Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6162 người đang online, trong đó có 713 thành viên. 17:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149271 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. happyyeyes

    happyyeyes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Đã được thích:
    130
    chũ nghĩa dân tộc mang tính hiện đại hoá từ thời quá độ của tự nhiên... công nghệ chế biến ko mang tính tích tụ vốn ... thực sự có chủ nghĩa tư bản đế quốc hiện đại hay ko là điều tụi mình cần nghiên cứu lại... chủ nghĩa xã hội tồn tại trong chủ nghĩa tư bản phát sinh từ tính kinh tế ...
    tính tư duy phát sinh từ nguồn gốc chứ ko phải là tư duy hỗn hợp... tính chủ nghĩa xã hội ko cần được nâng cấp... như nhau ... lý thuyết năng suất lao động mà thoai... từ lý luận ra thực tiễn... phải kiểm tra ... tính nội dung chỉ là mang tính duy tâm và thần học chỉ ra điều đó ... thời kì phục hưng là điềm vẽ của thế kỉ máy móc ... kinh tế MAC - Engghen luôn ẩn chưa trong nội dung ... Lê Nin là hình tượng của máy đánh chữ và Nga Hoàng là sự thông minh của trí tuệ... mình yêu chủ nghĩa trọng thương
    trích: giá xoay quanh giá trị thực và đang tiến về giá trị thực cao nhất[r2)]
  2. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0

    BBC nó khốn nạn thật đấy, đề nghị xử nó ngay
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20110612120950412p0c1017/hai-lo-ngai-cua-trung-quoc-tren-bien-dong.htm

