Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6780 người đang online, trong đó có 885 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149504 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. sony_2010

    sony_2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    125
    thằng Tàu đang quẫn rồi, nó vid như con tró dại.........cắn điên cuồng, kiều này éo ai thèm chơi với nó [r23)]
  2. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/06/gian-khoan-981-mong-banh-truong-bien-dong

    Giàn khoan 981: Mộng bành trướng biển Đông

    1:41 chiều | Tháng Sáu 8, 2011
    Giàn khoan 981 thuộc kế hoạch sản xuất sáu tàu chuyên khai thác dầu mỏ ở độ sâu 3.000 m. Âm mưu khai thác tài nguyên biển sâu.


    Dự kiến từ quý III năm nay, giàn khoan 981 của Trung Quốc sẽ chính thức khai thác dầu ở biển Đông. Từ kế hoạch năm năm lần thứ 11 (năm 2005-2010), Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu. Giàn khoan 981 là một trong 20 giàn khoan “khủng” trên thế giới.
    Sau sáu năm sản xuất, ngày 26-5, tám tàu lai dắt và bốn tàu tuần tra biển đã hộ tống giàn khoan Dầu mỏ hải dương 981 ra đảo Châu Sơn để hiệu chỉnh. Tháng 8 năm nay, dự kiến giàn khoan 981 sẽ chính thức được bàn giao.
    “Hàng không mẫu hạm” trên biển
    Giàn khoan 981 do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (19.020 tỉ đồng VN). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.
    Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000 m, thuộc thế hệ thứ sáu trên thế giới và là giàn khoan cấp siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.
    Giàn khoan 981 đã qua đăng kiểm của Trung Quốc và Mỹ, được mệnh danh là “hàng không mẫu hạm” trên biển bởi được trang bị các thiết bị hiện đại nhất thế giới. Giàn khoan dài hơn 650 m, gồm năm tầng cao 136 m (tương đương tòa nhà 45 tầng). Trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn. Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.
    [​IMG]Giàn khoan Dầu mỏ hải dương 981 của Trung Quốc.

    Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một TP 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.
    Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm. Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.
    Giàn khoan 981 được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.
    Âm mưu khai thác tài nguyên biển sâu
    Trong ngày hạ thủy giàn khoan 981, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có sáu khu vực ở biển sâu, ba khu vực ở phía tây và ba khu vực ở phía đông biển Đông.
    Sau hai năm lặng lẽ, Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc thông báo đang chuẩn bị khởi động thăm dò dầu mỏ tại biển Đông và đã lên kế hoạch khoan hai giếng dầu tại vùng biển này. Trong khi đó, Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc tuyên bố đang hợp tác với Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Na Uy nghiên cứu địa chất khu vực biển sâu ở biển Đông nhằm xác định vị trí giếng dầu.
    Đến ngày 1-6, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc tuyên bố mỏ dầu Lệ Loan 3-1 ở độ sâu 1.500 m đang trong giai đoạn chuẩn bị, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm 2013.
    Từ kế hoạch năm năm lần thứ 11 (năm 2005-2010) đến nay, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm.
    Ví dụ tàu Dầu mỏ hải dương 201 của Trung Quốc là tàu đặt ống nước sâu đầu tiên trên thế giới có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000 m, có sức nâng 4.000 tấn, được trang bị thiết bị hiện đại như hệ thống định vị động lực cấp DP-3, hệ thống đặt đường ống nút kép hình chữ S.
    Theo số liệu của ngành dầu mỏ Trung Quốc, sản lượng dầu mỏ Trung Quốc năm 2010 đã vượt ngưỡng 50 triệu tấn. Trung Quốc đã dự kiến đến năm 2020 sẽ duy trì ổn định sản lượng 50 triệu tấn/năm tại khu vực biển gần bờ và nâng sản lượng tại khu vực biển sâu đạt quy mô 40-50 triệu tấn/năm.
    Ngay từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu mỏ tại biển Đông, phê chuẩn cho Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc và Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc (vốn chỉ khai thác dầu mỏ đất liền) thăm dò dầu mỏ vùng biển Đông. Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc đang quản lý 20 khu vực dầu mỏ với diện tích 127.000 km2 trên biển Đông. Tập đoàn Hóa chất và dầu mỏ Trung Quốc cũng quản lý hai khu vực trên vùng biển này.
    Kế hoạch năm năm lần thứ 11 của Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch sản xuất sáu tàu thuộc năm chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (47.550 tỉ đồng VN). Bước tiếp theo, ngành dầu mỏ Trung Quốc tiếp tục chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000-1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn.
    “Hạm đội liên hợp” sáu tàu
    - Giàn khoan Dầu mỏ hải dương 981 được lai dắt ra vùng biển đảo Châu Sơn ngày 26-5.
    - Tàu thăm dò địa chấn 12 cáp quang Dầu mỏ hải dương 720 đã hoạt động ngày 22-5. Tàu có khả năng làm việc tại độ sâu 3.000 m, thu thập thông tin địa chấn trong tình trạng biển động cấp 5 và hải lưu ba hải lý. Sức kéo tối đa 100 tấn, có thể kéo tập trung 12 sợi cáp quang địa chấn dài 8.000 m.
    - Tàu thăm dò Dầu mỏ hải dương 708 hoạt động thăm dò ở độ sâu 3.000 m, hạ thủy ngày 26-1.
    - Tàu đặt ống nước sâu Dầu mỏ hải dương 201.
    - Tàu công trình đa năng Dầu mỏ hải dương 681 đã hạ thủy ngày 23-5, chuyên điều chỉnh, sửa chữa cho giàn khoan 981, có thể thả neo ở độ sâu 1.500 m và hỗ trợ tác nghiệp ở độ sâu 3.000 m.
    - Tàu công trình tự chạy kiểu nửa chìm 50.000 tấn Dầu mỏ hải dương 278 dự kiến vào tháng 2-2012 sẽ chế tạo xong.
    ___________________________________________
    Ngày 5-6, tại hội nghị Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã chỉ trích tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá Philippines, quấy rối tàu thăm dò dầu khí của Philippines và tố cáo tàu Trung Quốc dựng cột sắt và đổ vật liệu xây dựng xuống vùng biển Đông tranh chấp. Philippines đã yêu cầu Trung Quốc làm sáng tỏ kế hoạch chuẩn bị lắp đặt một giàn khoan dầu trong khu vực tranh chấp vào tháng 7 tới.
    Theo PL TPHCM/NDNB, ifeng.com​
  3. hastc1500

