Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3389 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 02:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 149468 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    cái đám bõit ấy là nằm vùng khi cần nó nổi lên mình cũng mệt đó bác.
    bởi vậy bác Giáp k muốn khai thác là có nhiều nguyên nhân.
  2. honghaibinh

    honghaibinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    6
    Việt Nam vừa khai giảng lớp" học làm người quân tử" tại ải Chi Lăng-Lạng Sơn, đề nghị Trung Quốc cử ku Đào, ku Bảo đi học cấp tốc 3 tháng.
    Ghi chú: đi học đầy đủ điểm danh không vắng buổi nào mới được cấp chứng chỉ hành nghề.
    Giảng viên: giáo sư sử học Võ Nguyên Giáp.
  3. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    nó sẽ dùng dân tàu sống tại VN để gây rối và phá hoại, các bác xem nhé hảo hớn giang hồ cướp bóc đâm chém đa phần là tàu lai (tàu sống lâu năm tại VN) bọn chúng sẽ đâm chém ng vô tội để gây hoang man lòng dân, gây náo loạn mọi nơi.hihi
    có thể đó là 1 trong những cách phá của chúng.
    Lợi dụng danh nghĩa Ng VIệt để khủng bố đại sứ quán TQ nhằm tạo cái cớ cho TQ đánh VN. những cái này TQ đều có thể làm đc hết, nó trừ thủ đoạn nào hết.
  4. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Theo như bình luận của Tân Hoa Xã, thì khả năng phòng không tầm xa của không quân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nó đã có thể thể hiện được sức mạnh trong tác chiến phòng không tấn công. Nếu như có vấn đề xảy ra, lực lượng phòng không - không quân của Việt Nam có thể triển khai tấn công đến các mục tiêu ở xa trên mặt đất và trên không, trên biển - nhất là khu vực vịnh Bắc Bộ.
    Bài báo còn cho biết, gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị 8 tiểu đoàn S300PMU1, tầm bắn 150 km. Tính năng của loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng có giống nhau hay không? Theo như một nguồn tin từ nước Nga cho biết: Loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc sử dụng không được trang bị tính năng tấn công các loại máy bay chiến đấu của Nga.
    S - 300
    Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu loại tên lửa đất đối không S300PMU2 thậm chí là S400. Tầm bắn của hai loại tên lửa này lần lượt là 200 và 250 km. Do đã trang bị tên lửa S300PMU1 nên không quân Việt Nam được đánh giá là đội quân có sức mạnh lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
    Tân Hoa Xã nhận định phía Trung Quốc, mặc dù chưa biết chính xác vị trí bố trí của hai tiểu đoàn tên lửa S300 của Việt Nam, nhưng dựa trên phương châm phòng ngự cơ bản của chiến lược quốc phòng và lịch sử tác chiến phòng không truyền thống của Việt Nam thì không khó để nhận ra rằng trọng điểm của hai tiểu đoàn tên lửa này sẽ là bảo vệ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh.
    Bài viết không quên nhận xét, gần đây, không quân Việt Nam còn đăng công khai những bức ảnh về việc huấn luyện binh lính sử dụng S300PMU1, trên những tấm ảnh đó thể hiện S300PMU1 của Việt Nam sử dụng loại xe vận tải tự hành 5P85SE, bức ảnh trên cũng chứng tỏ rằng không quân Việt Nam đã được trang bị loại ra đa tầm xa 64N6E, có thể cùng một lúc tìm kiếm 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu, cự ly tìm kiếm xa nhất là 300 km. Ngoài ra còn có loại ra đa chiếu xạ 30N6E có thể đồng thời chỉ huy 12 đầu đạn tên lửa tấn công 6 mục tiêu trên không. Không quân Việt Nam còn được trang bị loại ra đa tìm kiếm cao độ 3D loại 96L6E, cự ly thăm dò của loại ra đa này có thể đạt từ 5 – 300 km, nó đã tăng cường thêm sức mạnh thăm dò vùng trời tầm thấp. Chính vì vậy, có thể lắt đặt loại ra đa này lên trên các đài quan sát 40V6M ở độ cao khoảng 20 m thì có thể quét được 100 lượt mục tiêu cùng một lúc. Do đó mà không quân Việt Nam đang gấp rút nhập khẩu loại ra đa này nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, thăm dò vùng trời tầm thấp khi mà Việt Nam còn đang thiếu các loại máy báo động trước. Về lý luận mà nói thì loại tên lửa S300PMU1 có khả năng đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo và máy bay tuần tra, nó có thể chặn đường tên lửa đạn đạo trong khoảng cách 5 – 40 km, độ cao chặn đường lớn nhất có thể từ 0, 01 đến 27 km. Tốc độ đánh chặn lớn nhất của tên lửa S300PMU1/2 đối với các mục tiêu trên không là khoảng 2800 m/s.
    Tân Hoa Xã cho rằng sức mạnh uy hiếp chính của loại tên lửa S300 chính là ở mức độ thăm dò tầm xa chính xác cao của nó. Trong phạm vi 300 km, một lần nó có thể quét được 300 lượt mục tiêu với độ chính xác cao, nếu như đặt một trạm ra đa 64N6E ở Hải Phòng thì có thể theo dõi hết được mọi hoạt động của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và phía tây đảo Hải Nam. Tất nhiên, nếu như căn cứ vào tầm bắn 150 km của tên lửa S300PMU1 thì 50% khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ nằm trong tầm bắn của nó.
    Phía Trung Quốc hết lời ca ngợi khả năng hoạt động theo dõi và thăm dò của máy bay chống tàu ngầm Card – 28 của không quân Việt Nam. Tính toán một cách chính xác thì có thể thấy rằng khả năng khống chế và theo dõi chiến trường của S300/64N6E của không quân Việt Nam sẽ khiến cho các máy bay, thậm chí thuộc thế hệ 3, của kẻ địch khó lòng xâm phạm vùng trời vùng biển của Việt Nam.
    Hòa bình và tôn trọng lẫn nhau là chính sách nhất quán của Việt Nam. Dù Tân Hoa Xã có thật lòng ca ngợi hay không thì khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn là một nhân tố góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
    [​IMG]
  5. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

