Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2900 người đang online, trong đó có 75 thành viên. 05:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149244 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. saunguyen

    saunguyen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Các nhà đài tiêu tiền của dân mình mà sao toàn phục vụ bọn TQ ? Mở đài nào cũng chỉ thấy phim TQ , phim VN thì chả có gì , 1 vài phim xem được thì phát đi phát lại . Chán !
  2. hillck

    hillck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    0
    mẹ tụi tàu chết bớt cho rảnh nợ. chết là đáng sao không lũ to động đất cho rung chuyển cả Bắc KInh
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ngựa non háu đá thì sao ?
    Ngựa già mà dại , ngu nào ngu hơn ?
    Dám đem lãnh tụ bông lơn ...
    Một tháng là nhẹ , kẻo lờn mặt ra !

    Chê người hãy nghĩ đến ta ...
    Đầu hai thứ tóc thế mà quá ... " khôn " !


    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  4. cophieumayman

    cophieumayman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đang tỉnh ngộ trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc

    Biển Đông - Bài toán khó nhưng đã hóa giải được một phần.
    - Với những hành động cắt cáp thăm dò dầu khí của tầu Bình Minh 2 khi tầu đang hoạt động trong vùng biển 200 hải lý thuộc hải phận Việt Nam, và rồi trắng trợn đổi trắng thay đen ra điều lên án Việt Nam gây hấn, Trung Quốc đã tự lộ nguyên hình là một kẻ sở khanh lòng lang dạ thú.
    Thời gian qua Trưng Quốc ngang nhiên cho tầu hải quân bắn dọa quấy nhiếu các tầu cá Việt Nam khi bà con đang đánh bắt cá trong vùng hải phận của Viêt Nam. Đây là những dấu hiệu hiếu chiến bất chấp lẽ phải đúng sai cố tình gây hấn từ phía Trung Quốc.

    Mặc dù chưa thể có những biện pháp hữu hiệu hóa giải vận hạn, nhưng những gì đang thể hiện trên báo chí cho thấy một ngoại lực mới đã nhập nội vào tâm trí người dân Việt Nam để giải thoát cho họ khỏi "bùa ma hiểm" bị Trung Quốc "yểm" lâu nay.

    Các "đồng chí" Trung Quốc rất giỏi trong việc "khóa mồm" thiên hạ. Trong mọi vấn đề Trung Quốc đều tính toán rất bài bản và kỹ lưỡng đến độ kẻ bị hại không dám kêu, mà nếu có kêu thì cũng có biết kêu ai. Với cảm giác lờ mờ về tình hữu nghị, người Việt Nam nghi ngại lẫn nhau tránh né nói lên sự thật về Trung Quốc.

    Năm 1946, lấy cớ giải giáp phát xít Nhật, Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã đánh chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, lợi dụng thời điểm khó khăn của Việt Nam, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Sài Gòn kiểm soát.

    Trung Quốc đã tính toán rất chính xác thời điểm để tấn công cướp đảo, bởi trong bối cảnh nhập nhèm "bạn thù" và trong thời khắc quan trọng tất cả phải dồn cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, chính phủ Việt Nam, mặc dù rất phẫn nộ nhưng không thể ra tuyên bố lên án họ. Một lần nữa Trung Quốc thành công trong việc "khóa mồm" người bạn "môi hở răng lạnh".

    Vào năm 1979, Trung Quốc sau khi lên kịch bản cho Ponpot gây hấn khiến cho Việt Nam phải tập trung quân để bảo vệ biên giới phía Nam, thì Trung Quốc đã xua quân tấn công các tính phía Bắc của Việt Nam. 10 năm sau, đúng lúc Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, phần bị cấm vận, phần vì Liên Xô - liên minh chiến lược của Việt Nam - bị tan rã; tháng 3/1988, Trung Quốc ngang nhiên tấn công chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mặc dù Việt Nam ra sức chiến đấu để bảo vệ biển đảo, và về mặt ngoại giao đã lên án hành động xâm lược này của Trung Quốc, nhưng khó có quốc gia nào trên thế giới hiểu được sự tình, bởi Việt Nam vẫn đang bị bóng đè từ phía các đồng chí cùng chí hướng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

    Trước những sự kiện như vậy, người dân Việt Nam không khỏi không căm thù Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ vài năm sau đó, trên tất cả các kênh truyền hình Việt Nam đều chiếu phim Trung Quốc, chiếu ngày chiếu đêm, chiếu liên tục trong hàng chục năm trời, và nội dung của tất cả các phim này chỉ xoay quanh một điều là nhồi nhét vào đầu người xem thông điệp "Vua Trung Quốc là người nhân từ và đại diện cho lẽ phải". Người dân phẫn nộ, nhưng không một ai dám đặt vấn đề nghi ngờ có bàn tay khống chế của Trung Quốc?