    Hai lo ngại của Trung Quốc trên biển Đông
    (PL)- Bộ đôi chính sách đối phó của Trung Quốc: Giảm bớt Mỹ can thiệp và ngăn chặn ASEAN đoàn kết.
    Ngày 11-6, mạng zaobao.com của Singapore đã có bài phân tích về chính sách riêng về biển Đông của Trung Quốc. Về vấn đề biển Đông, Trung Quốc lo ngại hai vấn đề.
    Thứ nhất, lực lượng bên ngoài có thể can thiệp. Mỹ được coi là đối tác quan trọng của ASEAN, là nước có căn cứ quân sự siêu cấp đồng thời được nhiều nước xem như quốc gia có thể giúp cân bằng lực lượng tại biển Đông. Nếu Mỹ thay đổi thái độ trung lập hiện nay, tình hình biển Đông sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ.
    Thứ hai, các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông. Đối với ASEAN, vấn đề biển Đông là vấn đề trọng đại ảnh hưởng đến tiến trình nhất thể hóa. Biết thế nên Trung Quốc luôn duy trì lập trường: Vấn đề biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN mà là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia tranh chấp.
    Thật dễ hiểu khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh dùng cơ chế song phương để giải quyết vấn đề biển Đông, phản đối đa phương hóa và quốc tế hóa. Nhận thức rõ thách thức của hai vấn đề trên, Trung Quốc cho ra đời bộ đôi chính sách.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon. Ảnh: US NAVY
    [​IMG]
    Tàu hải giám 84 của Trung Quốc hoạt động ở biển Đông (tàu cắt cáp của tàu Bình Minh 02 Việt Nam). Ảnh: news.bandao.cn
    Chính sách thứ nhất: Tăng cường giao lưu, hợp tác với Mỹ để giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông.
    Từ ngày 9 đến 10-5, trong cuộc đối thoại về chiến lược an ninh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên đạt được Cơ chế tham vấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức thăm Mỹ và đề xuất xây dựng mối quan hệ quân sự kiểu mới với Mỹ, giúp kéo dài “tấm ván ngắn” về chiến lược an ninh song phương.
    Ngày 31-5, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu: “Mỹ cần làm một việc quan trọng trong Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á năm nay. Đó là thể hiện nỗ lực hợp tác với Trung Quốc”. Trong hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vẫn không tách rời vấn đề chủ đạo là hợp tác song phương Mỹ-Trung.
    Đối với Trung Quốc, lợi ích cốt lõi trong vấn đề biển Đông chính là chủ quyền lãnh hải. Còn Mỹ chỉ cần bảo đảm đi lại tự do trên biển Đông, giữ địa vị lãnh đạo tại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không bị lung lay và không phát sinh đối kháng với Trung Quốc.
    Chính sách thứ hai: Ngăn các nước ASEAN đoàn kết trong vấn đề biển Đông.
    Chính sách này do hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất và quan trọng nhất là lợi dụng ảnh hưởng kinh tế ngày một tăng, Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN để đến mức độ nhất định, phát triển kinh tế của ASEAN không thể tách rời Trung Quốc.
    Sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động ngày 1-1-2010, mậu dịch song phương phát triển với tốc độ nhanh. Trong ba tháng đầu năm nay, kim ngạch hai bên đạt 110 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Lợi ích kinh tế lớn có thể trở thành nguyên nhân chính khiến các nước ASEAN khó đạt được đoàn kết và gây khó dễ cho Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
    Bộ phận thứ hai là Trung Quốc nhấn mạnh quyết tâm giải quyết vấn đề biển Đông theo con đường hòa bình, nỗ lực hợp tác với khu vực.
    Trong thời gian dài, khu vực ASEAN tồn tại kết cấu chiến lược nhị nguyên, tức dựa vào Trung Quốc về kinh tế và dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Vì vậy nỗ lực của Trung Quốc muốn thông qua hợp tác kinh tế để thúc đẩy hợp tác an ninh với ASEAN đạt được rất ít thành tựu. Thực chất Trung Quốc đang dựa vào lực lượng không quân và hải quân đang lớn mạnh để áp dụng biện pháp ngày càng cứng rắn tại biển Đông.
    Nếu tình hình xấu, Philippines sẽ nhờ Mỹ
    Báo Inquirer (Philippines) ngày 11-6 đưa tin, bà Abigail Valte, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, tuyên bố Philippines cam kết sẽ theo đuổi con đường ngoại giao và đối thoại hòa bình với Trung Quốc và các bên cùng tranh chấp biển Đông; tuy nhiên nếu tình hình xấu đi, Philippines sẽ căn cứ Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951 để đồng minh Mỹ giúp đỡ Philippines.
    Bà Abigail Valte cho biết vấn đề biển Đông có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp giữa Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Oban Jr. với Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, trong cuộc họp về phòng thủ chung giữa hai nước vào tháng 8 này. Hai hôm trước, Tổng tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. đã tuyên bố quân đội Philippines đang hành động rất cẩn thận để tránh hiểu lầm có thể dẫn tới hành vi thù địch trên biển Đông.
    Đây là phản ứng tiếp theo của Philippines sau sự kiện ngày 9-6, trong cuộc họp báo ở Manila (Philippines), Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu đã tuyên bố Trung Quốc ngăn cấm các nước thăm dò và khai thác dầu trên biển Đông, đồng thời Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực nếu bị tấn công.
    Ngày 10-6, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima đã đề nghị chính phủ đệ đơn kiện hình sự bảy tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển tỉnh Palawan (Philippines) hồi tháng 5-2010.
    ĐÌNH PHONG - ĐĂNG KHOA
    Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố về biển Đông
    Ngày 10-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố an ninh hàng hải ở biển Đông cũng mang lại lợi ích cho Mỹ và cộng đồng quốc tế, do đó Mỹ lo lắng trước thông tin về các sự cố trên biển Đông gần đây và các sự cố này không có lợi cho hòa bình và an ninh khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao hòa bình, hợp tác đa phương để giải quyết tranh chấp, đồng thời kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ luật pháp quốc tế.
    Sau sự kiện hải quân Mỹ triển khai tàu khu trục USS Chung-Hoon ở biển Đông và biển Sulu, báo Phil Star của Philippines ngày 11-6 nhận định tàu khu trục Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và chứng minh rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận mâu thuẫn phát sinh từ tranh chấp. Đại sứ quán Mỹ ở Manila (Philippines) thông báo tàu USS Chung-Hoon đến tham gia cuộc tập trận chung thường niên của hải quân Mỹ và Philippines.
    THIÊN ÂN-ĐÌNH PHONG
  4. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.823
    Dòng chữ đỏ ,buồn thay .Hiện còn rất nhiều cựu chiến binh có đời thường quá vất vả [-X
  5. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Mẽo very good :-bd
    VN ta đang kêu gọi hợp tác toàn diện với nó đới [r2)]
  6. happyyeyes