    1- Rào cản chính trị:

    - Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông
    Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

    - Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam. Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

    - Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

    - Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

    2- Rào cản về quân sự

    - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.

    - So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

    - Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.

    - Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

    3- Rào cản về địa lý

    - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.

    - Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

    - Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.

    - Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

    4- Rào cản về chiến thuật

    - Máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.

    - Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam

    Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết./.
  6. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    ~X~X~X
  7. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/06/trung-quoc-trong-con-khat-dau-mo/


    Trung Quốc trong cơn khát dầu mỏ

    Nhu cầu lớn trong nước cùng với những bất ổn tại các vựa dầu lớn thế giới đang làm gia tăng áp lực với Trung Quốc, khiến đất nước tỷ dân này sốt sắng tăng cường đẩy nhanh các chiến lược phát triển dầu mỏ của mình.

    Dự báo, trong năm 2011, tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ chiếm một phần ba tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu thế giới.​
    Năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế của Trung Quốc là 439 triệu tấn, tăng 13,1% và đây là lần đầu tiên lượng dầu thô sử dụng thực tế vượt qua mốc 400 triệu tấn, tốc độ tăng cũng lập kỷ lục mới kể từ năm 2005 đến nay. 55% trong số đó, tương đương 260 triệu tấn, Trung Quốc phải nhập khẩu nhập khẩu.​
    Hồi tháng 3, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc Trần Canh - hiện là đại biểu Quốc hội - đã lên tiếng cảnh báo rằng dự trữ xăng dầu chiến lược của quốc gia này đang ở mức rất thấp. “Nguồn dự trữ chỉ đủ dùng trong mươi mười lăm ngày một khi có cuộc khủng hoảng về nguồn cung xảy ra”.​
    Trong bối cảnh khu vực Bắc Phi và Trung Đông có nhiều bất ổn thì nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc đang bị đe dọa. “Tôi lo ngại rằng những bất ổn ở Bắc Phi và Trung Đông sẽ ảnh hưởng tới nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc. Nếu bất ổn kéo dài hơn nửa năm thì Trung Quốc sẽ hứng chịu nhiều tổn thất”, ông Canh nói.​
    Năm 2009, Trung Quốc còn vượt qua Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ Ảrập lớn nhất, khiến dầu thô Ảrập trở thành nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.​
    Theo Cục tình báo năng lượng Mỹ (EIA), bất chấp Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để đa dạng hóa nguồn dầu thô, nhưng phần lớn số dầu thô nhập khẩu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đều xuất phát từ Ảrập. Trung Đông cung ứng khoảng 2,9 triệu thùng mỗi ngày cho Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng số lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, trong đó lượng cung ứng của Ảrập đạt xấp xỉ 1,1 triệu thùng mỗi ngày.​
    Nếu xung đột xảy ra giữa Mỹ, phương Tây và Iran, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn vì các nguồn cung cấp dầu lửa từ vùng Vịnh qua eo biển Hormuz - tuyến đường biển độc nhất ra vào vùng Vịnh - có thể bị đe dọa. Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán lượng dầu Trung Quốc phải nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng cao, đến 2015 có thể chiếm hai phần ba nhu cầu và con số của năm 2030 là bốn phần năm nhu cầu. Từ năm 2007, Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khí đốt sau gần hai thập kỷ tự túc.​
    Sốt sắng tìm nguồn dầu mỏ mới