    Cuộc xâm lăng văn hóa này không phải không có tác dụng. Người ta đã nghĩ đến một tình hữu nghị mới giữa hai dân tộc, và luôn tránh né mọi nguyên cớ dẫn đến sự đổ vỡ. Sự tránh né còn được thể hiện trong việc có biết bao nhiêu hàng dởm "made in China", biết bao nhiêu hoa quả có hóa chất độc hại tràn vào Việt Nam, nhưng thay vì chính phủ phải lên tiếng thì chỉ khuyến cáo người dân Việt Nam thận trọng, còn người dân cũng chỉ còn cách tự trách mình mỗi khi bị lừa.

    Với những sự chuẩn bị tinh thần "Vua Trung Quốc đại diện cho lẽ phải", Trung Quốc đã tính bài tìm cớ gây hấn, nhằm đổ vấy trách nhiệm "đạo đức" lên nhà nước Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống lại quân xậm lược Trung Quốc, người dân Việt Nam không dễ bị mắc lỡm. Nếu Trung Quốc dám liều lĩnh gây hấn tấn công Việt Nam tức là nó đã vứt bỏ những chiếc lá nho đạo đức cuối cùng để hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược Đại Hán.

    Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông như hiện nay, mặc dù Việt Nam đã lên tiếng phản đối nhung sự ủng hộ từ các nước lớn trên thế giới chưa thực sự mạnh. Điều này một phần là do bản thân sự việc quá phức tạp và trong nhiều năm trước đây Trung Quốc đã thành công trong việc "khóa mồm" hạn chế sự phản ứng từ phía Việt Nam; một phần là do sự nham hiểm của Trung Quốc được thể hiện trong việc tính toán thời điểm động binh. Các nước lớn trên thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc chiến Trung Đông và Bắc Phi đang làm đau đầu Mỹ và NATO.

    Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thế chủ động gây hấn nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng nhiều người vẫn đang còn luẩn quẩn trong cái vòng kiểm tỏa của khái niệm ý thức hệ, khiến cho khả năng nhận thức bị tê liệt.

    Cần phải hiểu là có một sự khác biệt giữa một bên là phương thức sản xuất và một bên là tình hữu nghị.

    Những giá trị khoa học đích thực từ kinh nghiệm phát triển đất nước thì cần phải học. Nhưng chắc chằn người dân Việt Nam không muốn vì tình "hữu nghị" mà bị xỉ nhục, mà chịu kiếp nô lệ, bị cướp mất biển Đông, mất cơ hội trở nên hùng mạnh.

    Trước những thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, nhiều người dân Việt Nam không khỏi không lo lắng cho vân mệnh dân tộc. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy một điều là, bằng chính những tuyên bố cứng rắn đáp lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, người Việt Nam đã dũng cảm xé toạc bức màn "u mê", để nói lên tiếng nói của chính mình với thế giới và đó là bước đầu tiên để giữ gìn được sự vẹn toàn biển đảo giữ gìn độc lập dân tộc.


    Sóng Ngầm
  5. cophieumayman

    cophieumayman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bốn tử huyệt của tàu sân bay Trung Quốc
    Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).

    Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

    Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ. Ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, mà khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên.

    Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm.

    Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

    Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc:

    Đơn độc giữa "bầy sói"

    Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản.

    Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng.

    Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng.

    Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier.

    Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33.

    Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương.

    Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang.

    Ngoáo ộp không nanh vuốt

    Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước, mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay.




    Máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc



    Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ.

    Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm.

    Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy.

    Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh.

    Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại.

    Phòng vệ yếu kém

    Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác.

    Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng.




