Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7916 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 11:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149256 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. ctcktbd

    ctcktbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2009
    Đã được thích:
    1.823
    Sau Bin Laden, Trung Quốc là mục tiêu tiếp theo?

    Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden là một thắng lợi to lớn của Mỹ trong mặt trận chống khủng bố toàn cầu – mặt trận đã tạo khoảng trống cho Trung Quốc “tung hoành” tại khu vực châu Á. Bước ngoặt chống khủng bố đã hoàn thành, nhiều khả năng Mỹ sẽ “rảnh tay” quay sang đối phó với Trung Quốc. Bài viết “After Osama, China Fears the Next Target” của Antoaneta Becker, nhà phân tích thời sự của IPS tại Bắc Kinh về vấn đề này như sau.
    Mạng tin IPS ngày 8/5 đã đăng bài của Antoaneta Becker, nhà phân tích thời sự của IPS tại Bắc Kinh, cho biết sau khi Osama bin Laden - kẻ thù số 1 của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố - bị tiêu diệt, các nhà phân tích Trung Quốc đã bắt đầu dự báo về nơi sẽ là tiêu điểm chú ý của Oasinhtơn trong thời gian tới. Theo dõi động thái của Trung Quốc ngay tại Bắc Kinh, nhà phân tích Becker cho biết trước khi bin Laden bị tiêu diệt, Bắc Kinh đã bày tỏ lo ngại rằng các nhà chiến lược Mỹ đang chuyển sự chú ý từ cuộc chiến chống khủng bố sang mục tiêu kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác.
    nhà phân tích quân sự Guo Xuan của Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ không bắt sống bin Laden vì y không còn là lý do cần thiết để Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố ở bên ngoài biên giới nước Mỹ. Bin Laden từng là lý do để Mỹ tự cho phép mình tăng cường sự hiện diện chiến lược chưa từng có ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Libi và cuộc tấn công của NATO đã làm thay đổi cuộc chơi. Mỹ không cần bin Laden để khẳng định quyền lực của mình nữa. Theo nhà phân tích Antoaneta Becker, sự hiện diện của Mỹ ở Ápganixtan luôn là chủ đề gây tranh cãi đối với các chính khách Trung Quốc. Trung Quốc gia nhập cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu vì bin Laden chủ trương thiết lập sự cai trị của đạo Hồi trên toàn thế giới Arập và bảo trợ chủ nghĩa khủng bố, hiện là mối đe dọa trực tiếp đối với khu vực Tân Cương Hồi giáo - nơi tiềm ẩn các cuộc nổi dậy ở Tây Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn hoài nghi ý đồ của Mỹ và lo ngại rằng Oasinhtơn theo đuổi chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhằm hiện diện lâu dài tại khu vực mà Trung Quốc luôn coi là sân sau của mình. Trong khi coi việc Mỹ tiêu diệt bin Laden là bước ngoặt và là sự phát triển tích cực của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, Trung Quốc nhắc ngay đến khu vực Tân Cương - nơi các phần tử li khai Hồi giáo đã phát động cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại sự cai trị của Trung Quốc. Bắc Kinh gắn cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với cuộc chiến của Trung Quốc chống tư tưởng li khai ở khu vực này, đồng thời quả quyết rằng cuộc nổi dậy đòi li khai ở Tân Cương có sự trợ giúp từ bên ngoài.
    Theo IPS
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    đó là điều tất yếu của tư tưởng Phát xít

    cả thế giới này ko có dân tộc nào lại thích bị dân tộc khác đè đầu cưỡi cổ,

    hay muốn thằng hàng xóm mình bị 1 kẻ côn đồ giết chết ngay sát vách mình ( trước sau gì nó cũng sẽ giết mình)

    và như thế ắt họ phải đoàn kết lại để đâm chết ********* đó

    Giỏi như Hít le còn chết banh thây,

    Mỹ cũng là quốc gia có ý định bành trướng bá quyền nhưng nó khôn, không thể hiện sự khốn nạn một cách bỉ ổi như con cẩu Khựa

    Nên đồng minh của nó ngày càng nhiều, đến khi đồng minh đủ mạnh, cô lập được Nga, phá hoại được Trung....

    lúc đó tự khắc thành bá chủ thế giới
  3. tookie

    tookie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Đã được thích:
    8.787
    quá nản, chính sách từ trên đã bợ đỡ thế này dân có mà tẩy chay hàng tàu vào mắt ^:)^

    thuế thì lúc điếu nào cũng chăm chăm đánh thẳng mặt dân đen, xăng giảm thuế NK dc tí thì kêu như bố chết, oánh mẹ vào mặt thằng tàu chứ dân mình tội tình điếu gì???

    chính sách còn thế này đừng có kêu vì sao nhập siêu từ TQ chiếm hơn 100% tổng nhập siêu Vịt ngan [r37)]

