Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 08/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7813 người đang online, trong đó có 1067 thành viên. 15:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149213 lượt đọc và 2845 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Qúa hoành tráng=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    Tình hình biển Đông: những động thái mới
    SGTT.VN - Ngày 11.6, Philippines chính thức sử dụng cụm từ “biển Tây Philippines” thay cụm từ “biển Nam Trung Hoa” hay Biển Đông. Còn lãnh thổ Đài Loan lập đội phản ứng nhanh theo dõi tình hình tại biển Đông.

    [​IMG]
    Ngày 11.6.2011, tàu sân bay hạt nhân George Washington của Mỹ rời Yokosuka tiến về Tây Thái Bình Dương để tham gia tuần tra chung với một số nước. Ảnh: navsource.org
    Ngoài ra, ngày chủ nhật 12.6, tàu sân bay hạt nhân George Washington của Mỹ đã rời căn cứ Yokosuka của Nhật để tham gia tuần tiễu cùng các nước tại biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông.
    Đài Loan lập đội phản ứng nhanh theo dõi tình hình biển Đông
    Ngày 11.6, cơ quan quốc phòng lãnh thổ Đài Loan (MND) đã thành lập đội đặc nhiệm chuyên theo dõi biển Đông trước tình hình căng thẳng đang gia tăng tại khu vực này. Phát ngôn viên của MND cũng cho biết ông không bình luận gì về các sự kiện căng thẳng diễn ra mới đây tại biển Đông. Đài Loan hiện nắm quyền kiểm soát đảo Đông Sa (Pratas Islands) lớn nhất ở biển Đông và đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
    Cũng trong ngày 11.6, người phát ngôn bộ Ngoại giao của lãnh thổ Đài Loan, James Chang nói rằng các nước liên quan ở biển Đông nên tránh dùng bất kỳ các hành động đơn phương làm mất ổn định, hòa bình khu vực và nên giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình theo tinh thần và nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
    Philippines: “biển Tây Philippines” thay biển Nam Trung Hoa
    Lần đầu tiên Philippines sử dụng cụm từ “biển Tây Philippines” thay cho cụm từ biển Nam Trung Hoa (tên tiếng Anh của khu vực biển mà Việt Nam gọi là biển Đông).
    Ngày 11.6, ông Graciano Yumul, cố vấn của Cơ quan khí quyển, địa vật lý và thiên văn, dịch vụ hành chính Philippines (PAGASA) tuyên bố: "Xin được thông báo rằng từ bây giờ, chúng tôi sẽ sử dụng biển Tây Philippines trên các văn bản khuyến cáo thời tiết để nói đến khu vực chúng ta thường gọi là biển Nam Trung Hoa".
    "Gần đây, chính phủ đã sử dụng tên này, đặc biệt là với vấn đề Trường Sa. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, chúng tôi cũng sẽ sử dụng tên biển Tây Philippines", ông Yumul cho biết.
    Hôm 11.6, chính phủ Philippines sử dụng cụm từ "biển Tây Philippines" lần đầu tiên trong một tuyên bố phản ứng với cảnh báo của Trung Quốc vào ngày 9.6 rằng các nước trong khu vực biển Đông phải ngừng tìm kiếm dầu khí tại khu vực tranh chấp mà không được phép từ Trung Quốc.
    "Cộng hoà Philippines đã tuyên bố vị trí của mình về các vấn đề lãnh thổ ở biển Tây Philippines. Chúng tôi cam kết đối thoại với các nước có tranh chấp", phát ngôn viên tổng thống, ông Edwin Lacierda nói tại một cuộc họp báo. "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế không đưa ra các phát ngôn có tính khiêu khích sẽ làm cho tình hình khó khăn hơn để đạt được một giải pháp tốt," ông Lacierda nói.
    Trước đó bộ Ngoại giao Philippines đã sử dụng cụm từ này trong các văn kiện trao đổi với phía Trung Quốc về phản ứng của Philippines đối với việc Trung Quốc gia tăng các vụ gây hấn tại các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
    Đưa ra gợi ý về giải quyết tranh chấp
    Bộ ngoại giao Philippines cũng đưa ra gợi ý giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, qua việc xây dựng một khung pháp lý biến khu vực tranh chấp thành khu vực hoà bình, tự do, hữu nghị và hợp tác (gọi tắt là ZoPFF/C), bằng cách phân biệt các khu vực tranh chấp với các khu vực không có tranh chấp tại vùng biển này phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc năm 1982 về Luật biển (UNCLOS).
    Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino đã giải thích về ZoPFF/C rằng "những gì của chúng tôi là của chúng tôi, và với những gì đang có tranh chấp, chúng ta có thể làm việc theo hướng hợp tác chung".
    Chủ tịch Thượng viện Jinggoy Estrada cũng kêu gọi chính phủ giải quyết vấn đề tranh chấp trên quần đảo Trường Sa thông qua biện pháp ngoại giao, trong đó có việc Philippines cùng các nước liên quan tham gia giải quyết, gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc.