    hastc1500 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    0
    lời chia buồn sâu sắc gửi đến nhân dân Khựa những người yêu chuộng hoà bình .chúc các bác nơi chín suối kéo hết lũ Ôn gia Bảo và Hồ cẩm Đào Lý quang Liệt về với cõi âm để thế gian này được bình yên.Mô phật^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Trung Quốc mệnh Hỏa...cứ lấy " Thủy " mà dập nó...kiểu gì cũng đứt.
  5. AnhSuongMai

    AnhSuongMai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Đây là nguyên văn bài viết đã được dịch ra hoàn chỉnh từ bài của bọn chó khựa, ae cùng nhau bàn luận:


    Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

    Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

    Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

    Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

    Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

    Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:

    1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

    2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

    3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

    4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

    5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

    6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

    7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

    8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

    9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

    10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

    Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

    Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

    Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam. Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

    Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

    Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu

    Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, Malaysia, Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

    Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

    Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.[r37)][r37)]


    (Vũ Cao Đàm dịch)
    Chuẩn bị chiến đấu thôi các bác ới[};- bọn tung của nó đang kêu gọi chiến đấu nó coi Vn chỉ là con kiến thôi
  6. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.113
    Làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
    (Dân trí) - “Trong tim mỗi người dân đất Việt luôn ghi nhớ trên từng thước đất của Tổ quốc đều thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông. Bằng bất cứ giá nào chúng ta phải bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ giá trị cao đẹp mà tiền nhân đã giao lại...”
    >> Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam
    Trong những ngày vừa qua, dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan ngại về vụ việc ngày 26/05/2011, ba tàu Hải giám Trung Quốc đã xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam và thực hiện hành vi cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) trong khi đang làm nhiệm vụ thăm dò địa chấn tại vị trí cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 120 hải lý nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Sự kiện này đã dấy lên làn sóng dư luận phản đối từ phía Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Thậm chí vụ việc này đã được đề cập tại Hội nghị An ninh Châu Á lần thứ 10 tổ chức tại Singapore qua phần phát biểu ngắn gọn rõ ràng và khúc triết về chủ đề “Ứng phó với các thách thức an ninh trên biển” của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Bên cạnh đó các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc còn có hành vi đe dọa, ngăn cản các tàu của ngư dân Việt Nam đánh cá tại các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    [​IMG]
    Cáp địa chấn của tàu Bình Minh 2 bị tàu Trung Quốc cắt. (Ảnh: Năng lượng mới)