  4. happyyeyes

    happyyeyes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Đã được thích:
    130
    Kinh tế vi mô thực tế muốn chọn câu nào cũng được ... lý thuyết Z luôn được yêu thích và sự đối nhau phụ thuộc vào năng suất lao động...[r23)]tạo tiền cho linhhon hay sự yêu thích[r2)] EUR/USD chơi lại hem... theo lý thuyết là vượt đỉnh sau khi có lãi suất, ptkt trend Mỹ là tăng đúng điểm đó, muốn rớt để trend đẹp ... GBP CHF tương quan mạnh... IDR... CHF ko thể đo sóng được ... ngược lại với TTCK Thụy Sĩ, muốn lãi cao phải hiểu hệ thống ngân hàng...
    ví dụ: EUR/USD USD/JPY quản trị rủi ro, + vàng >>> = 0.15 = 15 phút
  5. choick

    choick Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    19
    Cùng nhau hành động. Nhưng đồ Trung Quốc rẻ quá, đa số người dân vùng nông thôn đều dùng vì rẻ, trong khi lại ko được khuyến cáo về sự độc hại của đồ Trung Quốc, nhất là đồ chơi trẻ em bày bán ở VN các vùng chủ yếu là đồ Trung Quốc rất độc hại cho trẻ. Vì nghèo, ý thức chưa cao và chưa hiểu hết sự nguy hiểm của đồ độc hại các bà mẹ vẫn mua đồ chơi TQ cho con.
  6. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Mỹ coi Trung là mục tiêu Lớn hơn Al queda nhiều lần

    và là mục tiêu cần tiêu diệt gấp vạn lần

    Vì nếu để TQ lớn mạnh thực sự, Mỹ sẽ mất dần đồng minh, mất dần niềm tin của các nước đồng minh hiện tại và những nước có

    tư tưởng sẽ tham gia đồng minh với Mỹ để nhận được sự an toàn.


    Một mầm mống mới lớn lên thì chặt phá nó dễ dàng nhiều lần so với khi để nó thành đại thụ
  7. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2

    Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của
    tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và
    châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường
    vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua
    Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama .
    90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc
    cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan
    trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng
    không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông,
    một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng
    phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc
    Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.

    Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt
    Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của
    Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam
    không bao giờ quên.



    Thế đâu dễ TQ. Mỹ Nhật sau này tàu thương mại đi qua lại phải xin phép TQ à
  8. linhct0508g

    linhct0508g Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    455
    Biển Đông dậy sóng..................

    “Biển Đông dậy sóng” qua góc nhìn chuyên gia

    Bản in ấn Email Cỡ chữ


    Ý kiến bình luận (0)


    (Tamnhin.net) – “Biển Đông dậy sóng” đang thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia trong và ngoài nước. Tamnhin.net xin trích lược ý kiến của một số chuyên gia có uy tín về lĩnh vực này.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa (Internet)
    Nhà nghiên cứu ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander Rehman:


    Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền.

    Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines.

    Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước. Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản.

    Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

    Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý. (BBC, 30/5/2011)


    Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia:


    Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược ngoại giao nâng cấp nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chiến lược này luôn luôn mô tả Trung Quốc như là nạn nhân của các nước khác.

    Nay mọi chỉ trích đang được Trung Quốc đổ về Hà Nội và Manila, trong khi Trung Quốc tuyên bố chỉ làm công việc "thực hiện" chủ quyền thông qua các hoạt động bình thường.

    Hiện tại các tàu hải giám dân sự, chứ không phải tàu hải quân, tham gia các vụ mới rồi. Các tàu này nhằm vào tàu khảo sát dầu khí không có vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiên theo Philippines thì hồi tháng Hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu cá của nước này.

    Nếu như Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách hung hăng như hiện nay thì hậu quả sẽ là Hà Nội và Manila điều tàu hải quân có vũ trang hộ tống tàu thăm dò. Việt Nam thực tế đã tăng số tàu hộ tống tàu thăm dò Bình Minh 02 sau vụ rắc rối hôm 26/05.

    Điều này làm tăng quan ngại và tăng nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực, tuy nhiên tôi vẫn cho rằng khả năng xảy ra đụng độ hải quân là thấp. (BBC, 8/6/2011)


    Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông Dương Danh Dy:


    Vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không những là nghiêm trọng nhất mà nó còn đánh dấu một bước leo thang mới của Trung Quốc trong việc bành trướng ra Biển Đông...

    Nếu Việt Nam cũng như các nước trong khu vực hay các nước lớn trên thế giới không biểu thị thái độ đúng mức thì chắc chắn nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ còn đi những bước mới nữa.

    Nhân dân Việt Nam không thể nào im lặng trước những việc làm ngang ngược của Trung Quốc như vậy được. Nếu Trung Quốc còn có những hành động ngang ngược, ngang trái, leo thang hơn nữa, thì tôi dám chắc rằng những cuộc tuần hành, thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. (VOA, 8/6/2011)


    Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ:

    Những phát biểu chính thức của Nhà nước và các vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng là hết sức hợp lý và đúng đắn trước hành động xâm phạm lần này của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

    Những gì xảy ra với tàu thăm dò Việt Nam hoàn toàn không ở trong vùng tranh chấp, mà Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố đây là vùng tranh chấp.