    Tàu khu trục Type 052C của Trung Quốc



    Tàu sân bay Mỹ và đội hình

    Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

    Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc.

    Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm.

    Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện.

    “Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007.

    Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương.

    GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm.

    Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ.

    Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính.

    Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút.




    Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc.

    Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km.

    Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh).

    Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga.

    Động cơ tậm tịt

    Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio.

    Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc.

    Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây.

    Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp.

    Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”.

    Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá

    Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”.

    Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu.

    Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc.




    Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay.

    Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc.

    Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa.

    Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang.

    Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011.

    Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020.

    Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu Thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang.
    Theo BaodatvietTin đăng lạiNguồn tin: Baodatviet
  6. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Hồ Bất Khuất
    [​IMG]
    Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt được khắc trên đảo để khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền
    Nhìn trên bản đồ, thấy Hoàng Sa và Trường Sa gần gũi với giải đất phía nam hình chữ S. Đặt chân tới Trường Sa, thấy mồ hôi, máu và nước mắt của chúng ta đã đổ vì giải đất thiêng liêng giữa trùng khơi này. Dân ta không sợ gian khó; không sợ sóng to, gió lớn; không sợ tàu lạ và sự hung hăng của chúng… Để giữ được chủ quyền biển đảo, chúng ta không được phép sợ, kể cả sợ những điều được gọi là “nhạy cảm”, “tế nhị”…
    Vẻ đẹp thanh bình trước bão tố
    Khi chưa về Trường Sa, tôi vẫn tưởng tượng ra những vẻ đẹp hùng tráng của vùng biển đảo. Nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, tôi vẫn không khỏi xuýt xoa trước vẻ duyên dáng, mặn nồng, lãng mạn của quần đảo Trường Sa.
    Theo các nhà địa chất thì quần đảo Trường Sa của chúng ta được hình thành chủ yếu do các lớp san hô chồng lên nhau. Hàng triệu năm qua đi, những lớp san hô nhô lên khỏi mặt nước, biến thành đất, cát cho cây xanh mọc lên. Ông cha ta đã ra đây từ hàng trăm năm trước, gọi chúng là “Những bãi cát vàng”. Nay chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo chúng.
    Trường Sa đang lớn lên và đẹp ra hàng ngày. Theo các chiến sỹ hải quân, đảo Phan Vinh, đảo An Bang và một số đảo khác hình như đang bị bồi đắp cao thêm, rộng ra. Rồi chính chúng ta cũng tôn tạo thêm để mở rộng diện tích trồng cây xanh, xây thêm nhà để cho dân ở.

