Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3100 người đang online, trong đó có 135 thành viên. 01:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 149230 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. Dark.Angel

    Dark.Angel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    8
    Mịa, có khi toàn gián điệp trà trộn ấy chứ...
  2. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/the-gioi-nhan-dinh-ve-cang-thang-bien-dong/


    Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông

    Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ còn nghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế và đoàn kết để có được giải pháp hòa bình.

    Dưới đây là trích đăng bài viết của một số hãng thông tấn, báo đáng chú ý trong hai ngày qua, sau vụ tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu khảo sát của Việt Nam.
    Tờ New York Times, với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của Michael Vatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân văn Singapore.
    "Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việc Quân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".
    Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia - một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.
    "Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".
    Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA dẫn thông tin từ văn bản do Giám đốc CIA Leon Panetta gửi Quốc hội Mỹ trong quá trình xem xét việc ông sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Trong văn bản này, Panetta nhận xét rằng, Trung Quốc dường như đang xây dựng lực lượng để "chiến đấu và chiến thắng trong những cuộc xung đột quyết liệt và chớp nhoáng" trên các đường biên giới nước này.
    VOA tường thuật lại một số vụ đụng độ vừa qua trên biển giữa các tàu của Trung Quốc với tàu Việt Nam và Philippines, trong khi các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
    [​IMG]
    Tàu khảo sát của Mỹ và các tàu của Trung Quốc trong một vụ va chạm trên Biển Đông năm 2009. Mỹ tố cáo Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế khi cho tàu quấy rối tàu Mỹ. Bắc Kinh đáp lại rằng tàu Mỹ "do thám". Ảnh: US Navy. Giám đốc CIA lưu ý với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, kể cả khi có sự can thiệp của Mỹ. Ông chủ tương lai của Lầu Năm Góc đề nghị Mỹ theo dõi sát sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong lúc vẫn phải tìm cách duy trì hòa bình và ổn định, cũng như giảm nguy cơ xung đột trong khu vực này.
    Bản tin của BBC hôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cả khu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".
    Bản tin của Inquirer, nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳ gối trước sức ép của Trung Quốc.
    "Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giao này", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không được khai thác tài nguyên ở Trường Sa.
    "Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng ta tuân lệnh", Pangilinan nói thêm.
    Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếu giải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưa vấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chế ASEAN+1.
    "Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củng cố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốc có thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩ Rodolfo Biazon nói.
    Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dập tắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranh chấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".
    Đài RFA đăng bình luận của các nhà phân tích người Trung Quốc cho rằng tranh chấp chủ quyền lâu dài trên Biển Đông, gần Trường Sa, đang có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng.
    Wu Fan, chủ bút tạp chí China Affair có trụ sở tại Mỹ, cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu lục tìm lại các ghi chép lịch sử từ thời phong kiến tiền 1911 để tìm những cứ liệu biện minh cho tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi được cho là có nhiều tài nguyên.
    "Việt Nam sẽ không xuống thang, và Trung Quốc cũng không xuống thang. Đặc biệt là không xuống thang trong vấn đề các quần đảo. Đôi bên sẽ ngày càng phân cực".
    Giáo sư đại học Seton Hall Yang Liyu nói rằng hiện giờ cả hai bên rất khó mà hạ nhiệt.
    "Chuyện này giống như châm lửa bằng xăng", Yang nói. "Tình hình rất có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định trong toàn khu vực" Biển Đông. "Sự tranh chấp và đụng độ chắc chắn sẽ ngày càng nghiêm trọng".
    Tờ Daily Youmuri, Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC 2002.
    Báo này nhận xét rằng dù tại Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh ủng hộ hòa bình trên Biển Đông, và rằng khu vực này vẫn ổn định, nhưng hai người đồng nhiệm Việt Nan và Philippines ngay lập tức có những tuyên bố khác hẳn về tình hình.
    "Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.
    Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.
    Và vì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệ vùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".
    Thanh Mai
  3. krazyvn

    krazyvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Đã được thích:
    226
    Vote, nhưng chỉ sợ đài truyên fhình đếch có gì chiếu =))
  4. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Ngắm vũ khí hiện đại của hải quân VN - Đồng bào hãy yên tâm đi nhé.

    Ngắm đội tàu chiến hiện đại của hải quân VN
    Cập nhật lúc 10/06/2011 03:22:00 PM (GMT+7)

    Hải quân Nhân dân Việt Nam là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, chỉ huy, quản lý, xây dựng quân đội bảo vệ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Hải quân. Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.



    TIN BÀI KHÁC
    Clip tàu Trung Quốc phá hoại cáp tàu Viking II
    Hình ảnh vụ tàu TQ cắt cáp tàu Viking II sáng 9/6
    Vụ VNA - HLV Khương: Tiếp tục căng thẳng
    Uyên Linh 'run' khi sắp hát cùng Thanh Lam
    Công nhân Việt tại Malaysia bị tấn công dã man
    Hôm nay, HN nắng nóng chạm ngưỡng 40 độ C



    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, trong những năm vừa qua lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng đã được đầu tư các phương tiện vũ khí phòng thủ hiện đại, đủ sức bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn các âm mưu chiến tranh và giữ vừng hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ.