    Tàu sân bay Mỹ tuần tra Tây Thái Bình Dương
    Ngày 12.6, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hiện đại nhất của Mỹ, chiếc George Washington (CVN 73) đã rời căn cứ Yokosuka, tỉnh Kanagawa (Nhật) để tham gia vào một cuộc tuần tra đa quốc gia tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
    Nhiệm vụ này của tàu dự kiến kéo dài vài tháng, bao gồm việc phối hợp với các nước khác trong việc tuần tra các vùng biển, bao gồm cả vùng biển Đông, giữa lúc có quan ngại về sự hiện diện gia tăng của tàu hải quân Trung Quốc trong khu vực.
    Theo phát biểu của ông David Lausman, hạm trưởng tàu sân bay George Washington trước khi tàu xuất bến, đây là hoạt động chung của Mỹ với các đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương nhằm làm ổn định toàn bộ khu vực, tuy nhiên ông không nêu tên quốc gia nào sẽ tham gia tuần tra chung.
    Trước đó, tàu Chung Hoon của Mỹ đã lên đường tuần tra khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông và dự kiến tham gia tập trận với hải quân Philippines.
    (Theo Kyodo)
    H.S (theo Taipei Times, Inquirer.net, Kyodo)
  2. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    rất nhiều bạn bè tôi đã nói không với hàng trung quốc

    hành động đầu tiên chứng tỏ lòng yêu nước
  3. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    797
    Chúng ta phải nhịn vì chúng ta không bằng khựa về sức mạnh quân sự và kinh tế, nhưng cái chính là chúng ta đang bị động hãy xem Kilo chưa về, Yakhont chưa được cấp phép, các loại tàu sản xuất theo giấy phép cũng chưa hoàn thành, nếu chiến tranh chúng ta sẽ hi sinh 20 năm đổi mới, chúng ta cần thời gian để chuẩn bị kỹ càng.
  4. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Tất nhiên là không có, nhưng ở những vị trí đó nếu muốn trang bị thì chúng không mất nhiều thời gian. Vấn đề đau đầu là ở chỗ đó. Trước khi chúng có vũ khí thì là dân thường. Phải cảnh giác cao độ!
  5. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Dã tâm của nó thì cũng thấy ngay rồi.

    Vấn đề quan trọng nhất lúc này là loan báo cho quốc tế càng nhiều càng nhanh càng tốt. Khi đó sức ép lên TQ sẽ cao hơn. VN cần cố gắng hết sức để tránh 1 cuộc chiến nhưng phải cần sẵn sàng cho 1 cuộc chiến. Toàn dân VN sẽ ủng hộ đất nước vô điều kiện.

    VN chiến thắng!

    [};-[};-[};-[};-[};-
  6. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    show hàng
    Thứ năm, 01/07/2010, 20:40(GMT+7)



    [​IMG] Tên lửa K-300 Bastion-P

    THX: Việt Nam có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K300 Bastion-P
    VIT - Tân Hoa Xã dịch nguyên văn tin từ Báo điện tử Nga: ЦАМТО - "Trung tâm thông tin mua bán vũ khí" - ngày 30/6, một quan chức Nga tiết lộ, công ty nghiên cứu chế tạo cơ khí NPO của Nga đã hoàn tất hợp đồng bàn giao cho phía Việt Nam hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P.
    Tân Hoa Xã đã không đăng tải phần thông báo của ЦАМТО về việc họ không khẳng định tính xác thực của nội dung tin và nhấn mạnh "Nhà sản xuất Nga cũng như phía Việt Nam không xác nhận thông tin về việc giao nhận này"

    Sau đây là nguyên văn bản dịch tin được đăng tải trên Tân Hoa Xã.

    Nguồn tin trên báo ЦАМТО khẳng định, với việc nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu hoạt động trên biển và các mục tiêu trên mặt đất.

    THX còn cho biết, báo chí Nga đưa tin tổng thống Nga Medvedev hồi cuối năm ngoái, khi thị sát NPO đã từng tuyên bố, công ty NPO đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống “Bastion” cho một số quốc gia, nhưng ông không nói rõ quốc gia nào muốn đặt mua hệ thống tên lửa này.