    Nghiêm trọng hơn, vào hồi 6h sáng ngày 9/6, Tàu thăm dò địa chấn 3D Viking II do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê trong khi đang thu nổ địa chấn tại lô 136.03, tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam thì một tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã cố tình chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và phá hoại 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. Mặc dù trước đó, Tàu Viking II đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tầu ngư chính Trung Quốc vẫn cố tình thực hiện hành vi phá cáp của Viking II. Trước đó, vào ngày 31/5, Tàu Viking cũng đã bị tàu Trung Quốc quấy rối khi đang khảo sát cho tập đoàn Nhật Idemitsu tại lộ 05-1D trong khu vực gần mỏ Đại Hùng thuộc vùng biển Vũng Tàu của Việt Nam. Tuy nhiên, sự việc này chưa được đề cập trên công luận cũng như trong những phát ngôn chính thức của Việt Nam vì chưa xảy ra thiệt hại về vật chất.

    [​IMG]
    Tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, cắt cáp tàu Viking II (Ảnh: Năng lượng mới)

    Như vậy, có thể nói rằng việc Trung Quốc sử dụng các loại tàu đánh cá, tàu quân sự trá hình thành tàu ngư chính hoặc hải giám để thực hiện hàng loạt các hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải nhằm ngăn cản, phá hoại tài sản đối với các hoạt động đánh cá, thăm dò khai thác tài nguyên của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

    Để cho công luận hiểu rõ hơn những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc, chúng tôi, những luật sư thuộc Văn Phòng Luật Sư AIC (AIC Lawyers & Consultants), Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội cùng với hàng loạt các luật sư thuộc mười văn phòng và công ty luật khác tại Việt Nam xin được đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá về mặt pháp lý đối với các hành vi này. Đồng thời, với sự hiểu biết của mình, chúng tôi cũng mạnh dạn xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về định hướng giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam tránh sự việc tái diễn gây bất ổn trong khu vực.

    Các hành vi vi phạm của Trung Quốc và cơ sở pháp lý chứng minh hành vi vi phạm

    Trở lại vụ việc xảy ra với tàu Bình Minh 02 vào ngày 26/5/2011 và tàu Viking II vào ngày 9/6, cả hai trường hợp này các tàu của Việt Nam đều đang hoạt động thăm dò thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 57 và Khoản 1, Điều 77 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 thì tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II đều thực hiện việc thăm dò địa chấn tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế này. Bất cứ quốc gia nào hay bất cứ thế lực nào ngăn cản những hoạt động bình thuờng nhằm mục đích kinh tế của tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

    Item 1, Article 76 of United Nations Convention on Law of the sea:

    “The continental shelf of a coastal State comprises the seabed and subsoil of the submarine areas that extend beyond its territorial sea throughout the natural prolongation of its land territory to the outer edge of the continental margin, or to a distance of 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured where the outer edge of the continental margin does not extend up to that distance”.

    Tạm dịch:

    Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó không vượt quá khoảng cách này.

    Item 1, Article 77 of United Nations Convention on Law of the sea:

    “The coastal State exercises over the continental shelf sovereign rights for the purpose of exploring it and exploiting its natural resources”.

    Tạm dịch:

    “Quốc gia ven biển được thực thi các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình”.

    Article 57 United Nations Convention on Law of the sea:

    “The exclusive economic zone shall not extend beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured”.

    Tạm dịch:

    “Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.

    [​IMG]
    Tàu Hải giám 84 Trung Quốc xâm phạm Lãnh hải Việt Nam. (Ảnh: Năng lượng mới)

    Hành động xâm phạm vùng biển, uy hiếp, đe dọa, ngăn cản và phá hoại bằng hành vi cắt cáp tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của các tàu hải giám và tàu ngư chính Trung Quốc là trái với các quy tắc ứng xử quốc tế và vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển quốc tế 1982 bởi:

    Thứ nhất: Các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được quy định tại Điều 57 Công ước Luật biển quốc tế năm 1982.

    Thứ hai: Với tư cách là thành viên Liên Hiệp Quốc và của các Công ước quốc tế về biển, các tuyên bố khu vực thì Trung Quốc buộc phải tuân thủ một cách đầy đủ các cam kết của mình. Với hành động đe dọa ngăn cản và phá hoại hoạt động bình thường của các tàu Bình Minh 02 và Viking II nằm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vi phạm nghiêm trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc quy định về việc các quốc gia không được tiến hành các hành vi bạo lực hay đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

    Thứ ba: Trung Quốc cũng vi phạm nghiêm trọng những cam kết của chính mình được nêu tại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông - DOC 2002 mà Trung Quốc và ASEAN đã cam kết về việc giải quyết các tranh chấp về biển Đông

    Khoản 3, khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định:
    (Item 3, 4 Article 2 of Charters of United Nations)

    “3. All Members shall settle their international disputes by peaceful means in such a manner that international peace and sercurity and justice are not endangered

    4. All Members shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any state, or in any other manner inconsistent with the Purposes of the United Nations.”