    Tàu chiến:


    [​IMG]

    Tàu Hải Phòng Petya II

    [​IMG]

    Tàu chiến Gepard (Đinh Thiên Hoàng)

    [​IMG]

    Tàu Hải phòng Petya III


    [​IMG]

    Tàu hộ tống BPS-500

    [​IMG]

    Tàu hộ tống Tarantul I

    [​IMG]

    Tàu hộ tống Tarantul V


    [​IMG]

    Tàu tuần tra Turya

    [​IMG]

    Tàu tuần tra Turya PTF

    [​IMG]

    Tàu tuần tra Shershen PTF

    [​IMG]

    Tàu tuần tra Svetlyak

    Tên lửa:

    [​IMG]

    P-500 Bazalt/SS-N-12 Sandbox


    [​IMG]

    Kh-41 Moskit/SS-N-22 Sunburn

    [​IMG]

    P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont


    [​IMG]

    Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E


    [​IMG]

    Kh-35 Uran/SS-N-25 Switchblade 3M-24E khai hoả


    [​IMG]

    P-15 Termit//SS-N-2A/B Styx


    [​IMG]

    Kh-41 Moskit


    [​IMG]

    Kh-41 Moskit


    [​IMG]

    Kh-35 Uran


    [​IMG]

    P-800 Oniks/Yakhont

    [​IMG]

    P-800 Oniks/Yakhont

    (Theo Giáo dục Việt Nam)
  5. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Tận mắt xem đặc công hải quân luyện tập
    Cập nhật lúc :11:34 PM, 10/06/2011

    Đặc công nước là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ. Đối tượng tuyển quân là những thanh niên sức khỏe tốt, có trình độ, ý thức chính trị cao, giỏi bơi lội...

    [​IMG]
    Rèn luyện thể lực, võ thuật, sẵn sàng cho nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
    [​IMG]
    Bài tập võ thuật đối kháng quen thuộc của lực lượng đặc công tinh nhuệ.​

    [​IMG]

    [​IMG]
    Vượt hàng rào dây thép gai bằng chân không, một trong những bài tập quen thuộc của lực lượng đặc công.​



    [​IMG]
    Đặc công nước là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ. Đối tượng tuyển quân là những thanh niên sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa, ý thức chính trị cao, giỏi bơi lội... đến từ tỉnh ven biển.

    [​IMG]
    Mỗi giờ luyện tập là một giờ hào hứng, phấn khởi.​


    [​IMG]
    Các chiến sỹ đặc công hải quân được huấn luyện nghiêm ngặt để thích ứng với môi trường khắc nghiệt. Mùa hè vùi mình trong cát nóng, mùa đông giá lạnh thì ngâm mình trong nước.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    TQ với 55 dân tộc khác nhau thằng nào cũng muốn thành hảo hán cả kể cả cái bang cũng có bang chủ .... chưa có một dân tộc nào trên thế giới mà người với người đối xử với nhau tàn bạo như ở TQ , sẵn sàn đầu độc nhau bằng hàng loạt thực phẩm độc hại như ,trứng giả , sữa độc , bánh bao nhân giấy , dầu ăn tinh chế từ cống rãnh , gạo giả từ nhựa ....nhiều vô kể điều đó cũng có thể lý giải cái tôi của họ ;))
  7. tang.ttck.k50

    tang.ttck.k50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2011
    Đã được thích:
    0
    anh em yên tâm đầu tư chứng .tẩy chay hàng KHỰA
  8. anphung

    anphung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    5
  9. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Việt Nam sắp có máy bay trinh sát, tuần tra biển
    Cập nhật lúc :5:10 PM, 01/06/2011

    Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

    Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.

    Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

    Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

    Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.
    Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.

    Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.

    Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.​
    [​IMG]
    DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.
    Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

    Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.

    Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

    DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

    Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.

    Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.

    [​IMG]
    Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.​
    Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

    Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.

    Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.

    Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ

    Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
    Việt Trung (theo Vikingair, Aoc)
  10. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    Việt Nam tự chủ số lượng tên lửa bảo vệ lãnh hải
    Cập nhật lúc :6:44 PM, 29/05/2011

    Quan hệ hợp tác Nga - Việt trong những năm gần đây đã có tính chất đối tác chiến lược. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam.

    Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-P sau khi ký hợp đồng mua 2 hệ thống này vào năm 2006.

    Nga đang chuẩn bị hợp đồng hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này trị giá ước 300 triệu USD.

    Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.


    [​IMG]
    Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P
    Tên lửa Yakhont

    Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.

    Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.
    [​IMG] SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont. Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.
    So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.

    Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

    [​IMG] Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất một phiên bản SS-N-26, có tên là Brahmos A/S.
    Ảnh là hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, sử dụng tên lửa Brahmos.
    [​IMG]
    Hệ thống dò mục tiêu Granit - Elektron được trang bị cho Yakhont của Nga và Brahmos của Ấn Độ. P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

    Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

    Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

    [​IMG] Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30 Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

    Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

    Hệ thống Bastion-P

    Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

    Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.

    [​IMG] Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa. Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

    Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

    Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

    [​IMG]
    Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.​
    Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

    Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

    Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.
    Đại Việt - Nam Cường (theo Amstrade)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này