    Trước mùa gió chướng (bắt đầu vào khoảng cuối tháng 7), vùng biển Trường Sa lặng sóng, gió và mặt trời cũng hiền hoà hơn. Ra Trường Sa vào thời điểm này, chúng ta thấy nơi đây thật yên bình, nhất là khi ta nghe tiếng trẻ ê a học chữ, từng đôi cò biển rảo bước dưới góc cây xanh hay nhởn nhơ bay trên những mái nhà…
    Nhưng cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi nơi đây xuất hiện nhiều con tàu lạ. Thật ra chúng chẳng lạ gì cả vì đó là tàu của Trung Quốc đã quá quen với việc đi lại ngông nghênh và tỏ ý đe nẹt. Nhưng quân và dân ta ở nơi đây xem đó là “ sự qua lại vô hại”. Nhưng chúng ta cũng biết sẽ có lúc chúng gây hại nên chúng ta đề cao cảnh giác.
    Rời Trường Sa, mang theo ánh mắt, nụ cười, vẻ lạc quan, yêu đời, thái độ hiên ngang, đĩnh đạc của các chiến sỹ, tôi thấy tự tin, dù biết rằng phía trước còn muôn vàn gian khổ, hy sinh, đòi hỏi nước mắt và máu. Tôi đã đến thắp hương trên những ngôi mộ ở Trường Sa, dự Lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trên thềm lục địa phía nam. Tất cả đều diễn ra trang trọng, cảm động nhưng không bi lụy. Ở đây, hầu như không ai sợ cái chết.
    Sau những ngằyngợc xuôi các đảo ngoài khơi xa, về lại giữa những giàn khai thác dầu khí, cảm thấy ấm cúng, thâm thiết, yên bình và tự tin vô cùng. Phải có những chiến sỹ ngoài đảo xa, phải có những con tàu tuần tiễu, chúng ta mới yên tâm để thăm dò, khai thác dầu khí của chúng ta.
    [​IMG]
    Xanh biển, xanh cây, xanh pin mặt trời
    [​IMG]
    Trời xanh, mây trắng, nắng vàng…
    [​IMG]
    Lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mười ngày trên biển vẫn có hoa tươi cho các anh
    [​IMG]
    Biển trong ngày tưởng niệm
    Khi một đất nước vĩ đại xử sự không xứng tầm
    Tôi luôn tôn sùng văn hoá, lịch sử Trung Quốc và xem đây là một đất nước vĩ đại. Nhưng tôi không bất ngờ, không ngạc nhiên khi thấy tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí, cướp bóc, đe dọa ngư dân ta. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi thấy thái độ trơ trẽn và cách hành xử theo kiểu tiểu nhân của một nước lớn. Nhất là khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng họ không cố ý phá cáp tàu Viking II, mà do tàu đánh cá của họ bị xua đuổi nên chạy vướng vào cáp…
    Với sự kiện tàu Viking II, Trung Quốc phản ứng một cách cực kỳ mau lẹ, nhưng tôi không ngờ họ lại vụng về đến thế!
    Việt Nam chúng ta đã phản đối mạnh mẽ và khẳng định: Đây là hành động "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng".
    Trong khi đó Trung Quốc nói: “Tàu cá Trung Quốc, trong khi hoạt động tại vùng biển trên, đã bị tàu có vũ trang của Việt Nam xua đuổi”. Đây chính là điều Trung Quốc “tự vả vào mồm mình”.
    Vì sao ư? Vì hiện nay đang là thời gian Trung Quốc cấm đánh bắt cá, vậy hoặc là tàu cá đó của Trung Quốc phớt lờ lệnh của Chính phủ, hoặc là tàu cá đó được xúi giục vào đánh bắt cá trong vùng chủ quyền của Việt Nam, hoặc người phát ngôn nói láo.
    Xưa đến nay, Trung Quốc hành động phách lối nhưng khi nào cũng nói năng hùng hồn, chặt chẽ, nhưng lần này rõ ràng là họ đã không còn ở trạng thái như vậy. Điều này cùng với nhiều phát ngôn và hành động ngang ngược khác chứng tỏ Trung Quốc là một đất nước vĩ đại nhưng đang xử sự rất tầm thường. Điều này khiến những nhân cách lớn trong lịch sử Trung Quốc như Khổng Tử, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ… đỏ mặt.
    Trên thực tế, không phải tất cả người Trung Quốc đồng tình với chính sách ngang ngược của chính quyền hiện hành. Không ít trí thức Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng với cách xử sự hiện nay, “Trung Quốc đang tham đĩa, bỏ mâm”.
    Lựa chọn của chúng ta