    [​IMG]

    Bastion-P K-300


    Bastion-P K-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Nó chủ yếu được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất, tầm bắn hiệu quả của nó đạt 300km và có thể dùng để bảo vệ một dải bờ biển dài khoảng 600km.

    Cấu hình cơ bản của hệ thống Bastion gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 1 hoặc 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Ngoài cấu hình cơ bản vừa nêu, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

    Ống phóng của hệ thống này có chiều dài 8,9 m, đường kính 71cm, tổng trọng lượng là 3900kg. Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg. Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh. Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành. Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200kg.

    Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao 9 – 15m. Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780m/s còn ở tầm thấp là 680m/s . Loại tên lửa này được được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50km và góc lệch ±45o.

    Thời gian bố trí, triển khai hệ thống tên lửa Bastion chỉ trong vòng 5 phút, sau khi đã được triển khai hoàn toàn, mỗi tổ hợp phóng có thể chuẩn bị sẵn sàng 8 đầu đạn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng tấn công. Hệ thống Bastion có thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đầu từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào lượng nhiên liệu chuẩn bị.

    Tân Hoa Xã cũng dự đoán phía Việt Nam sẽ bố trí hai hệ thống tên lửa Bastion này tại khu vực duyên hải miền Trung nhằm bảo vệ lãnh hải trên khu vực biển Đông của mình.



    N.K (Theo THX)
  7. tamaya_chile

    tamaya_chile Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    6

    VN mình để mất hai đảo từ năm 1988 mà không kêu rêu gì đuợc lúc đó đã đuơc ngồi trong bàn hội nghị LHQ đâu ?! :((bi giờ còn mấy cái chiếu chỉ từ thời chúa Trinh, nguyễn làm sao chứng minh đuợc với LHQ là hai đảo đó của VN huhu
  8. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Phải luôn cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng là cấp thiết.

    Ở góc độ ngược lại, tôi nghĩ hàng công nghệ cao của TQ không quá khó để phá đâu, các bác chuyên môn trong quân sự chắc đang test lại những vấn đề này.

    Nếu xảy ra 1 cuộc khủng hoảng thì sau 6 tháng - 1 năm thì nội bộ TQ sẽ loạn lên thôi, và phát xít TQ tan rã thành nhiều nước. Đó là mong muốn của tôi và mỹ (tan rã chứ ko phải là khủng khoảng).

    [r2)][r2)][r2)]
  9. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    797
    Một quả này bao nhiêu nhỉ, một quả S300 là 1 triệu đô rồi.
  10. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    show hàng tiếp
    =D>=D>=D>=D>