    Tạm dịch:

    “3. Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý.

    4. Tất cả các Thành viên đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất cứ phương cách nào trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, là trái với những Mục đích của Liên Hiệp Quốc.”

    Điều 301 Hiến chương Liên Hiệp Quốc:
    (Article 301 of of United Nations Convention on Law of the sea)

    “Peaceful uses of the seas

    In exercising their rights and performing their duties under this Convention, States Parties shall refrain from any threat or use of force against the territorial integrity or political independence of any State, or in any other manner inconsistent with the principles of international law embodied in the Charter of the United Nations.”

    Tạm dịch:

    “Việc sử dụng biển vào những mục đích hòa bình

    Trong việc áp dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước này, các quốc gia thành viên không được đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào hoặc không được sử dụng bất kỳ phương cách nào khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được quy định tại trong Hiến chương Liên hợp quốc.”

    Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông - DOC 2002:

    4. The Parties concerned undertake to resolve their territorial and jurisdictional disputes by peaceful means, without resorting to the threat or use of force, through friendly consultations and negotiations by sovereign states directly concerned, in accordance with universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea;

    5. The Parties undertake to exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting on the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner.”

    Tạm dịch:

    4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

    5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng.”

    Trong tuyên bố về DOC 2002: Trung Quốc và các nước ASEAN đã sử dụng những cụm từ như: “cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định”. Tuy vậy, Trung Quốc đã dùng bạo lực, cố ý gây hấn đối với Việt Nam, hành động này vi phạm trắng trợn tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.

    Như vậy, với việc liên tục thực hiện các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp, phá hoại, ngăn không cho tiến hành hoạt động thăm dò, nghiên cứu địa chấn của tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II, phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử biển Đông DOC 2002.

    Kết luận

    Trước những hành động ngang ngược đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc xâm phạm tới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta cần giải quyết vấn đề này một cách khôn khéo, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cương quyết thông qua con đường ngoại giao, thương lượng trong hòa bình đồng thời kiên quyết đấu tranh trên phương diện pháp lý nhằm đáp trả những hành động bạo lực của Trung Quốc, ngăn chặn nguy cơ tái diễn trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp sau:

    Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

    Sử dụng các kênh ngoại giao chính thức, các diễn đàn có sự tham gia của cộng đồng quốc tế đặc biệt là các diễn đàn ASEAN trở thành các diễn đàn chính trị khu vực nhằm điều phối quan điểm chung và giành lợi thế trước Trung Quốc. Đồng thời lôi kéo sự quan tâm của cộng đồng thế giới đến các tranh chấp Biển Đông và chỉ ra rằng đây không chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam mà còn là tranh chấp của các nước trong khối ASEAN với Trung Quốc. Để thực hiện được mục đích này cần tập hợp đầy đủ các bằng chứng và cơ sở pháp luật để chứng minh các hành vi vi phạm của phía Trung Quốc tại các diễn đàn nêu trên như vừa qua chúng ta đã khéo léo đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị An ninh Châu Á lần thứ 10 tổ chức tại Singapore mà lãnh đạo Bộ Quốc Phòng đã có những phát biểu được dư luận đánh giá là mang tầm cao chiến lược, đóng góp vào quá trình phát triển ổn định của khu vực.

    Công khai hóa vấn đề Biển Đông

    Công khai hóa các tranh chấp Biển Đông trước công luận trong nước và quốc tế để từ đó tận dụng báo chí truyền thông trong nước và quốc tế như một phương tiện hữu hiệu chứng minh chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và đưa ra những quan điểm khách quan, toàn diện về mọi khía cạnh liên quan đến nguyên nhân tranh chấp và các hành vi vi phạm của phía Trung Quốc. Việc công bố rộng rãi các thông tin này đến toàn thể nhân dân và cộng đồng quốc tế sẽ tạo được sự hiểu biết và ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế đối với Việt Nam.

    Đàm phán đa phương

    Xây dựng và áp dụng triệt để phương án giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán đa phương, tuyệt đối tránh đàm phán song phương với Trung Quốc để không rơi vào trạng thái tự cô lập mình.