    Nói một cách chính xác và thực lòng là chúng ta không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đoàn kết 90 triệu (kể cả 4 triệu Việt kiều sống ở nước ngoài) người Việt lại để giữ chủ quyền biển đảo. Lựa chọn điều này, chúng ta không có quyền sợ hãi, kể cả sợ những thứ được gọi là “nhạy cảm”, “tế nhị”.
    Trước tiên, chúng ta ưu tiên cho việc đấu tranh bằng con đường hoà bình. Phải huy động ở mức cao nhất năng lực trí tuệ, bản lĩnh và lòng dũng cảm để tìm mọi cách làm cho Trung Quốc hiểu ra là phải có cái nhìn công bằng về Biển Đông. Không thể có chuyện một quốc gia (dù là lớn mạnh đến mấy!) lại áp đặt cho việc ai có quyền đánh cá, thăm dò tài nguyên, đi lại… ở Biển Đông! Điều đó phải dựa vào lịch sử và Pháp luật quốc tế.
    Không có chuyện Biển Đông tiếp giáp với nhiều quốc gia, trong khi đó một quốc gia nằm ở ngoài rìa lại đòi làm chủ 80% diện tích Biển Đông! Ai cũng thấy đòi hỏi này của Trung Quốc là vô lý, không có bất kỳ cơ sở nào. Ấy vậy mà họ cứ nhai đi nhai lại mãi điều này. Thật ra, trong thế giới hiện đại cũng cần phải biết xấu hổ vì những đòi hỏi phi lý của mình.
    Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại chuyện của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Sau chuyến đi sứ thành công, vua Trung Quốc mở tiệc chiêu đãi để chia tay sứ Nam. Trong bữa tiệc đương nhiên là có món cá ngáp trứ danh. Theo luật của Trung Quốc bấy giờ: ăn xong lườn trên con cá, gỡ bỏ xương, ăn tiếp; ai lật cá, bị xem là mắc tội phản nghịch, chém. Mạc Đĩnh Chi ăn hết lườn trên, điềm nhiên lật cá, có tiếng hô “Sứ Nam phạm luật!”. Mọi người nhìn xuống, thấy cá đã lật, vua Trung Quốc nói: “Sứ Nam phạm luật, chém đầu!”. Cũng theo luật Trung Quốc lúc bấy giờ, trước khi chết, người phạm tội được thực hiện một ý nguyện cuối cùng. Vua Trung Quốc hỏi: “Sứ Nam muốn điều gì?”. Mạc Đĩnh Chi trả lời: “Thần muốn xin đôi mắt của người nhìn thấy thần lật cá!”. Vua Trung Quốc hỏi: “Ai nhìn thấy sứ Nam lật cá?”. Câu hỏi được nhắc lại ba lần nhưng không có ai lên tiếng nhận mình nhìn thấy. Như vậy là không có nhân chứng, theo luật, sứ Nam vô tội! Rõ ràng Mạc Đĩnh Chi đã nhìn thấy những điều vô lý của luật lệ Trung Quốc lúc bây giờ nên ông chủ động vi phạm để bóc mẽ. Nay Trung Quốc cũng có nhiều đòi hỏi vô lý, mong rằng các nhà ngoại giao của ta và các nước khác chỉ ra một cách hùng hồn và có sức thuyết phục.
    Thứ hai, chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Chẳng nhẽ hàng xóm đến đốt nhà mình, bắn giết con em mình nhưng mình cũng chỉ “kiên trì biện pháp hoà bình”? Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam rất nhiều; tàu của họ to hơn, súng đạn họ nhiều hơn, họ hung hăng hơn nhưng không phải không biết sợ. Tháng 12 -1988, tôi lên Lạng Sơn lê la khắp nơi trong một tháng và được Đại tá Trần Rỹ (hồi chiến tranh biên giới là Phó Tư lệnh mặt trận Lạng Sơn, lúc này là Phó Bí thư tỉnh uỷ Lạng Sơn) cho biết chuyện này. Số là khi Thị xã Lạng Sơn bị Trung Quốc chiếm, nhiều cán bộ cao cấp của ta rất tức giận. Một quyết định được đưa ra: Đưa 48 dàn Cachiusa lên Lạng Sơn. Phải mất hai đêm (mồng 4 và mồng 5 tháng 3 năm 1979) mới đưa được số vũ khí đó vào vị trí chiến đấu, chỉ cần bấm nút nữa là xong. Sáng mồng 6 Trung Quốc tuyên bố rút quân!
    So với năm 1988, Hải quân Việt Nam đã lớn mạnh hơn nhiều. Ngoài tàu chiến, tàu ngầm, chúng ta còn có máy bay, và đặc biệt là tên lửa. Với tư cách là người tự vệ, phòng thủ; chúng ta có lợi thế về tâm lý là chiến đấu vì chính nghĩa. Hơn nữa, loại tên lửa chúng ta có, phòng thủ rất hiệu quả. Và điều quan trọng nhất: Đại bộ phận nhân dân Việt Nam không sợ phải hy sinh trong một cuộc chiến đấu chống Trung Quốc bảo vệ đất nước mình. Từ xa xưa đã thế, đến nay vẫn thế.
  7. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Lại có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam


    [​IMG]

    Các cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc lại tiếp tục xảy ra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sáng Chủ nhật 12/06, nhưng các nhân chứng cho hay con số người tham gia ít hơn tuần trước.
    Cuộc tuần hành ôn hòa hôm 05/06 đã có sự tham gia của hàng trăm người ở Hà Nội và hàng nghìn người ở TP Hồ Chí Minh.
    Một nhân chứng ở Hà Nội nói sáng 12/06 rằng đám đông "lúc đầu khoảng vài chục người" hội tụ tại vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu vào khoảng 8 giờ 20 phút sáng.
    Chỉ sau chưa đến nửa tiếng, cuộc biểu tình chuyển sang thành dạng tuần hành, từ địa điểm nói trên hướng về trung tâm thành phố và con số người tham gia tăng lên.
    Nhiều người tham gia biểu tình vẫn mặc áo T-shirt màu đỏ-vàng của lá cờ Việt Nam và giương cao các biểu ngữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc xâm lấn biển Việt Nam", "Phản đối Trung Quốc gây hấn Việt Nam"...
    Đặc biệt lần này đoàn người ở Hà Nội còn mang biểu ngữ "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố của các bên ở Biển Đông DOC".
    Một số người mang chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với hàng chữ "Quân đội Nhân dân Việt Nam muôn năm".
    Được biết sau hai tiếng đồng hồ, cuộc biểu tình đã kết thúc.
    Đặc biệt lần này đoàn người ở Hà Nội còn mang biểu ngữ "Trung Quốc hãy thực hiện Tuyên bố của các bên ở Biển Đông DOC".
    Nhân chứng ở Hà Nội


    Cuộc tuần hành ở TP Hồ Chí Minh, cũng như lần trước, được mô tả là "lớn hơn Hà Nội".
    Tuy nhiên đoàn biểu tình bắt đầu trễ hơn, khoảng 9 giờ 30 sáng.
    Họ cũng tổ chức tuần hành qua trung tâm thành phố, hướng về nơi có các cơ quan ngoại giao nước ngoài, trong có Lãnh sự quán Trung Quốc.
    Tại cả hai nơi, an ninh được nói đã tăng cường chặt chẽ trong sáng ngày Chủ nhật.
    Một người tham gia tuần hành ở TP HCM nói với BBC rằng cơ quan ******* đã "chia cắt" đoàn biểu tình làm nhiều nhóm nhỏ. Sau khi bị phân tán,đến khoảng sau 11 giờ hoạt động cũng chấm dứt.
    Cuộc tuần hành đã được kêu gọi trên các mạng kết nối xã hội và các diễn đàn một tuần nay, sau khi hai cuộc biểu tình 05/06 diễn ra ôn hòa và có trật tự đã không gặp phản ứng cứng rắn từ phía chính quyền.
    Sau đó Chính phủ Việt Nam đã nhận yêu cầu từ phía Trung Quốc yêu cầu "xử lý các vụ bùng phát" mà Trung Quốc nói không có lợi cho quan hệ hai nước.
    Tàu Trung Quốc phá cáp

    Quan hệ ngoại giao Việt-Trung đang ở trong tình trạng căng thẳng sau các vụ mà Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc phá thiết bị thăm dò dầu khí ở ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Hai sự kiện xảy ra hôm 26/05 và 09/06 đối với hai tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và Viking 2 đã khiến dư luận Việt Nam hết sức công phẫn.
    Hành động phá cáp này bị Việt Nam lên án là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng", vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.
    Hai bên đều có các động thái mạnh mẽ, như Trung Quốc loan báo tập trận hải quân ở Biển Đông, còn Việt Nam nói sẽ bắn đạn thật ở ngoài khơi Quảng Nam ngay thứ Hai này.
    Căng thẳng leo thang đã khiến Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp ôn hòa.
    Trong khi đó, Việt Nam công khai ngỏ lời hoan nghênh sự tham gia của quốc tế trước nguy cơ xung đột leo thang với Trung Quốc.
    Hôm thứ Bảy 11/06, khi được hãng thông tấn Reuters hỏi về khả năng Mỹ hoặc các nước khác có thể đóng vai trò trong quá trình giải quyết tranh chấp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông."
  8. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636


    :-bd:-bd:-bd:-bd
  9. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Thằng Khựa lại ngạo mạng đòi VN không biểu tình. Nó nghỉ dân Việt tàn ác như nó coi dân chúng như cỏ rác
  10. noufu

    noufu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác 3 :-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này