    happyyeyes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Đã được thích:
    130
    tàu tiết kiệm xăng ... tàu đi chơi trong vùng đánh bắt... cá nhiều ở vùng nước nông hay nước nặng...
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Già thì càng phải ăn nói chững chạc đàng hoàng cho trẻ kính trọng !
    Khi bản thân anh không tôn trọng người lớn tuổi ( Chú có lớn tuổi hơn bác Hồ không ? ) , lại đã quá cố , chưa nói đến đó lại là người dẫn dắt chúng ta trên con đường dành độc lập dân tộc , thì làm sao lớp trẻ tôn trọng anh ?

    Chú bao nhiêu tuổi mà xưng là già ? Chỉ chém gió là giỏi !
    Còn ôm thằng phá rừng huỷ hoại môi trường MIC không ? [:D]
  8. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Lớn hay nhỏ không phải qua các xác bên ngoài.
    Sống cả đời mà không lớn nổi thì cũng vứt.
  9. lamhoang7577

    lamhoang7577 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Bố khỉ TQ. Nó và mình cam kết không dùng phương tiện thông tin đại chúng để phản bác nhau. Nhưng ngược lại, Tàu thì cứ bằng mọi cách khiêu khích thì bảo sao ta nhịn. Đánh nhau chắc là khó xảy ra rồi. Nhưng thấy cảnh phe XHCN quay qua bóp dái nhau thế này cũng chán.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Tại sao cứ xài đồ dỏm của Tàu?

    http://cafef.vn/20110609022617314CA33/may-moc-thiet-bi-trung-quoc-gia-re-tran-vao-viet-nam.chn

    Máy móc, thiết bị Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam



    [​IMG]
    Khảo sát thị trường cung cấp các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ... cho thấy hàng Trung Quốc đang chiếm giữ số lượng lớn.
    Với lợi thế giá rẻ, nhiều loại máy móc thiết bị có nguồn gốc từ TQ đang được nhập khẩu với tốc độ chóng mặt. Phía TQ sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp VN, bất chấp độ bền kém...
    Không những thế, nhiều loại máy móc nguyên chiếc nhập khẩu được hưởng thuế suất 0%, trong khi doanh nghiệp cơ khí nhập khẩu nhiều loại linh kiện lại phải chịu thuế, khiến hàng trong nước không còn sức cạnh tranh.
    Hàng rẻ lấn sân

    Theo báo cáo phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu với thị trường Trung Quốc của Tổng cục Hải quan, đối tượng nhập khẩu máy móc, thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, chiếm 74,7%, doanh nghiệp FDI là 25,3%. Điều đó cho thấy khi nhập khẩu công nghệ, các doanh nghiệp trong nước lại quan tâm nhiều hơn đến máy móc thiết bị từ Trung Quốc, chứ không ưu tiên nhập khẩu từ các nước có công nghệ cao như khối doanh nghiệp FDI. Tổng cục Hải quan lo ngại việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này có thật sự hiệu quả, hay VN là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời, lạc hậu cho Trung Quốc...
    Ông Trần Tiến Dũng, nhân viên một công ty vận chuyển có trụ sở ở TP.HCM, chuyên nhận nhập khẩu ủy thác hàng hóa từ thị trường Trung Quốc về VN, cho biết lượng khách đặt hàng ngày càng nhiều, so với năm ngoái số đơn hàng công ty nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác gần như tăng gấp đôi.