    Tận dụng lợi thế trong ASEAN, Việt Nam chủ động đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra các diễn đàn khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đặc biệt là các nước có cùng lợi ích trực tiếp tại biển Đông cùng hợp tác với Việt Nam đàm phán với Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải đưa ra những thông điệp đối với các nước trong khu vực có đường biên giới chung trên biển với Trung Quốc cảnh báo về việc lợi ích của chính họ cũng sẽ bị xâm phạm đồng thời khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia ASEAN nêu cao tinh thần đoàn kết chống lại chủ trương “đường 9 khúc” của Trung Quốc. Bằng những hành động cụ thể chứng minh cho họ thấy “môi hở thì răng lạnh”, hôm nay chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm thì ngày mai sẽ tới lượt đất nước họ. Từ đó, các nước cùng có lợi ích tại Biển Đông cùng với các quốc gia khác có lợi ích kinh tế liên quan cùng tham gia đàm phán đa phương với Trung Quốc trong quá trình giải quyết tranh chấp Biển Đông.

    Nhằm đối phó với các tình huống có nguy cơ tái diễn tương tự như vụ tàu Bình Minh 02, tàu Viking II chúng ta cần có những hành động cụ thể

    Xây dựng lực lượng bán quân sự trên biển nhằm mục đích bảo vệ an toàn tốt nhất cho các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày trên biển như: khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cùng các hoạt động khác diễn ra trên biển. Đây là phòng tuyến đầu tiên, là lực lượng thường trực trong mọi trường hợp nếu xảy ra sự cố họ có nhiệm vụ tiên phong bảo vệ vùng biển, đảo kết hợp nhuần nhuyễn với lực lượng an ninh, quốc phòng bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động trên biển, đồng thời sẽ đáp trả khi cần thiết.

    Đề xuất

    Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam với tư cách là quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiên quyết nhằm tự vệ mà vẫn tránh được các hành động thiếu kiềm chế dẫn đến xung đột leo thang hoặc tranh chấp vũ trang trên biển. Theo đó, việc đấu tranh trên mặt trận pháp lý là cần thiết, hữu hiệu và vô cùng quan trọng. Đồng thời, PVN với tư cách là đơn vị bị thiệt hại về tài sản do các hành vi vi phạm của Trung Quốc, ngay lập tức cần thiết phải có phản ứng quyết liệt bằng cách khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản. Việc khởi kiện sẽ tạo ra một tiếng nói chung thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam sẽ tạo uy tín cho Việt Nam trước cộng đồng thế giới đồng thời cũng để cho công luận quốc tế có được cái nhìn xác thực, khách quan đối với các tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc mà Việt Nam chỉ là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với thách thức này.

    Để thực hiện được mục tiêu này chúng tôi xin được đưa ra đề xuất như sau:

    Về phía Chính phủ Việt Nam

    Cần phải có những hành động mạnh mẽ thể hiện ý chí quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các hành động đấu tranh trên mặt trận ngoại giao cần thiết phải được thực hiện ngay như gửi công hàm chính thức phản đối Trung Quốc cần phải được đệ trình lên Liên Hợp Quốc tố cáo về các hành vi xâm phạm lãnh hải, đe dọa sử dụng vũ lực để ngăn cản các hoạt động bình thường của các ngư dân và doanh nghiệp Việt Nam tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được quy định tại Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử biển Đông DOC 2002.

    Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN

    PVN cần thiết phải đề cử các luật sư đại diện tiến hành các thủ tục khởi kiện nhà nước Trung Quốc tại cơ quan tài phán quốc tế yêu cầu: Chấm dứt các hành vi trực tiếp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của PVN đang hoạt động kinh tế trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; Yêu cầu Nhà nước Trung Quốc phải có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho PVN do những hành vi cố ý vi phạm pháp luật quốc tế của phía Trung Quốc gây ra đối với PVN.

    Về nội dung và trình tự khởi kiện, Văn phòng Luật sư AIC (AIC Lawyers & Consultants), Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội hợp tác cùng với mười Văn phòng và Công ty luật khác tại Việt Nam đề nghị được ủy quyền/đại diện cho tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi kiện nhà nước Trung Quốc về các hành vi gây thiệt hại cho PVN.

