trên phương diện quân sự, mặc dù hiện tại hai bờ vẫn còn những khoảng cách nhất định, tuy nhiên rất nhiều học giả, cựu tướng lĩnh trên đảo Đài Loan lên tiếng cổ súy "hai bờ hợp tác bảo vệ chủ quyền biển Đông" và quyền, lợi ích của người Hoa trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đặc biệt là Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Giới tướng lĩnh về hưu trên đảo Đài Loan (thuộc Quốc dân đảng) thường xuyên qua lại Bắc Kinh và trao đổi với giới chức quân sự Trung Quốc đại lục về việc đẩy mạnh hợp tác song phương, đặc biệt là trong vấn đề biển Đông núp dưới danh nghĩa hoạt động giao lưu của các cựu quân nhân trường quân sự Hoàng Phố.


    Trong bối cảnh biển Đông tiếp tục căng thẳng do Bắc Kinh liên tục gây hấn hiện nay, một số tướng về hưu của Quốc dân đảng đảo Đài Loan lại lên tiếng kêu gọi "dù là quân Quốc dân đảng (Đài Loan) hay quân Cộng sản (Trung Quốc) cũng đều là quân đội Trung Quốc" và cần hợp tác để "bảo vệ chủ quyền biển Nam Hải (biển Đông)".

    Ý tưởng trên do La Viện, hàm Thiếu tướng thuộc viện Khoa học quân sự Trung Quốc đưa ra gần đây và được một số tướng về hưu của Đài Loan ủng hộ sau khi có một phái đoàn tướng lĩnh về hưu của đảo Đài Loan sang Bắc Kinh để trao đổi với giới chức quân sự Bắc Kinh những vấn đề cùng quan tâm núp dưới danh nghĩa một cuộc tọa đàm "Trung Sơn - Hoàng phố, tình cảm hai bờ".

    Giới truyền thông Đài Loan cho rằng phát ngôn trên của Hạ Doanh Châu, Thượng tướng, cựu Tư lệnh không quân và ông này đang phải đối mặt với những chỉ trích từ dư luận, tuy nhiên Hạ Doanh Châu đã bác bỏ thông tin này.
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Xem phim Hàn cũng được, tẩy chay phim tàu, không xem phim của bọn cướp nước ta ,hay mấy cũng đ... xem![r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  6. japosony

    japosony Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2011
    Đã được thích:
    0
    mém xỉu vì cười với bác. =))=))=))=))=)). thank kìu
  7. bvlife

    bvlife Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Đã được thích:
    3.545
    Hỡi những đứa con của Rồng thiêng đất Việt !
    Không gì là không thể
    Khi chúng ta cùng nhau hiến dâng trái tim mình cho Tổ quốc
    Vì một nước Việt Nam hùng cường
    Khi chúng ta đoàn kết một lòng
    Không gì là không thể !
  8. saigonchunhat

    saigonchunhat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2011
    Đã được thích:
    0
    tẩy chay cả chuối tàu để phản đối trung quốc =))=))=))=))=))=))=))
  9. giamsan

    giamsan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Báo chí thế giới đồng loạt chỉ trích thói ngông cuồng của Tàu khựa

    Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông

    Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ còn nghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế và đoàn kết để có được giải pháp hòa bình.

    Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báo đáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu khảo sát của Việt Nam.
    Tờ New York Times, với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của Michael Vatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân văn Singapore.
    "Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việc Quân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".
    Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia - một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.
    "Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".
    Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA dẫn thông tin từ văn bản do Giám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xem xét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bản này, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựng lực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung đột quyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.
    VOA tường thuật lại một số vụ đụng độ vừa qua trên biển giữa các tàu của Trung Quốc với tàu Việt Nam và Philippines, trong khi các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế khi cho tàu quấy rối tàu Mỹ. Bắc Kinh đáp lại rằng tàu Mỹ "do thám". Ảnh: US Navy. Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vực này.
    Bản tin của BBC hôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cả khu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".
    Bản tin của Inquirer, nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳ gối trước sức ép của Trung Quốc.
    "Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giao này", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không được khai thác tài nguyên ở Trường Sa.
    "Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng ta tuân lệnh", Pangilinan nói thêm.
    Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếu giải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưa vấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chế ASEAN+1.
    "Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củng cố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốc có thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩ Rodolfo Biazon nói.
    Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dập tắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranh chấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".
    Đài RFA đăng bình luận của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng tranh chấp chủ quyền lâu dài trên Biển Đông, gần Trường Sa, đang có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng.
    Wu Fan, chủ bút tạp chí China Affair có trụ sở tại Mỹ, cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu lục tìm lại các ghi chép lịch sử từ thời phong kiến tiền 1911 để tìm những cứ liệu biện minh cho tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi được cho là có nhiều tài nguyên.
    "Việt Nam sẽ không xuống thang, và Trung Quốc cũng không xuống thang. Đặc biệt là không xuống thang trong vấn đề các quần đảo. Đôi bên sẽ ngày càng phân cực".
    Giáo sư đại học Seton Hall Yang Liyu nói rằng hiện giờ cả hai bên rất khó mà hạ nhiệt.
    "Chuyện này giống như châm lửa bằng xăng", Yang nói. "Tình hình rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định trong toàn khu vực" Biển Đông. "Sự tranh chấp và đụng độ chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng".
    Tờ Daily Youmuri, Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC 2002.
    Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh ủng hộ hòa bình trên Biển Đông, và rằng khu vực này vẫn ổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nan và Philippines ngay lập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.
    "Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.
    Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.
    Và vì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệ vùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".



    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/the-gioi-nhan-dinh-ve-cang-thang-bien-dong/
  10. hungtyphu

    hungtyphu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2011
    Đã được thích:
    0
    liệu có đánh nhau ko đây?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này