    Nhu cầu trong nước ngày càng gia tăng cùng với những bất ổn tại các nước xuất khẩu dầu lớn khiến Trung Quốc sốt sắng tìm kiếm các nguồn cung ứng dầu mỏ khác. Cơn khát dầu khí để phục vụ phát triển nền kinh tế đang nóng này là một trong những nguyên nhân khiến nước này ngày càng tìm cách gây ảnh hưởng ra bên ngoài, nhắm đến những nơi có nguồn tài nguyên này.​
    Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động thăm dò dầu mỏ ở biển Đông. Các hoạt động này nằm trong chiến lược lâu dài của chính quyền Bắc Kinh là thâu tóm gần như toàn bộ vùng biển này, nhằm kiểm soát một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới cũng như độc chiếm nguồn lợi về hải sản và dầu mỏ, đồng thời gia tăng ảnh hưởng xuống khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.​
    Theo ước tính, biển Đông được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 7,7 tỷ thùng dầu, trữ lượng khí đốt khoảng 266 nghìn tỷ feet khối. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây khẳng định Biển Đông có trữ lượng 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20.000 tỷ mét khối khí đốt, gấp 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí đốt hiện có của nước này.​
    Mặt khác, Trung Quốc tích cực triển khai các dự án năng lượng ở Biển Đông. Mạng Jamestown Foundation (Mỹ) cho biết để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa nhập khẩu từ các khu vực bất ổn ở Trung Đông và châu Phi, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đã đề nghị chính phủ từ nay đến năm 2020 triển khai các dự án thăm dò và khai thác năng lượng trị giá 30 tỷ USD ở Biển Đông.​
    Cuối năm 2010, Công ty Dầu lửa Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trực thuộc nhà nước và đối tác nước ngoài của công ty này là BG Group PLC (trước kia là công ty Khí đốt của Anh) thông báo liên doanh này đã tìm thấy cát chứa khí đốt trong lúc khoan thăm dò lần đầu tiên ở vịnh Qiongdongnan, sâu gần 1.400 m, ở phía nam đảo Hải Nam. Zhu Weilin, Phó Chủ tịch Điều hành CNOOC, cho biết công ty này “rất lạc quan trước những kết quả ban đầu. Kết quả đó sẽ củng cố hơn nữa niềm tin của công ty trong việc thăm dò các khu vực nước sâu.”​
    Ở phía đông bắc, CNOOC và đối tác Husky Energy Inc (Canada) sẽ bắt đầu triển khai dự án khai thác vào năm 2013 sau khi phát hiện lượng khí đốt lớn ở độ sâu 3.000m so với mặt biển ở ngoài khơi Trung Quốc. Khu vực khí đốt lớn nhất của Trung Quốc trên Biển Đông là nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ các trạm phát điện của Hong Kong và mỗi năm sản xuất khoảng 124 tỷ feet khối khí đốt. Đây là dự án đầu tư chung giữa tập đoàn BP, CNOOC và công ty Thăm dò khai thác Dầu lửa Nước ngoài của Kuwait.​
    Sau khi sản xuất nhiều thiết bị thăm dò, khai thác và có kinh nghiệm trong việc khoan dầu dưới biển, Trung Quốc dự định sẽ thúc đẩy các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu lửa và khí đốt trên Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền và kiểm soát các nguồn dự trữ khí đốt và dầu lửa.​
    Zhou Dadi, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết biển Hoa Đông và Biển Đông là hai khu vực có tiềm năng về khai thác dầu khí biển sâu và sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.​
    Tăng cường năng lực khai thác