    Thay cho lời kết

    Chúng ta, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng trong con tim mỗi người dân đất Việt luôn luôn ghi nhớ trên từng thước đất của Tổ quốc thân yêu bất cứ nơi đâu cũng thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông. Bởi vậy bằng bất cứ giá nào chúng ta phải bảo vệ chủ quyền của dân tộc, bảo vệ giá trị cao đẹp mà tiền nhân đi trước đã giao lại trọng trách cho chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết”. Chúng ta yêu chuộng hòa bình và thấu hiểu nỗi khổ đau của một dân tộc bị đô hộ mà lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã ghi lại. Nhưng cũng chính từ những bài học lịch sử trải qua bao cuộc chiến tranh với các nước lớn, các thế lực thù địch, bản lĩnh Việt Nam đã được chứng minh, với hàng nghìn năm bị đô hộ mà người Việt Nam vẫn gìn giữ được non sông gấm vóc của mình mà không bị các dân tộc khác đồng hóa.

    [​IMG]
    Vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc (Ảnh: Tào Hòa)

    “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, tôi, các bạn và chúng ta - tất cả những người con dân đất Việt, bất kể tầng lớp, tôn giáo, giai cấp hãy cùng nhau bỏ qua những bất đồng chính kiến, hãy tạm gác những lợi ích trước mắt của từng cá nhân để cùng hướng về Biển Đông, nắm chặt tay nhau để tăng thêm sức mạnh bảo vệ vùng biển máu thịt của Tổ quốc. Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng công lý sẽ được thực thi.

    Bởi thế, bất kỳ một một thế lực nào đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của Luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của chúng ta thì những người con dân đất Việt không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.

    Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm đã chứng minh rằng khi đất nước có nguy cơ bị xâm phạm đến chủ quyền thì lòng yêu nước luôn luôn được kết tinh thành một khối vô cùng vững chắc và mạnh mẽ có thể cuốn phăng bất cứ kẻ thù nào. Dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền. Chúng tôi tin rằng trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt đều khắc sâu lời thơ tại “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”

    NamQuốc Sơn hà nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


    Luật sư Lê Thanh Sơn
    Văn Phòng Luật Sư AIC - Lawyers & Consultants
  7. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.113
    Chúng ta, một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng trong con tim mỗi người dân đất Việt luôn luôn ghi nhớ trên từng thước đất của Tổ quốc thân yêu bất cứ nơi đâu cũng thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông. Bởi vậy bằng bất cứ giá nào chúng ta phải bảo vệ chủ quyền của dân tộc, bảo vệ giá trị cao đẹp mà tiền nhân đi trước đã giao lại trọng trách cho chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết”. Chúng ta yêu chuộng hòa bình và thấu hiểu nỗi khổ đau của một dân tộc bị đô hộ mà lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã ghi lại. Nhưng cũng chính từ những bài học lịch sử trải qua bao cuộc chiến tranh với các nước lớn, các thế lực thù địch, bản lĩnh Việt Nam đã được chứng minh, với hàng nghìn năm bị đô hộ mà người Việt Nam vẫn gìn giữ được non sông gấm vóc của mình mà không bị các dân tộc khác đồng hóa.

    [​IMG]
    Vững tay súng canh giữ biển trời Tổ quốc (Ảnh: Tào Hòa)

    “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, tôi, các bạn và chúng ta - tất cả những người con dân đất Việt, bất kể tầng lớp, tôn giáo, giai cấp hãy cùng nhau bỏ qua những bất đồng chính kiến, hãy tạm gác những lợi ích trước mắt của từng cá nhân để cùng hướng về Biển Đông, nắm chặt tay nhau để tăng thêm sức mạnh bảo vệ vùng biển máu thịt của Tổ quốc. Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng công lý sẽ được thực thi.

    Bởi thế, bất kỳ một một thế lực nào đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của Luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của chúng ta thì những người con dân đất Việt không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.

    Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm đã chứng minh rằng khi đất nước có nguy cơ bị xâm phạm đến chủ quyền thì lòng yêu nước luôn luôn được kết tinh thành một khối vô cùng vững chắc và mạnh mẽ có thể cuốn phăng bất cứ kẻ thù nào. Dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền. Chúng tôi tin rằng trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt đều khắc sâu lời thơ tại “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc”

    NamQuốc Sơn hà nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


    Luật sư Lê Thanh Sơn
    Văn Phòng Luật Sư AIC - Lawyers & Consultants
  8. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Bọn TQ này mất dậy quá đáng rồi [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  9. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Đọc bài này đi các bác.
    Cũng phải suy nghĩ cách đấu tranh VN trước đây. Cần phổ biến rộng hơn cho Quốc tế biết


    'Cần giải quyết trên cơ sở luật quốc tế'


    [​IMG]Trong vòng hai tuần lễ, Trung Quốc bị cáo buộc có hành vi cắt cáp, đe dọa tàu VN và xâm phạm hải phận láng giềng.