    Vậy cho nên tôi cho rằng các tuyên bố vừa rồi hết sức hợp lý, đủ mức cần thiết để nói cho Trung Quốc và quốc tế biết là Việt Nam có hoàn toàn đầy đủ cơ sở để bảo vệ chủ quyền. Thêm nữa, trong sự kiện vừa rồi Việt Nam đã hết sức kiềm chế với chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, để không xảy ra đụng độ, châm ngòi lửa ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực.

    Những điều cần làm theo tôi là phải tiếp tục tiến hành các hoạt động chính đáng trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Song song cần tiếp tục đấu tranh nếu có vi phạm theo đúng thủ tục luật pháp và thực tiễn quốc tế, sử dụng các công cụ luật pháp để thể hiện quyền của mình.
    (BBC 8/6/2011)



    Tiến sĩ Dương Danh Huy - một trong các sáng lập viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông:

    Trước khi giới học giả Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có một quan điểm hợp lý, hợp pháp và công bằng hơn, bùng phát xung đột sẽ không chỉ là nguy cơ mà còn là hệ quả tất nhiên.

    "Quy tắc ứng xử Biển Đông" đã có hạn chế ngay từ đầu. Thứ nhất, nó không có tính ràng buộc pháp lý. Thứ nhì, nó không xác định tranh chấp bao gồm những gì. Thứ ba, nó thiếu tính cụ thể...

    Về cơ sở để tranh cãi giữa các bên, gần đây Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines dựa nhiều vào (công ước biển) UNCLOS, còn Trung Quốc thì dựa vào cách khẳng định bằng ngôn ngữ và hành động rằng chủ quyền là "của Trung Quốc" và tỏ ra mập mờ về cơ sở. (BBC, 11/6/2011)


    GSTS Vladimir N.Kolotov, Trưởng khoa Lịch sử Viễn Đông - ĐHQG St.Petersburg (Nga):

    Việc Biển Đông gia tăng căng thẳng gần đây hoàn toàn không đem lại lợi ích nào cho các quốc gia trong khu vực và cho chính Trung Quốc, tác nhân chính gây ra tình hình này. Việc Trung Quốc tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam, Philippines và một số các nước láng giềng khác là đang phá hoại ổn định, an ninh cho khu vực.

    Điều mà ai cũng thấy rõ đó là mưu đồ kiểm soát toàn bộ biển Đông của Trung Quốc và những chuyện xảy ra vừa qua chỉ là sự khởi đầu. Tuy nhiên cần thấy rằng việc Trung Quốc chèn ép các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành các liên minh hợp tác giữa các quốc gia ASEAN với nhau và giữa ASEAN với các bên thứ ba như Mỹ, Nga... và điều này sẽ chỉ càng bất lợi cho Trung Quốc.

    Với những động thái vừa qua, Trung Quốc đã và đang tự đánh mất uy tín và những thành tựu mà họ đã cất công gây dựng hơn 10 năm qua đối với ASEAN, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực diễn ra vào cuối những năm 1990. ASEAN sẽ phải dè chừng hơn, thận trọng hơn trước mỗi bước đi của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh hiện tại khi mà Trung Quốc công khai gây sức ép tới các quốc gia ASEAN như vậy, các bên sẽ tìm kiếm liên minh của mình...

    Trước mắt có thể Mỹ sẽ không can dự trực tiếp vào Biển Đông. Nhưng nếu tình hình an ninh trở nên bất ổn thì đó sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đến liên minh của Mỹ với Hàn Quốc, Nhật Bản và con đường vận tải huyết mạch qua Biển Đông.

    Mưu đồ của TQ đã rất rõ ràng: đó là kiểm soát tài nguyên ở Biển Đông và kiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới này. (Thanh Niên Online, 11/6/2001)

    Hãy hành động để bảo vệ Tổ Quốc nào anh em ơi. Việt Nam muôn năm
  9. deerculler

    deerculler Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều hàng hoá của tàu vào VN là hàng trốn thuế nên giá rẻ. Thật buồn khi các cơ quan thuế và thị trường lại để cho buôn bán công khai.
  10. nicoline

    nicoline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    62
    Tau khưu ko chổ nào chơi được , bo xit Tân Rai , Nhân Cơ phá nát đường xá VN , phá nát rừng phòng hộ . Bán đống bô xít được mấy đồng ko đủ tiền trồng lại rừng , và làm lại đường xá . Biển đông thì lấn chiếm , hâm dọa , phá hoại .
    Nhìn lại quá khứ thấy pháp đô họ VN 100 năm nhưng để lại biết bao công trình vĩ đại vào lịch sử thế giới . http://forum.nguoisaigon.com.vn/threads/101-Nhung-buc-anh-ve-Sai-Gon-thoi-Phap-thuoc
    http://htx.dongtak.net/spip.php?article151

    TQ đô họ 1000 năm để lại dược cái gì ? đố các bác tìm được 1 công trình vĩ đại thời Tàu đô hộ VN.??????????????????????????????????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này