    Các mặt hàng mà công ty này nhận nhập nhiều nhất là máy móc, thiết bị, phụ tùng... và phần lớn đều cho các công ty mới thành lập. “Giá rẻ là yếu tố giúp hàng Trung Quốc lấn lướt trên thị trường so với hàng nội địa và các mặt hàng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như: Mỹ, EU, Nhật Bản...” - ông Dũng cho hay.
    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng từ thị trường Trung Quốc tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu như bốn tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trên 1,074 tỉ USD, thì trong bốn tháng đầu năm 2011 nhập khẩu nhóm này nhảy lên 1,595 tỉ USD.

    [​IMG]




    Khảo sát thị trường cung cấp các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ... cho thấy hàng Trung Quốc đang chiếm giữ số lượng lớn.
    Ông T.H. - chủ một cửa hàng cung cấp máy móc thiết bị trên đường Nguyễn Thái Bình, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM, hiện đang tư vấn khách hàng mua một dàn máy cho khoảng 10 công nhân ngành may làm việc - cho biết phải có ít nhất tám máy may một kim và hai máy vắt sổ, chưa kể một số công đoạn khác. Nếu mua hàng của Nhật Bản, suất đầu tư gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, hàng Trung Quốc chỉ 54 triệu đồng. Sự chênh lệch rất rõ khi máy vắt sổ của Trung Quốc chỉ 7 triệu đồng/chiếc nhưng hàng Nhật Bản khoảng 14 triệu đồng/chiếc.
    “Tiền nào của nấy. Hàng Nhật phải đầu tư gấp đôi nhưng sử dụng 10 năm vẫn rất tốt. Hàng Trung Quốc chủ yếu sử dụng nguyên liệu tạo kết cấu máy là sắt xi, nhìn rất sáng nhưng độ bền kém. Chỉ xài khoảng một năm là tróc sơn, máy kêu lạch cạch” - ông H. nói.
    Đáng nói là nhiều loại máy cơ mới xuất xứ từ Trung Quốc chỉ được bảo hành trong thời hạn một năm, kèm điều kiện phải trả thêm 20% giá mua máy. Riêng máy chạy điện bên cung cấp không bảo hành. Nếu cắm điện máy chạy bình thường ở cửa hàng, khách hàng mua về cắm điện, dù xảy ra trục trặc, hư hỏng ngay cũng phải chấp nhận thiệt hại.
    Theo một số cửa hàng kinh doanh các loại máy móc trên, sở dĩ có tình trạng muốn được bảo hành phải trả thêm tiền vì không phải loại máy nào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là “hàng công ty”, mà có thể là của những cơ sở lắp ráp nhỏ. Ngoài ra, không ít máy móc cũ được sơn lại và tiêu thụ tại thị trường VN.
    Một số doanh nghiệp trong ngành cơ khí cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp VN. Tuy nhiên nhược điểm là hàng có tuổi thọ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, công nghệ thấp thường ít tính đến yếu tố môi trường, đặc biệt không cho ra những sản phẩm chất lượng cao.
    “Khuyến khích” nhập máy ngoại
    Theo ông Đỗ Phước Tống - giám đốc Công ty cơ khí Duy Khanh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Q.Tân Phú, TP.HCM, rất nhiều sản phẩm máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp VN nhập về từ Trung Quốc, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đều làm được. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này lại rất vô lý.
    Cụ thể, nhiều dây chuyền, máy móc nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% nên cạnh tranh khá dễ dàng với hàng trong nước như: máy công cụ, máy sản xuất giấy, máy đóng hộp và nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất khác. Trong khi doanh nghiệp cơ khí sản xuất các loại máy này nhập một số linh kiện điện, môtơ và phụ tùng khác để lắp ráp hoàn thiện cỗ máy lại phải chịu thuế nhập khẩu 15-20%. “Bất hợp lý này không chỉ công ty chúng tôi thấy mà do các thành viên trong Hội Doanh nghiệp cơ khí Q.Tân Phú phản ảnh. Việc đánh thuế như vậy vô tình chia lợi cho máy nhập ngoại nguyên chiếc và đẩy khó cho nhà sản xuất trong nước” - ông Tống bức xúc.
    Theo Bạch Hoàn
    Tuổi Trẻ
    [r23)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này