    Nhân sự kiện Hải quân Việt Nam thông báo tập bắn đạn thật vào thứ Hai và thứ Ba tuần tới ở vùng biển Quảng Nam tiếp sau các diễn biến của hai vụ Trung Quốc bị Việt Nam cáo buộc cắt cáp của các tàu dân sự Bình Minh 02 và Viking2, BBC Việt ngữ đã có cuộc trao đổi với một trong các sáng lập viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Tiến sĩ Dương Danh Huy.
    Câu hỏi đầu tiên dành cho nhà nghiên cứu này là ông đánh giá ra sao về ý nghĩa thực của tuyên bố tập bắn đạn thật này trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông gia tăng hiện nay?
    TS. Dương Danh Huy: Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam có chủ ý gửi thông điệp bằng cuộc tập bắn này. Tuy nhiên, họ cũng rất thận trọng khi gửi thông điệp đó, vì vùng tập bắn chỉ cách bờ biển đất liền Việt Nam vài chục hải lý, trong khi các sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh và phá thiết bị địa chấn tàu Viking xảy ra cách bờ biển đất liền Việt Nam 120 hải lý và hơn, và Việt Nam khẳng định quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
    BBC: Là một nhà nghiên cứu thường muốn đưa ra các ý kiến mang tính học thuật, nhằm tư vấn cho giới làm chính sách, ông có thất vọng khi vấn đề tranh chấp Biển Đông đi vào hướng xung đột và không thể nào giải quyết bằng đàm phán trên cơ sở lịch sử nữa như báo The Economist ở Anh vừa có bài nhận định?
    Cho đến khi học giả Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có một quan điểm hợp lý, hợp pháp và công bằng hơn thì việc bùng phát xung đột sẽ không chỉ là nguy cơ mà còn là hệ quả tất nhiên
    TS Dương Danh Huy


    TS. Dương Danh Huy: Tất nhiên chúng ta ai cũng thất vọng, nhưng hướng xung đột là điều chúng tôi và nhiều người đã dự đoán. Với một nước mạnh vượt trội các nước khác vốn đòi hỏi phần lớn Biển Đông một cách bất chấp luật quốc tế, thì xung đột sẽ gia tăng cho đến khi hoặc là các nước nhỏ chịu thua, hoặc là các nước nhỏ đứng cùng với nhau và được thế giới ủng hộ.
    Báo Economist đã lầm ở một điểm, vì tranh chấp biển thì phải được giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và những nguyên tắc của luật quốc tế trong UNCLOS chứ không phải cơ sở lịch sử.
    Tuy nhiên báo Economist đúng ở điểm khó có thể giải quyết bằng đàm phán, vì chủ trương của Trung Quốc là Trung Quốc không đàm phán về chủ quyền, họ muốn "gác tranh chấp, cùng khai thác".
    BBC: Sống ở Anh, nhóm Nghiên cứu Biển Đông của ông và các bạn đã làm gì để trao đổi tiếng nói về chủ đề này với giới học giả Trung Quốc, vì có vẻ như dư luận hai nước hoàn toàn không giao lưu, nên nguy cơ bùng phát xung đột có nhiều?
    TS. Dương Danh Huy: Chúng tôi chưa có cơ hội để trao đổi với giới học giả Trung Quốc, nhưng chúng tôi đã đọc nhiều bài viết của họ. Nếu nói về "hai nước" thì Học viện Ngoại giao Việt Nam cũng có mời các học giả Trung Quốc đến dự hội thảo quốc tế ở Việt Nam.
    Quan điểm của chúng tôi nói riêng và quan điểm của các học giả Việt Nam nói chung về vấn đề không gian biển rất phù hợp với quan điểm của các học giả quốc tế. Còn học giả Trung Quốc thì khác.
    Cho đến khi học giả Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có một quan điểm hợp lý, hợp pháp và công bằng hơn thì việc bùng phát xung đột sẽ không chỉ là nguy cơ mà còn là hệ quả tất nhiên.
    Lũng đoạn, bị động?
    [​IMG]Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCS tiếp đoàn đại biểu quân ủy Trung ương Trung Quốc tháng 4/2011.