    [​IMG]
    Giàn khoan 981 được Trung Quốc kỳ vọng giúp tăng năng lực khai thác ở biển Đông.
    Từ kế hoạch năm năm lần thứ 11 (năm 2005-2010), Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu. Sau 6 năm sản xuất, Vào ngày 23/5, Trung Quốc đã cho hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của mình tại Thượng Hải.​
    Trong hai ngày 23 và 24/5, CNOOC đã công bố và đặt tên cho giàn khoan này là Dầu khí Hải Dương 981 và con tàu rải đường ống là Dầu khí Hải Dương 201 với tổng chi phí chế tạo 6 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 19.000 tỷ đồng.​
    Ngày 26/5, tám tàu lai dắt và bốn tàu tuần tra biển đã hộ tống giàn khoan Dầu mỏ Hải Dương 981 ra đảo Châu Sơn để hiệu chỉnh. Tháng 8 năm nay, dự kiến giàn khoan 981 sẽ chính thức được bàn giao.​
    Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000 mét, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m. Trung Quốc lâu nay chỉ có giàn khoan hoạt động được ở các vùng biển sâu 500 mét.
    Giàn khoan dài hơn 650 mét, gồm năm tầng cao 136 mét (tương đương tòa nhà 45 tầng), được thiết kế chống bão cấp 10. Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.
    Trong ngày hạ thủy giàn khoan 981, Tổng công ty Dầu mỏ Hải Dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có sáu khu vực ở biển sâu, ba khu vực ở phía tây và ba khu vực ở phía đông biển Đông.
    Giàn khoan nước sâu được giới truyền thông Trung Quốc ví von "tàu sân bay" này sẽ được kéo ra biển Hoa Đông thử nghiệm trước, sau đó mới kéo ra vùng biển Đông để khai thác dầu khí. Châu Thủ Vi, Phó giám đốc tập đoàn dầu khí Hải Dương Trung Quốc cho biết tham vọng của Bắc Kinh trong chiến lược năng lượng, dầu mỏ: "Không chỉ tại biển Đông, mà ở tất cả các vùng biển nước sâu trên thế giới Trung Quốc cũng cần có phần.”​
    Con "tàu sân bay" dầu khí này của Trung Quốc ước tính cho thuê theo giá hiện hành cũng được 1-1,5 triệu USD một ngày ngày bởi cả thế giới hiện nay mới chỉ có 20 dàn khoan có thể tác nghiệp ở độ sâu 3.000 mét.​
    Tuyến Nguyễn tổng hợp
  8. BULLTRAP

    BULLTRAP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Đã được thích:
    5
    Không nghe đài địch,thực tế là ta cần phải mua thêm thật nhiều vũ khí hiện đại trong thời gian tới không phải để đánh nhau mà để răn đe những thế lực xâm lược.Chúng đánh giá ta cao để ta chủ quan đó.Trang bị cho quân đội thật mạnh trong lúc này chính là việc giữ hoà bình,chiến tranh chỉ là một điều bần cùng.
  9. hungtdbk

    hungtdbk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2009
    Đã được thích:
    2
    Chiếu phim *** cho cả nước xem còn sướng hơn, phim *** tàu không thèm xem vì gái tàu lông nách rậm như lông N:))N
  10. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Hiện nay, bọn khựa trên Tây Nguyên đông lắm. Muốn thắng Trung Quốc trên biển Đông, phải đuổi hết bọn tàu khựa trên Tây Nguyên. Việc này khó khăn do tổn thất về kinh tế (dự án Bauxit) nhưng không thể không làm.
  11. F115

    F115 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    1.744
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này