    Việt Nam sẽ có Hạm đội Biển Đông


    Chủ nhật, 15 Tháng 8 2010 16:57
    Việt Nam là một quốc gia biển và nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào biển. Con đường vận chuyển hàng hoá chiến lược của thế giới từ phương Tây sang phương Đông phải đi qua khu vực này.
    Nhận thức được đều này nhà cầm quyền đã xem phát triển kinh tế biển là nguồn lực để phát triển kinh tế quốc gia. Nhưng khi nói đến quyền lợi trên biển thì thật khó khi Trung Quốc đang muốn khống chế cả vùng biển này, ngang nhiên đánh chiếm các đảo, tấn công tàu bè, và giết các ngư dân... xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam.
    Chính vì lẽ đó Việt Nam đang 'gồng gánh' để hiện đại hoá quân đội và nhất là hải quân, nhằm có thể bảo vệ chủ quyền và nhân dân. Các nhà cầm quyền đã có kế hoạch phát triển Hải Quân Nhân Dân Việt Nam (HQVN) đến năm 2020 và 2050, theo đó:
    Năm 2020 HQVN sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ các vùng biển ven bờ, các đảo trên Biển Đông. Với việc thành lập Hạm Đội Biển Đông với "khoảng" hơn 50 chiến hạm hiện đại : 2 khu trục lớn cỡ 9000 tấn (soái hạm); 4 tàu khu trục FFG-4000 tấn mang Brahmos/Yakhont , 4 khu trục hạm Gepard; chiến hạm cao tốc 20 Thần Sấm, 5 Hổ-A, 10 Tarantul-I; 12 tàu ngầm Kilo, cùng nhiều tàu bổ trợ khác (tàu hậu cần, tàu quét mìn, tàu đổ bộ, các hệ thống rocket đất đối hạm, các phi cơ, chiến đấu cơ..).
    Năm 2050 HQVN sẽ có đủ sức mạnh để can thiệp các đại dương xa xôi.
    Dưới đây là một số hình ảnh về các loại vũ khí của HQVN
    Chiến hạm "Thần Sấm" (Molnya)
    Tàu tên lửa Molnya có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ turbine khí 32.000 sức ngựa, 3 động cơ diezen, công suất 500kW mỗi động cơ, vận tốc tối đa hơn 42 hải lý. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
    - Trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg.
    - Hoặc tên lửa hành trình chống tàu Moskit (SS-N-22) với 2 giàn phóng (2 tên lửa/giàn), tầm bắn 120 km, tốc độ March 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg
    - 12 tên lửa phòng không Igla-1M;
    - 1 pháo tàu 76mm AK-176M ( Cơ số 316 viên đạn pháo ), tầm bắn 15 km
    - 2 pháo phòng không 30mm AK-630M.
    Hệ thống radar trên tàu có: Radar trinh sát băng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200m đến 1800m...
    [​IMG]
    Chiến hạm "Hổ-A"
    Lượng nước rẽ hơn 517 tấn, vận tốc tối đa hơn 32 hải lý. Trang bị tên lửa 8 Uran tầm bắn 130km đầu đạn nổ 145kg , 1 pháo tàu 76mm AK-176M tầm bắn 15km 316 viên , 1 pháo phòng không 30mm AK-630.
    [​IMG]
    Chiếm hạm "Tarantul-I"
    Độ giãn nước: 392 - 455 – 469 tấn full load
    Kích thước: 56.1 x 10.2 x 2.14 mét
    Sức đẩy: 2 trục; 2 động cơ gas turbines, 8 000 shp khi chạy bình thường ; 2 động cơ đẩy gas turbines, 24 000 shp; 32 000 shp khi chạy tăng tốc tối đa , vận tốc lớn nhất 43 hải lý/ giờ hoặc ở chế độ tiết kiệm nhiên liệu là 13 hải lý / giờ . Tầm họat động tối đa là 760 hải lý ở tốc độ tối đa và ở tốc độ trung bình là 1400 hải lý . Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
    Thủy thủ đoàn: 39 người.
    Trang bị radar tìm kiếm mục tiêu "Monolit" cho tên lửa đối hải, radar "Vympel" MR-123 cho pháo AK-176, Radar "Kivach-2" dùng để định vị đường đi, hễ thống nhiễu điện tử REB "Vympel - R2".
    - Trang bị tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C/D” với 2 giàn phóng (2 tên lửa/giàn), tầm bắn 80 km, tốc độ March 0.9.
    - 16 tên lửa phòng không Igla-1M.
    - 1 pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm bắn 15 km.
    - Hai pháo 30mm AK-630M.
    - Hai bệ phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương.
    [​IMG]
    Chiếm hạm "Osa-II"
    Tàu Osa có lượng giãn nước hơn 226 tấn. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 12000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ.
    Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 / SS-N2B được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khoảng cách hơn 80 km. Theo lý thuyết cần 6 Osa để đánh chìm một khu trục hạm 20.000 tấn. Vũ khí phụ của Osa là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu đề phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.
    Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra "Svetlya"
    Lượng nước rẽ hơn 375 tấn, vận tốc tối đa hơn 30 hải lý. 16 tên lửa phòng không Igla , 1 pháo tàu 76mm AK-176 tầm bắn 15km 316 viên , 1 pháo phòng không 30mm AK-630.
    [​IMG]
    Tàu ngầm "Kilo"
    Lượng nước rẽ 2300 tấn, tốc độ khoảng 22 km/h khi nổi và khoảng 40 km/h khi lặn, tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640 km khi lặn, đội thủy thủ 52.
    Cảm biến được lắp đặt trên Kilo là loại sonar MGK-400EM, giúp cho tàu có khả năng phát hiện được các sóng âm mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra từ khoảng cách rất xa. Bên cạnh đó là các loại thiết bị đối kháng điện tử (ESM), cảnh báo radar và các thiết bị định vị tìm đường.
    - Trang bị hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) với 4 tên lửa tầm bắn 220km đầu đạn nổ 450kg.
    - 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm ở phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang theo 18 ngư lôi bao gồm 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp.
    - 8 tên lửa phòng không Igla hoặc Strela-3.
    - 24 quả mìn.
    [​IMG]
    Tàu hậu cần
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ
    [​IMG]
    Các chiến hạm canh gác Trường Sa
    [​IMG]
    Tàu cứu hộ
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ đa năng "Su-30MK"
    Phi đoàn 2 ,vận tốc cực đại 3360km/h (Mach 2.35), tầm bay 3000km . Mang được 8000kg vũ khí trên 12 trụ gắn vũ khí dưới cánh và bụng (Có thể mang một số tên lửa chống hạm tầm bắn trên 250km như Moskit hoặc Bramos), và có gắn 1 pháo 30mm bên cánh phải với 150 viên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo *******
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này