    BBC: Có ý kiến từ Việt Nam tin rằng các nhóm quyền lợi cao cấp lũng đoạn đường lối đối ngoại của Hà Nội nên hệ thống này hoàn toàn bị động thời gian qua trước một chiến lược sâu rộng của Bắc Kinh, ông nghĩ sao?
    TS. Dương Danh Huy: Tôi không rành về các nhóm quyền lợi trong nội bộ Việt Nam và cũng không muốn đoán về nguyên nhân. Về hiện tượng thì tôi thấy Việt Nam đã thiếu tích cực, thiếu chủ động trong việc bảo vệ Biển Đông trong nhiều năm, ít nhất là đến năm 2007, khi Trung Quốc ép hãng BP rút ra khỏi vùng Mộc Tinh, Hải Thạch.
    Sau đó Việt Nam ngày càng trở thành tích cực hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn bị hạn chế vì ba yếu tố. Thứ nhất, Việt Nam vẫn còn phải đuổi theo Trung Quốc, là nước đã đi trước trong chiến lược về Biển Đông.
    Thứ nhì, Việt Nam nhỏ và nghèo hơn cho nên không có những phương tiện mà Trung Quốc có. Thứ ba, ít nhất là cho đến sự kiện tàu Bình Minh 2, chính phủ Việt Nam vẫn còn bị ràng buộc bởi tiêu chí của họ là "cần giữ quan hệ tốt với Trung Quốc".
    Theo tôi, ai cũng muốn có quan hệ tốt, nhưng quan hệ tốt không nên hoàn toàn là tiên đề. Một phần của quan hệ thế nào phải là hệ quả của cách cư xử giữa hai bên.
    BBC: Vẫn theo The Economist thì "Quy tắc ứng xử Biển Đông" do Asean và Trung Quốc đồng ý hồi 2002, coi như đã không còn ý nghĩa gì nữa, nếu thế thì cơ sở để tranh cãi giữa các bên nay là gì?
    Ai cũng muốn có quan hệ tốt, nhưng quan hệ tốt không nên hoàn toàn là tiên đề. Một phần của quan hệ thế nào phải là hệ quả của cách cư xử giữa hai bên.
    TS Dương Danh Huy


    TS. Dương Danh Huy: Quy tắc ứng xử đó đã có hạn chế ngay từ đầu. Thứ nhất, nó không có tính ràng buộc pháp lý. Thứ nhì, nó không xác định tranh chấp bao gồm những gì.
    Thứ ba, nó thiếu tính cụ thể, thí dụ như nó nói các bên sẽ tự kiềm chế không có hành động làm tranh chấp leo thang hay phức tạp thêm, nhưng chỉ liệt kê cụ thể là không chiếm đóng thêm các cấu trúc địa chất, còn bao nhiêu loại hành động khác thì nó không liệt kê.
    Về cơ sở để tranh cãi giữa các bên thì gần đây Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines dựa nhiều về (công ước biển) UNCLOS, còn Trung Quốc thì dựa vào cách khẳng định bằng ngôn ngữ và hành động rằng chủ quyền là "của Trung Quốc" và tỏ ra mập mờ về cơ sở.
    BBC: Dư luận cả ở Trung Quốc và Việt Nam, nhất là trên các trang mạng hô hào tinh thần dân tộc chủ nghĩa có vẻ như gây sức ép lên chính giới hai nước, làm tình hình leo thang?
    TS. Dương Danh Huy: Theo tôi nghĩ, lằn ranh phân biệt "dân tộc chủ nghĩa" và "sự công bằng" là "lý lẽ". Trong các sự kiện gần đây, tôi thấy phía Việt Nam đã đưa ra lý lẽ để nói rằng chủ quyền là "của Việt Nam", thí dụ như (công ước) UNCLOS, vùng đặc quyền kinh tế, (hải phận) 200 hải lý, không thuộc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.
    Phía bên kia Biển Đông, Phlippines cũng đã đưa ra lý lẽ tương tự. Còn phía Trung Quốc thì khẳng định chủ quyền vùng tranh chấp là "của Trung Quốc", nhưng không đưa ra lý lẽ.
    BBC: Có bình luận tin rằng Philippines được Hoa Kỳ tin cậy và trao đổi nhiều thông tin hơn là Việt Nam về các bước đi của Trung Quốc, vì Việt Nam vẫn khác biệt với Hoa Kỳ về dân chủ và nhân quyền, theo ông điều này có đúng không, và hệ quả sẽ là gì?
    TS. Dương Danh Huy: Tôi thấy không có hiện tượng để chứng minh cho quan điểm đó. Phlippines cũng bị động không kém gì Việt Nam.
  10. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Cứ bình tĩnh đợi nó đánh trước ... rồi thì ông đào mả bọn khựa lên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này